3
“Nhìn cho kĩ vào.”
Đã vài ngày trôi qua kể từ cuộc gặp mặt với Benedikte. Lực lượng hải quân của Đại công quốc Grant bị dàn mỏng và Đế chế Tudor đổ bộ vào mũi phía nam hòn đảo, bắt đầu một cuộc tiến công chớp nhoáng. Lực lượng lớn đã tấn công làng của Grunbeld và phá hủy đồn trú trong thời gian ngắn. Lính Tudor tràn vào nhà Grunbeld.
“Tao sẽ nói lại lần nữa... nhìn cho kỹ vào. Đây là số phận của tất cả những kẻ chống lại Tudor!” Có khoảng mười binh lính râu ria, lực lưỡng, làn da có màu nâu đặc trưng. Hai người trong số chúng giữ đầu Grunbeld để giữ cho cậu không rời mắt khỏi cảnh tượng trước mặt.
“Xin các ngài… tha cho tôi, tha cho tôi đi!” một người hầu của mẹ cậu đã khóc khi cầu xin kẻ địch. Anh ta bị lột trần truồng, tay chân bị kẹp chặt, bộ phận sinh dục bị cắt bằng một con dao cùn và rỉ sét. Vết máu loang lổ, tinh hoàn và mọi thứ bị cắt rời, chẳng khác gì một con vật biển thối rữa. Đám lính Tudor cười lớn khi nhìn xuống những tùy tùng đang hoảng sợ trước lượng máu chảy ra từ vết thương.
“Mau bẻ gãy xương tay và chân, rồi cứ việc mặc xác hắn.” Kẻ cầm đầu bọn lính Tudor nói. “Kiểu gì thì hắn cũng sẽ chảy máu đến chết thôi.” Người tùy tùng rên rỉ không nói nổi câu nào.
Nữ bá tước lập dị Euphemia Ahlqvist, mẹ của Grunbeld, đã bị ba gã lính hãm hiếp. Nữ quý tộc lập dị là một bậc thầy về kiếm và đã hạ gục bốn tên Tudor trước khi bị khống chế, đám lính Tudor bắt giữ bà đã vô cùng giận dữ. Chiếc váy của mẹ cậu đã bị rách, bọn lính đâm vào ba lỗ của bà cùng một lúc. Mẹ cậu đã bị đấm liên tục vào mặt và gần như rụng hết răng.
“Thật ngạc nhiên là bọn mày có thể cương cứng vì con mụ già máu me đó.” Những tên lính khác lại cười lớn trước lời nói của gã đội trưởng. Đây chính là ý nghĩa của thất bại trong chiến tranh: kẻ bại trận trở thành vật sở hữu của kẻ thắng.
Điều tương tự xảy ra trên khắp thị trấn. Giết chóc và hãm hiếp. Bạo lực và cướp bóc.
Có lẽ Grunbeld Ahlqvist là một đứa trẻ đặc biệt. Mẹ cậu đang bị hủy hoại ngay trước mắt mình, nhưng thật kỳ lạ là có vẻ không chân thực chút nào. Thay vì buồn bực hay sợ hãi, một cơn phẫn nộ mạnh mẽ lại trỗi dậy trong cậu. Grunbeld biết mình sẽ bị giết ngay tại chỗ nếu binh lính Tudor nhận thấy gì đó, vì vậy cậu vẫn vô cảm.
Mẹ của Grunbeld là thành viên của một tộc người thiểu số đầy kiêu hãnh. Mái tóc ngắn của Grunbeld có màu đỏ rực là minh chứng cho điều này. Đôi khi, một vài đặc điểm của ông bà không tiếp tục di truyền, rồi đột nhiên biểu hiện ở đời cháu. Grunbeld Ahlqvist đã được thừa hưởng di truyền của thế hệ đó.
Sau vụ hãm hiếp, bọn lính Tudor đùa giỡn với Euphemia như thể loài trùng bọ, tận hưởng sự đau khổ. Chúng đấm, đá, dùng kìm gỡ móng tay khỏi tay bà và cuối cùng dùng dao rạch ngang cổ họng bà. Sau đó, chúng kéo lưỡi ra ngoài qua vết thương đang toác ra.
