Lẫy

Chương kế tiếp:

Truyện tương tự

Vì sao và đom đóm.

(Hoàn thành)

Vì sao và đom đóm.

caroranchan

Nỗi sợ hãi vì tỏ tình thất bại làm cho một gã thanh niên quyết định đi lính, bỏ lại người mà anh ta thầm thương trộm nhớ. Trở về sau hai năm, chàng trai không ngờ rằng mình lại được gặp đúng người con

1 324

Mẹ kế của Bạch Tuyết!

(Hoàn thành)

Mẹ kế của Bạch Tuyết!

Yume_chan

Câu chuyện cổ tích nổi tiếng Bạch Tuyết và bảy chú lùn được kể lại qua góc nhìn của bà mẹ kế "độc ác".

2 444

Nói với em

(Hoàn thành)

Nói với em

Vuio

Vì truyện hơi ngắn nên không có tóm tắt nhiều, mọi người vào đọc sẽ biết.

1 302

Khi Cơn Mưa Tuyết Ngừng Rơi

(Hoàn thành)

Khi Cơn Mưa Tuyết Ngừng Rơi

Phong Linh

Quá khứ là điều ai cũng biết, còn tương lai thì chẳng ai biết được cả. Mọi giai đoạn của cuộc đời, hầu như ai cũng sẽ nuối tiếc khôn nguôi những chuyện xưa cũ và lo lắng bất an về điều sẽ xảy ra tiếp

3 468

[Oneshot] Nhà vua xứ Marot

(Hoàn thành)

[Oneshot] Nhà vua xứ Marot

Victor Niji

Và nó sẽ không bao giờ kết thúc.

1 304

Sự đồng điệu

(Hoàn thành)

Sự đồng điệu

Beelicon

Tôi đã bắt cóc một cô gái!

1 327

Toàn tập - 25-26

25.

“Em hiểu không? Những gì ở bên ngoài xác thân này đều là giả tướng, tất cả khổ đau đều tại tâm mình.” Anh Quốc thường nói vậy mỗi lần ngồi gội đầu cho ta. Sau khi bị người khác chọc ghẹo là thằng bóng lẹo cái mười hai trứng dái, hay thằng ái nam ái nữ, rồi nối đuôi là những tràng cười, những lời lăng mạ riết róng bủa vây xung quanh, ta thường sẽ chạy đến tìm anh. Anh Quốc sẽ bảo ta ngồi xuống, thắp tinh dầu, làm ướt tóc cho ta và bắt đầu đổ dầu gội ra tay, anh sẽ vừa gội mớ tóc đầy mùi nước mắm, nước bọt của ta, vừa xoa hai bên ấn đường, nhấn ngón cái nhè nhẹ lên nhân trung. Khi làm thế anh luôn kèm một câu nhắc ta rằng chỉ có ta là thật, những hạnh phúc hay khổ đau là đều do ta lầm tưởng, tất cả chỉ là một cơn mộng dữ và sẽ chóng tan biến đi thôi.

Ta không lần nào chịu nghe, phải cãi lại rằng mình không thể tin vào điều đó, nếu chỉ có ta là thật và mọi thứ là giả vậy có nghĩa anh cũng là giả, những cái chạm và ve vuốt này cũng là giả. Không thể nào, ta biết cái gì là thật và cái gì là giả chứ! Ta cũng nói mỗi lần bị những người ấy ăn hiếp, ta ức đến độ không thể ăn uống và ngủ nghỉ gì được, nên cơ thể ngày càng suy nhược, ta phải làm sao?

“Em phải biết chỉ có xác thân của em là thật, cơn đói bụng và buồn ngủ của em là thật, còn nỗi đau hay những căn nguyên nỗi đau trong lòng em lại là giả. Em tin vào nỗi đau, tin vào cái giả, cái mà em tự thuyết phục mình là có. Nhưng em lại bỏ quên mất cái thật là những yêu cầu đòi hỏi của thân xác em. Đừng để cái giả ảnh hưởng đến cái thật. Em hiểu không? Nỗi đau diễn ra là do em tự thuyết phục mình là nó có tồn tại.”

