Nhật ký kẻ bất tử

Chương kế tiếp:

Truyện tương tự

Vì sao và đom đóm.

(Hoàn thành)

Vì sao và đom đóm.

caroranchan

Nỗi sợ hãi vì tỏ tình thất bại làm cho một gã thanh niên quyết định đi lính, bỏ lại người mà anh ta thầm thương trộm nhớ. Trở về sau hai năm, chàng trai không ngờ rằng mình lại được gặp đúng người con

1 324

Mẹ kế của Bạch Tuyết!

(Hoàn thành)

Mẹ kế của Bạch Tuyết!

Yume_chan

Câu chuyện cổ tích nổi tiếng Bạch Tuyết và bảy chú lùn được kể lại qua góc nhìn của bà mẹ kế "độc ác".

2 446

Nói với em

(Hoàn thành)

Nói với em

Vuio

Vì truyện hơi ngắn nên không có tóm tắt nhiều, mọi người vào đọc sẽ biết.

1 302

Khi Cơn Mưa Tuyết Ngừng Rơi

(Hoàn thành)

Khi Cơn Mưa Tuyết Ngừng Rơi

Phong Linh

Quá khứ là điều ai cũng biết, còn tương lai thì chẳng ai biết được cả. Mọi giai đoạn của cuộc đời, hầu như ai cũng sẽ nuối tiếc khôn nguôi những chuyện xưa cũ và lo lắng bất an về điều sẽ xảy ra tiếp

3 470

[Oneshot] Nhà vua xứ Marot

(Hoàn thành)

[Oneshot] Nhà vua xứ Marot

Victor Niji

Và nó sẽ không bao giờ kết thúc.

1 304

Lẫy

(Hoàn thành)

Lẫy

langsat

Một bi kịch kéo dài từ đời này qua đời khác, cuốn những số phận lạ lùng về chung một mối. Có sự bình an hay một tương lai tươi sáng nào cho một thế giới mục rỗng đã đến nước điêu tàn?

15 1329

Khởi đầu và kết thúc - Chương 12 Cuối chiều

Chủ nhật, đó là một ngày mà ai cũng mong chờ nó đi tới. Vào ngày đó họ sẽ được thư giãn, họ sẽ được nghỉ ngơi hoặc họ sẽ làm những gì mình muốn. Phần lớn ai cũng cho rằng đây là một ngày vui, một ngày đặc biệt. 

Vậy chắc tôi là một kẻ khác người, bởi từ khi mà tôi nhận thức được giá trị của đồng tiền thì đối với tôi chủ nhật đã không còn là thứ gì đó đặc biệt nữa. Đôi khi tôi nghĩ rằng chủ nhật là ngày cuối cùng của một tuần, nhưng đôi khi tôi lại nghĩ đó là ngày khởi đầu của một tuần mới.

Bây giờ tôi lại có những suy nghĩ ấy, nhưng cũng không hẳn vì tôi nghĩ có lẽ chủ nhật là ngày thứ bảy của một tuần. 

Hôm nay tôi đã về quê như kế hoạch mà mình đã đề ra. Hôm qua, sau khi đánh bọn con trai trong lớp xong nhưng tôi chả cảm thấy vui chút nào cả. Tôi buồn chán trở về nhà thì bị gọi lại bởi lớp trưởng Vũ Thị Huyền Trang, cô ấy có vẻ khá nghiêm túc nhưng tôi thì mặc kệ rồi đi về. Mà đáng lẽ tôi cũng nên đứng lại nói chuyện chút chứ nhỉ? Tôi nghĩ lại việc đó trong lúc đi về khiến tôi bỗng bật cười phá lên trên con đường vắng. Cô ấy thật là một cô gái kì lạ.

Đã quá giờ trưa của ngày chủ nhật, tôi đã có mặt tại mảnh đất Phú Bình quê mình. Dưới cái nắng nóng của trưa hè đang trùm lấy mọi thứ, tôi lặng lẽ từng bước rời khỏi bến xe buýt. Con đường trung tâm của huyện không có lấy một bóng người, không một tiếng động và cũng không có nổi một cơn gió nồm. 

Cảnh vật trĩu xuống và nhạt nhòa bởi một thứ ánh sáng chói lòa đã che mất. Mọi thứ như hòa làm một từ cây cối, nhà cửa đến con đường. Chúng bây giờ chỉ như những tấm đá to lớn sừng sững đứng nép sang hai bên và trải dài xa tít.

Với đôi mắt nặng nề, tôi chậm rãi men theo xuôi dòng con sống Đào để về nhà. Con sông Đào hôm nay có màu trắng, mà cũng không hẳn vì đôi khi nó lại xuất hiện những dải màu bạc. Tôi không thấy nó di chuyển rồi lại thấy nó di chuyển, chắc là do nó mệt. 

