1. Hiện tại: 8.0km; còn 12.0km
Cái nào là đúng? Cái nào là sai? Việc trả lời hai câu hỏi đó thể hiện sự giáo dục lẫn kinh nghiệm mà một người được lĩnh hội. Làm điều tốt thì được khen, điều xấu thì bị phê phán. Bằng cách này chúng ta sẽ dần dần vẽ được lằn ranh giữa cái đúng và cái sai.
Mặt khác thì thích và không thích lại không phải thứ người ta có thể dạy và được dạy. Nếu đi xa đến mức gọi nó là “bẩm sinh” thì người ta đã ngầm định rằng một việc như đứa bé này tương lai sẽ không thích phô mai đã được quyết định từ lúc nó sinh ra. Một thứ giống như định mệnh. Thay vào đó, liệu có thể diễn giải rằng những thói quen ấy hình thành từ những khoảnh khắc bộc phát trong nội tại mỗi con người rồi tích tụ dần khi họ lớn lên? Bởi hệ quả của nó chính là mắt xích không thể rách rời với câu hỏi sau cùng của đời người – cái gì quý nhất đối với họ.
Đó là những lời Satoshi tuyên bố với tôi trong một ngày mưa. Nói xong hắn cười với một thái độ đầy nhún nhường trước khi tiếp tục:
“Trong bản thân cậu, Houtarou à, là một sự thiếu hụt đáng ngạc nhiên cả cái thích lẫn không thích và nó không gì khác một cơn bộc phát mà cậu không muốn nhắc đến. Thực ra đó là điều Mayaka sẽ nói, còn tớ thì không đi xa như vậy.”
“Nếu ở đây là Ibara thì cậu ta dám sẽ nói ‘Thực ra đó là điều Fuku-chan sẽ nói, còn tôi thì không đi xa như vậy’ lắm.”
“Không, Mayaka không bao giờ nói vậy. Cậu ấy rất thẳng nên cách chọn từ chắc chắn sẽ chẳng dễ chịu như tớ đâu.”
Chính xác là vậy. Tôi lầm rồi.
Cứ có dịp đi chung về nhà thì Satoshi và tôi lại bàn tán về những thứ trên trời. Đôi khi hai thằng còn quan tâm đến những vấn đề dở hơi hơn như “số phận cuối cùng của thế giới”… và những khoảnh khắc hiếm hoi hơn chúng tôi sẽ chuyển chủ đề giữa chừng, thành một thứ không liên quan ví dụ như “A4 và B5: loại nào phù hợp cho ghi chú hơn” hay đại loại.
Tuy vậy điều làm cho ngày hôm ấy đặc biệt là một vị khán giả xen giữa màn bình luận – Oohinata.
Mưa không nặng cũng không nhẹ nhưng vẫn tiếp tục rơi. Bước dưới dãy mái vòm nối nhau của các cửa hàng chúng tôi gấp dù lại. Nắm tay ra phía sau, Oohinata trong mắt tôi chợt mang một dáng vẻ dễ mến trái ngược với hình ảnh tomboy thường ngày của mình. Cô bé cười.
“Chị Ibara nặng lời đến thế ạ?”
Chẳng phải là định đi tay ba hay gì, chỉ là khi tôi và Satoshi bước ra ngoài cổng trường đã vô tình gặp Oohinata. Cô bé gượng gạo cười mà nói “Em chưa cạ cứng được với ai ạ” nên cả ba quyết định về chung. Như có thể đoán được từ ba cựu học sinh ở cùng một trường sơ trung, đường về nhà chúng tôi gần giống nhau.
Tôi trả lời “Đúng vậy” còn Satoshi tỏ ra suy ngẫm.
“Tớ không nghĩ cậu ấy làm vậy với mọi người. Tớ chẳng hề thấy những lời như vậy được dành cho Chitanda-san dù một lần.”
Điều đó đúng, nhưng so sánh như vậy có hơi bất công không?
Giọng của Oohinata đột nhiên dịu xuống như chuẩn bị tiết lộ một bí mật động trời nào.
“Có lẽ là vì chị Chitanda quen biết nhiều người.”
“Ưm, vậy ý em là vì Chitanda-san biết mọi điểm yếu của Mayaka nên cậu ấy phải chiều lòng à?”
Satoshi không thể kiềm một cái cười khó tin. Đó là một ý tưởng buồn cười tới mức tôi không còn ý chí để hoạch lại. Oohinata lại một lần nữa chuyển chủ đề. Cố bé cười rồi nói:
“Dạ, nhưng ít nhất em cũng hiểu rằng anh Oreki chẳng quý trọng thứ gì cả.”
“Ê này…”
“Còn anh Fukube thì sao? Anh quý trọng điều gì?”
Lời phản đối của tôi đã không được để ý. Satoshi nhún vai rồi đáp:
“Điều làm anh trở nên khác biệt. Có lẽ vậy.”
Oohinata vuột ra một lời “Thế à” đầy thất vọng, và lần này đến lượt Satoshi hỏi.
“Rồi, nãy giờ ai cũng hỏi vậy còn em thì sao?”
“Em?”
Ánh mắt cô bé trở nên tinh nghịch như chuẩn bị bộc bạch cái gi nhẹ nhàng lắm.
“Dạ thì, là con gái em có thể nói mình trân trọng tình yêu lên trên mọi thứ.”
Nhìn một cô bé lớp dưới nói về tình yêu với tôi giống như được mục kích một chú gấu koa-la bằng xương bằng thịt. Đó là một loài động vật không hiếm và tôi có thể nhận ra chỉ bằng vẻ bề ngoài, nhưng nhìn ngoài đời thì chưa từng.
“Vậy à…”
Satoshi phản ứng không khác một ly so với Oohinata ban nãy. Theo đà Satoshi hỏi tiếp:
“Ồ, vậy là đã có người như thế trong đời em rồi sao?”
Nghe vậy Oohinata phì cười.
“Không, giờ thì chưa ạ. Có lẽ vì thế mà hiện tại điều quý giá nhất của em là…”
Đên đây cô bé cúi mặt xuống đất mà tiếp tục. Giọng nói là thứ duy nhất còn giữ được sự nhiệt tình.
“… bạn.”
Tôi có một ý niệm rõ ràng vì sao Satoshi lại thất vọng như vậy. Dù không phải vấn đề to tát gì nhưng tôi đã kỳ vọng câu trả lời của cô bé là một cái gì cao hơn. “Yêu” không phải tệ, nhưng nó quá rập khuôn. Đồng thời tôi cũng hiểu câu trả lời thoạt trông thì khá chung chung của hắn. Satoshi có cái mặt trông như chưa hề trải qua khốn khó trong đời nhưng thực tế hắn lại là con người của vấn đề. Mỗi cố gắng giải quyết vấn đề của mình là một lần hắn tạo ra một phiên bản mới cho bản thân. Không ít lần tôi chỉ biết nghĩ về việc mình vô lo như thế nào so với hắn. Thế nên dù câu trả lời ấy nghe có vẻ chung chung, có vẻ tầm thường đến mức nào thì tôi vẫn nhìn ra sự quyết đoán ấy – sự khác biệt định nghĩa nên Satoshi.
Đến đây tôi bắt đầu suy nghĩ.