Và giống như nhiều lần, ta chỉ nghe đến đấy thì sẽ chìm sâu vào giấc ngủ, ta ngủ quên trong lúc anh đang ngồi sau lưng gội đầu cho mình. Vì âm thanh của nước, giọng nói của anh Quốc, vì mùi hương, hơi ẩm, ánh sáng làm ta cảm thấy yên tâm, ta đã tin tưởng. Song cuối cùng niềm tin lại sụp đổ ráo rọi, ta đâu có ngờ người mở đầu cho những đau đớn thật sự trong đời ta lại là anh Quốc.

Nhưng nhớ những chuyện ấy để làm gì, vía ta mở mắt nhìn xung quanh.

Thằng nhỏ đang dựa cả người đo lên tấm vách, ông Đạt lấy phấn kẻ ngang một đường trên đầu nó. Ơn nhìn đường kẻ mới, so sánh với những đường kẻ cũ. Đường đầu tiên cách đường thứ hai không nhiều, đường thứ hai cách đường thứ ba cũng thế, nhưng rồi khoảng cách giữa chúng bắt đầu càng ngày càng xa, thể hiện sự phát triển chiều cao của một thằng con trai đang tuổi trổ mã. Ơn có vẻ lớn chậm hơn những bạn bè đồng trang lứa, lúc nó mười bảy tuổi trông như một con chuột nhắt, và lùn tịt như cây nấm, nhưng hai năm qua nó đã nhổ giò cao lớn hơn nhiều. Ta nghĩ là do ở đây thằng nhỏ được tự do chạy giỡn, nên cơ thể cứ vậy mà thoả sức phát triển hết mức.

“Năm nay con cao hơn cả bà Lan với bà Huệ rồi đó tía. Hồi mới đến con chỉ vừa bằng bà Huệ, và thua cả bà Lan, nhưng giờ con bỏ xa họ rồi.” Ơn vừa nói vừa nhai ngồm ngoàm bịch bánh vị bí đỏ mà ông Đạt mua cho nó.

Thật ra lúc trước gia đình Ơn có hơi lo khi thằng nhỏ lớn quá chậm, tuy mười bảy tuổi nhưng vẫn chưa thấy nó có dấu hiệu dậy thì gì, ta nghĩ họ mà nhìn cậu bây giờ thì chắc sẽ mừng lắm.

Người đàn ông lớn tuổi gật gù, “Con trai phát triển chậm hơn con gái, nhưng một khi đã chịu trổ mã rồi thì cao lên mấy hồi.”

Ông Đạt ở trong nhà bảo vệ của đền Cô Hai, một cái nhà nhỏ xíu giống những ngôi nhà xây để dùng cho việc canh phòng, gồm một phòng ngoài có cửa sổ lắp kính để tiện quan sát và một phòng ngủ bên trong. Trong phòng ngủ cũng chỉ đặt một cái giường nhỏ đủ một người kê chiếu nằm và một bộ móc vắt quần áo. Tất nhiên ông có nhà riêng, nhưng vì công việc nên đa phần ông chỉ ở đây, vả lại ông già cũng không muốn về nhà của mình cho lắm, mấy người anh chị họ hàng đang tranh xem ai mới là người được hưởng nhà tổ. Mỗi khi ông về đều có cảm giác không ai chào đón mình ở đó, họ nhìn ông với ánh mắt như thể ông về cốt chỉ để báo người ta biết ông về, biết ông còn sống và phần gia sản cũng phải xớt qua cho ông đúng với yêu cầu của pháp luật.

Ở đây ông cảm thấy thoải mái hơn, chỉ sống có một mình, không ai làm phiền, mấy năm nay còn có cả Ơn luôn quanh quẩn ra vào bên cạnh. Chính ông già cũng là người lén mở cổng cho nó đi chơi với tụi trẻ của xóm cồn, chứ ai. Ít ra mỗi ngày nghe tiếng một thằng nhóc nhỏ líu lo làm mình cũng thấy mình trẻ lại, và Ơn cũng xêm xêm tuổi con trai ông, năm nó mất.

