Sống như một kẻ đạo văn ở thế giới khác

Chương kế tiếp:

Truyện tương tự

Khi tôi thuê cô gái mình thích làm hầu gái, cô ấy lén lút làm gì đó trong phòng tôi

(Đang ra)

Khi tôi thuê cô gái mình thích làm hầu gái, cô ấy lén lút làm gì đó trong phòng tôi

Kagami Yuu

Sống chung một mái nhà với cô gái tôi thầm thương trộm nhớ, sao mà tinh thần tôi chịu nổi chứ!?Nhưng mà, sao thỉnh thoảng Sayaka lại lục lọi phòng tôi nhỉ?

6 23

魔術師クノンは見えている

(Đang ra)

魔術師クノンは見えている

南野海風

Trên đời này có thực sự tồn tại việc nhân sinh của 1 ai đó thay đổi hoàn toàn chỉ vì 1 câu nói.Kunon grion , kẻ mang trong mình lời nguyền khiến cậu bị cướp đi thị lực từ lúc được sinh ra với 1 cái tê

145 3736

Con Gái Đến Từ Tương Lai Muốn Dạy Tôi Cách Làm Mẹ!

(Đang ra)

Con Gái Đến Từ Tương Lai Muốn Dạy Tôi Cách Làm Mẹ!

萦云见阁

Tiền đề là đối phương trao cho mình toàn bộ...

30 129

Cha là anh hùng, mẹ là tinh linh, còn tôi, con gái họ là người chuyển sinh

(Đang ra)

Cha là anh hùng, mẹ là tinh linh, còn tôi, con gái họ là người chuyển sinh

Matsuura(松浦)

Tôi, một nữ nhà khoa học 28 tuổi ở Nhật tỉnh dậy thì thấy mình đã chuyển sinh vào thế giới fantasy. Mở mắt ra thì đã là con gái của một người cha mang dòng máu bán tinh linh và một người mẹ là tinh li

13 49

Cô hầu gái đầy chiếm hữu mà tôi thuê hóa ra lại là một nàng công chúa

(Đang ra)

Cô hầu gái đầy chiếm hữu mà tôi thuê hóa ra lại là một nàng công chúa

Kamitsuki

Và Siana có một bí mật, hóa ra, cô ấy thực ra là một nàng công chúa...!?

151 1267

Shangri-La Frontier ~ Kusoge Hunter, Kamige ni Idoman to su~

(Đang ra)

Shangri-La Frontier ~ Kusoge Hunter, Kamige ni Idoman to su~

Kata Rina

["tỷ lệ đụng quái trong game thánh sao lại có thể vô lí thế......?" ]

294 5682

Web Novel - Chương 57 1984 (1)

Nếu Sion có ở đây, chắc chắn anh ta sẽ giúp được nhiều lắm.

Nhưng tôi chỉ có một mình ở Vương quốc, Harren nên đâu còn lựa chọn nào khác ngoài việc tự làm hết mọi chuyện đâu.

Như thể báo hiệu giờ ăn đã qua, chiếc đồng hồ cúc cu kêu lên một tiếng.

Chỉ đến lúc đó tôi mới nhận ra mình vẫn chưa ăn trưa.

Thực ra việc ăn hai bữa một ngày là khá phổ biến ở thế giới này, nên điều này không có gì to tát lắm.

Quan trọng hơn là ngay lúc này, một bản thảo mới đã hoàn thành.

Tôi gom lại mớ bản thảo đang nằm lung tung và đóng chúng lại thành một tập.

Trên trang đầu tiên là tiêu đề của cuốn tiểu thuyết.

[1984]

“1984… hừm, mình có nên đổi thành 1084 không nhỉ?”

Sau một chút do dự, tôi quyết định giữ nguyên tiêu đề "1984".

Kể ra thì, mấy cái tên địa danh như “Đại Dương Quốc” hay “Lục địa Á-Âu”, nơi mà câu chuyện diễn ra tôi cũng giữ nguyên mà.

Cuốn tiểu thuyết xuất bản dưới bút danh Sophocles này có lẽ sẽ được coi là một tiểu thuyết lịch sử, lấy bối cảnh trong một "thế giới giả tưởng".

