Rakuin no Monshou
Tác giả: Tomonogi Sugihara Minh họa: 3
Lời bạt
Oda Nobunaga.
Chắc hẳn ông là vị lãnh chúa nổi tiếng nhất trong thời đại chiến quốc Nhật Bản.
Suốt thời niên thiếu, ông được biết đến với phong thái không giống ai, thậm chí còn bị đặt biệt danh là ‘tên đần vùng Owari’. Tuy nhiên, khi vừa lên kế nghiệp sau cái chết của phụ thân, Nobunaga đã thể hiện tài năng trên nhiều lĩnh vực. Không những dẹp yên xung đột trong nội bộ Owari, ông thậm chí còn là người tiến sát nhất đến đại cuộc thống nhất Nhật Bản với phương châm ‘dùng võ lực đoạt thiên hạ’(*)
Làm thế nào mà kẻ luôn bị thiên hạ dè bỉu là ‘thằng đần’ lại có được thế lực áp đảo trong thời buổi loạn khạc khi vừa đến tuổi trưởng thành?
Suốt từ đó đến giờ, biết bao sử gia, tiểu thuyết gia đã đưa ra cách diễn giải của riêng mình, đều bị thu hút bởi tính chất bí ẩn đằng sau ‘sự thật lịch sử’ ấy và biến tấu nó thành câu chuyện.
Ví dụ như Nobunaga cố tình giả điên để lừa đối thủ lơi lỏng cảnh giác trong tình cảnh thù trong giặc ngoài tại Owari. Hoặc cũng có thể ngài ấy vốn dĩ đã có trí tuệ kiệt xuất, ngặt nỗi không ai hiểu cho tư tưởng đi trước thời đại của mình, cuối cùng lại bị thiên hạ chụp mũ là ‘thằng đần’.
Ngoài ra, khi phụ thân Nobunaga vừa qua đời cũng là lúc Hirate Masahide – người thầy chịu trách nhiệm giáo dục Nobunaga – mổ bụng tự sát. Người ta cho rằng ông ta làm thế là để ‘chỉ trích cung cách kỳ lạ của Nobunaga’. Cái chết của ông đã gây ảnh hưởng rất lớn, khiến Nobunaga tự nhìn nhận lại mình và trưởng thành hơn so với trước kia. Rốt cuộc, câu chuyện sẽ càng thêm thú vị khi nó có thể khiến cho người ta phải khóc cùng những nỗi đau của nhân vật.
Con người Nobunaga đã trở thành nhân vật trong vô số những tiểu thuyết và manga, hình mẫu tưởng tượng đi sát lịch sử bị áp đảo bới những sản phẩm mang yếu tố siêu nhiên. Trong nửa sau của cuộc đời mình, Oda Nobunaga như lột xác thành một người khác, ông đã bị ma thuật điều khiển hoặc, theo như giả thiết của một mangaka mà tôi hâm mộ thì ‘ông ấy bị người ngoài hành tinh bắt cóc’.
Quý vị độc giả hẳn đã nhận ra Oda Nobunaga chính là hình mẫu cho nhân vật hoàng tử Gil. Chàng hoàng tử bị cười chê là ‘thằng đần’, rốt cuộc lại bị thay thế bởi một gã nô lệ tên Orba. Thế rồi, giống như Nobunaga năm xưa, cái tên ấy sẽ để lại dấu ấn trong thời đại loạn lạc.
Trong tập trước, về sau Orba sẽ được biết đến với cái tên ‘Hoàng Đế Rồng xứ Mephius’. Tuy nhiên, khi đọc xong tập 4, nhiều bạn đọc chắc chắn sẽ nghĩ rằng tương lai đó có quá nhiều mâu thuẫn. Vậy nên, tôi mong các bạn se cùng vặn óc suy nghĩ, cố gắng lắp ghép các mảnh bị thiếu của bức tranh của bức tranh toàn cảnh như những sử gia và tác giả ngày nay.
-Tomonogi Sugihara.
-------------
Fun fact: bối cảnh truyện có nhiều điểm chung với một số tác phẩm văn học như Bá Tước Monte Cristo; Prince and the Paupier (đã đọc nhưng quên tên tiếng việt rồi) cũng như phim ảnh, điển hình là 'Người mang mặt nạ sắt' và 'Gladiator'. Khẩu vị tương đối lạ so với một bộ LN, đặc biệt là ở thể loại fantasy.