Hyouka

Chương kế tiếp:

Truyện tương tự

Let This Grieving Soul Retire ! Woe is the Weakling Who Leads the Strongest Party

(Đang ra)

Let This Grieving Soul Retire ! Woe is the Weakling Who Leads the Strongest Party

Tsukikage

Liệu Cry có thể bình an nghỉ hưu không đây?

147 2603

Chuyển sinh thành đứa con gái dâm loằn rác rưởi muốn bị NTR!

(Đang ra)

Chuyển sinh thành đứa con gái dâm loằn rác rưởi muốn bị NTR!

二本目海老天マン

Hướng đến tham vọng chưa từng thực hiện được trong kiếp trước: "Muốn trở thành một người con gái bị tên đàn ông khác cướp đoạt", cô ta bắt đầu hành trình mới của mình.

121 855

Túc Mệnh Chi Hoàn - Quỷ Bí Chi Chủ 2

(Đang ra)

Túc Mệnh Chi Hoàn - Quỷ Bí Chi Chủ 2

Ái Tiềm Thuỷ Đích Ô Tặc

Phần tiếp theo của tiểu thuyết Quỷ Bí Chi Chủ, một trong những tác phẩm văn học mạng nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Câu chuyện lấy bối cảnh vào khoảng 6-7 năm sau sự kiện cuối cùng ở Quỷ Bí Chi Chủ.

116 1174

Throne of Magical Arcana

(Đang ra)

Throne of Magical Arcana

Ái Tiềm Thủy Đích Ô Tặc (Mực Thích Lặn Nước)

Đây là web novel đầu tay của lão Mực, đầu tay chứ không có nghĩa là non tay. Lão Mực đã vẽ nên thế giới nơi mà tri thức, khoa học thực sự biến thành sức mạnh theo đúng nghĩa đen và chứa đựng một khối

576 30885

Tập 2 - Hồi kết của Kẻ Ngốc 愚者のエンドロール - Why didn't she ask EBA? - Phụ chương : 10 điều răn của Knox, của Chandler và 20 luật của Van Dine đối với tiểu thuyết trinh thám

MƯỜI ĐIỀU RĂN CỦA KNOX

Hung thủ phải là một người đã được nhắc đến trong phần đầu của truyện, nhưng không được là người mà người đọc được quyền biết suy nghĩ của họ.

Tất cả những tình tiết không thực tế, siêu nhiên đều không có chỗ trong tiểu thuyết trinh thám.

Không nhiều hơn một “căn phòng” hay một “thông điệp” bí ẩn được xuất hiện.

Không sử dụng những chất độc không tồn tại trong thực tế, hay bất cứ một phương tiện gây án nào mà chúng cần phải được giải thích bằng khoa học phức tạp.

Không có chỗ cho người Trung Quốc[1].

Không được phép tồn tại một sự tình cờ nào để hỗ trợ vị thám tử, anh ta cũng không được phép có một “trực giác” đúng mà không có căn cứ.

Vị thám tử không được là người gây án.

Vị thám tử không được nêu lên một manh mối gây lạc hướng cho người đọc.

Cộng sự của vị thám tử, “Watson”[2], không được có bất cứ một suy luận quan trọng nào. Anh ta chỉ được thông minh hơn một chút, chỉ một chút thôi, so với trình độ của một người đọc bình thường.

Anh em sinh đôi, hay là tình huống người giống người không được phép xuất hiện trừ phi đã được giới thiệu từ trước.

MƯỜI ĐIỀU RĂN CỦA CHANDLER

Cách mở và kết thúc vấn đề đều phải thật sự thoả đáng.

Phương thức gây án và phương thức phá án phải hợp lý về kỹ thuật.

Từ nhân vật, cảnh vật cho đến không khí của vụ án đều phải chân thực. Người thật, thế giới thật.

Ngoài tính chất huyền bí thì tự câu truyện phải là một câu truyện có nội dung tốt, phần suy luận phải khiến cho tính chất huyền bí ấy đáng để được đọc tiếp.

Phải giữ được sự giản đơn cho mọi tình huống cần phải giải thích.

Câu truyện phải đủ phức tạp để gây trở ngại cho những người đọc thông minh.

Lời giải phải tỏ ra là khả năng hợp lý duy nhất khi được đưa ra.

Không được pha trộn quá nhiều tình tiết phụ với nhau. Nếu câu truyện là một bí ẩn đang được đặt trong một không khí trầm lặng, lạnh lẽo thì không thể xuất hiện những tình tiết thám hiểm đầy bạo lực hoặc tình cảm quá lãng mạn.