“Cái cậu trai đó ở đây cũng lâu rồi, định ở tới khi nào?” Ông Đạt hỏi Ơn rồi hất cằm về phía bóng người mặc áo sơ mi tay dài màu trắng đang xách bình tưới.

“Con không biết nữa, mà chắc ảnh còn ở lâu lắm, dù sao cũng là Cậu Hai cho phép mà.” Ơn duỗi người vươn vai trên ghế, nói tiếp, “Ảnh bảo chừng nào ảnh biết tiếp theo mình sẽ đi đâu thì ảnh mới đi, nhưng coi mòi chắc không dễ mà biết được chuyện đó. Thôi thà ở đây làm công quả ăn cơm đền còn hơn cứ trôi dạt hoài.”

“Ngộ thiệt, không có nhà cửa cha mẹ gì hay sao ta, con người chứ đâu phải cục đất đẻ ra, sao mà không có lấy một nơi để về được?”

“Cái đó ảnh không có nói, mà tía cũng đừng có hỏi làm gì, bữa nào ảnh có hứng thì chắc sẽ tự kể thôi.” Từ khi ở đây Ơn hiểu được một điều rằng miễn là có hứng thì ai cũng thủ sẵn một câu chuyện về cuộc đời mình để kể, và chuyện sau buồn hơn chuyện trước, chưa thấy chuyện nào buồn nhất hạng. Ta nghĩ có khi tới lượt ta kể thì nó có mà trố mắt há mồm, bảo cuộc đời Cậu Hai thảm nhất rồi chứ đâu nữa. Nhưng nghĩ xong ta lại thấy mắc cười, bổ béo gì mà đòi hơn thua nhau cái chuyện ai khổ hơn ai.

Ông Đạt nhìn người con trai, ước chừng nếu thằng con ông không chết thì bây giờ chắc cũng cỡ tuổi đó.

Dáng ông gầy trơ, nhưng là cái gầy của người già, chứ sức ông vẫn còn khoẻ, vật nhau chắc cũng không thua gì trai tráng. Cái cằm vuông xương xẩu và mái tóc đã trổ sợi bạc không thể nhuộm giấu đi hết được nữa. Nom nét mặt ông già hơi nghiêm nghị và lúc nào cũng chứa đựng sự soi xét của một người lớn tuổi trải đời (thật ra là bởi vì người già đôi lúc nhìn không rõ nên phải trợn mắt nhíu mày thành thử trông họ mới đáng sợ). Chắc ông cũng phải có con cháu gì đó, nhưng chuyện ấy tụi ta không biết, vì nó cũng không quan trọng. Ơn cũng không biết gì nhiều về quá khứ của ông Đạt, chỉ kịp hiểu là ông có một đứa con trai đã chết, và ổng thương mình vì tình thương của một người cha không biết đem đâu cất nên đành phải kiếm một đối tượng nào đó để thế vào chỗ trống trong lòng. Nó cũng thấy vui khi có thể giúp ông già bớt cảm giác hiu quạnh.

Hồi trước ông Đạt có ba người con, hai đứa con gái lớn và một thằng con trai út. Hai đứa lớn học đại học trên thành phố, còn thằng út thì đang học cấp ba ở một trường bên kia sông, mỗi ngày đi học nó phải chạy hơn mười cây số đoạn đi và mười cây số đoạn về. Hai đứa con gái sau này bị đa cấp dụ dỗ và lừa tiền, chúng đi vay nợ của bọn cho vay nặng lãi (nghe kể lúc đó chúng chẳng biết cơ sở đó là chỗ hút máu người) để đem cống hết cho một công ty ma nào đó sản xuất kem đánh răng hơn hai trăm ngàn một tuýp đánh không có một miếng bọt, cũng chẳng có mùi vị gì, làm người ta đang đánh cũng phải tự hỏi mình trét kem lên bàn chải chưa ta?

