The Place You Called From

Chương kế tiếp:

Truyện tương tự

Throne of Magical Arcana

(Đang ra)

Throne of Magical Arcana

Ái Tiềm Thủy Đích Ô Tặc (Mực Thích Lặn Nước)

Đây là web novel đầu tay của lão Mực, đầu tay chứ không có nghĩa là non tay. Lão Mực đã vẽ nên thế giới nơi mà tri thức, khoa học thực sự biến thành sức mạnh theo đúng nghĩa đen và chứa đựng một khối

276 7109

Tớ biết mọi thứ về cậu, nên tớ sẽ làm bạn gái của cậu nhỉ?

(Đang ra)

Tớ biết mọi thứ về cậu, nên tớ sẽ làm bạn gái của cậu nhỉ?

Kaname Aizuki

Một bộ romcom chứa đầy những mối liên kết bị bỏ lỡ giữa một cô gái thông minh, xinh đẹp không thể thổ lộ cảm xúc của mình và một chàng trai có khả năng đặc biệt nhưng mất niềm tin vào tình yêu!

14 91

I became the Necromancer of Academy

(Đang ra)

I became the Necromancer of Academy

_172

Sau đó, ta sẽ giải thoát cho các ngươi

14 124

Tôi có hôn thê, nhưng tại sao nhỏ lại là "Nữ phản diện" ở trường cơ chứ!?!

(Đang ra)

Tôi có hôn thê, nhưng tại sao nhỏ lại là "Nữ phản diện" ở trường cơ chứ!?!

Sodayou

Làm ơn, tôi chỉ muốn sống một cuộc sống yên ổn thôi mà!

25 218

Cậu bé được Ma Vương và Long Vương huấn luyện trở nên vô đối trong cuộc sống học đường! (WN)

(Đang ra)

Cậu bé được Ma Vương và Long Vương huấn luyện trở nên vô đối trong cuộc sống học đường! (WN)

Kumano Genkotsu

Được sinh ra với cơ thể yếu ớt cũng như không có tài năng trong cả ma thuật và sức khỏe, Ruisha Bardy thường xuyên bị cô bạn thời thơ ấu của mình bạo hành. Vào năm 15 tuổi, khi trốn ở trong rừng luyện

24 370

Tập 01 - Nơi mà cậu đã gọi điện - Chương 02 - Mùa hè thoáng qua

Những tấm gương không phải lúc nào cũng nói sự thật.

Khi chúng ta nhìn vào trong gương, các tia sang trước hết sẽ phản xạ trên mặt gương, đi qua đồng tử, khúc xạ một lần nữa ở thủy tinh thể rồi đi vào võng mạc trước khi được chuyển thành tín hiệu thần kinh và đưa về trung tâm cảm nhận thị giác trong não. Tuy nhiên, nó vẫn còn phải qua một công đoạn nữa trước khi dến được nhận thức của chúng ta – bị bẻ cong bởi bộ lọc mang tên ‘cảm tính’.

Nói một cách chính xác, trên đời không bao giờ tồn tại một người có thể nhìn thấy khuôn mặt mình theo cách mà những người xung quanh thấy được. Đôi mắt của con người chỉ thấy những gì họ muốn thấy, và dựa trên nó để tiếp tục hoàn thiện nốt phần giả tạo còn lại theo cách họ nghĩ. Khi đứng trước một tấm gương, bạn sẽ vô thức điều chỉnh góc độ và biểu cảm sao cho trông tự tin nhất có thể. Hầu hết những người luôn phàn nàn “Tôi chẳng bao giờ ăn ảnh cả” đều chỉ đơn giản là không thể chấp nhận hình ảnh thực sự của họ, bởi họ đã tự in vào đầu hình ảnh hoàn hảo nhất mà mình tạo ra khi đứng trước gương. Ít nhất thì đó là những gì tôi nghĩ.

Hầu hết mọi người đều không nhận ra ‘bộ lọc’ vô hình này cho đến khi đủ lớn. Những người kém may mắn hơn – hoặc là cực kì may mắn, theo một nghĩa nào đó – thì hoàn toàn không biết gì về điều này cho đến cuối đời. Nhưng khi còn bé, tất cả chúng ta đều là những công chúa và hoàng tử. Chỉ đám dở hơi mới nghĩ rằng họ là hai ả phò con riêng của bà mẹ kế chứ không phải cô bé Lọ Lem. Tuy nhiên khi lớn hơn một chút và va chạm đủ nhiều với sự phũ phàng của cuộc đời, người ta không còn lựa chọn nào khác ngoài tự sửa lại hình ảnh mặc định của mình theo cách mà xã hội nhìn họ. Mình không phải công chúa – những cô gái nhận ra điều đó. Mình không phải hoàng tử - những chàng trai nhận ra điều đó.

Và tôi nhận ra điều đó, sớm hơn một chút. Vào một mùa hè năm lớp bốn. Chúng tôi sẽ diễn một vở kịch ở lễ hội trường vào tháng Chín, vậy nên cả lớp tổ chức một cuộc họp để chuẩn bị cho việc này. Cho tới thời điểm đó, tôi vẫn chỉ nghĩ rằng cái bớt của mình là một nốt ruồi hơi quá khổ. Cho dù những đứa trẻ khác thi thoảng đem nó ra làm trò đùa, tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản là nó giống như việc người ta chọc mấy đứa đeo kính hoặc hơi mũm mĩm – chẳng có gì quá đặc biệt ở đây cả. Ngay cả khi bị đặt cho một cái biệt danh ngớ ngẩn, tôi thậm chí còn cảm thấy thích thú như thể mình vừa đạt được một danh hiệu nào đó vậy.

Cho đến khi một đứa trong lớp làm cho tôi nhận ra mình đã hiểu sai mọi thứ.

“Diễn vở ‘Bóng ma trong nhà hát’ đi cô? Chúng ta có một diễn viên hoàn hảo này!”

Thằng bé giơ tay lên và chỉ vào tôi.

“Thấy chưa? Yosuke quá hợp làm Bóng ma luôn!”

Vài ngày trước đó, chúng tôi đã xem một trích đoạn ngắn vở nhạc kịch ‘Bóng ma trong nhà hát’, chỉ vỏn vẹn có ba mươi phút. ‘Bóng ma’ đeo một chiếc mặt nạ to đùng để che đi khuôn mặt xấu xí của hắn. Khỏi phải nói cũng biết tại sao thằng bé đó nghĩ ngay tới tôi.

Nó chắc chắn chỉ là một câu bông đùa. Vài đứa trẻ khác trong lớp cười khúc khích, và tất cả những gì tôi nghĩ đến lúc đó là “Ờ, phải ha?”

Có điều cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi, một người phụ nữ gần bốn mươi tuổi và bình thường chưa từng nói một câu nào nặng lời, lại không ngốc như thế. Cô đập bàn cái rầm và giận dữ quát lớn “Em có biết không phải cái gì cũng đem ra đùa được không hả?!”

Trước khi bất cứ ai kịp phản ứng gì, cô đã phăm phăm bước xuống lớp, túm lấy cổ áo của thằng nhóc vừa nói đùa và lôi nó lên bục giảng mắng té tát. Thằng bé phải đứng đó cho đến tận giờ ăn trưa. Mắt nó đỏ hoe vì khóc, và bầu không khí trong lớp trở nên ngột ngạt đến cùng cực. Không ai nói gì, nhưng có lẽ bất cứ học sinh nào cũng đều có cùng một suy nghĩ: Giai đoạn chuẩn bị đầy vui vẻ cho lễ hội trường đã bị phá hủy hoàn toàn. Và tất cả là lỗi tại tôi.

Lớp học không một tiếng nói. Chịu đựng cái nhìn chòng chọc từ những đứa bạn, tôi cuối cùng cũng hiểu ra sự thật. Ồ, ra vậy. Cái bớt này không phải là thứ mà bạn có thể chỉ cười xòa và cho qua chuyện. Nó là một di chứng bẩm sinh kinh khủng khiến tôi trông không khác gì thằng dị dạng trong mắt người khác. So với những thứ như kính cận hay tàn nhang – thứ đôi khi thậm chí có thể tạo điểm nhấn cho bạn – cái bớt là một sản phẩm lỗi của tạo hóa. Những đứa trẻ nhìn nó khinh bỉ, còn người lớn thì coi tôi như một kẻ khiếm khuyết đáng thương.

Kể từ ngày hôm đó, tôi bắt đầu trở nên sợ hãi ánh mắt của những người xung quanh. Và khi tập trung vào điều đó, tôi mới nhận ra có nhiều người nhìn nó chằm chằm hơn mình tưởng. Có thể tôi đã suy nghĩ quá nhiều, cũng có thể cơn giận của cô giáo nọ đã gây ra điều ngoài ý muốn, nhưng từ sau sự việc đó những đứa bạn trong lớp tôi bắt đầu thay đổi thái độ. Chúng không còn dừng lại ở vài câu đùa cợt bâng quơ nữa. Chúng coi nó như cái gai trong mắt, còn tôi là một con quỷ liên tục chọc cái gai ấy vào mắt chúng.

Chính tôi cũng không thể trách chúng được. Tôi ghét cái thứ đen xì ấy còn hơn tất cả những đứa kia gộp lại.

Tôi bắt đầu tra cứu trong các thư viện cách để loại bỏ những vết chàm, vết bớt và các vấn đề da liễu bẩm sinh nói chung. Nhưng được như cái bớt này là kết quả của một sự di truyền xa lắc xa lơ từ tận Mông Cổ hay gì đó, và các phương tiện khoa học hiện có không khả năng để xóa nó đi. Trong một vài trường hợp, những cái bớt sẽ tự mờ đi theo năm tháng và cuối cùng biến mất. Tôi có lẽ đã đặt kì vọng vào điều đó nếu như các dẫn chứng không phải đều lấy từ mấy ca nhẹ hơn tôi cực, cực, cực kì nhiều.

Khi tôi còn nhỏ, mẹ đã đưa tôi đến rất nhiều bệnh viện khác nhau. Những chuyến đi đó luôn kết thúc trong sự vô nghĩa mà không đem lại kết quả nào. Dường như đã buông xuôi hi vọng lấy lại khuôn mặt bình thường cho đứa con trai, cha mẹ tôi tránh nhắc đến cái bớt trong suốt gần mười năm trời. Nhưng khi thấy tôi trở nên suy sụp sau sự việc trên lớp ngày hôm ấy, mẹ tôi lại cố gắng tìm nơi có thể chữa cho tôi một cách vô vọng. Tôi lui tới các bệnh viện thường xuyên tới nỗi thuộc lòng hết cả mấy bài nhạc phát ở phòng chờ khám khoa da liễu. Những người ngồi chờ khám phần đông đều không bị gì nghiêm trọng cho lắm. Và vì người ta luôn thấy vui khi bắt gặp ai đó đang trong tình trạng còn tồi tệ hơn bản thân họ, sự có mặt của tôi giống như liều thuốc xoa dịu tâm hồn cho cả đống bệnh nhân.

