Nhật ký kẻ bất tử

Chương kế tiếp:

Truyện tương tự

Vì sao và đom đóm.

(Hoàn thành)

Vì sao và đom đóm.

caroranchan

Nỗi sợ hãi vì tỏ tình thất bại làm cho một gã thanh niên quyết định đi lính, bỏ lại người mà anh ta thầm thương trộm nhớ. Trở về sau hai năm, chàng trai không ngờ rằng mình lại được gặp đúng người con

1 534

Mẹ kế của Bạch Tuyết!

(Hoàn thành)

Mẹ kế của Bạch Tuyết!

Yume_chan

Câu chuyện cổ tích nổi tiếng Bạch Tuyết và bảy chú lùn được kể lại qua góc nhìn của bà mẹ kế "độc ác".

2 750

Nói với em

(Hoàn thành)

Nói với em

Vuio

Vì truyện hơi ngắn nên không có tóm tắt nhiều, mọi người vào đọc sẽ biết.

1 426

Khi Cơn Mưa Tuyết Ngừng Rơi

(Hoàn thành)

Khi Cơn Mưa Tuyết Ngừng Rơi

Phong Linh

Quá khứ là điều ai cũng biết, còn tương lai thì chẳng ai biết được cả. Mọi giai đoạn của cuộc đời, hầu như ai cũng sẽ nuối tiếc khôn nguôi những chuyện xưa cũ và lo lắng bất an về điều sẽ xảy ra tiếp

3 723

[Oneshot] Nhà vua xứ Marot

(Hoàn thành)

[Oneshot] Nhà vua xứ Marot

Victor Niji

Và nó sẽ không bao giờ kết thúc.

1 467

Lẫy

(Hoàn thành)

Lẫy

langsat

Một bi kịch kéo dài từ đời này qua đời khác, cuốn những số phận lạ lùng về chung một mối. Có sự bình an hay một tương lai tươi sáng nào cho một thế giới mục rỗng đã đến nước điêu tàn?

15 2040

Khởi đầu và kết thúc - Chương 01. Khăn len, cây cung và cơn mưa rào.

"Bà ơi! Con có mẹ không ạ?"

"Có chứ, chỉ là… Mẹ con bận công việc không về thăm con được thôi."

"Thế mà mấy đứa trong xóm cứ bảo con là thằng không có mẹ. Mai con sẽ nói cho chúng nó một trận."

Vừa nói xong thì bà quay lưng đi và nói gì đó rồi quay lại ôm chặt lấy tôi. Lúc đó tôi không hiểu gì cả, mà cũng chả nhớ rõ nữa. Tôi lúc ấy mới chỉ năm tuổi, độ tuổi mà bản thân còn chưa ý thức được lời nói của mình.

Nằm cùng bà trên chiếc giường gỗ với rạp giường bằng tre, từng cử động xoay người của bà tạo ra tiếng kêu lạch cạch. Bà ôm chầm lấy cơ thể bé nhỏ ấy như thể sắp đi đâu xa xôi lắm, như sắp phải ly biệt tôi. Những giọt nước mắt của bà bỗng lăn xuống, trong cái buồng hai gian của căn nhà được thắp sáng vàng nhạt bởi hai chiếc bóng quả nhót, tôi nhìn không rõ nhưng cảm nhận được những giọt nước mắt của bà. Tôi chả hiểu chuyện gì nhưng ít nhất lúc đó tôi biết rằng mình cần an ủi bà bằng một cái ôm tương tự. 

"Thôi cháu ngủ đi, mai bà đưa đi học trên lớp vỡ lòng. 

Ngủ sớm đi, mai còn gặp bạn Diệu Linh gì đó chứ!"

Bà lại trêu chọc tôi, khiến tôi đỏ mặt để rồi phải tìm cách lảng tránh sang việc khác. Nếu không làm vậy, bà sẽ còn nêu cả mấy bạn nữ mà tôi bảo với bà là rất đáng yêu nữa. 

"Vậy bà kể cho cháu nghe câu chuyện gì mà có ông thần của dòng họ Nguyễn Sĩ ấy."

Tôi vừa yêu cầu bà kể lại cho mình nghe câu chuyện của bà, câu chuyện mà chỉ bà và những người trong họ hàng nhà tôi mới biết. Một câu chuyện truyền miệng bao đời của dòng họ Nguyễn Sĩ nhà tôi, và tất nhiên nó là một câu chuyện hư cấu rồi. 