Kiểu gì cũng có tí yếu tố khoa học viễn tưởng trong đó.

Xét cho cùng, gốc gác của cái thể loại khoa học viễn tưởng thường được gọi là "punk” thường là mấy cuốn tiểu thuyết lịch sử kiểu thế giới đan xen nhau mà, nên điều này cũng chẳng có gì lạ.

"À, mình cũng nên gửi một bản cho Sion nữa."

Tôi đặt bản thảo "1984" được viết bằng ngôn ngữ của Đế chế thay vì tiếng Harren vào một phong bì và cẩn thận gói lại.

Gửi chuyển phát nhanh thì chắc là tới nhanh thôi.

Định bụng gọi người của quán trọ mua tem thì bỗng nhớ ra mình còn mấy con tem trong túi.

"Ơ, vẫn còn mấy con tem Hoàng tử bé mà ha."

Thế là, tôi gửi bản thảo "1984" về nhà và dặn họ cứ gửi thư quan trọng về địa chỉ này nếu cần.

Sion chắc sẽ lo đâu vào đấy thôi.

.

.

.

[Đó là một ngày tháng Tư trong xanh và se lạnh, những chiếc đồng hồ đang điểm 13 giờ.]

"1984" mở đầu bằng đúng câu này.

Nó mô tả tháng Tư, một tháng tượng trưng cho mùa xuân, lại lạnh lẽo và một chiếc đồng hồ vốn chỉ điểm mười hai tiếng lại điểm mười ba.

Ngay khoảnh khắc độc giả bắt gặp câu văn kỳ lạ này, theo bản năng của mình họ nhận ra.

Cái thế giới này có gì đó không ổn rồi.

Thế là câu chuyện về một thế giới phản địa đàng đầy rẫy dối trá, nơi người ta phải đặt dấu hỏi cho mọi thứ, cứ thế mà bắt đầu.

"Chà, cái này hay đấy. Cực kỳ hay luôn… Cứ như đang kể về một thế giới có thật ấy, mà mọi thứ lại hư cấu đến mức chẳng có gì cảm thấy thật cả…"

Biên tập viên có vẻ đánh giá khá cao cuốn tiểu thuyết này.

Cái tài đọc vèo hết bản thảo rồi tóm gọn được ý chính của ông ấy đúng là của một lão làng trong nghề xuất bản.

Biên tập viên trả lại bản thảo, rồi một tay chống cằm còn tay kia cứ mân mê vành tai.

Hình như đó là tật của ông mỗi khi đang vắt óc suy nghĩ thì phải.

“Cơ mà nó phức tạp quá nên tôi không chắc là nó bán chạy đâu. Vả lại giờ mà xuất bản thì không phải hơi sớm à? Những người khốn khổ hiện vẫn còn đang chạy lắm.”

"Thật vậy sao?"

“Một khoảng nghỉ nhỏ giữa các lần xuất bản là hợp lý… Nhưng nếu cuốn tiểu thuyết này nhận đánh giá kém và 'Những người khốn khổ' vì thế mà không bán được thì sẽ rắc rối đấy. Văn học là cái lĩnh vực khó đoán kết quả lắm."

Quả thật câu chuyện của “1984” có nhiều cái khó nói thật.

Thật ra ở kiếp trước của tôi, "George Orwell" được khen ngợi vì đã tả chân thực mấy cái xã hội hậu chiến này, nhưng đó là nhìn theo kiểu của người hiện đại, những người đã phải chịu đựng cái bóng mang tên “Chiến tranh thế giới”.

Ở thế giới này, ngay cả khái niệm "hậu chiến" có lẽ cũng sẽ xa lạ.

Thế mà tôi lại có một linh cảm rất mạnh rằng cuốn tiểu thuyết này sẽ bán khá chạy.

“Hiểu rồi. Dù cho đích thân Bệ hạ đã tiến cử cuốn tiểu thuyết này để xuất bản, cơ mà trong trường hợp này thì chúng ta nên hoãn nhỉ—."