Đầu tiên là “yêu”, nhưng vì đó là viễn cảnh nên câu trả lời trở thành “bạn”. Đó là lời Oohinata đã nói. Khó có thể xem đây là một câu trả lời thú vị, nhưng sự quyết đoán để trở nên khác biệt của Satoshi phải chăng cũng có thể áp dụng lên Oohinata. Câu trả lời của cô bé có bâng quơ không? Tôi nghĩ là không.
Nếu “yêu” là một nụ cười thì “bạn” lại là khoảng thời gian cô bé cúi mặt xuống đất. Tôi biết câu trả lời nằm trong sự trái ngược thái độ đó, chỉ là chưa nghĩ ra cái gì rõ ràng. Lý do tôi cảm thấy mình đồng cảm ít nhất là một phần trong Satoshi đến từ một sự kiện thực tế. Mùa đông năm trước, sau một hồi những diễn biến phức tạp Satoshi đã cho tôi thấy, dù chỉ một chút thôi, con người đằng sau lớp mặt nạ. So với điều đó tôi chưa hề trải qua điều gì tương tự với cô bé năm nhất Oohinata này. Dù gì cũng chưa tới hai tháng. Tôi lại kỳ vọng mình hiểu được cô bé trong khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy sao?
Thực ra là có, chỉ là tôi chưa thử.
Trong lúc chạy tôi đã cố gắng tìm cách lấy lại những gì bỏ qua bằng cách không đối diện với điều đó. Một cố gắng ngu ngốc, chẳng khác nào trong lớp không nghe giảng để rồi sắp thi thì lò dò đi mua sách ôn. Dù rất khó khắn nhưng để tiết kiệm năng lượng tôi đành chấp nhận lựa chọn cuối cùng này. Nếu một người được mô tả rằng có bề ngoài như Bồ Tát thì tâm can chẳng khác nào Dạ Xoa. Dạ Xoa – nói cách khác là một con quỷ.
Có ba cách để diễn giải điều này.
Thứ nhất là giả định trí nhớ của Ibara có vấn đề và thực tế Oohinata đã nói khác hoàn toàn. Xét cho cùng thì đây không khác gì cách tự huyễn hoặc mình. Với cả, thể loại hiểu lầm nào có thể làm nhỏ nghe lầm thành câu “Chị Chitanda giống như Bồ Tát” cho được chứ?
Cách thứ hai là giả định Oohinata đã nói đúng lời đó nhưng chỉ mang nghĩa đen – kết quả của sự quan sát và cảm nhận chứ không mang ý gì khác. Suy nghĩ the hướng này cũng không ổn. Đến thời điểm này tôi chưa từng nghe một ai dùm cụm từ “giống như Bồ Tát” để khen ngợi người ta cả. Dĩ nhiên nếu chưa xét đến tất cả người trên thế giới thì chưa thể kiểm chứng rằng có ai xài hay không, nhưng… Với kinh nghiệm trong những lần trò chuyện cùng Oohinata tôi không nghĩ cô bé là môt người như thế.
Như vậy tôi đành phải chấp nhận cách diển giải thứ ba: Oohinata đã bóng gió rằng Chitanda là một con quỷ. Đó là một cách dụng ngôn khác thường nhưng tôi hiểu lý do cô bé làm vậy. Cố bé muốn chỉ trích Chitanda nhưng rõ ràng không thể tuyên bố trước đàn chị thân thiết của mình là Ibara. Có lẽ Oohinata không nghĩ rằng Ibara tự mình hiểu được hàm ý đó. Lỡ như mà có, cô bé cũng chỉ cần giả vờ như không biết đến một thành ngữ đúng-là-ít-người-biết “Bề ngoài như Bồ Tát, tâm can như Dạ Xoa.” Tuy nhiên không chỉ Satoshi mà chính tôi cũng biết hàm ý ẩn trong nửa vế đầu của câu nói. Trong Ngày Hội Tuyển Mộ Oohinata đã nói rằng “văn học Trung Quốc có vẻ khó, nhưng em thích văn học Nhật”, và cô bé đã từng rất nhanh nhìn ra lời nói đùa khi cả bọn kéo đến nhà mừng sinh nhật là một câu trong bài thơ của Hagiwara Sakutarou. Theo tôi Oohinata có kiến thức về mảng này và cô bé đã áp dụng điều đó…
Nhưng thật tình tôi vẫn thấy chưa thỏa.
Điều gì có thể gây rạn nứt quan hệ giữa Chitanda và Oohinata?
Tôi đã loại bỏ khả năng điểm mấu chốt là một việc diễn ra vào giờ tan học hôm qua, vì không thể nào trước đó lại không có sự tình. Vẫn còn đó những điểm kỳ lạ. Nếu nhớ không nhầm thì đó là ngày thứ bảy…
Xem ra tôi đã chạy khá nhiều. Không ngẩng đầu, tôi cảm thấy mình chưa vã nhiều mồ hôi lắm. Trước mặt lại là một quả đồi. Dòng học sinh xung quanh bắt đầu khựng lại, trong khi tôi lại muốn chạy một mình.
2. Quá khứ: mười ba ngày trước
Thỉnh cầu của Oohinata đến khá bất ngờ nhưng có vẻ cô bé đã bỏ công nghĩ ngợi, canh thời điểm và chờ cơ hội để đề xuất.
Thứ sáu hôm ấy tôi vốn không định tới phòng họp. Với một cái túi rỗng tuếch sau khi đã chi cho một cái bánh cuộn bơ và hộp sữa nhỏ vào buổi trưa thì hiện tại tôi đang đói khôn xiết. Dù không quen ăn vặt giữa bữa nhưng tôi đang cố về nhà càng nhanh càng tốt để kiếm gì đó. Tuy nhiên trong lúc hướng về cổng chính một nhóm lớn nữ sinh bỗng dưng tràn ra lấp kín mọi lối dẫn qua hành lang. Cố chen lấn không phải là ý hay nên đành quay lại, và trước khi kịp hiểu mình đang đi đâu thì trước mặt đã là cửa phòng Địa chất. Thế là tôi cứ bước vào.
Xét về cảnh cái bụng đang réo thì hóa ra đây là lựa chọn chính xác. Bước vào phòng tôi nhìn thấy ba cô gái đang đứng quanh mà cùng nhìn vào một thứ trên bàn. Chitanda, Ibara và Oohinata đoạn quay sang nhìn tôi. Ibara lên tiếng trước.
“Cứ như biết ăn mà tới vậy.”
“Biết gì?”
Oohinata vui tươi đáp:
“Em và mấy chị định mở bim bim ấy mà.”
Một cảm xúc mạnh mẽ tràn ngập vào khoảnh khắc đó. Cố kìm ham muốn về thức ăn lại, tôi nói:
“Anh đói muốn xỉu rồi đây. Cho tham gia với nhé.”
Tôi lờ Ibara khi nhỏ lẩm bẩm “Có âm mưu gì đây? Sao lại thẳng ruột ngựa thế?” và tự cho mình một chỗ. Bên trong hộp là bim bim khoai. Một bên hộp có hàng chữ “Satsuma Chips”[1] nên tôi nhận ra là khoai lang chứ không phải khoai tây như bình thường. Đây không phải lần đầu phòng Địa Chất tổ chức tiệc bim bim. Suốt năm qua Chitanda cũng thường xuyên mang bánh kẹo dư từ quà biếu tặng nhà nhỏ. Chỉ có lần này bim bim lại là từ người khác.
“Ai mang lên vậy?”
“Em.” Ohinata giơ tay lên phát biểu. “Sao ạ? Chẳng lẽ anh không ăn được nếu là đồ em mang lên?”