Ông từng nói với tôi rằng chỉ cần tìm được con sông này thì tôi sẽ về được nhà. Hy vọng lần này cũng vậy, tôi sẽ về được nhà.

Gần hai tiếng đi bộ là thời gian mà tôi đã phải bỏ ra để về được cổng chào xã. Nó vẫn to lớn và hào nhoáng như mọi lần, thật sự tôi rất ghen tị với nó. 

"Nóng như vậy mà mày không khát nước à?"

Tôi ngước lên nhìn cái cổng chào cao cả gần mười mét mà than thở. Nói xong tôi uống cạn chai nước trong tay rồi tiếp tục đi tiếp đến thẳng nghĩa trang Ngọc Lý - Tân Lập - Tân Ngọc. Cái tên đó thật dài dòng phải không? Tất nhiên rồi, đó là tên của ba xóm sử dụng cái nghĩa trang đó gộp lại. Đó chỉ là một cách gọi bởi vì cái nghĩa trang đó chẳng có tên, không có cái tên nào dành cho nó cả và cũng không ai đặt cho nó. Như thể nó đã bị lãng quên vậy.

Khi tôi đi đến đây thì cũng đã gần cuối giờ chiều, nắng vẫn còn. Cây bàng đầu làng lá không động, cánh đồng bên dưới không có người chăm.

Tôi tiến vào nghĩa trang bằng con đường đất phủ đầy tiền giấy màu trắng đen. Nghĩa trang này đã có từ rất lâu rồi, nó nằm trên một mô đất trọc nổi lên khỏi cánh đồng tươi tươi tốt nhất vùng. Không có lấy một cái cây nào cao hơn ngọn cỏ ở mô đất đó, chúng cứ mọc lên rồi lại bị đào đi mất. Chúng cố làm vậy nhiều lần nhưng đều vô dụng, chúng đã từ bỏ mà khiến nơi đây bị ánh sáng Mặt Trời nhạt nhẽo nuốt chửng lấy. 

Đây là một nơi khiến người ta ớn lạnh mỗi khi đi vào, bởi sự vắng vẻ tĩnh lặng của nó. Chắc cũng chính vì vậy, mà chả khi nào thấy ai đó đến đây thắp lấy một nén nhang cho người nằm đó. Sự rợn người ấy có lẽ nên được coi là sự cô đơn.

Tôi đi đến phần mộ ông bà của mình để thắp nhang và chăm sóc phần mộ ấy. Hai người họ nay đã được những cây cỏ phủ kín tạo thành một màu vàng úa. Có lẽ ông và bà là hai người duy nhất ở đây không cô đơn, họ thật may mắn đến nỗi tất cả mọi người xung quanh phải ghen tị. Đến cả tôi cũng vậy, tôi thực sự ghen tị với hai người họ.

Người dân nơi đây mỗi khi đi tảo mộ đều để lại những phong nhang và bật lửa tại chỗ. Không phải họ vứt rác bừa bãi hay thiếu ý thức gì đâu mà đơn giản chỉ là đôi khi có ai đi qua có thể thắp cho những con người nơi đây một nén nhang để họ đỡ cảm thấy cô đơn mà thôi. 

Chỗ của ông và bà tôi cũng vậy, có một cái hộp sắt nhỏ đã bị han rỉ lởm chởm nhiều chỗ. Mở ở nó ra, tôi lấy hai cây nhang đốt lên rồi bắt đầu chắp tay cúi lạy. 

"Lâu lắm rồi con không gặp ông bà rồi phải không? Con xin lỗi hai người nhé, cũng tại con có nhiều chuyện trong thời gian vừa qua nên mới như vậy. Mong hai người bỏ qua cho con nhá! 

À, con cũng không có rắc rối gì nhiều đâu. Chỉ là mấy chuyện vụn vặt thôi. Bây giờ con đang sống ở ngoại thành Hà Nội, con có bạn mới, lớp mới và nhiều kỉ niệm mới nữa. Vậy nên không cần phải lo cho con bất cứ điều gì đâu, không cần bận tâm vì con đâu.

Mà không biết ông bà thế nào rồi? Chắc con không phải lo lắng vì việc hai người có cô đơn đâu nhỉ? Hai người luôn ở bên nhau mà.". Nói đến đây bỗng tôi không thể nói thêm bất cứ lời nào nữa bởi một thứ gì đó đã ứ lại ở cổ. 

Ước gì con có thể ở bên hai người nhỉ! Nghĩ vậy rồi tôi rời đi khỏi đó và đi thẳng về lối ra. Tôi không nên ở lại đây lâu thêm nữa, bởi tôi chả thể chịu thêm được bất cứ một giây nào nữa.