Kẻ thủ ác phải bị trừng trị theo cách này hay cách khác, không cần phải là trước pháp luật… Nếu vị thám tử không thể giải quyết cho đến tận cùng thì vụ án sẽ chẳng khác nào một sợi dây mục nát không chịu đứt khiến người đọc bực mình.

Câu truyện không được lừa dối người đọc.

HAI MƯƠI LUẬT CỦA VAN DINE

Người đọc và thám tử phải được trao cơ hội ngang nhau để giải quyết vụ án. Mọi manh mối đều phải được trình bày và mô tả vừa đủ.

Không được phép tồn tại những tình tiết lừa dối người đọc, trừ phi đó là cái bẫy của hung thủ giăng lên chính thám tử.

Những tình tiết lãng mạn không được phép tồn tại. Kết cục của một tiểu thuyết trinh thám là đưa thủ phạm ra ánh sáng công lý chứ không phải đưa một cặp đôi đi đăng ký kết hôn.

Chính vị thám tử không thể trở thành hung thủ. Chẳng khác nào đưa cho người ta một xu để đổi lấy năm dollar, một trò đùa tệ hại.

Chân tướng hung thủ phải được vạch trần bởi suy luận logic – không được nhờ vào may mắn hay hung thủ tự thú tội mà không có lý do chính đáng. Giải quyết một vụ án theo những cách đó (những cách không logic – ND) chẳng khác nào bảo người đọc đuổi bắt một đàn ngỗng đang chạy và nói với người đó sau khi họ thất bại là từ đầu tôi đã không muốn anh làm thế. Một nhà văn như vậy chẳng hơn gì một thằng hề cả.

Một tiểu thuyết trinh thám thì phải có thám tử, và thám tử sẽ không phải là thám từ nếu anh ta không suy luận. Nhiệm vụ của anh ta là tự tìm kiếm manh mối và nghiên cứu chúng để xác định hung thủ là ai. Nếu không làm như vậy thì việc anh ta giải quyết được vụ án chẳng khác nào một thằng học sinh giở ra sau quyển sách Toán đề tìm lời giải.

Cần có ít nhất một cái xác, và cái xác càng tỏ ra “chết chóc” càng tốt. Không có tội ác nào khác ngoài giết người được cho phép bởi ba trăm trang là quá nhiều cho một tội ác như vậy. Sau cùng thì với thời gian và công sức đã bỏ ra thì người đọc phải được tưởng thưởng xứng đáng.

Vấn đề của vụ án phải hoàn toàn được tìm ra bằng những cách tự nhiên. Những phương pháp như bàn cầu cơ, đọc suy nghĩ, lên đồng, cầu pha lê hay tương tự vậy, là nghiêm cấm. Người đọc bình thường sẽ có cơ hội nếu được cạnh tranh với thám tử bình thường. Nếu phải cạnh tranh với cả một thế giới tâm linh hay đi vào chiều không gian thứ tư của Siêu hình học thì họ sẽ thua trước cả khi bắt đầu đọc.

Không được phép có nhiều hơn một thám tử, đúng hơn là một người đảm nhận việc suy luận chính – một deus ex machina (cánh tay phải của Chúa). Bỏ từ ba đến bốn, hoặc đôi khi là cả tá bộ óc thám tử vào một câu truyện không chỉ làm phân tán sự hứng thú và làm cho chuỗi suy luận không được liền mạch, mà còn là bất lợi không công bằng cho người đọc. Quá nhiều thám tử sẽ làm cho người đọc không biết phải nương theo ai, giống như bắt họ chạy thi với một đội điền kinh vậy.

Hung thủ phải là người có vai trò quan trọng không ít thì nhiều trong truyện – nghĩa là một người mà người đọc dễ dàng nhớ đến và có ấn tượng nhất định.

Một “kẻ hèn” không nên được chọn làm hung thủ. Điều đó sẽ phá đi mọi xây dựng tình tiết của cậu truyện và dẫn đến một lời giải quá đơn giản. Hung thủ phải là người xứng đáng – người không dễ nao núng khi bị nghi ngờ.

Dù có bao nhiêu án mạng đi nữa thì một câu truyện chỉ được có một hung thủ. Hung thủ dĩ nhiên là được phép có đồng phạm, nhưng phần lớn công việc gây án phải là do hắn làm. Sự căm phẫn của người đọc chỉ nên được tập trung vào một người.