Tất nhiên vụ lừa đảo bị phanh phui rất nhanh, tiền không lấy lại được giờ phải mang nợ, hai đứa đành gửi tin về nhà xin tiền trả. Nhưng số tiền vài trăm triệu sau một năm đã tăng lên đến mức vô lý, khiến cho cả nhà ông Đạt choáng váng không biết đào đâu ra. Khi đòi mãi mà con nợ cứ tìm cách trốn tránh, đám giang hồ đe doạ bằng cách ném đá qua cửa sổ, tạt sơn lên tường, thả rắn qua ban công. Hai đứa con gái sợ hãi vì vô số trò uy hiếp của tụi nó, phải bỏ học và suốt ngày trốn trong phòng trọ không dám ra đường.

Cho đến một hôm nhỏ chị đi mua đồ ăn về bị chặn trong ngõ, tụi nó có năm người đàn ông, một tên đứng đầu xăm hình sọ đầu ngậm cánh hoa hồng trên vai trái. Chúng không làm gì ngoài đe nẹt con nhỏ nhớ trả tiền cho chủ tụi nó, vì số nợ vẫn đang tăng lên mỗi ngày. Con nhỏ sợ quá phải điện về nhà và nói gia đình bây giờ hãy làm mọi cách để có được số tiền ấy. Ông Đạt cũng sợ, nên bán tống bán tháo hết của cải, nhưng vẫn còn thiếu vài trăm triệu, lúc đó thằng con trai út bảo để con lo cho, cứ gửi số tiền đó cho tụi nó trước. Rồi cậu con trai đăng ký một cuộc đua xe máy tự tổ chức của đám thanh niên với nhau, số tiền đặt cược lớn đến mức khiến người ta mụ mị tâm trí.

Và trong lúc bán mạng mà vặn ga lao về vạch đích như người muốn tự sát, nó trượt tay lái và lủi thẳng xuống sông, tiếng rồ máy vẫn còn vẳng lên đến lát sau mới dứt. Và chỉ có tiếng rồ cuối cùng đó là thứ khiến cho người ta tin rằng nó đã rớt xuống nước thật, còn lại chẳng có bằng chứng gì cho việc ấy. Cả xe và người mất hút sau bờ đất, như chưa từng tồn tại trước đây. Cái xác người có thể trôi đi đâu đó mà người ta không mò ra được, nhưng đến cả cái xác xe cũng không tìm thấy, tất cả như “bốc hơi” một cách lạ thường, như chơi trò ảo thuật.

Mỗi lần có ai hỏi tìm thấy chưa thì chỉ nhận lại một cái lắc đầu hoang mang, “Sao kỳ vậy ta, rõ ràng cả đám người thấy nó và cái xe lao thẳng xuống đây!”. Chính vì vậy nên những người điều tra đã nghĩ đó là chuyện bịa, hay có thể là do thằng nhỏ có xích mích với gia đình nên tạo ra một màn kịch lao xe xuống sông rồi sau đó ôm cả người và xe đi biệt xứ. Song suy luận này cũng thành ra vô lý nốt, có quá nhiều thứ nghe giải thích không thể thấy xuôi tai được.

Người ta đồn với nhau chỗ khúc sông này hồi xưa có một truyền thuyết về người đàn bà làm nghề mát xa bị đánh ghen nên nhảy xuống chết, cũng không tìm thấy xác, có khi nào người đàn bà đã giữ nó lại. Ở đây người ta sống với sông nhưng cũng chết với sông, con sông bao lấy cồn Kinh Gạo hung dữ ngấm ngầm, chứa trong lòng nó bao nhiêu khổ hạnh của bao nhiêu con người.