Tôi nhìn về phía khác, đó là một ngôi mộ mới, một ngôi mộ được rào chắn kĩ càng bằng rất nhiều tre xung quanh. Chắc chắn đó là người bạn của tôi, nhìn một hồi lâu thì tôi bỗng bình tĩnh trở lại. 

Cổ họng không còn bị ứ lại nữa, cơ thể bỗng nhẹ nhàng hơn rồi cứ thế tôi quay lại chỗ ông bà của mình. Tôi lấy thêm hai nén nhang nữa, quỳ xuống lạy ba lần. Xong xuôi, tôi đốt chỗ nhang còn lại để chia ra cho những ngôi mộ xung quanh rồi mới rời ra về.

Bây giờ cái nghĩa trang này phảng phất mùi thơm của nhang, mùi hương đó nhẹ nhàng được những làn gió từ đâu đó xuất hiện mà tôi chả hề hay biết mang theo đi khắp. Cứ thế, làn gió đó đã làm cho nơi đây một bầu không khí khác hẳn, nó nhẹ nhàng hơn và dịu mát hơn khi nãy. 

Mặt trời từ từ hạ xuống, những cái bóng dài bắt đầu xuất hiện. Cùng với những cái bóng đó là những làn khói nhỏ mang theo mùi hương nhẹ nhàng lấn át đi sự vắng vẻ.

"Chắc mọi người ở đây không ai là cô đơn đâu nhỉ? Chắc chỉ có mình thôi!". Tôi lẩm nhẩm rồi lặng lẽ rời đi.

***

"Này… Kiệt phải không? Bác Dũng đây!", trên con đường về căn nhà cũ bỗng có tiếng gọi ở phía mặt trời lặn.

Đó là một giọng nói quen thuộc, một giọng trầm ấm và thân thiện. Giọng nói đó phát ra từ một bác thợ cắt tóc ở đầu cầu Bùa. Đó là cây cầu đó nối xóm Tân Ngọc nơi tôi từng sống với xóm Ngọc Lý khi bị chia cắt bởi con sông nhánh của sông Đào. 

Từ bé đến lớn gần như tôi đều cùng ông cắt tóc ở đây, có thể nói đây như một nơi gắn liền với tuổi thơ và những ngày tháng bên người ông của mình. Tiệm cắt tóc của bác, mà cũng không hẳn vì nó giống một cái lán nhỏ thì đúng hơn. 

Tôi nở một nụ cười như để chào lại bác rồi tiến vào cái lán nhỏ ấy. Cái lán đó nhỏ đến nỗi chỉ có đủ chỗ cho người một người khách và bác mà thôi. Tuy vậy nhưng người đến đây cắt tóc vẫn đông nườm nượp trước sự ganh tị của nhiều tiệm cắt tóc gần đó.

Bác Dũng là một người đã gần năm mươi, nhưng nếu nghe được cách bác nói chuyện thì chắc sẽ chả bao giờ biết được điều đó vì cách nói hóm hỉnh của bác. Khách đến với bác không chỉ để cắt tóc, mà họ còn đến đây vì để tâm sự, để giãi bày giải tỏa tâm trạng của mình. 

Trước những vị khách có nhiều câu chuyện, bác cũng không ngại chia sẻ kinh nghiệm sống, lời khuyên hay một cách giải quyết hợp lý. Bên cạnh đó bằng những lời kể qua chất giọng trầm ấm của mình, bác nhẹ nhàng chia sẻ những câu chuyện của mình cho mọi người nghe khiến không ai có thể rời mắt khỏi bác.

Nhờ có thế, dù nhỏ, dù đã lâu đời và không hợp thời nữa nhưng cái lán nhỏ của bác luôn đông khách. 

Đã chiều muộn, khách đã hết. Bác thì đang thu dọn đồ của mình thì thấy tôi đi qua mà dừng tay lại hỏi thăm. Tôi tiến vào trong lán và ngồi vào ghế cho người cắt tóc. 

"Cháu muốn cắt hả?". Bác hỏi tôi một cách nhẹ nhàng.

Đáp lại bác, tôi cũng chỉ gật đầu đồng ý. Không hiểu sao lúc ấy tôi chả thể nghĩ được cái gì cả, tôi hành động như một bản năng vậy. Thấy tôi như vậy, bác nhìn rồi cười khổ. 

Chắc bác đã thấy kĩ khuôn mặt của tôi qua chiếc gương phía trước mặt tôi. Hẳn là bác phải có nhiều câu hỏi dành cho tôi lắm, khi Kiệt mà bác thấy chưa bao giờ có khuôn mặt như vậy.