Chuyện kể về một vị thần nhân hậu nhưng nghiêm khắc, ngài có đội lên mái tóc dài đen óng là chiếc mũ quan võ, mặc một chiếc áo quan màu xanh dương cùng một bổ tử nhiều họa tiết trước ngực. Khuôn mặt ngài khôi ngô, tuấn tú làm dịu đi dáng vóc to lớn của một quan võ. Câu chuyện cũng chả có gì quá khó hiểu cả, đơn giản là vị thần bảo hộ, giúp đỡ và phù hộ cho dòng họ nhà chúng tôi mà thôi. 

Cứ nghe câu chuyện của bà, tôi chợp mắt lúc nào không hay. Thật tuyệt vời khi mỗi tối lại được nằm nghe bà kể những câu chuyện thời xưa. Không biết từ khi nào mà tôi mê mẩn chúng, tôi như hòa vào những câu chuyện cổ tích, những tháng ngày chiến tranh và câu chuyện về đời sống lao động hằng ngày. 

***

"Cơn mưa đằng đông vừa trông vừa chạy, cơn mưa đằng nam vừa làm vừa chơi."

Tôi lẩm bẩm câu tục ngữ đó trong khi nhìn thấy cơn mưa đằng phía đông. Một cơn mưa đen kịt và những cơn gió mạnh thổi qua cánh đồng. Với một bầu trời xầm xì và u tối như thế thì chỉ ít lâu nữa là tôi sẽ ngửi thấy sự mát mát đặc trưng của không khí trước những cơn mưa rào. Đó là một mùi hương thoang thoảng, man mát và nhẹ nhàng hòa vào quyện vào mùi của lúa chín. Đó là thứ mà tôi cảm thấy để chịu mà mê mẩn hơn cả mấy loại nước hoa cả chục triệu hoặc hơn thế nữa mà bố tôi dùng mỗi khi về ăn Tết.

Phân nửa bầu trời là màu đen và màu đỏ cam báo hiệu một sự chẳng lành sắp xảy ra. Phía dưới bầu trời là cánh đồng lúa chín vàng óng trải dài đến tận chân trời xa tít tắp. Bầu trời hai nửa cùng với cánh đồng bên dưới tạo thành một bức tranh có bố cục kỳ lạ, nhưng lại khiến người ta bị choáng ngợp bởi sự hùng vĩ và mênh mông của nó.

Bây giờ là tháng chín, tháng của mùa thu, mùa của những cơn bão và tôi đang đứng giữa cánh đồng quan sát cảnh mọi người hối hả chạy ra cuốc đạng cho mấy sào ruộng của mình. Sắp đến mùa thu hoạch vụ Hè - Thu, khoảng vài tuần nữa nên tôi hy vọng không ruộng nhà ai bị đổ lúa.

Tôi cũng vừa cuốc đạng xong, bây giờ tôi phải ngay lập tức chạy nhanh về nhà, tắm mưa thì vui đấy nhưng chắc việc bị cảm cúm sẽ không vui tí nào đâu. Trên đôi chân trần của mình, tôi nhanh chóng chạy từ đồng Núi Châu lên đường cái. Xóm Tân Ngọc nơi tôi sinh sống bây giờ đã là nông thôn mới, con đường này đã được bê tông hóa và tôi không thích cảm giác chạy chân trần trên bê tông chút nào bởi nó khá là đau gót. Nhưng tôi cũng cần tiến bộ theo thời đại thôi.

Tôi đang chạy đua với cơn bão số năm, một cơn bão khoảng cấp 10, mà lần nào cũng như vậy nên cũng quen rồi. Cơn bão số năm? Trong khi các nước bạn đặt cho chúng những cái tên mỹ miều, thì chúng ta chỉ đơn giản là gán số thứ tự cho chúng, tôi lẩm bẩm trong khi chạy vội về trên con đường men theo chân núi Núi Châu.

Tôi tên là Nguyễn Sĩ Tuấn Kiệt, nó có nghĩa là hơn người mặc dù tôi chả biết mình hơn ai không. Tôi vừa bước vào tuổi mười lăm hồi tháng ba, nhưng bà tôi cứ khăng khăng rằng tôi mười sáu tuổi và thế là hai bà cháu cãi nhau một hồi lâu về nó. Ngay khi biết bà tính cả tuổi mụ thì câu chuyện mới kết thúc. Tôi sống cùng ông bà nội hơn bảy mươi tuổi của mình từ tấm bé mà cũng chả rõ là từ bao giờ. Có lẽ đó là khi tôi nhận thức được bà là bà, ông là ông của tôi thay vì là mẹ và bố.