“—Gì, từ từ đã! Cuốn tiểu thuyết này của cậu hay không thể tả! Dù bán được hay không thì nó cũng phải được xuất bản mới được! Chảng phải thật đau lòng khi nghệ thuật lại bị những được mất của thương mại xiềng xích hay sao?”

“Cảm ơn ông.”

Bởi vì cái "tương lai" mà "1984" khắc họa không khác gì mấy so với những gì vị Vua Lười đã từng lo lắng.

Một tương lai nơi kẻ có quyền phân biệt đúng sai lại chối bỏ sự thật, dùng dối trá để thao túng và coi sự thật chỉ là một công cụ tiện dụng.

Một tương lai nơi một cá nhân được cả quốc gia tôn sùng, sùng bái lại lạm dụng quyền uy đó để nô lệ mọi người, tước đi tự do của họ.

Một tương lai nơi tồn tại một kẻ có quyền lực tuyệt đối, đứng trên mọi thứ.

Đó chính là tương lai đáng sợ nhất, một tương lai diễn ra khi quyền lực được sử dụng vì chính bản thân nó.

[Mọi thứ đều nằm trong vòng kiểm soát của Nhà nước, không có gì nằm ngoài Nhà nước và không có gì được phép chống lại Nhà nước.]

Chủ nghĩa toàn trị.

Quyền lực được tập trung hoàn toàn vào một chủ thể.

Cái kết của loài người khi bị đẩy vào bóng tối, bị che mờ bởi những ảo tưởng về các vị vua anh minh hay những hệ thống hoàn hảo, chính là hiện thân của cái thế giới hậu chiến của chủ nghĩa toàn trị này.

Và đây là một khái niệm mà người dân "Harren" hoàn toàn có thể hiểu được.

"Làm sao chúng ta có thể chắc chắn rằng hậu duệ của rồng ra đời trong tương lai sẽ không dùng tài năng của chúng vào bạo lực cơ chứ? Nếu chúng tước đoạt tự do, cướp đi tình yêu từ tâm hồn người Harren, xem mỗi cá nhân chỉ là công cụ hay một bộ phận của cái máy không hơn không kém, thì những đứa con của Harren phải làm gì để phản kháng đây?”

Nỗi lo ấy đã luôn hiện hữu trên đầu mỗi người dân Harren, như một định mệnh.

Chắc chắn, những đứa trẻ ấy đều biết cha mẹ chúng đang canh cánh điều gì.

Chỉ là chúng vờ như không hay biết, rồi ngoảnh mặt đi. Bởi lẽ trên đời này, có quá nhiều thứ dễ dàng hơn khi ta chọn cách phớt lờ.

Nhưng.

Sức mạnh thực sự của văn học chính là biến sự thờ ơ mù quáng thành một lời tố cáo công khai.

Người dân Harren buộc phải đối mặt với sự thật phũ phàng đó.

"Ta phải làm gì để tiến lên đây?"

Mọi bậc cha mẹ của Harren đều đang khắc khoải chờ đợi câu trả lời từ chính đứa con của mình.

Chỉ có người dân Harren mới có quyền tự mình tìm ra lời giải.

"Nếu đây là một cuốn sách mà Bệ hạ tâm huyết thì chúng ta không phải nên ưu tiên toàn bộ dây chuyền in cho nó sao? In vài chục ngàn bản có khi vẫn chưa đủ ấy chứ!"

"Nghe được đấy."

"Hả?"

"Cứ thuê hết mấy cái xưởng in xung quanh đây đi."

Tôi gật đầu đồng tình với sự hăng hái quá mức của biên tập viên và lấy ví ra khỏi túi.

Sau đó tôi lấy ra giấy từ nhiều công ty khác nhau đang nằm gọn bên trong.

Đây là mấy tờ "séc trắng" có sẵn tài khoản lẫn chữ ký của tôi nhưng phần tiền thì bỏ trống.

Tôi đặt chúng lên bàn rồi hỏi biên tập viên.

"Tôi muốn thuê hết mấy cái xưởng in xung quanh đây vài ngày. Thì nên viết số tiền bao nhiêu vào đây nhỉ?"