Sau hàng tháng trời gặp các bác sĩ, tôi được thuyết phục rằng không cần lo lắng về cái bớt, rằng nó chẳng có gì nguy hiểm và rằng trên thế giới còn cả mớ thứ bệnh kinh khủng khác về da nên ít nhất tôi vẫn còn may mắn chán. Kiểu an ủi rẻ tiền đó, thật đáng tiếc, không có mấy tác dụng. Cuộc đời có thêm một hay hai ca bệnh nặng cũng chẳng khiến cái bớt này cũng như những gì nó gây cho tôi bớt tồi tệ hơn.

Khi cái bớt lớn dần, hành vi của tôi bắt đầu trở nên kì lạ hơn, dẫn đến thu hút nhiều ánh nhìn kì thị hơn, và kết quả là tôi lại càng sợ hãi rồi tiếp xục cư xử kì quặc – cái vòng luẩn quẩn này liên tục khiến tình hình trở nên trầm trọng đến cực hạn. Tôi không còn có thể nói chuyện bình thường với người khác, cho dù là với bạn bè ở trường. Tôi bị ám ảnh rằng cả thế giới đều nhìn vào cái bớt này, rằng ai ai cũng căm ghét nó, và mọi nụ cười than thiện dành cho tôi đều là giả tạo.

Một đêm nọ, tôi đột nhiên bị đánh thức bởi một cơn ớn lạnh ghê người từ trên trời rơi xuống. Tôi không hề cường điệu khi nói ‘từ trên trời rơi xuống’, vì hôm đó ngoài trời nóng tới 40 độ và tôi thì hoàn toàn không bị cảm. Hai hàm răng va vào nhau lập cập, tôi run rẩy lôi tấm chăn to sụ từ tủ quần áo ra và chui xuống dưới nó.

Cái lạnh vô hình kéo dài hơn tôi tưởng. Cho đến tận sáng hôm sau, nó vẫn không biến mất. Mẹ phát hoảng khi thấy tôi quấn cái áo bông đi học giữa thời tiết thế này - bà tưởng tôi đã gặp vấn đề về thần kinh hoặc suy nhược cơ thể đến mức không phân biệt được nóng lạnh, và vội vã đưa tôi đến bệnh viện. Nhưng rốt cuộc các bác sĩ cũng không thể nghĩ ra giải pháp gì hơn là bắt tôi nghỉ ở nhà một thời gian. May mắn thay, tôi không bị bất cứ triệu chứng nào khác ngoài lạnh, vậy nên miễn là mặc đủ quần áo ấm thì sẽ không có vấn đề gì hết.

Và thế là kì nghỉ hè của tôi bắt đầu sớm hơn bình thường.

Đó là một mùa hè kì quặc. Trong khi ve sầu kêu ran và nắng nóng thiêu đốt mặt đường, tôi cuộn tròn mình trong tấm chăn dày và uống trà ấm. Mỗi buổi tối, tôi rót đầy một chai nước nóng và ôm nó đi ngủ trong khi răng va lập cập. Tôi chỉ ra ngoài vào giữa trưa khi nhiệt độ lên đến đỉnh điểm để hít thở không khí trong lành – giờ nghĩ lại, tôi tự hỏi hàng xóm đã nghĩ gì khi thấy một thằng bé mặc hai lớp áo bông dưới ánh mặt trời đỏ rực như lửa cháy.

Khi mẹ tôi hiểu rằng tất cả đều do áp lực từ việc chịu đựng rắc rối do cái bớt gây ra, bà quyết định không đả động gì đến nó nữa, cũng như ngưng hỏi han về chuyện ở trường.

“Ừ, con cứ nghỉ ngơi đi. Thư giãn.” Đó là tất cả những gì mẹ nói. “Đừng lo lắng về việc khi nào sẽ khỏi.”

Nếu tình trạng này kéo dài đến mùa đông, chuyện gì sẽ xảy ra? Tôi đã gần như tê cóng vào những những ngày hè nắng nóng này, vậy khi mùa đông đến và trời đủ lạnh để có tuyết, chắc từng tế bào trong cơ thể tôi sẽ đông lại thành đá và tôi sẽ chết vì vỡ ra từng mảnh.

May mắn thay, tôi đã không phải trải nghiệm điều đó. Khoảng hai mươi ngày kể từ khi kì nghỉ đặc biệt nọ bắt đầu, cơn cớn lạnh của tôi biến mất như chưa bao giờ tồn tại.

Tôi chỉ có thể nói rằng tất cả là nhờ có Yui Hajikano.

________________

Ngày đầu tiên học lớp mười của tôi bắt đầu với thời tiết dễ chịu.

Kéo kéo lại vạt áo sơ mi, tôi xỏ chân vào đôi giày lười mới mua và mở cửa bước ra ngoài, cảm nhận hơi ấm từ mặt đường nhựa bắt đầu bị nung nóng dưới ánh mặt trời. Hình như ông cụ hàng xóm trước cửa vừa mới tưới cây, vì mé bên kia lấp lánh một màu đen của nhựa đường bị ướt. Những chiếc cột điện đổ bóng xuống dọc con đường, và cỏ dại mọc kín khu đất trống cạnh nhà tỏa ra thứ mùi hăng hắc đặc trưng.

Tôi bỗng thấy hơi chóng mặt. Thế này là quá nhiều. Mùa hè vẫn đến và đi mười sáu năm nay, nhưng lần nào nó cũng khiến tôi hơi căng thẳng với sự tươi mới đến ngột ngạt này. Tôi chưa bao giờ có thể làm quen với nó. Lần này cũng không ngoại lệ.

Mùa hè có quá nhiều sức sống. Mặt trời tỏa nắng gấp mười lần, mưa rào ập đến đột ngột như trút nước, cây cối và côn trùng phát triển như điên, còn con người thì vui mừng chào đón cái nắng nóng đó một cách ngớ ngẩn. Chưa hết, quá nhiều sự sống cũng đồng nghĩa tiến gần hơn với cái chết. Không phải tự nhiên mà việc kể chuyện ma là một đặc trưng của những đêm hè – chẳng đơn giản như kiểu “dùng cảm giác ớn lạnh để quên đi cái nóng” đâu. Nến cháy càng to, nến chảy càng nhanh. Đó là quy luật của cuộc sống. Vay và trả.

Tôi đã nghĩ rằng mình rời khỏi nhà tương đối sớm sủa, nhưng có vẻ do nhầm lẫn giờ giấc gì đó mà khi tôi đến ga tàu điện thì đã ngay sát giờ. Khách chờ tàu đổ ra sân ga nghìn nghịt, và tôi nghe thấy tiếng phanh chói tai quen thuộc vang lên.

Khi chìa tấm vé tháng cho nhân viên soát vé, tôi bỗng nghe thấy một giọng nói thân thiện, “Chúc một chuyến đi tốt lành”. Tôi ngẩng lên và nhận ra lão già vẫn luôn nhìn chằm chằm vào cái bớt của tôi một cách ngơ vực mỗi khi đi qua đây.

…Chuyện quái gì xảy ra với ông ta vậy nhỉ? Mới tập ăn chay à?

Mặc dù có cảm giác là lạ, tôi tự thuyết phục bản thân rằng không ai cau có suốt 365 ngày một năm cả và bước lên tàu. Thứ mùi nồng nồng hỗn tạp của mồ hôi và khói thuốc lá phả vào mặt tôi như thường lệ - dấu hiệu bắt đầu một ngày tệ như mọi ngày khác.

Trong khi nhìn quanh để tìm một ghế trông, tôi chợt chạm mắt với hai cô gái mặc đồng phục Cao trung đứng sát tường. Một trong số họ chỉ vào tôi. Lại bắt đầu rồi đây… Tôi tự nhủ và nhìn cô ta chằm chằm, sẵn sàng bắn ra cái lừ mắt xua đuổi mà mình đã luyện tập hàng năm trời.

Cô gái nhận ra ánh mắt của tôi và, như thể tự hỏi có phải mình đã làm gì bất lịch sự, quay đi chỗ khác một cách lung túng. Cô gái còn lại mỉm cười ngượng ngùng với tôi như muốn xin lỗi.

Cái gì thế này?

Phản ứng thân thiện kiểu đó là thứ mà tôi gần như không bao giờ nhận được, phải nói là xác suất thấp ngang với việc trúng xổ số. Lão soát vé khi nãy cũng thế. Thế giới đã đột nhiên trở nên siêu cấp thánh thiện trong mấy tháng tôi bị gãy chân sao?

Tôi lắc lắc đầu. Không, chắc không kì quặc đến thế đâu. Có lẽ đây đơn giản là cái mà người ta gọi là sự phấn chấn khi hè tới.

Tôi xuống ga thứ ba, hòa mình vào dòng người tấp nập ăn mặc giống hệt nhau. Từ đây đi bộ đến trường sẽ mất khoảng ba mươi phút hay xấp xỉ như thế. Dường như gần đây còn có một trường tiểu học nữa, vì xung quanh đầy nhóc những đứa bé mặc đồng phục hớn hở chạy đuổi nhau với chiếc cặp trên lưng. Một vài đứa va phải tôi, chúng cười toe toét và nói “Buổi sáng tốt lànhhhhh” trước khi chạy vụt đi. Tôi ấp úng một lúc mới có thể chào đáp lại, và mấy đứa nó đã biến mất từ đời nào.

Băng qua khu dân cư đối diện nhà ga và một ngã tư có đường ray xe lửa, cuối cùng tôi cũng đến được nơi cần đến: Cao trung Minagisa Đệ Nhất. Bản thân tòa nhà to đùng đó có thể nhìn thấy từ khá xa, nhưng cái cổng chính thì bé tẹo đến mức trông cứ như cửa sau của một cái nhà kho tồi tàn nào đó – những người đến đây lần đầu luôn phải làm một hành trình bắt buộc là đi lòng vòng quanh trường để tìm cái lối vào bé tẹo đó. Các phòng học đơn điệu một cách kì quặc với những khung cửa phủ rèn màu hung hung đỏ và mái hiên bê bết vết bẩn từ nước mưa và bụi bặm. Tôi chỉ mới ghé chỗ này có hai lần, nhưng quả thực không có gì là sai khi nói rằng Minagisa Đệ Nhất cách xa cái định nghĩa của một ngôi trường tao nhã cả tỉ dặm.