“Mày vẫn còn con nít. Rồi mày sẽ có ích thôi,” gã đội trưởng Tudor nói với Grunbeld.
“Có ích,” Grunbeld lẩm bẩm, như thể cậu đang cố học một từ mà mình mới nghe lần đầu tiên. “Tao đếch có ích, đếch có gì hết. Nếu không giết tao ngay tại đây, chắc chắn bọn mày sẽ phải hối hận.” Sẽ không bao giờ tin nổi Grunbeld mới mười bốn tuổi nếu nghe qua giọng điệu ấy.
Tudor đặt tên mới là Chester cho đô thị cấp tỉnh vừa chiếm đóng. Grunbeld bị tống vào ngục. Nhà ngục của làng đã trở thành trại tù binh chiến tranh của Tudor. Tòa tháp bẩn thỉu và tràn ngập mùi thối rữa của thịt thối.
Sàn đá lạnh lẽo và ẩm ướt. Mỗi phòng giam rộng rãi chỉ có một bệ đá để ngủ và một cái xô dùng làm chỗ vệ sinh. Ánh nắng từ một kẻ ăn xin chiếu xuyên qua cửa sổ cỡ bàn tay. Nếu dựa vào tường thì có cảm giác như có mùi mốc.
Grunbeld đã được theo dõi vì quá cao to so với tuổi của mình, cậu bị trói vào tấm bảng kiềm chế bất cứ khi nào tỉnh táo. Bảng kiềm chế là một tấm sắt nặng có ba lỗ kẹp chặt vào cổ và cổ tay cậu. Bị trói vào bảng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn.
Một đêm trong phòng ngục cô đơn, Grunbeld đang nghĩ về người mẹ đã bị sát hại. Grunbeld giống ông ngoại hơn là giống cha mình, và các thành viên trong gia đình Ahlqvist cảm thấy hơi bối rối không biết phải đối xử thế nào với cậu. Chỉ có mẹ là dành cho cậu tình yêu thương vô điều kiện. Cuộc sống hàng ngày ở nhà của cậu thật nhàm chán. Ít nhất thì học chiến đấu bằng kiếm và bằng tay cũng thú vị.
Nếu lắng nghe kỹ, có thể nghe thấy tiếng trẻ con khóc và kêu cứu từ các phòng giam khác trong tháp ngục.
“Con muốn về nhà!”
“Cha… mẹ...”
“Ai đó… giúp tôi với.”
“Lạnh quá.”
“Đói quá…”
“Cứu tôi với.”
“Cứu với.”
“Cứu…”
Đám thanh niên trong làng thường gây sự với cậu giờ đây run rẩy như những con chó con.
Đây chính là cảm giác thua cuộc trong chiến tranh. Đàn ông bị giết, phụ nữ bị hiếp. Trẻ em bị bắt cóc hoặc sát hại. Kẻ mạnh có thể làm bất cứ điều gì chúng muốn với mạng người.
Grunbeld không định thốt ra bất kỳ âm thanh thảm hại nào. Không phải là vì cảm giác vui hay buồn. Cơn giận dữ dường như đã làm cậu kiệt sức. Sự tức giận đó không chỉ nhắm vào “kẻ thù”.
Khi nhà mình bị tấn công, mình đã bị bất ngờ và không thể chống trả theo ý muốn. Mình giận bản thân mình vì điều đó. Nhưng giờ đã là quá khứ rồi. Chẳng ích gì khi hối tiếc cả.
“Lần sau mình sẽ làm được,” cậu thì thầm với chính mình. Rồi đột nhiên, tiếng hát vang vọng khắp tháp tù:
Hòn đảo được bảo vệ bởi các linh hồn.
Họ dẫn ta đi trên hành trình sau cái chết.
Không có gì phải sợ hãi.
Nỗi đau khổ của kẻ sợ hãi rất dài.
Nỗi đau khổ của kẻ dũng cảm thì ngắn ngủi.
Cuộc đời thì ngắn ngủi nhưng tâm hồn vẫn sẽ trường tồn vĩnh cửu.
Tổ tiên đang chờ đợi ta trên thiên đường bên kia biển cả, nơi chỉ có những kẻ gan dạ trú ngụ.