Căn nhà mà tôi sống là ở chân núi Núi Châu, một cái đồi thì mới chính xác, tại nó thấp tè và tôi chỉ mất mười phút để chạy từ chân núi bên này qua bên đối diện. Cái tên Núi Châu là do người dân nơi đây thân mến mà đặt cho nó, vậy nên tôi nghĩ trên mạng có tra thế nào cũng không ra đâu. 

Cuối cùng tôi cũng về được đến nhà trước khi trời sập xuống, mà tôi chạy nhanh quá nên giờ tôi khá đau gót chân. Nhà tôi nằm phía sau một cái sân lớn, bao bọc xung quanh là một vườn cây ăn quả với đủ loại cho tôi ăn quanh năm mà không chán. Toàn bộ khuôn viên căn nhà được chia làm hai dãy: căn nhà chính dùng để ở thì làm đối diện với cổng, dãy còn lại là bếp, sân giếng và chuồng gà thì nằm vuông góc với nhà chính. Là một kiểu nhà mà bạn có thể bắt gặp ở bất cứ đâu ở làng quê Bắc Bộ, biết là vậy nhưng đó là nơi tôi luôn tự hào vì được sinh ra và lớn lên ở đây. 

Thôi, tôi phải nhanh chóng cho gà ăn không là mưa mất. Những con gà không phải con nào cũng biết đi trú mưa, chúng đa phần sẽ đứng thẳng người lên tạo một góc chín mươi độ dưới trời mưa. Chúng thật ngu ngốc ha! 

Tôi mang thóc ra vãi ra sân trước nhà và cất tiếng gọi chúng, cái sân vắng tanh bắt đầu xuất hiện những cậu gà trống choai, chú gà trống chuồng, cô gà mái tơ và cuối cùng là những đàn gà mẹ con đi tới. Những cậu trống choai phi thân về phía trước như tên bắn, chúng chạy tới để giành chỗ ăn đầu tiên, chúng không làm vậy vì chúng khỏe khoắn hay đang thể hiện bản thân trước những cô mái tơ kia. Chúng chạy tới chỉ là để ăn vội những hạt thóc đầu tiên trước khi bị chú gà trống chuồng đuổi đi, không biết từ bao giờ đàn gà nhà tôi đã có sự phân chia giai cấp rõ ràng. 

Bởi như vậy, nhìn đàn gà ăn mỗi chiều là một thú vui mà ngày nào tôi cũng muốn nhìn ngắm. Nhìn ngắm một xã hội thu nhỏ trước mắt khiến tôi luôn nghi ngờ về sự cân bằng của của mọi xã hội bây giờ. Chúng đánh nhau chỉ vì nhìn cùng một hạt thóc, thật nực cười.

Bây giờ là bốn giờ chiều nhưng bầu trời thì đã như bảy giờ tối, những đám mây đen từ phía đông đã bao trùm kín bầu trời phía tây trước nhà. Trong căn bếp, bà đang nấu bữa tối nên hôm nay cả nhà sẽ ăn cơm sớm. Mọi ngày thì cũng không ăn sớm như vậy, nhưng do biết chắc là sẽ mất điện nên đành ăn sớm cho chắc, kẻo mất điện thì không biết thế nào mà lần. 

Trong khu vườn trước sân nhà, ông tôi đang chuẩn bị cất mấy con chim tào mào của mình vào nhà, chúng có thể coi là những đứa con cưng của ông. Nếu phải chọn giữa bố tôi và mấy con chim ấy thì tôi cá là bố sẽ bị ông cho ra rìa một cách không thương tiếc.

Mọi việc đã xong xuôi, những chú gà đã vào chuồng, bà đã nấu xong bữa tối và ông đã chăm chút cho mấy đứa con của mình xong. 