Giữa lúc đang cuốc bộ từ trạm xe đến trường, một hình ảnh lạ đột nhiên lướt qua khóe mắt tôi. Tôi dừng lại, quay đầu, và bắt gặp hình ảnh phản chiếu của mình trong một tấm kính cửa hàng.

Cái gì đó níu chân tôi lại.

Một cảm giác bất an rất, rất mạnh.

Tôi nhìn xuống người mình lần nữa. Quần áo không có gì xộc xệch. Sơ mi không cài lệch nút. Quần không bị mặc ngược, và chắc chắn tôi có kéo khóa. Tức là mọi thứ đều ổn.

Nhưng vẫn còn thứ gì đó. Tôi quay lại lần nữa, và nhìn vào gương.

Chắc chắn có gì đó là lạ. Và nó đến từ hình ảnh mờ đục bên kia tấm kính. Không bận tâm đến việc bị bẩn tay, tôi lau lớp bụi khỏi mặt kính rồi nhìn vào đó lần nữa.

Rồi tôi nhận ra.

Người trong gương trông giống như tôi, nhưng không phải tôi. Cậu ta không có một yếu tố quyết dịnh tạo nên đặc điểm của tôi. Cậu ta trông rất quen, nhưng không phải theo kiểu một thứ nhìn thấy hằng ngày, mà là cái gì đó mang lại cảm giác hoài niệm. Bởi lẽ, đó đã từng là hình mẫu “giá như” mà tôi từng tưởng tượng trong suốt một thời gian dài.

Cái bớt khổng lồ đã biến mất không một dấu vết, như thể chỉ là chút mực bẩn dây lên mặt bị rửa sạch bởi nước vòi.

Khoảnh khắc đó, mọi âm thanh biến mất. Tôi đứng bất động trước gương.

Bối rối thật.

Tôi suýt ngã vì một người đàn ông va vào từ phía sau. Có tiếng xin lỗi, nhưng kể cả âm thanh đó cũng như vọng từ một nơi rất xa. Thấy tôi tiếp tục im lặng và nhìn chằm chằm vào gương như một thằng điên, ông ta hơi lùi lại rồi vội vã rời đi.

Tôi săm soi khắp các góc độ trong cảm giác hoang mang, chỉ để chắc chắn rằng đó không phải ảo giác hay chiếc gương bị che khuất.

Rồi tôi lại tự hỏi liệu có phải mình đang mơ.

Có thể lắm. Việc giấc mơ tái hiện những điều ước của bản thân là chuyện không hiếm. Hầu hết đều dựa trên sự kết hợp giữa những nỗi bức xúc cá nhân và các mong muốn đủ kiểu từ lặt vặt đến to lớn. Ví dụ điển hình chính là giấc mơ mà mặc cảm của bạn biến mất. Vậy nên vui mừng lúc này vẫn còn là sớm quá – trước hết cần phải chắc chắn nó là sự thực.

Tôi nhắm chặt mắt lại trong mười giây. Có thể trò này chỉ tác dụng với tôi, nhưng nhắm mắt và bịt tai khi đang mơ để làm ngắt quãng dòng thông tin thường sẽ khiến giấc mơ kết thúc. Bất cứ khi nào gặp ác mộng mà biết rằng mình đang ngủ, tôi sẽ làm thế này.

Nhưng mười giây, hai mươi giây, ba mươi giây sau - chẳng có gì thay đổi cả. Các giác quan của tôi vẫn rõ ràng như vậy.

Tôi mở mắt và nhìn vào gương. Nó phản chiến gương mặt tôi, không có cái bớt.

Đây không phải một giấc mơ. Rốt cuộc tôi cũng chấp nhận điều đó. Vậy thì lại có một câu hỏi mới.

Chuyện quái gì đang xảy ra?

Tôi tuyệt vọng suy nghĩ. Cái sự thực rằng tôi vẫn không thể nghĩ ra bất cứ lời lí giải nào ra hồn chắc chắn không chỉ vì thiếu ngủ. Ở một góc nào đó trong tâm trí, tôi biết rằng mình biết câu trả lời. Trừ khi tôi tin vào câu chuyện đó, tôi sẽ bị ném vào một cái vòng luẩn quẩn kéo dài vô tận.

Nhưng việc này quá khó tin. Tôi muốn nghe chính miệng người phụ nữ kì lạ kia xác nhận bằng lại.

Phải đi tìm một bốt điện thoại công cộng. Nhưng tôi không biết đào đâu ra thứ đó ở đây - một nơi mà tôi không nắm chút nào về đường đi lối lại. Có thể có một cái ở trong trường? Có thể tốt hơn hết tôi nên đi tiếp. Dù gì đi nữa, cứ đứng ở đây mãi sẽ khiến người ta nghĩ rằng tôi là một gã điên. Và muộn học vào ngày hôm nay thực sự không đáng chút nào.

Miễn cưỡng chuyển ánh nhìn khỏi tấm gương, tôi quay đầu về phía trường học.

Mặc dù đây là ngày đầu tiên ở trường, mọi thứ bỗng trở nên khá vô nghĩa với tôi. Ngay cả cuộc tư vấn của giáo viên chủ nhiệm trong căn phòng đầy mùi cafe cũng không thể khiến tôi tập trung. Những lời khuyện nhủ luôn đi kèm với nụ cười và tông giọng nhiệt tình nồng hậu quá mức cần thiết. “Hoà nhập với lớp vào thời điểm này sẽ rất khó khăn, thầy biết, nhưng chỉ cần cố gắng là mọi chuyện sẽ ổn thôi”; “Kiểu gì mấy đứa cũng sẽ thân thiết được với nhau trước kì nghỉ hè, em làm được mà”; vân vân và vân vân.

Thầy chủ nhiệm là một người đàn ông trung niên khoảng hơn ba mươi với mái tóc bóng mượt như vuốt keo. Ông tên là Kasai. Khoảng năm phút kể từ khi ông bắt đầu thao thao bất tuyệt, một giáo viên khác trông có vẻ ủ rũ đến và thì thầm điều gì đó. Sắc mặt thầy chủ nhiệm xấu đi trông thấy, và ông bảo tôi đợi ở đó trước khi rời khỏi phòng giáo viên.

Kasaki vừa ra khỏi cửa thì tôi cũng chạy ra ngoài, dĩ nhiên, để vào phòng vệ sinh. Để xác nhận lần nữa rằng cái bớt đã biến mất. Tôi không thể không cảm thấy rằng nó đã xuất hiện trở lại ngay thời khắc tôi quay đầu khỏi tấm gương. Bởi vì cái bớt đã đi một cách đơn giản, tôi sợ rằng nó trở về cũng đơn giản không kém.

Lo hão cả. Không có gì trên mặt hết.

Tôi tựa lưng vào tường, kiệt sức, nhìn chằm chằm về phía hình ảnh phản chiếu của chính mình. Cũng đã hàng năm trời tôi không nhìn chằm chằm như vậy.

Gã này trông cũng không tệ, tôi nghĩ thầm, cứ như đó là mặt của người khác.

Hai chân nặng như đá đeo, một bước cũng không cất lên được. Tôi cảm thấy một sự thôi thúc mãnh liệt phải đứng nguyên tại chỗ để tiếp tục nhìn vào gương. Nhỡ như, nhỡ như cái bớt quay lại ngay khi tôi ngoảnh mặt đi chỗ khác thì sao? Nhỡ như nếu không tiếp tục nhìn và làm quen với một “tôi” không có cái bớt trên mặt, tâm trí tôi sẽ mặc định rằng tình trạng này không phù hợp và tự động tạo ra nó một lần nữa? Mấy ý nghĩ đó, dù có vẻ xuẩn ngốc, lại không tài nào ra khỏi được đầu óc của tôi.

Tôi có thể đã đứng đó vài phút, hoặc gần nửa tiếng, trước khi Kasai mở cửa nhà vệ sinh và gọi lớn. “Này, Fukamachi.” Tôi giật mình và rời khỏi trạng thái rối bời, “Thầy biết em đang lo lắng trong ngày đầu tiên ở đây, nhưng lần sau đừng tự dưng bỏ đi như thế nhé.”

Không biết giải thích thế nào, tôi lúng túng xin lỗi và ông vỗ nhẹ vào vai tôi: “Không cần quá lo nghĩ đâu. Mọi chuyện sẽ ổn thôi.”

Tôi không còn nhớ chính xác mình đã nói gì khi tự giới thiệu trước lớp. Có vẻ như tất cả những gì tôi ấp úng được khi đó là vài câu từ sáo rỗng thường thấy được xâu chuỗi lại với nhau. Đầu tôi chỉ toàn những suy nghĩ về sự biến mất của cái bớt, hoàn toàn không có chỗ cho những thứ khác. Nhìn gương mặt nhăn nhó của Kasai, tôi đoán bài giới thiệu không được suôn sẻ cho lắm. Đám học sinh bên dưới bắt đầu xì xào.

Việc vết chàm của tôi bốc hơi đi đâu mất xem ra thực sự không phải tưởng tượng. Bình thường khi gặp tôi lần đầu, bất cứ ai cũng sẽ vô thức nhìn chằm chằm vào nó trong vài giây trước khi bối rối đảo mắt đi chỗ khác và cố tránh không chạm mắt với tôi. Nhưng không có học sinh nào trong lớp lúc này để lộ phản ứng đó. Họ dường như chỉ nhìn thấy một thằng nhóc gặp chút vấn đề trong việc giao tiếp, hết sức bình thường

Sau tràng vỗ tay lẹt đẹt khi bài giới thiệu tẻ nhạt của tôi kết thúc, thầy Kasai chỉ cho tôi chỗ ngồi còn trống ở cuối lớp. Các bàn học được sắp thành bốn dãy, trong đó hai dãy phía người có bảy người và hai dãy phía trong có sáu người. Nghĩa là tôi sẽ chọn một trong hai vị trí này. Chậm rãi bước xuống cuối lớp, tôi để ý những ánh nhìn lướt qua mình như một thói quen. Nhưng với tình huống này, thật khó để biết họ đang tò mò về người bạn cùng lớp vắng mặt suốt ba tháng đầu năm, hay đang có ý chế nhạo tên ngốc thậm chí còn không thực hiện nổi việc giới thiệu cho tử tế.