Tôi tự hỏi thế quái nào lại suy diễn được vậy.
“Mèo trắng mèo đen không quan trọng miễn là nó bắt được chuột.”
Oohinata nhìn tôi với vẻ mặt bối rối.
“Có phải là Chu Ân Lai không ạ?”
“Hình như là Lý Đăng Huy.”
Ibara chen vào.
“Không phải Tưởng Giới Thạch sao?”
Nghe hết từ phía này sang phía kia. Chitanda nở một nụ cười không thoải mái cho lắm.
“Ưm, có thể là Hồ Chí Minh chăng?”
Cứ như là nhỏ giả khờ vậy. Xem ra tôi khơi nhầm chủ đề mất rồi. Mặt khác dù không nhớ chủ nhân của trích ngôn ấy tôi cũng kịp ghi nhận trong một cuộc tán gẫu sau đó. Là Đặng Tiểu Bình.
“Mà thôi, ngồi xuống đi.” Sau khi đề xuất tôi đi lấy ghế.
Oohinata lấy ra từ trong túi một chiếc điện thoại và đặt lên bàn trước mặt mình, chắc là để khỏi vướng khi ngồi. Cô bé mở hộp bim bim, màn đánh chén bắt đầu.
Mỗi miếng bim bim đều dày và có độ xốp có thể cảm nhận bằng tay như ấn vào một tấm foam. Cắn vào thì như vừa ăn nước trái cây đóng hộp và khiến một mùi thơm thoang thoảng bay ra.
“Như là thấm vào tận tâm can ấy nhỉ.”
Nghe thế Oohinata liền đáp:
“Anh nói cứ như một ông lão say bí tỉ vừa bước ra khỏi bồn tắm ấy.”
Tôi thực sự muốn hỏi rằng cô bé đã thực sự thấy một ông lão say bí tỉ vừa bước ra khỏi bồn tắm chưa.
“Ôi ngon thật!”
Lời trầm trồ có vẻ đầy bản năng của Ibara khiến Oohinata cười toe toét.
“Vậy thì tốt quá. Nhà em rất thích loại này nên đã mua một mớ.”
“Vậy à, em mua ở đâu vậy?”
Chitanda bấy giờ đang tập trung vào vỏ hộp mà đặt câu hỏi.
“Trên đó có chữ Đặc sản Kagoshima đó chị. JA Kagoshima[2]… Dù không đúng mùa nhưng vẫn rất là ngon. Hình như người ta bán quanh năm đấy ạ.”
Chitanda không rời ánh mắt giám định của nhỏ khỏi hộp bánh. Không biết nhà nhỏ có trồng khoai lang hay không, nhưng xét về mặt sản phẩm là hàng nông nghiệp thì xem ra JA Kagoshima với nhỏ là đối thủ cạnh tranh.
“Từ Kagoshima? Vậy là em có người thân ở đó?”
Tôi cũng nghĩ là khá lạ khi Oohinata biết về đặc sản của một vùng xa tít tắp như Kagoshima, nhưng nếu có người thân thì hẳn cô bé đã có dịp đến chơi một lần. Kết luận vội vàng này liền bị cô bé phủ nhận bằng một cái lắc đầu.
“Không không. Em đến đó để xem hòa nhạc ạ.”
“Hòa nhạc? Ở tận Kagoshima sao?”
Tỏ ra xấu hổ, cô bé lí nhí:
“Ở Fukuoka ạ. Có một cửa hàng ở Fukuoka bán loại bánh này.”
Việc đặc sản Kagoshima được bán ở Fukuoka chứng tỏ công ty này đã vươn khá xa rồi đây. Tôi hiểu phần nào cảm giác của Chitanda – quy mô thị trường là nhân tố quan trọng của một công ty. Ibara xếp những miếng bim thành một chồng rồi bỏ cả vào miệng, đoạn nhỏ hỏi:
“Em coi hòa nhạc gì ở Fukuoka vậy?”
Oohinata hơi nheo mắt trước khi đặt ngón trỏ lên miệng.
“Đó là bí mật ạ.”
“Thế cơ à.”
Dù có là ai – thậm chí là một nhóm nhạc nhiệt thành với chủ nghĩa sùng bái sa-tăng chăng nữa tôi ngờ là có ai chúng tôi sẽ nhìn cô bé với cặp mắt khác. Nhưng nếu Oohinata muốn giữ bí mật thì chẳng lý do gì phải hỏi tới cùng.
“Nhưng Fukuoka cũng xa vậy. Đó là nơi duy nhất à?”
“Dạ không, họ lưu diễn toàn quốc ạ. Em… kiểu như là theo họ nên anh chị biết đấy, không phải nơi nào cũng đến được.”
“Toàn quốc cơ à?”
Đây là câu hỏi từ Chitanda.
“Từ Hokkaido tới Okinawa?”
Có vẻ bối rối, Oohinata trả lời: “Ưm, từ Sendai tới Fukuoka ạ,” rồi thêm vào với giọng bực bội: “Thực ra nơi duy nhất em không thể dự lại là buổi lớn nhất ở Tokyo vì không mua được vé.”
Không ghét nhạc, nhưng cũng chẳng đời nào tôi lại làm một việc như theo một ban nhạc khắp mọi miền đất nước. Tôi thực sự cảm động bởi quyết tâm của cô bé.
“Em cũng tâm huyết lắm mới theo họ được đến vậy nhỉ.”
Không hiểu sao, khi nghe tôi nói vậy Oohinata trở nên ngoan hiền hơn hẳn.
“Một người bạn nói với em rằng tình yêu có thể làm tất cả.”
“Và không bao giờ hết?”
Đến đây cô bé nghiêng đầu suy tư rồi cười gượng.
“Sau khi nghe album mới nhất thì em nghĩ rằng doanh thu sẽ bắt đầu giảm ạ.”
Chúng tôi miệng thì nói nhưng tay không hề quên nhiệm vụ bốc bim bim về mình. Có lẽ vị ngọt nhẹ nhưng lan tỏa mà để lại cảm giác khoan khoái nơi đầu lưỡi khiến tôi không dừng việc lấy thêm một cái và cứ thế. Dạ dày đã hết réo tự bao giờ.
Khi nhận ra mình không còn đói cũng là lúc chỉ còn một miếng trên bàn. Ibara và tôi đưa tay gần như là cùng lúc và đột ngột dừng lại phía trên miếng bim bim. Đó là hoàn cảnh dễ khiến người ta liên tưởng về một chuyện tình lãng mạn, nhưng thực tế sự ấm cùng đó không tồn tại trong ánh nhìn đầy thù địch của chúng tôi.
“Em mừng vì các anh chị thích đến thế.”
Không màng đến lời Oohinata, Ibara và tôi từ từ rụt lại, dĩ nhiên là cùng lúc. Nghĩ rằng đối phương đã rút lui, thế là lại cùng lúc những ngón tay tôi và nhỏ giáp mặt nhau trên miếng bim bim cuối cùng. Không phải tôi thèm muốn nó đến vậy, nhưng…
Nỗi yên lặng giữa chúng tôi rất kỳ cục. Một cánh tay vươn ra, còn đầu thì không nghĩ tới giải pháp nào khi nhìn vào gương mặt mà Ibara đang mang. Chitanda, người nãy giờ yên lặng mà quan sát cuộc chiến, chỉ có thể “ưm” một cái đầy lo lắng trước khi âm thanh cứu bồ nhỏ vang lên. Một người vừa mở cửa.