Những tổ chức bí mật, Camorra, Mafia v.v…, không có chỗ trong tiểu thuyết trinh thám. Một vụ án hoàn mĩ không thể được kết thúc bằng một cách tầm thường như vậy. Nói thẳng ra, hung thủ trong một tiểu thuyết trinh thám đúng nghĩa không cần phải có tổ chức nào để dựa lưng. Một tên tội phạm đẳng cấp cao và có tự trọng cũng chẳng muốn như thế.

Phương thức gây án và phương thức phá án phải hợp lý về mặt kĩ thuật – nghĩa là những thứ phi-khoa học, trí tưởng tượng hay sự phỏng đoán không được phép tồn tại. Một khi người viết đã xoã cánh vào vùng trời mơ mộng hão huyền theo kiểu của Jules Verne[3] thì họ cũng không còn đang viết truyện trinh thám nữa. 

Sự thật của vụ án luôn luôn phải được thể hiện rõ ràng – xét trường hợp người đọc đủ thông minh để nhận ra nó. Nói vậy có nghĩ là nếu người đọc, sau khi đọc hết phần giải thích và quyết định đọc lại, sẽ thấy rằng mọi manh mối dẫn đến lời giải ngay từ đầu đã luôn nhìn chòng chọc vào anh ta, và nếu đủ thông minh như người thám tử thì anh ta đã có thể giải quyết vụ án mà không cần đọc đến chương cuối cùng.

Một tiểu thuyết trinh thám không nên chứa những đoạn mô tả dài, những màn hài hước về những tiểu tiết, những đoạn nghiên cứu tinh vi về nhân vật và những màn “gà trước” làm nặng nề bầu không khí trước khi cần thiết. Những thứ đó vừa không quan trọng vừa cản trở việc giải quyết vụ án bằng việc tạo thêm những vấn đề thứ cấp. Nói chung, mọi tình tiết liên quan đến mô tả phải được giữ ở mức vừa phải để câu truyện thực tế hơn.

Một thủ phạm chuyên nghiệp trong tiểu thuyết trinh thám không bao giờ được hối lỗi vì hành động của mình.

Án mạng chính trong tiểu thuyết trinh thám không được là tai nạn vô ý hay tự tử. Kết thúc một vụ án với kiểu như vậy là phản bội niềm tin người đọc.

Động cơ gây án trong tiểu thuyết trinh thám nên là cá nhân. Chính trị hay tự tôn quốc gia thuộc về một thể loại khác. Hơn hết câu truyện phải có cái tâm nhân bản. Nó phải thể hiện những trải nghiệm thực tế mà bất cứ người đọc nào cũng có thể gặp, và tạo một lối thoát cho những cảm xúc và khát khao bị dồn nén của họ. 

Sau cùng, tôi xin thống kê một vài thứ mà những tên viết lách không có tự trọng thấy là có ích. Sử dụng chúng chính là đã tự thừa nhận mình là một nhà văn bất tài và mất gốc.

(a) Xác định hung thủ bằng việc so sánh mẩu đầu lọc thuốc lá để lại hiện trường với nhãn hiệu mà một trong những nghi phạm đang sử dụng.

(b) Dùng ma quỷ hay lời nguyền để khủng bố tinh thần thủ phạm khiến hắn phải tự thú.

(c) Vân tay giả.

(d) Dùng hình nhân thay thế cho người thật.

(e) Con chó không sủa và từ đó nói lên thủ phạm là người trong nhà.

(f ) Thủ phạm hoá ra lại có người anh em song sinh hoặc một người nào đó giống y đúc.

(g) Một mũi kim giấu dưới da cùng liều thuốc độc giết người trong chớp mắt.

(h) Xem hiện trường là “phòng kín” dù trước đó cảnh sát đã phá cửa vào.

(i ) Dùng máy phát hiện nói dối

(j ) Mật mã, mật thư rốt cuộc không được thám tử giải thích.

[1] Trước thời của Knox có rất nhiều những tiểu thuyết trinh thám nhà nhà văn cho một trong các nhân vật là người Trung Quốc (có thể xem là đại diện cho người phương Đông, Châu Á nói chung). Vì lúc này phương Tây còn xa lạ với phương Đông nên họ vẫn còn nghĩ người phương Đông là bí ẩn, đáng sợ, bất thường v.v… Ý của Knox có lẽ chỉ là “đừng nên đi vào con đường mòn đó” mà thôi.

[2] Chỉ bác sĩ Watson trong Sherlock Holmes.

[3] Jules Verne (1828-1905) : nhà văn Pháp nổi tiếng, người đi tiên phong trong thể loại văn học Khoa học viễn tưởng.