Không biết sẽ tốn bao nhiêu nữa.

.

.

.

Vào một ngày trong trẻo và se lạnh ở Harren.

Một chuyện kỳ lạ đã xảy ra.

Người dân lần đầu tiên nhận thấy "sự kiện kỳ lạ" này trên báo.

"Mua báo đi! Tin tức mới nhất hôm nay đã có trên báo rồi!"

"Này cậu bé. Cho chú xin một tờ báo."

"Dạ! Chú muốn tờ nào ạ? Harren Sunbo, Gisa News, Harren's Day, Ivan Daily—"

"Cho chú mỗi loại một tờ."

"Dạ vâng!"

"Để xem nào, hôm nay có gì… hở?"

[Tác phẩm mới của Sophocles, người đã chấp bút nên 'Những người khốn khổ.' '1984' chính thức ra mắt.]

[Anh cả đang dõi theo bạn.]

Trang nhất của gần như mọi tờ báo lớn ở Harren đều tràn ngập quảng cáo về một "cuốn sách".

Việc quảng cáo xuất hiện trên báo chí không phải là chuyện gì lạ, nhưng việc tất cả các tờ báo đều có cùng một quảng cáo chiếm trọn trang nhất thì quả thực là một chuyện lạ lùng. Hơn nữa, dù là quảng cáo, nó lại không hề có nội dung gì về cuốn tiểu thuyết cả.

Nó chỉ có duy nhất một dòng chữ "Anh Cả đang dõi theo bạn" cùng với chân dung một người đàn ông được in phía dưới.

Người dân vẫn tiếp tục các hoạt động thường ngày của mình trong khi bàn tán về sự việc lạ kỳ này, nhưng ‘cái kỳ lạ’ ấy vẫn không dừng lại.

"Khoan đã, ở đây cũng có quảng cáo hả?"

Tạp chí, áp phích, bảng thông báo tại các nhà hàng, văn phòng, hay những địa điểm biểu diễn hầu như mọi nơi đều có quảng cáo cho cuốn sách “1984.” Với thông điệp "Anh Cả đang dõi theo bạn".

Tò mò không biết đây là loại sách gì, người ta đến hiệu sách và thấy hàng đầu tiên của mọi hiệu sách đều chất đầy những bản “1984.” Tựa như không có bất kỳ đầu sách nào khác được bày bán.

Quả thực là một cảnh tượng kỳ lạ.

Trông như thể một pháp sư điên rồ nào đó đã thao túng xác suất của tất cả các tác phẩm ở Harren để chúng đều hướng về “1984.”

“Cuốn sách này rốt cuộc là gì…?”

Và cứ thế, phần lớn mọi người đều tiếp cận với cuốn sách “1984.” Chẳng bao lâu, các con phố tràn ngập những cuộc bàn tán về “1984.”

“Này, ông bạn. Cậu có đọc cuốn 1984 đó chưa?”

“Hả? Tôi thấy quảng cáo rồi, nhưng chưa đọc.”

“Trời đất bạn tôi ơi. Cậu đang lãng phía tới nữa cuộc đời mình đó! Làm sao có thể gọi là một độc giả nếu chưa đọc 1984 cơ chứ?”

“Bộ nó hay tới vậy luôn hả?”

“Đi ngay đến hiệu sách liền! Tôi đây sẽ mua tặng cậu một cuốn!”

“Hả, không cần đâu. Tôi tự mua. Cậu cứ đãi tôi một chầu nước là được rồi.”

Nếu ai chưa đọc 1984, họ sẽ không thể nào chen vào các chuyện trò chuyện được.

Cuộc ‘độc quyền truyền thông’ quy mô toàn thành phố đầu tiên trên thế giới này đã có sức mạnh thống trị mọi chủ đề trò chuyện.

“Quào, không ngờ lại có một cuốn tiểu thuyết như vậy….”

“Thật đáng sợ….”

“Nhưng nó lại cảm giác rất thật nhỉ! Chuyện này mà có thiệt cũng không lạ đâu!”