Cả bốn chúng tôi nhất loạt nhìn về phía một Satoshi đang bặm miệng cười. Ibara lên tiếng:
“Cứ như biết có ăn mà lên đây vậy.”
Dĩ nhiên hắn chẳng hiểu mô tê gì mà bối rối hỏi: “Biết gì cơ?”
Oohinata đáp:
“Em và mọi người sắp ăn hết một hộp bim bim ạ.”
Và thế là các thành viên của CLB Cổ Điển đã tụ về một chỗ. Nhìn Satoshi cho vào miệng miếng bim bim cuối cùng. Oohinata nhìn qua chúng tôi rồi hào hứng tuyên bố:
“Dạ rồi, vậy là các anh chị đã ăn xong. Thực tình thì đàn em này có một thỉnh cầu nho nhỏ tới các tiền bối ạ.”
Tới lúc nhận ra hộp bim bim là kê hoạch hối lộ thì đã muộn. Chỉ vì để vui bụng chúng tôi đành thí đi mọi kế hoạch vào thứ bảy cho cô bé này.
Dự báo thời tiết không thực sự tốt khiến tôi cứ lo về một cơn mưa bất chợt. May mắn là khi rời khỏi nhà mây vẫn trắng nên tôi cầu nguyện nó sẽ mãi trắng như vậy, nhưng vì không biết trước khi nào về nên một cây dù gấp đã được phòng hờ trong cái túi đeo vai. Mọi khi thứ duy nhất liền thân chỉ là ví tiền nên đây là dịp hiếm hoi tôi đeo cái gì khác ngoài cặp để ra ngoài.
Chúng tôi được bảo là đợi trước cổng trường Sơ trung Kaburaya – một địa điểm thuận tiện cho tất cả. Trong sân trường CLB Bóng đá và Điền kinh đang tập luyện và đằng xa hình như có CLB Quần vợt. Đảo mắt qua tôi chẳng nhận ra một ai.
Cứ nghĩ rằng nếu có người đến trễ so với lịch hẹn ba giờ thì đó phải là Satoshi, nhưng tôi đã bé cái nhầm. Năm phút trước giờ hẹn thì Satoshi, Ibara và cả Oohinata đều đã có mặt.
Dù là bằng vải gin nhưng hình ảnh Ibara diện váy vẫn khiến tôi hết hồn. Oohinata thì mặc áo thun tay ngắn. Mùa hè có lẽ đã tới.
“Xin lỗi vì đã làm phiền các anh chị ạ.”
Hối lỗi là thế nhưng cô bé vui mừng ra mặt. Ibara và Satoshi cũng tỏ ra vui vẻ hơn là phiền hà.
“Mấy vụ này cũng hiếm. Chị rất là mong chờ đó nha.”
“Em cũng vậy. Nhưng chị cũng đừng kỳ vọng nhiều quá nhé.”
… và cứ thế họ cười nói vui vẻ. Không lên tiếng nhưng thực tâm ít nhiều tôi cũng thấy thoải mái.
“Cũng gần thôi. Em sẽ dẫn đường ạ.”
Nói xong Oohinata bước lên trước.
Điểm đến của chúng tôi là một quán cà phê chưa mở cửa. À, y tôi không phải là chưa mở ngày hôm nay, mà dường như cái quán này thậm chí còn chưa được khai trương.
“Vậy chú của em làm ở đây?”
Nghe Satoshi nói Oohinata lắc đầu rồi cười.
“Em có giải thích rồi mà? Đó là anh họ của em. Chỉ là tuổi tác hơi cách nhau một chút.”
Tôi cũng nghĩ đó là chú của cô bé. Một người anh họ già – phải nhớ điều đó.
Theo như lời giải thích vào ngày hôm qua, một người thân của Oohinata chuẩn bị mở tiệm cà phê nên chúng tôi được hỏi là có thể đến để nếm thử hay không. Đúng như Satoshi đã đề cập, được vào một cửa hàng trước ngày khai trương là một dịp hiếm có. Với tư cách là một trong những khách mời đầu tiên, tôi bỗng dưng thấy mình phổng lỗ mũi.
Chitanda mà ở đây thì thể nào nhỏ cũng thể hiện nỗi hiếu kỳ của mình hơn mức bình thường. Tuy nhiên vì một số công chuyện không thể tránh và cũng chẳng biết sẽ xong khi nào nên nhỏ đã không hứa. Hôm qua, trong nỗi tiếc nuối khôn cùng nhỏ rầu rĩ: “Chị rất muồn đi nhưng mà… chỉ sợ trễ quá.”
Cá nhân tôi mong chờ sự khai trương của một quán cà phê mới. Cái quán tôi từng thường xuyên đến, Sandwich Dứa, đã chuyển đi nơi khác nên chẳng còn mấy quán nước vừa gần vừa hợp túi tiền của học sinh gần đây. Có một nơi gần như vậy thật là đáng biết ơn.
“Vậy cụ thể là quán phục vụ gì?”
Câu hỏi của tôi không tới được tai Oohinata khi cô bé đang say sưa chuyện trò với Ibara. Mà thôi, đên đó thì khắc biết mà.
Thế là tôi đành đi song song với Satoshi. Bỗng dưng hắn nói lên điều tôi vừa nghĩ trong đầu.
“Hoài niệm quá nhỉ?”
“Ừ.”
Đây là con đường chúng tôi đã từng đi đến trường. Vì bị bắt phải gia nhập Ban Thể Mỹ nên có những lúc tôi phải về nhà trễ, còn ngoài ra tôi và hắn sẽ luôn đi cùng nhau. Có một sự kỳ lạ nhưng cũng thân quen khi đi trên con đường này với tư cách là học sinh Cao trung và trong một bộ đồ không phải đồng phục.
“Cứ cảm giác như mình làm cái gì xấu ấy.”
Satoshi liền gật đầu đồng tình
“Chuẩn luôn. Tớ suýt nữa là thấy mình có lỗi.”
Chúng tôi đã đi qua đây suốt ba năm, và thực tế chỉ là đến tận đây. Tốt lành hay tệ hại, những mối quan hệ giữa chúng tôi với người khác và với mọi thứ trong trường sơ trung cũng kết thúc sau khi rời khỏi con đường này. Sơ trung Kaburaya là nơi lẽ ra phải tràn đầy sự ấm cúng thân thuộc, nhưng giờ đây chỉ là cái gì xa cách và lạnh lẽo. Tôi cảm thấy xa lạ với chính nơi mình từng tốt nghiệp, có lẽ vì thế mà mỗi bước chân đều làm tôi có cảm giác mình đang phạm tội.
“Nghĩ lại thì, tớ nhớ mình cũng từng không muốn tới gần trường tiểu học sau khi đã vào sơ trung.”
“Vì đồng phục à?”
Dĩ nhiên tôi không định nghiêm túc khi nói lời ấy. Satoshi chỉ cười cay đắng.
“Tụi mình thử mặc lại đồng phục cũ không?”
Tôi không thể tưởng tượng đó lại là giải pháp để khiến mình bớt xa lạ hơn với cành vật. Như đã nói, chúng tôi không còn chỗ trong trường Kaburaya nữa. Nếu thực sự muốn về thì ngoài việc làm công trong trường tôi chẳng nghĩ ra cách nào khác.