Mọi thứ đều đã xong thì cũng là lúc mà cơn mưa đổ xuống, những hạt mưa căng mọng rơi xuống làng quê thơ mộng tạo thành một màn che trắng xóa khiến đôi mắt của tôi như đang rơi vào hư ảo và không thể nhìn rõ. Những cơn gió nổi lên dữ dội làm đu đưa những thân cây bạch đàn to lớn, những bụi tre va đập vào nhau tạo thành những tiếng phách vui tai và phía dưới cánh đồng là những làn gợn sóng được tạo bởi những cây lúa chín vàng khiến tôi lo lắng. Cây cối là những vật vô tri vô giác, vậy tại sao chúng lại như những người người diễn tấu một bản nhạc của đồng quê khiến bao khán giả bên dưới du dương theo nhịp điệu.

Cơn mưa lớn ấy như vừa đổ sập xuống tạo ra những tiếng ồn lớn nhưng bằng cách nào đó tôi lại cảm thấy rất dễ chịu khi nghe thấy chúng. Trước mắt tôi, ôi! Một bản giao hưởng của tự nhiên, một khung cảnh hùng vĩ, một thứ khó có thể tìm ở chốn nhân gian này. Nó chỉ là những tiếng ồn, nhưng sao nó lại có thể kết hợp lại với nhau một cách hoàn hảo như vậy nhỉ? Tôi tự hỏi bản thân như thế. Nhưng tôi cũng chả cần câu trả lời lắm, hưởng thụ nó là cái mà tôi cần lúc này. Thật phí phạm nếu cứ để nó biến tan đi mất theo cơn lũ.

Nhà tôi ở hướng tây nên tôi đứng ở thềm nhà mà không sợ bị hắt ướt người. Tôi nhìn về phía trước nơi bờ đê của con sông Đào, những chiếc xe máy lũ lượt chạy nối đuôi nhau để thoát khỏi cơn bão. Rồi phía dưới cánh đồng trước nhà tôi, ông Tuấn và bà Sinh đang lùa đàn vịt cả ngàn con của mình về nhà trong sự bất lực. Những con vịt đang chơi đùa với cơn bão, chúng tung tăng nhảy múa và tung hoành khắp cánh đồng. Nếu không lùa về được, ngày mai có lẽ sẽ mất đến vài chục con vịt vì chúng trôi theo dòng nước đi vào nhà ai mất. Nhưng cuối cùng họ cũng xong, thật may mắn cho họ và cả cho hai ông cháu tôi khi đang dự định chạy xuống giúp một tay. 

"Thôi hai ông cháu vào ăn đi không tí lại mất điện."

Bà từ trong nhà gọi ông cháu tôi đang đứng ngắm cơn mưa ngoài thềm, chả biết từ khi nào mà mỗi khi mưa là hai ông cháu tôi lại có thói quen như vậy. Ông vào trước rồi đến tôi vào, không biết cơn mưa hối hả đó có gì thú vị mà khiến tôi bị thu hút và không muốn rời mắt khỏi nó. Nhưng những cám dỗ đó chỉ là hàng tôm tép ngoài chợ so với mâm cơm của bà.

Một bữa cơm đơn giản với chỉ một chút thịt xào mắm, rau muống và cà muối. Nó quá nỗi giản dị nhưng chả hiểu sao nó lại có sức hút kì lạ khi kết hợp lại với nhau, đúng là tuyệt phẩm, chắc bà đã bỏ bùa mê vào chúng, một hôm nào đó tôi sẽ vòi bà dạy cho thứ bùa mê đó. 

"Cơm bà nấu đúng là số một!"

Tôi vừa ăn xong bốn bát cơm mà đến tôi cũng không kịp nhận ra cho đến khi nó xong. Còn bà thì cứ vừa ăn vừa cười vì được tôi khen. Có lẽ đây là thứ mà khiến những người con đi xa luôn muốn trở về chăng?

Cơn mưa vẫn tiếp tục rơi ào ạt xuống cánh đồng nhưng những cơn gió thì đã dịu đi, tôi cũng đã bớt lo phần nào. Ngoài trời bây giờ đã tối đen như mực, ngoài đê và dưới đồng vắng tanh như chùa Bà Đanh. Ánh sáng của mặt trời biến mất cũng là lúc mà ánh sáng của tương lai lên ngôi, những ánh đèn huỳnh quang sáng trắng khắp mọi nơi từ trong nhà cho đến ngoài đường. Những ánh sáng ấy thật mờ ảo dưới lớp màn che của cơn mưa rào, nó mờ nhạt rồi lấp lóe tạo thành những dải sáng dài trên những con đường làng quê nông thôn mới.