Cuối cùng số tiền vài trăm triệu cần bù thêm cũng được hai đứa con gái kiếm và gộp vào trả đủ, nhưng kiếm ra ở đâu và bằng cách nào thì tụi nó không nói, chỉ biết từ đó về sau tụi nó không bao giờ quay về xóm cồn, quay về nhà nữa. Cả câu chuyện ta chỉ được biết đến đó, còn chi tiết hơn thì chỉ có người trong cuộc mới rõ. Nhưng nó vẫn đủ làm tụi ta cảm thấy cuộc đời thật đáng sợ, một gia đình bình thường yên ổn vậy mà chỉ cần một cơn sóng có thể đánh cho tan nát ngay lập tức. Và chắc có lẽ vì lý do đó mà khi gặp thằng Vằn, nhìn thấy cái vết xăm sọ người ngậm hoa hồng trên vai trái của Vằn ông già đã nhào đến nhận đầu nó lên tường, làm đám Lan và Huệ hết cả hồn.

Ông già vừa nắm tóc nó đập vào tường gạch, vừa nghiến răng nghiến lợi hét, “Tao giết mày! Tao giết hết tụi bây!”

Thằng Vằn sau khi được kéo ra an toàn còn ngơ ngáo hỏi, “Ủa, ở đây có vụ gì vậy?”

Về sau Vằn hiểu được tất cả, nó đến gặp ông Đạt. Ông tất nhiên không muốn nói chuyện, thấy mặt là ông chỉ muốn chửi bới và đòi liều mạng với nó. Vằn liền dúi cây súng của mình vào tay ông già, nói, “Chuyện hồi trước tui chỉ làm theo lệnh của đại ca đưa ra, tụi tui là đàn em thì chỉ biết hoàn thành công việc của mình để kiếm tiền, trong thế giới này ai cũng muốn mình là người sống. Nhưng nếu tía hận tui đến vậy thì bắn chết tui đi.” Đoạn nó lùi lại vài bước, dang hai tay ra và đứng im không nhúc nhích.

Tất nhiên ông Đạt đâu thể giết nó được, để một người giết một người khác không phải là việc dễ dàng, đặc biệt là một người đã đầu hàng trước mình, chịu nhận lấy cái chết thì lại càng khó hơn. Thà rằng thằng Vằn hung hãng nạt lại ông, đòi chém ông hay trốn tránh ông thì ông còn có cảm giác muốn giết nó. Nhưng nếu nó đến trước mặt vào bảo ông giết nó đi thì ông già không làm được. Ông Đạt biết mình không thể tìm ra cái gọi là công bằng cho con trai bằng cách giết chết con trai của người khác, mà đầu mưu còn chẳng phải là Vằn, nhưng đầu mưu là ai, kẻ chủ nợ năm đó là ai thì ông không biết, ông không biết không có nghĩa rằng ông có thể giết Vằn để thay thế. Ông run rẩy quăng cây súng xuống đất rồi bỏ đi vào trong. Trên đời chỉ có người lương thiện là chịu nhiều đau khổ và uất ức, nhưng nếu được chọn thì ai lại chọn mình là kẻ ác bao giờ.

26.

Ơn mơ thấy thằng Hảo.

Đứa em cùng cha khác mẹ của ta sau này lớn lên trở thành một thằng con trai có hơi kiệm lời, nhưng nó lại từng nói chuyện với ta rất nhiều, đặc biệt là những đêm tụi ta ngủ cùng với nhau. Thế nhưng, giờ nhớ lại ta chỉ còn duy nhất ấn tượng với một câu của nó: “Anh Phước thấy chưa, làm người khó lắm!”. Hảo thường nói với nét mặt buồn buồn, xa xăm, ta không hiểu tại sao một thằng đang trong độ tuổi trẻ trung trai tráng lại thốt ra một câu nói như vậy.