Sau một vài thông báo nữa, tiết chủ nhiệm kết thúc và thầy Kasai giao lại lớp cho một giáo viên khác. Tiết học bắt đầu ngay sau đó. Cô giáo dạy tiếng Anh, một người phụ nữ khoảng gần ba mươi với mái tóc cắt ngắn, dường như không để tâm lắm đến gương mặt mới xuất hiện trong lớp học. Tôi không thể tập trung vào bài giảng, chỉ nhìn chằm chằm vào cuốn vở trống không và suy nghĩ về cái bớt vừa biến mất một cách bí ẩn.

Lũ ve sầu kêu râm ran từ những tán cây quanh khu vực gửi xe đạp. Tụi học sinh trong lớp đều mang một vẻ mặt tập trung cao độ như nhau khi theo dõi bài giảng. Gương mặt của chúng vụt trở nên bồn chồn khi có gì đó không hiểu được, và rồi trở nên thỏa mãn khi tìm ra được câu trả lời sau đó. Khác biệt hoàn toàn so với đám lười biếng ở trường cũ của tôi.

Tiết học trôi qua tưởng chừng chỉ trong chớp mắt, và chúng tôi bước vào giờ nghỉ. Không có đám đông tò mò nào tụ tập xung quanh bàn của tôi để hỏi han đủ thứ. Một vài người ngó tôi chằm chằm khi tôi cứ ngồi thừ ra đó mà chẳng bắt chuyện với ai, nhưng cũng chỉ có vậy. Khoảng một nửa số học sinh trong lớp đã túm năm tụm ba nói chuyện phiếm và nửa còn lại tranh thủ học tiếp với sách vở trên mặt. Tôi bỗng muốn tìm một bốt điện thoại công cộng, nhưng mười phút giải lao là quá ngắn để kiếm một thứ như thế ở ngôi trường mà tôi chưa bao giờ đặt chân đến trước đây. Xem ra chỉ còn cách đợi đến lúc ăn trưa.

Khó chịu vì ánh nắng chiếu xiên thẳng vào mặt, tôi ngó qua chiếc ghế trống ở hàng trên bên phải. Xem chừng có người ngồi ở đây, nhưng đang vắng mặt. Phía sau chiếc ghế có số “1836” được viết bằng bút chống xóa. Con số đó là gì? Rõ ràng không phải số thứ tự chỗ ngồi rồi.

Chuông báo tiết hai reo vang, và các học sinh ngồi rải rác quanh lớp nhanh chóng quay về chỗ của mình. Không lâu sau khi tiết học bắt đầu, có thể do tôi thiếu ngủ vào đêm qua, hoặc có thể do sáng nay xảy ra quá nhiều sự kì quặc, tôi bắt đầu bị cơn buồn ngủ đè xuống đầu như một miếng vải thấm đẫm nước. Bị phát hiện gà gật trong lớp ngay ngày đầu tiên đi học chắc chắn là chuyện thật tệ, vậy nên tôi cố gắng chiến đấu với cảm giác mệt mỏi một cách tuyệt vọng. Không may thay, tôi mất quyền kiểm soát mí mắt nặng trĩu của mình chỉ sau vài phút tiếp theo.

Tôi chỉ ngủ khoảng hai mươi phút, nhưng đó là một giấc mơ kì lạ và sống động. Trong mơ, cái bớt của tôi quay trở lại. Nhìn vào gương sau khi rửa mặt trong phòng tắm, tôi thấy nó vẫn đang lù lù ở vị trí cũ một cách xấu xí. “À, tất nhiên rồi, đó chỉ là một giấc mơ.” Vai của tôi buông thõng xuống.

Tôi chắc chắn mình đã thất vọng, nhưng đồng thời cũng có cả cảm giác nhẹ nhõm. Có lẽ tôi đã quá quen với cái dấu dị tật xấu xí này đến mức có một chút thân thuộc với nó. Hoặc đơn giản là tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì không còn phải cố tìm ra câu trả lời cho sự việc này.

Rồi cảm giác bị chọc nhẹ vào cánh tay đánh thức tôi.

Mất vài giây để tôi nhận ra mình không nằm trong phòng bệnh hay phòng ngủ ở nhà. Đây là lớp học. Người đánh thức cũng chẳng phải bố mẹ hay y tá.

Tôi nhìn sang phải. Cô gái ở ghế bên cạnh đã đánh thức tôi, trông rõ ràng là ngạc nhiên trước một tên học sinh mới ngủ gật ngay đầu buổi sáng, mà lại còn là ngày đầu tiên đến trường nữa chứ. Tôi tự hỏi mình đã ngủ bao lâu và ngoái sang nhìn đồng hồ treo tường. Tiết hai đã gần kết thúc. Có lẽ cô ấy định đánh thức tôi dậy để không bị phát hiện khi cả lớp chào giáo viên.

Tôi gật đầu và định nói cảm ơn, nhưng cô gái đã chuyển sự chú ý của mình về với tấm bảng đen. Xem ra cô ấy vừa mới cho tôi ăn bơ ngon lành. Biểu hiện đó rõ ràng là “Nah, tôi không cần lời cảm ơn của cậu.” Có thể cô ấy đánh thức tôi chỉ vì sẽ khá phiền phức khi giáo viên quát tháo một tên ngủ gật trong lớp học.

Mắt tôi vô thức quan sát cô gái một lượt. Mái tóc đen dài xõa xuống ngang lưng, ẩn hiện chiếc cổ thon thả trắng ngần. Mắt cô rất đẹp. Một khuôn mặt không lấy gì làm nổi bật khi mới nhìn lần đầu, nhưng lại trở nên xinh xắn hơn nhiều nếu quan sát kĩ. Bộ đồng phục thủy thủ của cao trung Minagisa Đệ Nhất dường như được làm ra chỉ để dành riêng cho cô ấy. Cô gái nhướn mày nhìn chằm chằm lên bảng một cách khá là buồn cười, làm người ta có ấn tượng đây là một cô nàng tương đối bướng bỉnh.

Nói một cách đơn giản, cô ấy có một khoảng cách không thể xa hơn với gã như tôi. Tôi không nghĩ cả hai có thể trực tiếp nói chuyện mặt đối mặt thêm lần nào nữa.

Tiết học kết thúc. Tôi vẫn đang khá căng thẳng từ giấc mơ nọ. Đứng dậy khỏi ghế để chuẩn bị chạy đến nhà vệ sinh kiểm tra lại cái bớt, tôi chợt nghe thấy tiếng “Ừm…” nhỏ nhẹ từ phía bên tay phải. Cô gái nọ đang nhìn tôi chằm chằm.

Tôi thậm chí không nhận ra rằng cô ấy đang nói chuyện với mình trong vài giây đầu tiên. Nếu phải liệt kê danh sách những người từng bắt chuyện, nó sẽ bao gồm Hajikano ở đầu và một loạt những kẻ không mấy tốt lành cho đến hết phần sau. Việc được một cô gái cùng lớp với vẻ ngoài sáng sủa tươi tắn khác bắt chuyện rõ ràng chưa bao giờ xuất hiện, dù chỉ trong giấc mơ của tôi.

“Chân cậu ổn rồi chứ?” Cô hỏi, một tự nhiên như đang trò chuyện với người bạn cũ.

Mất vài giây nữa để đôi tai lùng bùng của tôi xử lý được câu hỏi. Chân. Chân tôi đã bị gãy trong ba tháng. Tôi cân nhắc khả năng rằng cô ấy đang thưc sự nói với tôi, và bối rối nhìn vào mặt cô.

Ánh mắt chúng tôi chạm nhau.

“Cậu vừa hỏi tớ à?”

“Ừ.” Cô gái gật đầu, “Tớ làm phiền cậu sao?”

“Không, tất nhiên là không rồi, chỉ là, ừm,...” Tôi ấp úng một cách lơ đãng, “Chỉ là, tớ thấy hơi bất ngờ khi một cô gái như cậu lại bắt chuyện với tớ ngay ngày đầu tiên đến lớp.”

Sau vài giây ngẫm nghĩ xem tôi có ý gì, cô ấy mỉm cười nhăn nhó.

“Trông tớ không được hòa đồng cho lắm à?”

“Ấy không, ý tớ không phải thế.”

“Vậy ý cậu là gì?”

“Chỉ là, kiểu… Tớ nghĩ cậu không ưa tớ.”

Vẫn giữ vẻ mặt đó, cô gái nghiêng đầu: “Tại sao? Tớ sẽ không thích-hoặc-ghét một người chỉ mới gặp cách đây có nửa buổi đâu.”

“Vậy cậu sẽ ghét tớ sau này thôi.”

Lại vài giây im lặng nữa đến từ phía cô gái. Thế rồi cô ấy đột nhiên nheo mắt lại và bật cười khúc khích. Xem chừng cô ấy nghĩ đây là một trò đùa hài hước hay đại loại vậy.

“Xem cậu kìa.” Cô nói, “Cậu có sở thích đối xử tệ những người tốt với mình hả?”

“Chịu. Tớ chẳng có chút kinh nghiệm nào trong mấy vụ này.”

“Thật không?”

Cô gái nở một nụ cười nhã nhặn, với đôi môi gần như không chuyển động mấy. Xem ra cô lại nghĩ đây là một trò đùa khác.

“Tớ không đùa. Tớ chưa từng được người ta ưa thích nên không có chút kinh nghiệm nào cả.”

“Rồi rồi, hiểu mà.” Cô ấy gật đầu, rõ ràng chẳng hiểu gì hết.

Kìm lại sự bực bội trong lòng, tôi thở dài: “Vậy chứ chắc cậu thì rành mấy vụ được người ta quý mến lắm nhỉ?”

“Chịu. Tớ có tí tẹo kinh nghiệm nào đâu?”

Cô gái nở nụ cười tự mãn.

Nói dối thấy rõ. Tôi sẽ chẳng ngạc nhiên nếu có cả tá thằng đổ cô từ cái nhìn đầu tiên khi bắt gặp ở bến tàu bến xe mỗi sáng sáng đâu. Thế nhưng tôi lại chẳng thể nói điều đó với một người mới quen, và chỉ còn cách ngồi yên như một khúc gỗ mà không nghĩ ra điều gì để nói, hoàn toàn quên béng mất ý định chạy vào nhà vệ sinh. Cô gái lục lọi trong cặp và đặt lên bàn tôi một mảnh giấy dài hình chữ nhật.

“Cái gì đây?” Tôi hỏi.

“Tanzaku chứ cái gì nữa.” Cô vẫy vẫy một mảnh giấy khác đang kẹp giữa những ngón tay mình. “Người ta phát ở hội trường ấy. Tớ tính lấy dư một tờ để dự phòng, nhưng sẽ cho cậu luôn vậy.”

“Tanzaku ấy hả? Không phải với lịch âm thì quá sớm còn theo lịch dương thì lễ Thất Tịch đã kết thúc được một tuần rồi sao?”