Đâu đây, có thể là căn nhà trên đồi phía sau tôi hoặc bên nào đó, tôi nghe thấy những âm thanh của hai cha con nhà hàng xóm đang cùng nhau hợp sức để xoay dàn ăng-ten. Tôi lấy làm thèm thuồng cái thứ âm thanh, cái thứ cảm giác mà những câu nói: "Được chưa con?", "chưa được, một chút nữa.", "được rồi, được rồi!". Tại sao tôi lại thèm nó đến vậy? Tại sao chứ?. Rồi tôi quay sang nhìn ông mình đang xem bản tin thời sự với cái tivi 60 inch thì tôi cũng ngầm hiểu ra lý do. 

Tôi nở một nụ cười đau khổ rồi quay vào trong buồng để học bài mặc dù mai là chủ nhật, có lẽ tôi bây giờ chỉ còn nó là thú vui. Cái buồng rộng hai gian đó bây giờ đã coi là phòng riêng của tôi, mà cũng không hẳn vì trong đó cũng là cái chỗ để hơn hai tấn thóc. Tôi có hai cái bàn học, một là bàn thông thường đi kèm với kệ sách và cái bàn còn lại là bàn máy tính hơn hai trăm triệu mà bố sắm cho tôi. Bỏ qua cái bàn bình thường, tôi sẽ nói về cái dàn máy tính kia. Nó là quà cho tôi khi đỗ thủ khoa trường trung học phổ thông Lương Phú, mặc dù cũng chả biết mình có dùng hết nó không nhưng công dụng duy nhất của nó đối với tôi là chỉnh sửa khuôn mặt mấy đứa bạn và cho tặng chúng mỗi khi sinh nhật. Tôi biết rằng sắp mất điện nên tốt nhất là tôi nên tắt nó đi. 

Căn phòng rộng hai gian nằm dọc này thật sự thì cũng khá rộng, nó được chia làm ba phần: phần thứ nhất là rìa ngoài là dùng để thóc, phần thứ hai nằm giữa là bàn học và dàn máy tính đặt quay lưng với nhau, phần ba thì là giường ngủ và tủ quần áo. Nói thẳng ra thì có vẻ khá bất tiện với chỗ để thóc, bởi đêm nào cũng thấy tiếng chuột kêu. Căn nhà này là nỗi ám ảnh với bất cứ ai sợ chuột, để giải quyết vấn đề đó bố đã mua hai con mèo cảnh màu trắng tinh nhìn như mấy cục bông vô dụng. Vì sao vô dụng ư? Hãy thử tưởng tượng hai con mèo bị chuột dọa xem.

Nói đến chuột, thì chúng đúng là đặc sản rồi, tôi có xem mấy món chuột trên thành phố qua mạng, thật sự thì tôi cảm thấy nó bé như mấy con mà tôi hay bắt cho mèo ăn. Chuột mà tôi ăn là loại phải đi hun khói ở hang trên rìa đê và bờ ao, nó to ngang con mèo cơ.

Tôi mở sách ra, bài tập thì đã được làm hết không chừa thứ gì. Mấy đứa bạn cứ bảo tôi là quái vật khi bài nào cũng lên bảng được, thực sự thì lớp mười nó không khó đến vậy đâu. Lớp mười hai mới khó chứ cái này mần gì nhỉ? Tôi tự hỏi mỗi khi nhận được những câu khen ngợi của lũ bạn.

Tôi gấp sách lại trong buồn chán và đi ra ngoài xem thời sự với ông, nhưng do tôi không thích nó lắm. Có lẽ ra ngoài thềm ngắm cơn mưa đang vơi dần từng chút một kia cùng với bà ngoài đó là hợp lý nhất. Bà đang đan khăn quàng cổ, đó là thú vui của bà mỗi khi rảnh. Nếu tôi nhớ không lầm thì có tới gần một trăm cái khăn như vậy trong tủ thì phải, bà làm vậy để tặng cho mấy đứa nhỏ có gia đình khó khăn mỗi khi Tết đến. Thế mới thấy làm nông nhàn như thế nào, chúng tôi chỉ bận mấy ngày mùa thôi. 