Ta toàn nhớ về người khác qua những câu nói của họ, mà không hiểu tại sao với Hảo ta lại chỉ nhớ mỗi câu này. Có thể là do mỗi lần một bà cô bà dì nào nói với nó, “Mày là đứa con ngoài giá thú, do ổng lang chạ mới có được”, người đàn bà vừa nói vừa xới cơm thêm, giọng tỉnh bơ ráo hoảnh như nói về con gà con vịt mùa này cho nhiều trứng không, con nào mắn đẻ hơn con nào, những lúc như vậy Hảo lại xoay qua ta cười như mếu, “Anh Phước thấy chưa, làm người khó lắm!”. Chẳng biết là thằng nhỏ đang mỉa bà kia sống không ra con người, hay đang tự than sao thấy bản thân mình làm người khổ quá, ta không hỏi, và sau này cũng không có cơ hội để hỏi. Hảo kể lâu lâu có một người phụ nữ da trắng, tóc đen dài hiện lên trong mơ và bảo ả là mẹ nó, muốn nó đi theo ả, sống trong sự ghẻ lạnh về thân phận mà chính mình ngay từ đầu đã không hề có sự lựa chọn, đâu có vui vẻ gì.

Lúc ta dọn đồ đạc vào vali để sáng mai được chở đến trại tâm thần điều trị bệnh đồng tính, nó cũng lủi lại gần ta, vỗ vỗ lên mu bàn tay của ta, cất giọng khẽ khàng, “Làm người khó lắm!”. Sau này, câu nói ấy cứ ám ảnh ta suốt, nếu giờ mà được gặp Hảo ta sẽ hét vào mặt nó, “Chứ hiện tại tao làm hồn ma cũng có dễ dàng gì đâu!”

Ta không ngờ cái đêm mình chuẩn bị đi là lần cuối ta gặp Hảo, và câu nói đó cũng là câu cuối cùng của nó nói với ta. Khi từ trại chữa bệnh về ta mới hay nó chết, bằng cách nhảy cầu. Mọi người chẳng ai biết tại sao Hảo lại đi đến bước đường này, có lẽ chỉ mình ta hiểu. Ta nghe cách thức nó dùng để tự tử xong liền thấy nghi ngờ, “Giỡn hoài, nó bơi giỏi như cá, chìm xuống sông kiểu gì?”

Bà hàng xóm vỗ đùi cái đét, “Vậy mới ghê, nghe nói thằng Hảo nhảy qua thanh chắn và đưa ngực mình nện thẳng xuống mặt sông, nó chết vì nhảy cầu không đúng cách, nhảy kiểu vậy có ông bà độ mới mong sống nổi. Đến khi vớt lên người nó mềm oặt, không biết có gãy hết xương lồng ngực chưa.”

Tía ta thất vọng, ông chỉ có hai đứa con trai, một đứa đã bất lực trước phụ nữ, còn một đứa có vẻ bình thường thì lại tìm cách chấm dứt cuộc đời mình một cách khó hiểu. Ông bắt đầu công cuộc gieo giống mình vào bụng những người đàn bà, những cô bồ nhí trong sự nín nhịn của má, hy vọng kiếm được một thằng con trai khác nối dõi. Rủi thay đến lúc chết cũng chẳng có bà nào đơm hoa kết trái, ta nghĩ đó là nghiệp báo mà ông phải nhận, thằng Hảo chết chính là nghiệp báo của ông, cái chết của người này là nghiệp báo của người khác, và hy vọng của người này cũng là nghiệp báo của người khác đồng thời là nghiệp báo của chính mình.

Đôi khi ta thấy tiếc vì mình không nhận ra sự đổ vỡ trong lòng thằng Hảo sớm hơn, nếu biết được có thể ta đã làm được gì đó cho nó. Có thể ta sẽ bảo nó ngồi xuống, hít thở thật sâu, tưởng tượng mình là một đoá hoa, nhà không có tinh dầu thì ta sẽ lấy vỏ bưởi đưa cho nó cầm ngửi. Ta sẽ gội đầu cho đứa em mình, sẽ xoa lên ấn đường và nhân trung của nó, những gì ở bên ngoài xác thân này đều là giả tướng, tất cả khổ đau đều tại tâm mình. Biết đâu nhờ vậy mà tụi ta có thể cứu được nhau ra.