Dần dần chúng tôi càng rời xa cổng trường. Khi những âm thanh tập luyện cũng không còn tới tai cũng là lúc Oohinata dừng lại.
“Tới rồi ạ.”
Tọa lạc giữa một cửa hàng soba và nhà dân, nơi sắp-trở-thành quán cà phê hướng về mặt tiền này trông có vẻ không phải mới xây, hay đúng hơn từ chiếc mái xỉn mầu và hoen gỉ có thể đoán nó phải khá xưa. Tuy vậy tôi không thể nhìn ra một vết dơ trên cửa kính và tay nắm cửa thì được đánh bóng sáng loáng.
“Ôi, trông đẹp quá,” Ibara trầm trồ trước những mảng tường màu kem. Tôi thì mặt khác lại để ý nhiều hơn tới cửa sổ. Để đánh giá một cửa hàng có dễ thu hút khách lần đầu hay không thì cửa sổ là mấu chốt quan trọng. Nếu quá nhỏ hay thậm chí là không có thì cửa hàng sẽ tạo cảm giác rằng đây là một “căn cứ bí mật” đầy ấm cúng, nhưng sẽ khó gây ấn tượng cho người qua đường. Trái lại nếu cửa sổ quá to thì người bên trong sẽ có cảm giác mình bị “phô” nhiều quá và không phải lúc nào cũng tốt. Nơi này đã khéo léo tránh được cả hai vấn đề - các khung cửa sổ đều được thiết kế chuẩn mực và có thêm vài lọ hoa nhỏ để ngoài. Hoa được chọn không phải loại hiếm nhưng tôi không thể nhớ tên. Thấy Satoshi cũng đang nhìn chằm chằm, tôi hỏi:
“Satoshi, đây là gì?”
“À, là hoa.”
Hắn nhún vai trước cái lườm của tôi mà phân bua:
“Tớ có biết nhiều về hoa cỏ đâu. Hỏi Chitanda-san ấy.”
“Ồ, đúng rồi!”
Ibara thốt lên rồi rút ra chiếc điện thoại.
“Cậu nhắc đến Chi-chan tớ mới nhớ. Có lẽ giờ này cậu ấy đã xong công chuyện rồi.”
“Vậy ạ? Em rất muốn chị ấy đến,” Oohinata thì thầm khi vặn tay nắm cửa. “Nhưng giờ các anh chị cứ vào nhé.”
Không có tiếng động khi cánh cửa được đẩy vào. Xem ra họ còn thiếu cái chuông báo có khách. Tôi bước vào và, như ngay lập tức, ngây người ra. Đó là mùi gỗ mới, mùi dung dịch tẩy và được làm đầy bởi hương cà phê mới rang. Bị phục kích cùng lúc khiến tôi còn không thể cảm nhận nhịp thở của chính mình. Thứ mùi hổ lốn này có đáng được coi là thảm họa chưa nhỉ? Có lẽ là mới tân trang chứ tôi không hy vọng sẽ gặp lại thứ mùi này khi quán đã khai trương. Nhịp thở dần dần cũng ổn trở lại.
“Mấy đứa tới rồi à. Rất hân hạnh.” Một dáng người đứng sau quầy bar lên tiếng.
Bảo là người thân nhưng trông chẳng giống Oohinata đến một tấc. Tôi đoán chuyện này cũng không phải hiếm. Nếu so sánh với bà chị yêu dấu thì dù có vài điểm tương đồng nhưng phần nhiều chị em tôi trái ngược một trăm tám mươi độ… mà thôi. Người chủ quán trông không được phong độ cho lắm. Chất giọng như thì thầm, và mỗi khi chạm mắt nhau anh lại quay đi chỗ khác tỏ vẻ không thoải mái. Không biết có phải là mẫu số chung hay không nhưng ông chủ quán Sandwich Dứa cũng xa cách như vậy. Nghĩ kỹ thì cũng có khả năng vì chúng tôi chỉ là học sinh trung học, không phải khách hàng được nhắm đến nên chủ quán cũng bỏ qua luôn phần phục vụ ân cần chăng?
“Không gian thật tươi sáng. Tớ thích thế.”
Ibara tiếp tục giành lời khen cho bất kỳ thứ nào được sơn màu kem trong quán. Satoshi hướng mắt về một bức tranh mà tự lẩm bẩm với mình “Ồ, tranh của Lautrec[3]” khiến tôi cũng nhìn theo.
Có bảy chiếc ghế cùng bốn chiếc bàn. Tiết kiệm không gian là thượng sách, nhưng tôi không thể không thất vọng khi họ sử dụng bàn tròn để làm điều đó. Khi ngồi bàn tròn luôn khiến tôi có cảm giác kiểu gì sẽ có đồ rơi xuống.
Bức tường đằng sau quầy bar được trang trí bởi thứ gì trông như trái tim bị ép dẹp ở cạnh, nhưng dựa trên phần nhánh tỏa ra xung quanh tôi nhận ra đó là cần tây. Chính giữa phần trang trí là hình hai chú thỏ đối mặt nhau. Khó mà tin được đây là thành quả từ một ông chủ ít biểu cảm như vậy.
“Xin lỗi vì không có nhạc, chắc là cô quạnh lắm. Nhưng mấy đứa cứ thoải mái đi nhé.”
Nghe những lời ngượng nghịu như vậy càng khiến tôi tự hỏi liệu có cần hay không. Khi chính thức mở cửa có lẽ ông sẽ mở radio hay cái gì tương tự. Tôi thích sự im lặng dù chắc rằng không nhiều người đồng tình như vậy ở một quán cà phê. Thôi thì có một quán ở gần đã là tốt lắm rồi.
“Sắp rồi phải không? Chỉ một chút nữa thôi!”
Oohinata nói chuyện với phong thái tự nhiên hơn nhiều so với trên trường. “Anh em họ” là từ có thể coi là tệ nhất để diễn tả hai người thân gần gũi nhau cỡ nào. Có những cặp tách biệt nhau như xa lạ nhưng cũng có những cặp lớn lên cùng nhau như ruột thịt. Dù có một khoảng cách nhất về tuổi tác giữa hai người nhưng cô bé xem ra rất khăng khít với chủ quán. Nhón chân hết cỡ, Oohinata cố gắng nhìn vào trong bếp.
“Chị Ayumi không có đây ạ? Em đã nghĩ đây là dịp tốt để anh luyện tập.”
Người chủ quán đáp lại với âm điệu không khác trước là mấy. Dường như không phải với chúng tôi là tỏ ra lạnh lùng, chỉ là anh vốn thế.
“Bọn anh có việc ở văn phòng nên Ayumi đang chạy lên. Lần sau cũng được mà.”
“Việc tập luyện là rất quan trọng! Sẽ ra sao nếu anh gọi chị Ayumi là Po-chan trước bàn dân thiên hạ hả?”
Dựa trên thực tế cả bọn được mời để phục vụ cho việc “luyện tập”, tôi có thể đồ rằng “chị Ayumi” này là một người quan trọng sau khi quán cà phê đi vào hoạt động. Là vợ của chú quán à? Hay ít nhất cũng phải là bạn gái. Nếu chỉ là nhân viên bình thường thì chẳng lý nào anh ta lại cử đi để làm công việc văn phòng cho mình cả.
Oohinata quay lại hỏi chúng tôi bằng điệu bộ của một bồi bàn.