“Với Ngưu Lang và Chức Nữ thì một tuần hay một tháng cũng chỉ là sai số nho nhỏ thôi.”

“Thật luôn?”

“Ừ ừ. Là hai đứa ngốc không có ai quý mến, hãy ước họ cho mình một người như thế nào.”

Tôi nhìn chằm chằm vào tờ tanzaku màu xanh nhạt một lúc lâu rồi đưa nó trả lại cho cô gái.

“Tớ không muốn viết đâu. Cậu có thể dùng hai tờ.”

“Hừm, tớ cũng không nghĩ Ngưu Lang và Chức Nữ sẽ đáp ứng điều ước của tớ.” Cô nói, tay cầm cây bút bi và nhìn ra ngoài khung cửa sổ. “Nhưng sẽ tốt hơn khi suy nghĩ về những gì mình đang tìm kiếm. Mấy kẻ không biết mình muốn gì sẽ chẳng bao giờ nhận được điều gì cả. Cầu nguyện chỉ là để cậu tìm ra ước muốn của mình thôi.”

“Khoan nào, không phải tớ ghét mấy điều ước hay gì cả.” Tôi trả lời, “Nói thật nhé, một điều ước của tớ vừa mới thành sự thực vài tiếng. Một điều ước cực kì, cực kì lớn mà tớ đã hi vọng trong suốt thời gian qua. Tớ có cảm giác nếu ước thêm cái gì thì sẽ bị trời phạt mất.”

“Úi, chúc mừng nhé.” Cô gái thả cây bút xuống và vỗ tay nhè nhẹ, “Tớ ghen tị luôn đấy… Là việc chân cậu hồi phục khỏi chấn thương à? Hay là được đi học ở trường này?”

“Không. Một mong muốn cá nhân thì đúng hơn.”

“Hiểu rồi. Vậy tớ không nên hỏi kĩ hơn nhỉ?”

“Cậu tử tế thật..”

“Tốt thôi.” Cô ấy chỉ vào tờ tanzaku của tôi, “Vậy hãy viết một điều ước cho tớ được không?”

“Cậu muốn tớ ước gì?” Tôi hỏi lại.

“Tự do.”

Cô trả lời.

“Làm ơn, hãy ước cho tớ được tự do.”

Bây giờ đến lượt tôi phải khựng lại để nghĩ xem ý cô ấy là gì. Nụ cười dịu dàng của cô khiến cho nó giống như một trò đùa, nhưng tôi nghĩ mình thực sự đã nghe thấy sự khẩn khoản ở đâu đó sâu trong giọng nói của cô.

“Được thôi” là tất cả những gì tôi co thể nói. Tôi cầm lấy cây bút của mình, “Cậu tên là gì?”

“Chigusa. Chigusa Ogiue.” Cô ấy trả lời, mắt vẫn dán vào tờ giấy màu xanh nhạt. “Và cậu là Yosuke Fukamachi.”

“Ừ, tớ biết.”

Chúng tôi có một cuộc trò chuyện tầm phào trong giờ giải lao tiếp theo. Theo như những gì Chigusa nói với tôi, xem ra bài vở trên lớp không có phần nào vượt ra ngoài những gì tôi đã tự học trong bệnh viện. Thật may mắn.

Tôi chạy nhanh khỏi lớp học ngay khi chuông reo báo giờ nghỉ trưa, đến nhà vệ sinh và soi gương lần thứ ba trong ngày. Cái bớt vẫn bặt tăm bặt tích. Tôi rời khỏi đó, chen chân qua đám học sinh đông nghịt ở hành lang và cầu thang và xuống tầng trệt để tìm một cái điện thoại. Sau một khoảng thời gian, tôi thấy thứ mình cần tìm bên cạnh một cái máy bán hàng tự động với menu dở tệ.

Đây là lúc vấn đề bắt đầu. Tôi nhận ra mình không biết phải làm gì tiếp theo. Làm sao gọi được cho người phụ nữ bí ẩn kia khi tôi không có số đây? Có lẽ tôi đã mong rằng tiếng chuông điện thoại sẽ lại reo lên khi mình tới gần, nhưng chẳng có gì xảy ra cả.

Tôi ngồi xuống băng ghế ở một góc sảnh chính và lau mồ hôi trên trán. Lũ ve sầu kêu râm ran bên ngoài như thể chúng đang ganh đua với nhau khốc liệt. Hàng tá học sinh kéo tới cái máy bán hàng để mua đồ uống, đồ ăn vặt và mấy thứ kiểu như vậy.

Có thể chuông điện thoại không reo vì ở đây có những người khác. Nghĩ lại thì hai lần người phụ nữ đó gọi điện đều là khi tôi đang ở một mình, không có ngoại lệ nào khác. Có thể vài rắc rối sẽ xảy ra nếu như có ai đó ngoài tôi nghe được cuộc trò chuyện. Cứ ngồi như vậy được vài phút thì tôi bắt đầu thấy đoi đói. Mình nên tạm gác chuyện này qua một bên và đi ăn trưa đã, tôi nhủ thầm. Rồi tôi chợt có cảm giác cái điện thoại sẽ chẳng đổ chuông cho dù tôi có ngồi chờ ở đây đến hết đời. Người phụ nữ đó chỉ gọi cho tôi vào những lúc không thể đoán trước.

Mua một phần cơm nắm rong biển ở căn tin, tôi tạt qua nhà vệ sinh lần nữa để xác nhận cái bớt vẫn không quay lại. Mình sẽ làm cái việc này bao nhiêu lần nữa đây? Từng là một kẻ ghét việc nhìn vào gương hơn bất cứ ai, tôi nghĩ mình đã soi gương đủ nhiều cho hai năm chỉ trong một buổi sáng rồi.

Tôi ra khỏi nhà vệ sinh và trở về phòng học ở tầng bốn. Hầu hết các học sinh đều đang ăn trưa cùng nhau và tán gẫu sôi nổi, nhưng tôi không nhìn thấy Chigusa. Cô ấy đi gặp bạn bè ở lớp khác chăng?

Cậu nam sinh bàn trên quay lại khi tôi kéo ghế và ngồi xuống. Cậu ta có mái tóc đen hơi lòa xòa và một khuôn mặt nhã nhặn. Từ vẻ nhanh nhẹn và săn chắc đó, tôi tự hỏi có phải cậu ta ở trong đội bóng đá hay không.

“Đằng ấy đã có một kì nghỉ xuân dài thật là dài nhỉ?” Cậu ta hỏi, chống khuỷu tay lên bàn tôi và nghiêng người về phía này. “Coi nào, hình như Ogiue chấm ông rồi đấy. Tuyệt vời. Tôi thấy hơi ghen tị luôn!”

Mặc dù thấy hơi ngạc nhiên vì sự thân thiện này, tôi vẫn trả lời: “Bọn tôi chỉ nói vài ba thứ tầm phào thôi. Không như ông nghĩ đâu.”

Cậu trai lắc đầu lia lịa: “Ông chỉ nói thế vì ông không biết Chigusa Ogiue là người thế nào thôi. Bộ không thấy cảm giác là lạ khi nói chuyện với nhỏ hả?”

Tôi nhớ lại cuộc trò chuyện ngắn ngủi của mình với Chigusa.

“Ừ thì, như ông nói, cũng có chút lạ thật. Thái độ của cô ấy có vẻ hơi bị lịch sự quá.”

“Là vậy đấy.” Cậu ta chĩa ngón tay vào tôi với một nụ cười nhăn nhở, “Nhỏ đó là một cô công chúa trong mọi tình huống. Tôi không biết rõ lắm, nhưng nghe đồn gia đình nhỏ giàu sụ ấy.”

Vụ này không khó đoán cho lắm. So với bất kì một học sinh trung học bình thường nào khác, bạn có thể dễ dàng cảm thấy sự khác biệt về phong thái trong từng hành động của Chigusa. Dường như cô ấy hít thở một bầu không khí khác, ăn uống những thực phẩm khác và sống trong một thế giới khác so với chúng tôi.

“Nhưng tôi không hiểu lắm. Tại sao một tiểu thư con nhà giàu lại đi học ở cái trường như thế này?”

“Bọn tôi cũng thấy lạ chứ không riêng gì ông đâu. Đoán thử xem? Kiểu như, mong muốn có được trải nghiệm như một con người bình thường chẳng hạn?”

“----Cậu cũng có thể coi đó là một lý do.”

Không biết từ lúc nào, Chigusa đã quay lại lớp và đang đứng ngay sau lưng cậu trai.

“Ối, cậu nghe thấy rồi à…” Cậu ta kêu lên ngạc nhiên, và cố gắng giấu đi sự bối rối của mình.

“Lần sau nếu cậu đi buôn chuyện về một ai đó, làm ơn nói ở nơi mà họ sẽ không nghe thấy ấy.”

Cậu trai gãi mớ tóc lòa xòa sau gáy mình một vài lần, rồi tựa người vào lưng ghế: “Vậy tớ sẽ tranh thủ cơ hội này mà hỏi thẳng vậy. Tại sao cậu lại chọn trường này, hả Ogiue?”

“Mong muốn có được trải nghiệm như một con người bình thường.” Chigusa trả lời, ánh mắt lạnh lùng không chút sắc thái.

“Ôi ôi, xem ra ai đó vừa mới bị ác cảm mất rồi…” Cậu trai buông lời bông đùa trong khi cười nhăn nhó, “Dễ tính hơn một chút đi nào, hoặc cậu sẽ không thể mở lòng với bất cứ ai đâu.”

“Tôi nghĩ mình sẽ mở lòng với cậu ta thì hơn.” Chigusa chỉ vào tôi. “Còn cậu thì đang chắn đường tôi đấy.”

“Ài, xin lỗi.” Cậu ta nhún vai.

“Nagahora, nhanh nhanh cái coi?!” Một nhóm tụ tập 4-5 nam sinh ở góc lớp gọi với về phía này. Cậu trai hét lại bảo họ đợi chút rồi quay sang vỗ vai tôi, “Được rồi, tâm sự vui vẻ với tiểu thư Ogiue nhé”, sau đó rời đi.

Không phải một người quá tệ, tôi nghĩ thầm. Cậu ta rõ ràng cũng không có ác ý gì với Chigusa cả.

“Tên đó có nói gì linh tinh với cậu không?” Chigusa hỏi.

“À, cậu ta nói thật là vinh dự khi được học cùng lớp với cô gái xinh đẹp nhất trong trường.”