Người dân thành phố run rẩy khi khép cuốn sách lại. Và thấy một tấm áp phích với khuôn mặt của một người đàn ông đang dõi theo họ.

[Anh cả đang dõi theo bạn.]

.

.

.

“Rất hân hạnh khi được gặp Bệ hạ.”

“Hừm, cậu giở trò hay đấy nhỉ? Giờ thì Harren đang ám ảnh với cái vụ Anh Cả kia rồi.”

“Đó chẳng phải chính xác là điều Bệ hạ vẫn băn khoăn sao?”

 “…Hừm. Phải! Cậu đã phơi bày nỗi lo lắng của ta ra ánh sáng! Thế mà câu trả lời của cậu là không có giải pháp nào đây sao? Rằng mọi người dân Harren cuối cùng sẽ ‘yêu’ ta?”

“Đương nhiên là không rồi.”

“Vậy mục đích thật sự của cậu đằng sau việc này là gì?”

“Hãy để người dân Harren tự cân nhắc và tự quyết định. Khi họ tranh cãi, lên tiếng, bác bỏ, và mắc một vài sai lầm, họ cuối cùng sẽ đạt được một sự ‘hợp ý’ mình, ngài không nghĩ vậy sao?”

“Đó chẳng phải là điều Bệ hạ đã diễn tả là ‘lựa chọn vận mệnh của mình’ sao? Đó vừa là nghĩa vụ vừa là đặc quyền của những người Harren cao quý.”

“…Haizz.”

“Ít nhất giờ đây họ cũng biết người tồi tệ nhất có thể là ai, để họ có thể tránh được điều tệ nhất rồi. Chỉ giảm bớt một bước thử và sai cũng là một nỗ lực đáng giá rồi mà nhỉ, Bệ hạ?”

“…Chính xác thì cậu đang hướng tới tương lai nào vậy?”

“Tôi mãn nguyện với bất kỳ tương lai nào mà văn học không bị kiềm hãm. Mấy chuyện khác, ai làm cũng được. Mấy chuyện ngoài văn học thì tôi lười lắm.”

“Haha….”

Vì tôi đã độc chiếm kệ sách nên một vài tác phẩm mới đã bị lu mờ. Bắt đầu từ hôm nay, tôi dự định sẽ quảng bá lại chúng. Đó là tất cả những gì tôi quan tâm—đảm bảo sự phát triển của văn học. Còn lại thì... tôi không để ý.

[“Khi con người phải chọn giữa tự do và hạnh phúc. Phần lớn họ chọn hạnh phúc.”]

1984 – Một Chín Tám Tư của George Orwell là một trong những tiểu thuyết chính trị viễn tưởng kinh điển và có sức ảnh hưởng sâu rộng nhất thế kỷ 20. Tác phẩm được xuất bản lần đầu vào năm 1949, như một lời cảnh báo nghiêm khắc về sự phát triển của chủ nghĩa toàn trị, sự kiểm soát triệt để của chính quyền đối với đời sống cá nhân, và sự bóp méo sự thật trong xã hội hiện đại. George Orwell, tên thật là Eric Arthur Blair, chỉ sống được tới tuổi 46 nhưng đã để lại rất nhiều những xét đoán khác biệt tới trái ngược nhau về nhân sinh quan và góc nhìn chính trị của ông. Được biết tới với tư cách một trong những tiểu thuyết gia nổi bật trên “hòn đảo sương mù” thế kỷ XX, các tác phẩm của ông không phải ở đâu cũng được đón nhận thuận chiều. Bối cảnh của 1984 là một thế giới hậu chiến bị chia cắt thành ba siêu cường: Đại Dương Quốc (Oceania), Đông Á và Âu Á. Tác phẩm tập trung vào Đại Dương Quốc – nơi mọi khía cạnh trong đời sống cá nhân đều bị giám sát và điều khiển bởi một chính quyền độc tài đứng đầu là “Anh Cả” (Big Brother). Câu nói nổi tiếng “Big Brother is watching you” không chỉ xuất hiện trong tác phẩm, mà đã trở thành biểu tượng toàn cầu về sự giám sát và mất tự do cá nhân.