“Quý khách sẽ ngồi ở đâu ạ? Bàn, hay là…”
Satoshi nhìn quanh rồi đáp:
“Bàn nào cũng ngồi được bốn người. Giờ thì ổn nhưng tụi mình còn chưa biết lát nữa Chitanda-san có đến không.”
“Ồ, phải rồi.”
Oohinata gật đầu rồi đẩy ra một chiếc ghế dài ra sát quầy bar. Chúng tôi lần lượt ngồi theo thứ tự: Oohinata, Ibara, Satoshi và tôi. Ghế đủ cao và nhờ không có khớp xoay nên dù không bắt vít xuống sàn tôi vẫn cảm thấy sự vững chắc, thêm nữa không biết dùng loại đệm gì mà ngồi vào ghế mang lại cảm giác rất thoải mái. Ibara bắt đầu lia mắt khắp từng ly của quầy bar trước khi thốt lên đầy phấn khích”
“Đây là lần đầu chị ngồi ở quầy bar như vậy. Cứ như thành người lớn rồi ấy!”
Người lớn hẳn là có tiêu chuẩn thấp lắm nếu chỉ thế mà thành được. Người chủ quán dọn ra những ly nước lọc cho chúng tôi rồi nói với Oohinata:
“Anh vẫn chưa kiếm cách cho bay cái mùi dung môi pha sơn này. Hy vọng tới lúc khai trương cũng bớt nhiều.”
“Tốt nhất là như vậy. Mới bước vào em đã thấy có vấn đề rồi.”
Đúng như tôi nghĩ mình không phải người duy nhất khó chịu bởi thứ mùi hổ lốn này. Kỳ lạ là bây giờ tôi lại quen nên chẳng màng đến nữa.
“Rồi còn mùi keo giấy dán tường nữa… Chịu thua. À chết rồi, anh quên chưa in menu.”
“Trời ạ!”
Oohinata cười phá lên khiến người chủ quán cũng mỉm môi.
“Không sao, cứ làm từng cái một. Anh sẽ cho mấy đứa thưởng thức cà phê House Blend của quán.”
“Các anh chị đồng ý không ạ?”
Ba chúng tôi đều gật đầu nên cô bé tiếp tục.
“Vậy tụi em chọn cái đó và…”
Oohinata rướn người lên quầy.
“Có cái gì ăn không anh?”
“Bốn House Blend. Đồ ăn nhẹ thì anh nghĩ mình có thể làm vài loại sandwich nhưng…”
“Tụi em sẽ ăn thử tất cho.”
Không được đâu Oohinata. Không hề nghĩ ngợi tôi lầm bầm:
“Quan trọng là chưa có nguyên liệu.”
“… Ơ cũng có thể. Phải vậy không anh?”
Người chủ quán lí nhí “Gần như” rồi quay sang phía tôi mà khẽ gật đầu. Chắc là một cách cảm ơn.
“Nhưng anh có bánh mì nướng. Mấy đứa dùng tạm nhé.”
Nhìn anh cố công như vậy chúng tôi cũng không ý kiến gì.
Có lẽ vì từng có kinh nghiệm, hoặc vì nơi đây chưa đi vào hoạt động chính thức mà tôi không cảm thấy một chút căng thẳng trong các chuyễn động của anh. Chẳng những không có thời gian ngưng tay chân mà mỗi theo tác đều được thực hiện cẩn thận và chối từ sự rườm rà.
Tuy nhiên Oohinata lại nhìn bằng ánh mắt khác.
“Ôi cha. Bụng chị Ayumi bắt đầu lớn rồi đó. Bộ anh tính một mình làm tất sao?”
Bày ra mấy cái đĩa, người chủ quán trả lời.
“Không đông khách thì sẽ ổn thôi, nhưng không phải anh mong thế…”
“Dĩ nhiên. Khi người ta chưa cấu xé nhau để chen được vào quán thì anh không được thỏa mãn.”
“Chả có quán cà phê nào như vậy cả.”
Tôi cũng nghĩ vậy.
“Nhưng em nói đúng. Vậy Tomoko-chan có muốn làm bán thời gian ở đây không?”
“Bán thời gian à?”
Oohinata thở dài.
“Em còn chẳng biết là được phép không, với lại cũng chưa đi làm bao giờ.”
“Ai cũng bắt đầu ở đâu đó mà.”
“Ý em không phải vậy. Anh biết ba em rồi đó. Ổng sẽ không chịu còn trợ cấp thì cứ từ từ giảm.”
“Mấy khoản nợ phức tạp lắm. Em cũng nên hiểu…”
“Mua cái xe cho mắc vào rồi phải giảm chi tiêu cả nhà, nhưng lại không cho em tự đi kiếm tiến. Anh không thấy vô lý à?”
Sau một hồi than vãn Oohinata chợt nhận ra trong quán không chỉ có hai người. Trước mặt chúng tôi cô bé mỉm cười xấu hổ.
“Là thế đấy ạ. Đủ thứ…”
Khi tần suất trò chuyện thưa dần cũng là lúc tôi có thể nghe tiếng xe đỗ bên ngoài. Bấy giờ hướng mắt về một góc, Ibara khẽ khàng lên tiếng:
“Cái giá sách bằng gỗ kia đẹp nhỉ. Trông chẳng rẻ tiền chút nào.”
Tôi không nhận ra tới khi nhỏ nhắc đến. Cái giá sách lùn ở góc quán không tạo cảm giác xuềnh xoàng, không chau chuốt của một tác phẩm tay mơ. Nó đầy phong cách mỗi tội trông không có vẻ chứa được nhiều. Những cuốn sách đặt trên giá đều là loại bỏ túi, tây có ta có.
“Không biết ảnh có đọc nhiều không nhỉ?” Satoshi hỏi Oohinata thay vì chính đối tượng. Cô bé có vẻ bối rối trước khi lên tiếng, nhưng người chủ liền giơ tay cản mà trả lời:
“Không nhiều. Mấy cuốn đằng đó là anh lựa chỉ vì trông có vẻ nổi bật.”
“Nghĩa là anh không để đó vì muốn khách người ta đ…”
“Hoàn toàn không.”
Dù chính miệng nói chỉ là vật trang trí nhưng tôi đồ rằng anh ta chỉ khiêm tốn. Có một giá để tạp chí ở góc quầy bar nhưng trong đó chỉ chừa một chồng những tạp chí trông-bình-thường và báo giấy. Satoshi nhìn theo tôi.
“Ô này, có Shinsou kìa!”
Hắn chỉ vào cuốn tạp chí phát hành hàng tuần ở trên cùng. Tôi có nghe nói về Shinsou. Nó không hẳn là có những bài báo tuyệt hảo hay thể loại lá cải chuyên soi mói xì-căng-đan hay chuyện người lớn. Nói chung là một dạng tạp chí nửa mùa có thể mua ở bất cứ đâu, nhưng lạ là Satoshi lại có hứng thú.
“Oohinata-san, em lấy dùm anh một cuốn nhé.”
“Dạ vâng.”
Oohinata là người ngồi gần cái giá nhất. Cô bé cố gắng rút ra và rốt cuộc phải dùng một tay giữ cái giá vì cả chồng tạp chí đều bị nhồi rất chặt vào trong. Cuối cùng cũng lấy được một cuốn, cô bé đưa cho Satoshi. Nhìn hắn lật vài trang Ibara hỏi:
“Sao thế? Có tiêu đề gì hay à?”