“Cậu ta sẽ chỉ tâng bốc tớ như vậy chừng nào trời sập thôi.” Cô nhăn mũi. “Tớ phải nói điều này trước để tránh hiểu lầm nhé: nhà tớ hoàn toàn không giàu có gì. Tin đồn đó là từ cái thời cách đây lâu lắm rồi. Còn bây giờ, đó chỉ là một gia đình hoàn toàn bình thường.”

Tôi cắn một miếng cơm nắm trong khi suy nghĩ xem liệu cái định nghĩa “gia đình bình thường” của cô ấy và tôi cách nhau bao xa, sau đó nuốt trôi nó bằng một ngụm trà. Chigusa lấy ra hộp cơm của mình từ trong cặp. Nhìn nó hơi cũ kĩ, nhưng cũng khá bắt mắt.

“Tại sao cậu không giải thích điều đó với, ừm… Nagahora?”

“Để làm gì nhỉ?” Cô cúi đầu xuống hộp cơm. “Tớ thích họ cứ hiểu lầm thế này hơn. Thoải mái làm sao khi mọi người nghĩ rằng tớ là con nhà đài các và cứ thế giữ khoảng cách… Mà Fukamachi này. Cậu muốn ngồi ăn trưa cùng tớ không?”

“Tớ thì không phiền đâu, nhưng mà, ờm… Chẳng phải cậu mới nên cân nhắc sao?”

Chigusa nhăn mặt lại trong giây lát, rồi cô ấy bụm miệng cười khúc khích như thấy điều gì đó hết sức hài hước. “Tớ cho rằng mình là người cần hỏi câu ấy đấy. Cậu có muốn cân nhắc lại việc này không?”

“Chắc chắn là không rồi. Tớ biết ơn còn chẳng hết nữa là.”

“Vì được ngồi ăn trưa với “cô gái xinh đẹp nhất trong trường” ấy hả?”

“Ừ.”

“Dù cho đó chỉ là một câu đùa giỡn, nhưng tớ vui lắm đấy.”

Chigusa kéo ghế lại gần bàn của tôi, khoảng 30cm, rồi ngồi xuống một cách nhẹ nhàng trong khi một tay giữ mép váy cho nó khỏi bị vướng khi gập chân lại. Cái ca vát hai sọc trắng của cô ấy đung đưa qua lại.

“Itadakimatsu.”

Cô ấy nói khẽ, giống như một lời thì thầm.

Chigusa dẫn tôi đi tham quan quanh trường sau giờ học. Tôi không biết đây là cô ấy tự nguyện hay do được phân công bởi thầy chủ nhiệm, nhưng cô dường như không thoải mái cho lắm.

“Nếu chân cậu đau thì đừng có cố chịu nhé.” Chigusa nói.

“Nah, tớ nghĩ sẽ ổn thôi.” Tôi trả lời và chạy chậm thử vài bước để kiểm tra tình trạng của mình. Không có cảm giác đau đớn hay khó chịu nào cả.

Bên ngoài cửa sổ hành lang vọng vào tiếng hò hét của các câu lạc bộ thể thao, tiếng gậy đánh bóng chày, tiếng kèn trombone và guitar điện từ vài câu lạc bộ âm nhạc nào đó. Lễ hội văn hóa đang đến gần cùng với không khí oi ả của mùa hè, thế nên ai cũng có vẻ bận rộn cả.

“Phải rồi, Ogiue, cậu không ở trong câu lạc bộ nào à?”

“Haha, đừng lo.” Cô ấy đặt một tay lên ngực và lắc đầu. “Trong học bạ sẽ ghi rằng tớ có tham gia câu lạc bộ cắm hoa, cho dù toàn bộ hoạt động của bọn tớ là ngồi nói chuyện phiếm. Thế, Fukamachi, cậu đã quyết định tham gia cái nào chưa?”

“Có lẽ tớ sẽ xin miễn khoản này thôi.”

“Ừ ha, cậu chỉ vừa mới ra viện.”

“Không, chân của tớ thì ổn rồi. Chỉ là tớ không thể tưởng tượng được bản thân mình làm tốt bất cứ hoạt động ngoại khóa nào.”

“Cậu đang cả nghĩ quá rồi đấy.”

“Có thể, nhưng linh cảm xấu của tớ thường là chưa sai bao giờ cả.”

Chigusa dừng lại và nhìn tôi. Cô định nói gì đó, nhưng rồi lại khựng lại một lúc như để cân nhắc từ ngữ cẩn thận.

“Nói thật nhé, Fukamachi, tớ cũng giống như cậu. Vài vấn đề xảy ra với sức khỏe của tớ và tớ đã phải nghỉ học cho đến đầu tháng 5. Thậm chí đến gần đây tớ mới đủ khỏe để đi lại được, chứ nnửa tháng trước tớ còn phải ngồi xe lăn kia. Cho nên tớ nghĩ mình có thể hiểu được phần nào cảm giác của cậu. Giống như bị tụt lại phía sau cả thế giới vậy.”

Chigusa khẽ thở dài, rồi cô ấy nở một nụ cười khích lệ.

“Nhưng tớ đảm bảo điều này. Cậu sẽ ổn thôi, Fukamachi ạ. Tớ chắc chắn mọi chuyện với cậu sẽ suôn sẻ. Không có căn cứ nào đâu, chỉ là tớ cảm thấy như thế.”

“...Cám ơn nhé.” Tôi trả lời. “Giờ tớ thấy khá hơn rồi.”

Chúng tôi lại tiếp tục đi quanh trường. Nhiều học sinh liếc nhìn chúng tôi, nhưng chẳng ai có biểu hiện tò mò xen lẫn ghê sợ như khi cái bớt vẫn còn trên mặt tôi. Hoặc ánh nhìn của mọi người vẫn luôn như vậy, chỉ có tâm trạng tôi là khá hơn. Nhưng cho dù hiểu theo nghĩa nào thì mọi thứ vẫn là nhờ sự biến mất của cái bớt. Nó làm tôi ngạc nhiên khi nhận ra cái bớt đã trở thành một phần trong thế giới của mình đến mức nào.

Sau khi đi vòng quanh hết các khu vực trong tòa nhà, chúng tôi thay giày và ra ngoài. Chỉ cho tôi vị trí của các phòng câu lạc bộ và nhà thể chất xong, Chigusa vỗ vai tôi và hướng sự chú ý về phía một người nào đó trên sân bóng. Tôi quay lại và thấy Nagohara đang vẫy tay với mình, tay còn lại cầm một chai đồ uống thể thao. Đúng như tôi đoán, cậu ta thuộc câu lạc bộ bóng đá. Chiếc áo phông trắng của cậu ta vấy bẩn lem nhem.

“Đang chờ cậu chào lại đấy.” Chigusa thì thầm vào tai tôi.

Tôi vẫy tay về phía đó và Nagohara vừa giơ ngón cái vừa cười toe toét. Rồi giáo viên hướng dẫn thổi còi, và thế là cậu ta vội vã quay lại tụ tập cùng những người khác trong đội bóng để chuẩn bị cho buổi tập.

“Cậu ta không phải người xấu.” Chigusa lẩm bẩm. “Trừ khoản ngồi lê đôi mách.”

“Có vẻ như vậy thật.” Tôi gật đầu.

Khi chuyến đi dạo của chúng tôi kết thúc thì cũng đã gần bảy giờ tối. Đèn đường được bật lên ở khắp nơi, và những âm thanh duy nhất còn lại là tiếng hòa tấu của câu lạc bộ âm nhạc.

Tôi bước ra cổng trường cùng với Chigusa: “Hôm nay cậu thực sự đã giúp tớ rất nhiều. Cảm ơn nhé.”

“Không không. Tớ thích can dự vào chuyện của người khác thôi.” Chigusa cúi đầu một cách hết sức cường điệu, “Hơn nữa, tớ tin rằng bất cứ ai cũng có thể sẵn sàng làm thay vai trò của tớ cả.”

“Tớ không nghĩ vậy đâu. Hai người duy nhất nói chuyện với tớ hôm nay là cậu và Nagahora.”

“Nhưng tất cả mọi người đều trông muốn nói chuyện với cậu.”

“Với tớ á?” Lần này tôi thực sự không thể che giấu sự bối rối trong giọng của mình, “Họ thấy có vấn đề cần giải quyết với tớ hay gì vậy?”

“Cậu thực sự bi quan đến phát sợ luôn, Fukamachi.” Chigusa bật cười.

Chúng tôi im lặng đi xuống con đường dọc theo bờ xuống. Gần một nửa số cột đèn hai bên đường đã cháy bóng hoặc đang nhấp nháy. Bọ cánh cứng và thiêu thân bu đầy xung quanh những cột đèn đường còn sáng nhất. Lũ ếch cất giọng hòa âm khàn khàn từ bờ ruộng gần đó, và từ đằng xa vọng lại âm thanh buồn tẻ của còi xe lửa. Căn bếp của ngôi nhà nào đó tỏa ra mùi cá nướng.

Tôi chìm trong những suy nghĩ mông lung. Chưa bao giờ tôi dám nghĩ mình sẽ đi về nhà cùng một người bạn ngay vào ngày đầu tiên ở trường mới.

Trước khi chúng tôi tạm biệt để ai về nhà nấy, Chigusa hít sâu và gọi tôi: “Ừm… Fukamachi.”

“Tớ giúp gì được cho cậu?” Tôi bắt chước cung cách lịch sự của cô ấy một cách ngớ ngẩn, và đôi mắt cô lấp lánh như sắp sửa bật cười.”

“À thì… Nếu cậu gặp phải khó khăn gì đó, đừng ngần ngại nói với tớ. Chúng ta sẽ cùng tìm cách giải quyết.”

“Tớ hiểu rồi. Cậu không có ý định nói rằng sẽ giải quyết hộ tớ nhỉ.”

“Ừ. Thực tế mà nói thì, ai có thể lo được hoàn toàn vấn đề riêng của người khác cơ chứ?”

“Chính xác.” Tôi đồng ý.

_________________________

Có lẽ - chỉ là có lẽ thôi - từ giờ tôi có thể có một cuộc sống đúng nghĩa.

Thong thả đi xuống con phố dẫn tới nhà ga, tôi bắt đầu có những suy nghĩ như vậy. Cả Chigusa và Nagahora đều rất thân thiện với tôi, và không có người bạn cùng lớp nào tỏ ra ác cảm với tôi cả. Chương trình học cũng không phải thứ gì đó quá nặng đến mức tôi không thể theo kịp. Mặc dù chưa thể chắc chắn gì cả vì mới chỉ có một ngày, nhưng hiện tại, tôi không có bất cứ điều gì để phàn nàn cả.