Cơn mưa lớn, bóng đèn sáng quắc thì bọ tới bâu đầy tường ngoài thềm. Chúng đến thì cũng là lúc mà dám thạch thùng ra mặt, nhà tôi có đến cả gần hai mươi con và bây giờ tất cả đều tập trung ở đó. Thật sự thì nhiều thật, vì quá đông nên thỉnh thoảng chúng cũng có tranh giành nhau những con muỗi đến nỗi rơi xuống đất. Tôi bị rơi vào đầu vài lần rồi, mỗi lần như vậy ông lại bảo tôi ném cho gà để giảm bớt chúng.

Thôi mặc kệ cho chúng mưu sinh, tôi thích ngắm nhìn những ánh đèn phía xa kia hơn.

Tôi thấy những ánh đèn phản chiếu dưới ruộng phía xa, đó cũng là lúc tôi biết rằng nếu cứ mưa như này là khỏi ăn vụ lúa năm nay. Lụt rồi, mai tôi sẽ đi đánh cá. Mà thôi tôi thích đi bắn cá hơn, bắn bằng cung đó. Tôi và ông mỗi người một cây cung, của ông là loại tám mươi pounds, còn tôi sức yếu hơn nên ba mươi pounds là hơi quá sức rồi. Một thú vui nữa của tôi và ông. Cây cung của tôi thì là loại mua, thân làm từ kim loại và cánh cung làm từ sợi thủy tinh giá khoảng hai mươi triệu. Khá rẻ. 

Cây cung của ông tôi thì là loại cung săn ngày xưa, nó đã quá nỗi già nhưng vẫn còn dùng tốt, độ nặng của nó đã chứng minh điều ấy. Cây cung làm từ tre gác bếp lâu năm nên nó rất bền và dẻo dai, dây cung là ruột mèo nên cũng khá là chắc chắn. Nó là cây cung đã vấy máu tanh, nhưng nó là anh hùng. Chiến tranh biên giới Việt-Trung là chiến trường của nó. Không biết tại sao nó lại xuất hiện ở đó khi súng đạn lên ngôi nữa, nhưng không thể bàn cãi nó là anh hùng trong tôi.

Ánh đèn bỗng vụt tắt, không gian xung quanh tối um. Bác thợ điện vui tính vừa lỡ tay rút điện vùng này, mà không sao! Chắc lại hỏng dây ở đâu rồi. Mà phần thú vị sẽ tiếp nối ngay sau đó thôi, đó là tiếng gọi nhau để hỏi dò về điện đóm nhà người khác. Vừa mới nói xong đã có người chuẩn bị gọi nhà tôi này, tôi thấy có tiếng gọi.

"Kiệt ơi! Nhà mày có mất điện không nhỉ?"

Đó là thằng Chính, Vũ Quang Chính, cái tên đó được lấy từ: "Quang minh chính trực.". Nó kém tôi một tuổi, nhà kế bên trái nhà tôi. Tuy nhỏ hơn nhưng thú thật thì tôi với nó chưa bao giờ quan tâm đến điều đó, xóm Tân Ngọc này khá ít trẻ con cùng lứa với nhau, vậy nên có nó thì tất nhiên là sẽ vui hơn nhiều so với chơi với đám trẻ kém tôi cả mười tuổi. Có thể nói tôi với nó rất thân với nhau từ tấm bé, tôi với nó và một đưa bạn nữa được coi là bộ đôi phá hoại ở cái xóm này, tôi cá là mọi vụ màu của cái khu vực này, chưa ruộng nhà ai mà chúng tôi không thử ghé qua. Ngô, khoai, sắn, vải, nhãn, sấu, cóc, bòng, mít, gà, vịt, chim, chuột… ở khu vực này quả thì rất ngọt, con thì rất ngon, đặc biệt là khi ăn nướng.

"Nhà tao cũng mất rồi, mà không thấy khu làng Trại Vàng bên kia sông cũng mất mà còn hỏi."

"Ờ thế thôi, mai đi kích cá với tao không? Tao mới hàn xong bộ kích 24v lên 220v rồi này."

Nó là một thằng táy máy về mấy cái món đồ điện từ nhỏ, nên bây giờ nó khá giỏi món đó. Nhà nó hai tầng, phòng nó nào thì máy phơi quần áo, máy đóng cửa, cảm biến tùm lum cả. Nói chung nó chế được món gì đó với tôi không phải chuyện gì quá lạ lẫm rồi. À, nhân tiện điểm vật lý của nó 4.9, học sinh trung bình.