“Ừ, đại loại thế. Hiếm khi mấy tạp chí như vầy giật tít về sự kiện diễn ra trong thành phố.”
“Vậy sao? Là vụ gì?”
“Dĩ nhiên là vụ tập đoàn Suitou rồi.”
Ibara đáp lại bằng một cái “Ra vậy” trong khi Oohinata không tỏ ra như có gì đặc biệt. Mọi người xem như chấp nhận những gì Satoshi nói.
Ngoại trừ tôi.
“Và nó là vụ gì?”
Satoshi liền nhìn tôi bằng cặp mắt trống rỗng.
“Cái gì vậy Houtarou? Cậu đùa đấy à?”
“Tớ nghĩ là mình đã nghe về cái tên này. Không nhầm thì ‘Suitou’ có liên quan đến cắm trại phải không?”
Chả thèm nghe Satoshi mở ra cái trang cần thiết và đưa nó cho tôi.
“Là cái này.”
Chỉ là một tít nhỏ, khoảng nửa trang báo và thuộc về mảng tin tức trong nước. Thứ duy nhất nổi bật chỉ là dòng tiêu đề: “TẬP ĐOÀN LỚN BỊ TỐ LỪA ĐÀO”. Đọc thì cũng được thôi, nhưng việc chính của chúng tôi ở đây là uống cà phê nên cứ để Satoshi tóm tắt cho tiện.
“Có một cái công ty tên là Suitou và gần đây họ tuyển dụng rất nhiều nhân viên mới. Những người trúng tuyển sau đó được thông báo và huấn luyện đàng hoàng, rồi được bảo có thể trình diện ở công ty sau bốn tháng để nhận việc. Bốn tháng trôi qua và họ tới, thế nhưng không một ai trong công ty biết họ là ai và sao lại đến đây. Thậm chí còn chẳng biết tên tuổi người đã tuyển dụng họ.”
Đơn giản quá nhỉ.
“Rồi, để tớ thử đoán nhé. Dám cá là những ứng viên đã phải chi những khoản như là phí mua đồng phục hay tài liệu học tập trong thời điểm huấn luyện phải không?”
“Chính xác, dù thực tế chỉ có câu trả lời này là thỏa đáng.”
Ibara nhìn tôi kinh ngạc.
“Tin tức đưa vụ này rầm rộ lắm mà không biết thật à? Ông đang cố gắng để lánh xa mọi diễn biến trên thế giới này sao?”
Chỉ vì tôi không biết không có nghĩa là phải nói ra cho người ta biết. Vừa định nói những suy nghĩ của mình ra tôi nhận thấy điều đó chỉ tổ làm to chuyện, thế nên tốt nhất là nhịn.
“Trông có vẻ chỉ là lừa đảo thông thường thôi. Họ đã bắt được chưa?”
“Đây không phải là vụ cứ muốn dò ra một danh sách là được, và thực tế việc tóm được kẻ chủ mưu dễ dàng là một bất ngờ lớn. Khá thú vị là ba của thủ phạm cũng từng có tai tiếng về lừa đảo và dò ra điều đó giúp cảnh sát nhanh chóng túm gọn ổng. Chắc trong tạp chí có đề cập.”
Sao kì vậy?
“Bao giờ ba mẹ bị bắt về tội của con cái nào?”
Satoshi dường như đã lường trước. Hắn nhún vai.
“Có lẽ vì thế là nó chỉ chiếm nửa trang báo.”
Ra vậy.
Lấy tờ tạp chí, Satoshi bắt đầu đọc.
“Nè, khi nghĩ về lừa đảo tớ chỉ tưởng tượng nó ảnh hưởng tới mấy ông già trong công ty thôi. Một ví dụ tương tự nhé. Giả như năm trước mình nhận được thông báo rằng: ‘Em đã trúng tuyển vào trường Cao trung Kamiyama. Xin hãy trả phí nhập học’ thì các cậu có nghĩ rằng mình bị lừa không?”
“Tớ hiểu,” Ibara đồng tình. “Nếu nhận thông báo rằng mình thắng xổ số ở một quầy bán hàng ngoài trời tớ nghĩ mình sẽ chẳng nghi nghờ chút nào.”
“Bán hàng ngoài trời? Ý cậu là chợ trời ấy à?”
Khi tôi chen vào Ibara đột nhiên im bặt.
Người chủ quán mang những tách cà phê House Blend ra rất đúng thời điểm. Satoshi đưa lại cuốn tạp chí Shinsou cho Oohinata và chúng tôi hướng mắt về tách cà phê của mình. Tôi chợt nhận ra ý nghĩa đằng sau hình ảnh hai chú thỏ trang trí. Ở tay cầm của tách và trên thìa đều có hình chú thỏ tai nhọn. Xem ra ý tưởng này bắt nguồn từ sở thích của người chủ quán hay “chị Ayumi”. Có thể chị sinh vào năm con thỏ.
Không may, dù thích cà phê đến độ nào thì vị giác và khứu giác của tôi có thể lĩnh hội hết sự phức tạp đầy trang nhã của House Blend chỉ trong một tách. “Ngon quá” là tất cả những gì có thể nói. Trong khi cố gắng nghĩ ra cách để tôn vinh hơn nữa bằng việc so sánh hay đi vào chi tiết, tôi nhận ra trong đầu bỗng nhiên không còn sinh ra chữ nữa. Nhưng có lẽ không quan tâm cho lắm, ngay sau khi nhận lời khen của chúng tôi người chủ quán liền chuyển chủ đề.
“Bánh mì nướng thì ăn kèm với mứt và kem. Anh có mứt dâu và mứt cam, còn kem thì mấy đứa có thể chọn loại bình thường hoặc mascapone.”
Tất cả chúng tôi đều đưa ra lựa chọn của mình và chẳng có cái nào ăn nhập với nhau.
Tôi chọn mứt dâu và kem thường.
Satoshi thì mứt cam và mascapone.
Ibara chọn mứt cam với kem thường.
Oohinata thì mứt dâu với mascapone.
Chia rất đều. Trong một khoảnh khắc tôi nhận ra sự bối rối trong nét mặt của người chủ quán.
Mứt và kem lần lượt được dọn ra, cùng hai cái bánh nướng cho mỗi người. Satoshi nhìn chúng tôi đầy nghiêm túc.
“Houtarou, tớ nghĩ mình khá tự hào về mớ hiểu biết đặc biệt trong những thứ tầm phào và chán ngắt.”
“Không cần phải nghĩ. Để tớ nói. Cậu có một mớ hiểu biết đặc biệt trong những thứ tầm phào và chán ngắt.”
“Nghe người khác nói nó kì lạ sao ấy… Ê, đó không phải vấn đề. Ý là tớ biết cách ăn bánh mì nướng chính xác ở bên Anh quốc như thế nào. Đầu tiên là mứt…”
“Ý cậu là phết mứt trước kem?”
“Không, kem trước chứ…”
“Vậy cái nào trước ạ?”
Satoshi đâm nhìn chằm chằm vào đĩa bánh mì mà chẳng nói chẳng rằng. Tôi nghĩ hắn biết cái nào cần được phết lên trước, nhưng chắc là quên rồi. Không chờ câu trả lời của hắn người chú quán nhẹ nhàng đáp:
“Phết mứt lên trước. Nếu mấy đứa để kem lên trên miếng bánh mì mới nướng thì nó sẽ xìu ngay… nhưng cũng tùy thôi, thích gì thì làm đó.”