Không - nếu có một vấn đề cần quan tâm, đó tất nhiên là câu hỏi khi nào cái bớt của tôi trở lại.

Cái cách Chigusa nói “Cậu sẽ ổn thôi, Fukamachi ạ” khiến tôi thực sự hạnh phúc. Nhưng cô chỉ nói thế vì cô không biết sự thực vềquá khứ tôi. Không biết về bí mật của tôi. Tôi không thể biết tình trạng này sẽ giữ được bao lâu. Nếu như những gì người phụ nữ đó nói là thật, gương mặt tôi sẽ trở về vẻ ngoài vốn có của nó trong trường hợp tôi không thể đoạt được trái tim của Hajikano sau thời hạn nhất định.

Nếu ngày mai cái bớt trở lại, liệu Chigusa sẽ nói gì khi nhìn thấy mặt tôi? Cô ấy liệu có còn dịu dàng mỉm cười và nói “Cậu sẽ ổn thôi, Fukamachi” hay không?

Hoặc có thể cô ấy vẫn sẽ tốt bụng và thân thiện, còn tôi chỉ đơn giản là quá bi quan. Biết đâu việc cái bớt có hay không không quan trọng đến thế? Biết đâu tôi không có nhiều vấn đề như tôi vẫn hay nghĩ, và chỉ đơn giản là từ trước đến giờ tôi luôn gặp vận rủi với những kẻ chẳng ra gì?

Mọi thứ lại rơi vào vòng luẩn quẩn như thường lệ. Cứ mãi băn khoăn về việc những người khác nghĩ gì về tôi sẽ chẳng nói cho tôi biết điều gì. Và tệ nhất là tôi không thể không suy nghĩ về nó.

Tôi chờ đợi tiếng chuông điện thoại reo. Có quá nhiều câu hỏi tôi cần đặt ra với người phụ nữ đó. Chính xác thì tôi và Hajikano sẽ phải như thế nào mới có thể tính là đã “chiến thắng” ván cược này? Quan trọng hơn, liệu có phải Hajikano sẽ xuất hiện trước mặt tôi hay không? Và khi nào? Hay tôi phải tự thân đi tìm cô ấy?

Bước chân của tôi dừng lại. Tôi đã nghĩ mình sẽ chỉ đi lòng vòng một chút trên đường về nhà thôi, nhưng giờ thì tôi đã bị lạc thật. Con đường này không có cột đèn, hẹp một cách kì quặc, không có dấu hiệu của cái máy bán hàng tự động nào và cỏ dại thì mọc cao đến nỗi phủ trùm lên cả lan can sắt ở hai bên. Tuyệt vời làm sao. Tôi làu bàu một mình trong sự bực dọc và đi tiếp, hi vọng tìm thấy một con đường quen thuộc. Dù gì tôi cũng chưa lạc đi quá xa.

Hóa ra nó xa hơn tôi nghĩ.

Sau khi lang thang trong khoảng đâu đó gần bốn mươi phút, cuối cùng tôi cũng đến được một nơi mà mình biết. Xem ra tôi đã đi một vòng to đùng và quay trở lại trường cao trung. Cổng trường đã đóng được một lúc lâu và tất cả các cột đèn đều tắt. Ánh sáng duy nhất là những bảng đèn xanh mờ mờ chỉ lối thoát hiểm.

Đó là lúc tôi nhận ra cạnh trường có một ngôi đền nhỏ. Một cái cổng torii màu đỏ tươi nổi bật trong tầm nhìn của tôi. Hai bên cổng là bức tượng của thần Inari, và có nhiều cái cổng như thế nữa dọc theo những bậc thang đá dẫn lên phía trên.

Cái dốc dài ngoằng đó phải có hơn trăm bậc thang, rõ ràng không phải một chuyến đi tản bộ nhẹ nhàng với thể lực hiện tại. Tôi cũng chẳng có lí do gì để đi vào một đền thờ, và chắc chắn nó sẽ chẳng có đường tắt nào dẫn từ đền thờ đến nhà ga cả.

Thế nhưng tôi vẫn bước lên. Như thể có thứ gì đó dẫn dắt tôi.

Xương khớp tôi ê ẩm khi leo lên những bậc thang đá. Không biết tôi đã đi bao lâu, nhưng chiếc áo sơ mi giờ ướt sũng vì mồ hôi. Những cây tuyết tùng mọc um tùm hai bên, rễ của chúng trồi cả lên khỏi mặt đất và bám vài mặt đá. Tôi ngừng đếm sau khi bước đến bậc thứ tám mươi, cúi gập người lại và chống tay lên đầu gối trong khi cố xua đi cảm giác kiệt sức. Chỗ gãy xương bắt đầu đau, nhưng đã đến nước này rồi thì tôi cũng không muốn quay lại nữa.

Sau khi lết được bước cuối cùng, tôi thấy mình đang ở một khoảng đất bằng phẳng, lớn cỡ cái hồ bơi 25 mét tiêu chuẩn. Có vẻ là một công viên nhỏ cho trẻ con ở phía trước ngôi đền, với xích đu, cầu trượt và những băng ghế dài đặt bừa bãi ở gần như mọi chỗ. Nhìn vào thảm cỏ rậm rì, tôi tự hỏi lần cuối cùng có người đến chơi ở đây là khi nào.

Tôi xoay người lại và nhìn xuống khu vực xung quanh trường Minagisa Đệ Nhất từ trên cao. Ngồi xuống bậc thềm đá, tôi thở hắt một hơi dài, nhìn chằm chằm vào những ngôi nhà và siêu thị bên dưới chân đồi. Cơn gió thổi qua khiến cơ thể ướt đẫm mồ hôi của tôi dễ chịu đến bất ngờ.

Khi cảm thấy đã nhìn đủ để xác định phương hướng, tôi đứng dậy để chuẩn bị đi về. Thế rồi đột nhiên một âm thanh vọng đến ngay phía sau tôi. Giống như tiếng cọ xát của kim loại rỉ sét - tiếng động đó khiến tôi thực sự cảm thấy rờn rợn.

Có thể chỉ là tiếng gió làm lung lay thứ gì đó thôi, tôi tự trấn an bản thân và nuốt nước bọt nhìn quanh. Sau đó tôi suýt thì hét lên khi nhìn thấy nguồn gốc của âm thanh kì lạ đó.

Có một người đang ngồi trên chiếc xích đu ở phía góc sân,

Trời quá tối để nhìn thấy được gương mặt của cô, nhưng từ chiều cao thì dường như cô ấy trạc tuổi tôi. Cô gái mặc váy ngắn và một chiếc áo sơ mi trắng rộng thùng thình mà chất vải đã mòn bợt cả đi vì giặt nhiều lần, khiến người ta có cảm giác cô vừa bị ném thẳng ra từ phòng ngủ của chính mình. Tại một thời điểm thế này, tại một địa điểm thế này, với cái trang phục đó, cô gái ngồi đung đưa trên xích đu rõ ràng là một cảnh tượng quái dị.

Và tôi cũng không cần phải tự hỏi “Cô ta đang làm cái quái gì thế?”. Đó là lí do tôi bị dọa đến suýt hét lên.

Cô gái đang ngửa cổ nhìn lên thanh xà phía trên chiếc xích đu. Và buộc vào thanh sắt đó là một sợi dây thừng.

Sợi dây được buộc thắt nút thành một vòng tròn ở đầu buông bên dưới, giống như thứ thường treo ở các thanh xà cho những vận động viên nhào lộn hay thể dục dụng cụ. Nhưng thực tế là chỉ có một sợi như thế, và cái phần vòng đó rõ ràng là hơi lớn so với một chỗ chỉ để nắm tay vào.

Đúng vậy, bất cứ ai nhìn qua cũng có thể biết rằng ô gái ngồi trên xích đu đã buộc sợi dây, và cô ấy sắp sửa tròng nó qua cổ mình rồi tự tử. Dưới đất là một chồng sách cũ giống như được lấy từ sân sau của căn nhà nào đó. Nó ở ngay dưới sợi dây thừng. Nghĩa là cô ấy chỉ cần đứng lên chồng sách, đưa đầu qua cái vòng dây, rồi đá đổ hết sách. Trọng lực sẽ lo phần còn lại.

Vừa đúng lúc này, cô gái đứng dậy và thực hiện đúng những điều đó. Cô cởi bỏ đôi giày, cẩn thận đứng lên đống sách, và tròng sợi dây thừng vào cổ.

Một cơn gió mạnh thổi qua làm nghiêng ngả cây cối.

Rõ ràng cô gái không phát hiện ra ngoài mình còn có người khác trong công viên. Tôi gấp gáp bước lại gần. Cho dù là để thuyết phục cô ấy, hay kéo cô ấy khỏi cái xích đu, hay vì bất cứ mục đích nào khác - tôi muốn đứng ở khoảng cách đủ gần để có thể nhanh chóng phản ứng kịp trong trường hợp cô ấy làm điều dại dột.

Tôi tập trung hết các giác quan, cố gắng để không phát ra tiếng động nào trong lúc bước đi. Tiếng dế và tiếng ve sầu xung quanh kêu râm ran ngày càng to. Những âm thanh đều đều đó khiến cảm giác về thời gian và không gian của tôi mờ đi trong sự mệt mỏi. Nếu không cẩn thận, tôi có thể sẽ ngã lăn ra đất. Cơn chóng mặt ập đến. Nhưng tôi vẫn tiến về phía trước từng bước một.

Ngay khi tôi đã vào được cự li an toàn, cô gái nhìn thấy cái bóng của tôi trên mặt đất.

Thay vì lập tức nhảy về phía trước hay đá đổ chồng sách, cô gái lại giật mình và cố gắng rút đầu của mình ra khỏi vòng dây. Rủi thay, cô ấy làm quá vội vàng. Sợi dây không lỏng ra, còn cô mất đà và ngã về phía sau. Chồng sách cũ đổ sụp, và đôi chân cô ấy lơ lửng trong không khí.

Nút thắt của sợi dây thừng phát ra một âm thanh nhỏ khi nó siết chặt lại.

Trong một khoảnh khắc, tôi không thể cử động. Thay vì ý nghĩ nhào đến cứu cô gái, tôi bị nhấn chìm bởi sự hoảng sợ và thôi thúc muốn chạy ra khỏi công viên càng nhanh càng tốt. Đây là lần đầu tiên tôi ở trong một tình huống như thế này, nơi mạng sống của người đối diện chỉ như ngọn đèn trước gió. Tôi có ảo giác rằng nếu đưa tay ra để cứu cô, một cái gì đó u ám và đen kịt xung quanh cô sẽ bám vào người tôi. Thế nên đã có một khoảng trễ trước khi tôi phản xạ với cử động đó và nhào đến.