Nhưng bác không hỏi, chỉ im lặng và ngắm nghía mái tóc tôi để chuẩn bị cắt. Ngắm nghía xong, bác thở dài rồi nói:

"Cháu mới cắt tóc hả?". Vẫn chất giọng trầm ấm khi nãy nhưng giờ nó nhẹ đi hẳn. Đáp lại bác, tôi cũng chỉ gật đầu. Thấy tôi đáp lại như vậy, bác nói tiếp: "vậy cháu muốn nói chuyện với bác à?" 

"Bác cắt trọc cho cháu có được không?"

Một câu nói khiến bác ấy ngỡ ngàng, nhưng rồi bác cũng gật đầu đồng ý. Chả hiểu sao tôi lại nói vậy, nhưng tôi không hối hận vì quyết định đó. Mái tóc đó thật là giả dối, nó vẫn vậy mặc cho tất cả những gì tôi trải qua. Tôi không muốn như vậy nữa, suy nghĩ cắt nó đi làm tôi bỗng thoải mái lạ thường.

Bác dùng máy cắt đi những đường dài mà không nói gì cả. Tiếng máy cắt kêu như một đàn ong vỡ tổ lấn át mọi thứ xung quanh, một tiếng ồn nhưng chả hiểu sao tôi lại thấy nó thật tĩnh lặng. 

"Ước mơ của bác là gì vậy?"

Nghe được câu hỏi của tôi khiến bác dừng lại, tay chống vào cái ghế tựa mà tôi đang ngồi rồi thở dài vẻ sầu muộn. Tôi nhìn qua chiếc gương rồi thấy được khuôn mặt của bác, đó là khuôn mặt của sự tiếc nuối. Có lẽ tôi đã hỏi vào thứ không nên hỏi, bởi nhìn thôi thì tôi cũng đủ hiểu. 

"Cháu hiểu rồi."

Bác nghe vậy rồi cũng tiếp tục cắt, những đường đi của máy cắt bây giờ càng lúc càng chậm dần như tâm trạng của bác bây giờ vậy. Đôi tay bác như thể đang run run lên vì điều gì đó, rồi bác lại dừng lại. Bác quay mặt về phía mặt trời sắp lặn phía Tây rồi trầm tư suy nghĩ. Tôi hiểu và cũng im lặng mặc bác. 

Nhưng rồi bỗng cái giọng trầm ấm đó lại xuất hiện.

"Thật ra... bác cũng không thích làm thợ cắt tóc đâu!"

Nói xong thì bác lại tiếp tục làm công việc của mình. Quả thật là như vậy, vợ bác mất, con bác thì đi đại học, mẹ bác thì bị bệnh đau ốm cả mấy chục năm nay. Bác chả thể đi đâu mà thực hiện cái hoài bão hay ước mơ của mình cả. Bác bị vùi dập bởi hoàn cảnh của mình, nếu bác đi thì không ai chăm sóc mẹ mình, đồng ruộng bỏ hoang rồi con bác đi học cần tiền. 

Người ta nói rằng nếu ai đó bị đau thì họ sẽ không còn quan tâm bất kì cái gì khác ngoài bản thân của họ. Nhưng câu nói đó chắc chả bao giờ đúng với bác Dũng.

Trong tất cả những người đến đây xin lời khuyên từ bác thì bác lại là người có hoàn cảnh tệ nhất. Có lẽ bác cho họ được những lời khuyên là vì so với khó khăn của bác thì mấy cái đó chả thể nào sánh bằng.

Người bị một vết thương lớn sẽ chả thể bị một vết thương khác làm đau. Bởi cơn đau đó đã lấn át đi toàn bộ tất cả những thứ khác rồi. 

Rồi đến khi mặt trời sắp tắt hẳn, trên đầu tôi đã không còn lấy một sợi tóc. Nó chả còn gì cả, nó không còn có thể lừa dối tôi hay bất kì ai nữa. 

"Dạ cháu trả bác!", tôi đưa tiền công nhưng bác lại lắc đầu từ chối. Tôi hiểu bác, tôi đã quá quen bác rồi nên tôi cũng không cố dúi trả bác. Vậy nên tôi đã lấy một chai nước trong balo rồi đưa cho bác để coi như tiền công. Bác ấy nhận nó rồi chúng tôi chào tạm biệt nhau trước khi trời kịp tối.

Tôi và bác Dũng, có lẽ là hai con người có hoàn cảnh khác hẳn nhau. Thậm chí tôi còn cảm thấy nó trái ngược nhau hoàn toàn vậy mà sao tự dưng lúc này tôi cảm thấy chúng tôi giống nhau đến lạ lùng.

"Thật lạ lùng!"