"Thôi, mai tao đi bắn cá với ông. Mày cứ đi kích một mình đi."

Tôi đáp trả lại nó, không hiểu sao mỗi khi nói to là tôi sẽ bị đau họng nên có lẽ nốt câu này là tôi sẽ không nói gì nữa. Và tôi chắc nó sẽ hiểu ý và không hỏi gì thêm. 

"Ờ thế thôi! Tao rủ bọn nhóc trong xóm đi xách xô hộ vậy."

Nó nói câu đó xong thì không thấy nói gì thêm nữa, có lẽ nó đã vào nhà. Có lẽ cơn bão tiếp theo tôi sẽ đi kích cá với nó, tôi biết sẽ còn một đến hai cơn bão nữa rồi mới đến mùa khô mà.

Tôi quay sang nhìn bà cùng cây đèn dầu đã thắp từ bao giờ, bà vẫn tiếp tục đan những chiếc khăn còn dang dở khi nãy. Những chiếc khăn bà đan thì đúng là hàng cực phẩm, nếu bà mang bán thì tôi đoán là sẽ cháy hàng vào dịp Phụ Nữ Việt Nam và Nhà giáo Việt Nam sắp tới. Những sản phẩm thủ công của bà cái nào cũng làm rất cầu kỳ và đẹp mắt bởi những con cá, con gấu hay những cánh hoa đính trên ấy. Một món quà có thể nói là cực kỳ có giá trị về mặt tình cảm cho người mình quý mến. Nhưng như tôi đã nói, những cái khăn của bà có muốn mua cũng khó.

Ông thì từ khi nào cũng đã mang cây cung yêu dấu của mình ra và ngắm nghía nó, có lẽ là khi tôi nói chuyện với thằng Chính ông đã nghe thấy và lấy nó để chuẩn bị. Ông ngồi gần bà, lấy cái rẻ khô lau qua cây cung và lên dây cho nó. Tôi có thể thấy qua làn da nhăn nheo sờ như túi bóng cứng kia là những bó cơ chắc nịch. Dây cung đã được lên, ông thở một hơi cho thấy sự xuống sức của mình. Kéo dây cung ra và hướng nó ra ngoài sân, ông nheo mắt lại rồi từ từ đưa dây cung về vị trí ban đầu mà không thả tay ra. Ông gật đầu như nói rõ cây cung bây giờ còn khỏe hơn cả ông. Thế ông đứng ngắm vừa nãy là thế bắn cung luyện tập hay thi đấu, đó là cách ngắm bắn thẳng người và kéo cung thông thường. 

Vào thời huy hoàng của ông hơn một trăm ba mươi mét chỉ là trò trẻ con với ông, nhưng bây giờ do tuổi già mà ông chỉ còn bắn được ở khoảng hơn bảy mươi mét mà thôi. Tuy vậy, khoảng cách hơn bảy mươi mét mà vẫn bắn trúng đối với tôi đó là cái gì đó thật là kinh khủng, bởi tôi ngoài năm mươi mét là hụt lia lịa. 

Cây cung hai mươi triệu của tôi là loại cung thi đấu, có trợ ngắm và nhiều công cụ hỗ trợ ngắm bắn mới bắn trúng được khoảng cách cách năm mươi mét hoặc hơn khoảng cách ấy, tuy tỉ lệ vẫn là hai trên mười. Thật đáng xấu hổ, tôi tự nhủ như thế. Tôi sẽ cố gắng hết sức để có thể phá được kỷ lục của ông mình. 

Trời vừa tạnh mưa rồi, từ bốn giờ chiều đến gần chín giờ tối. Tôi biết thừa rằng đêm nay nó vẫn sẽ tiếp tục, và rằng ngày mai nước lũ sẽ lên cao hơn nữa. Những ruộng lúa chín sẽ ngâm nước ít nhất một ngày, những ao cá sẽ chả còn con nào và nhà dân sẽ tiếp tục hư hại. Nhưng biết làm sao được, quy luật tự nhiên mà, tôi sẽ tuân theo nó. 

Tôi là Nguyễn Sĩ Tuấn Kiệt, tôi là người tuân theo lẽ tự nhiên. Cuộc sống bây giờ của tôi như thế nào, tôi biết. Nhưng tôi sẽ tuân theo lẽ tự nhiên và sống hết mình vì gia đình này.