Tôi cuống cuồng vòng tay phải quanh đùi cô gái và nâng cô ấy lên hết mức có thể. Tay trái tôi lần mò tới nút thắt của sợi dây thừng. Nhưng trọng lượng của cô gái đã làm nó bị siết chặt, và rất khó để có thể tháo ra bằng một tay. Cô gái há hốc miệng và ho dữ dội không thành tiếng khi hơi thở nghẹt lại trong cổ họng.

Trong khi tôi vẫn đang cố gắng tháo cái nút, cô gái giãy dụa hết cỡ và liên tục đạp vào tôi. Đó là một cuộc vật lộn khốc liệt. Tôi thậm chí phải tự hỏi cái cơ thể nhỏ bé đó lấy từng này sức lực ở đâu ra. Tôi càng siết chặt tay để giữ lại, đôi chân của cô càng giãy đạp dữ dội hơn.

Cuối cùng vòng dây thừng cũng đã tuột ra. Hai tay tôi tưởng chừng như sắp gãy rời, và vẫn trong tư thế ôm lấy cô gái, tôi ngã về phía trước. Khuôn mặt của cô ấy ở ngay sát phía trước tôi. Ở khoảng cách này, nhờ ánh trăng rọi xuống, tôi có thể nhìn rất rõ.

Thế nhưng đầu óc tôi lại không thể chấp nhận những gì mà mắt mình nhìn thấy.

Điều này không thể xảy ra. Tôi nhắc đi nhắc lại điều đó với bản thân mình, kiên quyết phủ nhận cảnh tượng trước mắt. Thế nhưng cùng lúc đó, trong thâm tâm tôi xuất hiện một ý nghĩ:

Vậy ra lúc này cuối cùng cũng đến.

Tôi gọi tên cô ấy. Lần đầu tiên sau ba năm xa cách.

“Hajikano.”

Cô gái mở bừng mắt. Mồ hôi làm tóc dính bết lên má, cổ, và lòa xòa phía trước đôi mắt của cô.

“...Yosuke?” Hajikano thì thầm bằng giọng khàn khàn.

Hơi thở của chúng tôi dồn dập và hỗn loạn. Ban đầu tôi nghĩ vì thế nên không ai nói được gì. Nhưng ngay cả khi hơi thở đã trở lại bình thường, tôi vẫn không thể nói gì cả. Cổ họng tôi khô khốc như thể bị đổ đầy cát.

Tôi đã nghĩ mình sẽ có rất nhiều điều muốn nói. Tôi đã nghĩ về cảnh gặp lại Hajikano, suốt bao lâu nay, với quá nhiều thứ để nói đến mức không biết bắt đầu từ đâu cả. Đó là tưởng tượng của tôi.

Nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Không có một từ đơn giản nhất thoát ra được khỏi cuống họng tôi.

Tôi không thể chấp nhận điều mình nhìn thấy.

Bởi vì, trên mặt Hajikano là một cái bớt đen xì.

“...Bỏ ra.” Cô nói.

Cảm giác trở lại với chân tay tôi. Tôi buông tay khỏi cơ thể cô ấy, đứng lên và vô thức lùi lại vài bước. Hajikano chậm chạp gượng dậy, và phủi bớt bụi bẩn khỏi quần áo của mình. Cô húng hắng ho, rồi không một lời cảm ơn, cô lầm lũi bước qua tôi, bước về phía những bậc thang đá, và đi thẳng xuống chân đồi.

Tôi không thể đuổi theo cô. Tôi thậm chí không thể quay đầu lại, chỉ đứng đó như một thằng ngốc và nhìn vào xích đu vẫn còn đung đưa đang phát ra những tiếng động chói tai.

Tôi không biết mình đã đứng đó bao lâu.

Khi đầu óc hoạt động bình thường trở lại, tôi đã mất dấu Hajikano và chợt có suy nghĩ rằng tất cả những sự việc vừa rồi chỉ là một giấc mơ. Nhưng sợi dây thừng lủng lẳng trên chiếc xích đu và đống sách cũ tung tóe dưới đất không cho phép suy nghĩ đó của tôi tồn tại. Một cô gái vừa định treo cổ tự sát, ngay trước mắt tôi.

Một đám mây lớn trôi qua che khuất mặt trăng, và công viên chìm vào bóng tối. Cái xích đu đã ngừng chuyển động, nhưng tiếng kim loại rỉ sét đu đưa vẫn vang vọng trong đầu tôi.

Thế rồi, tôi nghe thấy tiếng chuông điện thoại.

Bàn chân tôi di chuyển trước cả khi kịp nhận ra. Cắm đầu chạy xuống dốc mà không suy nghĩ chút nào như vậy chắc chắn sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho cái chân đã mất tới mười bốn tuần để lành, nhưng tôi vẫn tiếp tục chạy. Khi chỉ còn mười bậc thang cuối, tôi nhảy thẳng xuống mặt đường. Nén xuống cơn buồn nôn cuộn lên do quá sức, tôi chạy theo hướng chuông điện thoại reo.

Mày đang làm cái quái gì vậy? Một giọng nói vang lên trong đầu tôi. Ưu tiên hàng đầu lúc này là gì, mày có hiểu không hả? Mày phải đi tìm Hajikano, chứ không phải tìm người phụ nữ xa lạ đó để hỏi thêm thông tin. Mày vẫn chưa hiểu sao? Mày thực sự nghĩ là Hajikano sẽ về nhà và sống tiếp nhịp sống bình thường sao? Cô ấy đã chạy khỏi đây rồi, và giờ cô ấy sẽ lại tìm một nơi khác để treo cổ ngay lập tức. Và mày biết vấn đề ngu xuẩn nhất là gì không? Hajikano không bỏ rơi mày, là mày đã bỏ rơi cô ấy! Mày nhút nhát và sợ hãi như một thằng hèn khi thấy cô ấy quá khác trước kia. Mày tự lừa bản thân rằng việc này quá khả năng của mày. Mày không thấy sao? Khi Hajikano bước qua mày mà không hề liếc nhìn lấy một lần, mày đã nhẹ nhõm! Ôi ôi, thật may là cô ấy không nói gì với mình - mày đã nghĩ như thế đấy, thằng tồi tệ! Nếu lần này mày không đuổi theo cô ấy, mày vẫn sẽ bỏ rơi cô ấy lần tiếp theo, lần tiếp theo và lần tiếp theo nữa. Mày thấy ổn với chuyện đó hả? Mày thực sự thấy ổn với chuyện đó hả?!

Tao sẽ hỏi lại lần nữa. Ưu tiên hàng đầu lúc này của mày là gì?

Bước chân của tôi dừng lại.

Tôi nghe thấy tiếng chuông phát ra từ một bốt điện thoại công cộng trên góc phố.

Tôi không biết tại sao mình có thể nghe thấy âm thanh này từ tít tận ngôi đền phía trên kia, nhưng rồi những suy nghĩ đó nhanh chóng bị thổi bay khi tôi nhìn thấy bóng dáng của Hajikano đang băng qua đường ở phía xa xa. Nếu chạy nhanh hết mức có thể, chắc tôi vẫn bắt kịp được cô ấy. Nhưng bắt kịp rồi làm gì đây? Tôi sẽ phải nói gì đây? Tôi nên cư xử thế nào với một người con gái vừa mưới cố gắng tự tử chỉ cách đây vài phút chứ?

Trong khi tôi còn đang lúng túng trước bốt điện thoại, Hajikano đã dần đi khuất. Tôi tự nhủ đã quá trễ để chạy đuổi theo cô. Thế rồi tôi nhìn thấy một chiếc xe đạp dựng bên lề đường. Không, kiểu gì nó chẳng bị khóa chứ - tôi lắc đầu và đẩy ý tưởng leo lên xe đuổi theo ra khỏi đầu. Whoa whoa, giọng nói trong đầu tôi gần như phát điên. Sao mày có thể nói thế khi còn chưa xem xét nó? Nhìn đi, mở to mắt mà nhìn đi, mày có thấy cái khóa chết dẫm nào trên xe không? Mọi chuyện có thể đơn giản là một thằng nhóc đã đánh cắp nó, đạp nó ra đây và vứt lại. Thế quái nào một chiếc xe như thế lại có khóa được cơ chứ? Tại sao mày không thể kệ xác cái điện thoại quái đản và con ả kì dị đó để đuổi theo Hajikano? Tại sao mày không làm vậy? Trả lời tao!

Thừa nhận đi. Mày chỉ đơn giản là không muốn đuổi theo cô ấy.

Hajikano biến mất vào bóng tối.

Tôi lê bước vào bốt điện thoại và nhấc ống nghe lên.

[Vậy, cảm giác thế nào sau khi cái bớt biến mất?] Người phụ nữ hỏi.

“Gần như đã quên mất sự tồn tại của nó. Nhiều thứ đổi thay.”

[Tôi hiểu rồi.] Cô ta cười thích thú, [Dù thế nào đi nữa thì, mọi điều kiện đều đã tập hợp đầy đủ. Cái bớt của cậu đã biến mất, và cậu cũng được gặp lại người mình yêu. Giờ thì, tôi rất mong chờ đến ngày 31 tháng 8 đấy.]

Tôi run rẩy.

“Này, tôi có một câu hỏi…”

[Cứ tự nhiên.]

“Mặt của Hajikano.” Tôi gằn giọng. “Cái bớt quái quỷ đó từ đâu mà ra vậy hả?!”

Có tiếng rụp của ống nghe bị cúp máy.

Tôi đặt điện thoại xuống, toàn thân vô lực trượt xuống mặt kính và nhìn lên trần. Chưa đến năm giây sau, chuông điện thoại lại reo một lần nữa.

[À, xin lỗi. Tôi quên nói với cậu một điều quan trọng.]

“Đừng lo, không chỉ mỗi một điều đâu.”

[Chúc mừng sinh nhật thứ mười sáu của cậu nhé.]

Người phụ nữ cúp máy.

“....Cảm ơn.” Tôi đáp lại với cái ống nghe không có người nghe, giọng khàn khàn.

Rời khỏi bốt điện thoại, tôi lục lọi trong túi ra một gói thuốc lá nhàu nát. Ngậm lấy một điếu vào miệng, tôi châm lửa. Đôi môi khô nẻ của tôi hơi toác ra, để lại một vệt đỏ trông như son môi dính trên đầu lọc màu trắng đục.

Thật phiền quá mà. Tôi nghĩ thầm và rít hơi thuốc có mùi ngai ngái.

Đó là cách mà mùa hè năm mười sáu tuổi của tôi đã bắt đầu.