Một lời giải thích hợp lý. Dù nói thích gì làm đó nhưng chẳng ai trong chúng tôi phết kem lên trước cả. Khi chuẩn bị cắn một miếng tôi nghe thấy một âm thanh khe khẽ. Tiếng điện thoại rung.
“Ồ, là Chi-chan.”
Ibara đứng lên rồi cùng chiếc điện thoại bước ra ngoài. Tôi không biết vì không có điện thoại nhưng xem ra việc nói chuyện giữa một không gian nhiều người như vầy được coi là khiếm nhã. Bất tiện thật.
Ibara nhanh chóng quay vào.
“Cậu ấy bảo là đang tới.”
“Chitanda-san có biết đường không?”
“Em có bảo chị ấy cứ đi dọc theo vỉa hè trường Sơ trung Kaburaya tới khi gặp một quán cạnh tiệm mì soba. Em không nói tên nhưng chắc sẽ ổn thôi ạ.”
Tấm biển của tiệm mì đúng là rất nổi.
Sau đó chúng tôi tán gẫu vê thời tiết.
“Nghe dự báo thì tối nay có mưa.”
Tôi không định nghĩ nhiều khi đề cập vấn đề này, nhưng Satoshi và Ibara lập tức phản pháo.
“Tối mai mà?”
“Họ có báo là đổi qua ngày mai.”
Oohinata cười tinh ranh.
“Không biết cái nào mới đúng nhỉ.”
Tôi không tự tin dự báo của mình là mới nhất nhưng vẫn tin vào cái mình đã nghe.
“Thì dự báo sáng nay…”
“Tôi cũng coi vào buổi sáng.”
“Tớ cũng thế.”
Hai – một. Trọng tài Oohinata đưa ra lời phán quyết.
“Theo luật đa số, trí nhớ của anh Oreki được xem là không chính xác!”
Tôi thề rằng sẽ là một viễn cảnh rất đẹp khi thấy có ba con chuột lột vì ướt mưa, vừa khóc lóc vừa tự trách bản thân rằng “A, Oreki Houtarou đã đúng.”
Không ai bảo ai chúng tôi lần lượt thay nhau đi vệ sinh, và khi tôi – người cuối cùng – bước ra thì Chitanda đã đứng tại quầy. Chưa tới mười phút kể từ khi Ibara nghe điện thoại thì nhỏ quả là mau lẹ. Lau tay bằng khăn mùi xoa, tôi gọi:
“Tới nhanh thế?”
Nhỏ cười mỉm đáp lại:
“Tớ cũng ở gần đây.”
Vì Oohinata đã ngồi sát một đầu quầy nên chỗ duy nhất Chitanda có thể ngồi là cạnh tôi. Cả bọn đã quyết định ngồi trên quầy bar vì bàn chỉ đủ cho bốn người, nhưng giờ đây năm người ngồi một hàng tôi lại thấy là quá dài và có hơi không thoải mái. Tôi cũng nhận ra là… nếu không có khách nào khác tại sao chúng tôi không lấy đại một cái ghế từ bàn khác và thế là cả bọn có thể ngồi thoải mái nhỉ?
“Vậy hôm nay cậu có việc gì vậy?” Ibara hỏi.
“Hôm nay là lễ kiju[4] của một người họ hàng tớ. Nói là họ hàng nhưng cũng không thân lắm, nhưng tớ vẫn phải tới chúc mừng. Chào hỏi xong thì đến phần tiệc rượu nên tớ lẻn ngay vào nhà bếp, nhưng rồi lại có việc xảy ra.”
“Có vấn đề gì à?”
“Ưm, không có gì lớn nhưng cũng đại loại.”
Chitanda gượng gạo cười.
“Khi tớ định gọi nhờ thì điện thoại reo. Vì xung quanh không có ai nên tớ quyết định nghe dùm… nhưng chuyện tệ lắm. Đó là một cụ bà có ngữ điệu rất nặng và lại còn nói khẽ nữa nên tớ không thể hiểu được một lời. Tớ không biết là nên ghi lại lời nhắn hay chuyển lời bằng cách nào nhưng… nghe được cái tên thôi cũng đã là thử thách. Nếu không gặp chuyện đó tớ đã đến sớm hơn.”
“Hả?”
Người lên giọng là Oohinata. Có tới ba người ngồi giữa nhưng cố bé vẫn cố rướn mình qua quầy bar để tiếp cận Chitanda.
“Chị phải mượn điện thoại nhà họ ư? Ý em là cái nhà nãy đi dự tiệc ấy. Chẳng lẽ quanh đây thực sự có một nơi không có tín hiệu sao?”
“Tín hiệu là… ưm…”
Chitanda chắc chắn là không hiểu Oohinata đang nói ất giáp gì. Tôi quyết định chen vào trước khi chuyện trở nên rắc rối hơn.
“Chitanda không có di động.”
“… HẢ?”
Nhìn cô bé sững sờ không nói nên lời tự dưng khiến tôi nghĩ mình vừa gãi nhầm một con ác thú nào đó. Oohinata càng rướn người lên.
“Khoan, vậy vậy… làm sao có thể liên lạc ạ? Ví dụ như khi cần gọi điện thoại cho bạn ấy. Chẳng phải thế là cực kỳ bất tiện sao ạ?”
“Có lẽ…”
Chitanda tỏ ra đấy áy náy.
“Chị sẽ xoay xở thế nào đó.”
Đây cũng nào có một chiếc? Nhưng nghe vậy tâm can tôi tự nhiên bị cái gì như áp lực của xã hội hiện đại đè lên. Giữa tôi và Chitanda, ai sẽ có di động trước đây.
“Chuyển chủ đề thôi nào… lễ kiju cơ à? Có vẻ Chitanda-san bận rộn lắm nhỉ.”
Satoshi lên tiếng đầy đùa cượt.
“Vậy sao? Thực ra năm nào tớ cũng dự một lần.”
“Em chưa bao giờ được rủ đến nhà người thân ăn sinh nhật cả. Một lần cũng không.” Oohinata càu nhàu khi trở lại ghế ngồi.
Cơ mà người ta phải bao nhiêu tuổi mới được làm lễ kiju nhỉ? Tôi nhớ là có con số bảy… nhưng cũng không chắc. Khi tôi từ bỏ việc nhớ ra thì Chitanda đang trò chuyện với chủ quán.
“Em có muốn một tách Blend không? Và anh cũng có thể làm bánh mỳ nướng.”
“Em không hợp với caffeine lắm ạ. Xin lỗi vì khiến anh phải mắc công ạ. Quán của mình đẹp quá.”
Ừ, nhắc mới nhớ. Cứ khi nào Chitanda dùng đồ uống có nhiều caffeine là y như rằng nhỏ… không còn là nhỏ, nhưng chắc chắn nhỏ sẽ viện cớ là không ngủ được.
“Cám ơn em, nhưng mà…”
Lầm bầm một hồi, anh quả quyết.
“Đúng là phải có một menu các đồ uống không-caffeine nữa.”
Chitanda là của hiếm thôi, không cần phải như vậy đâu.
“Nếu vậy anh e là không phục vụ được gì rồi.”
“Không sao đâu ạ. Em là người đến trễ mà.”
Thế là Chitanda vui vẻ với chỉ một ly nước lọc. Chưa uống đầy một ngụm nhỏ đột nhiên thốt lên:
“Đây…không phải là nước máy.”
Nhỏ uống thêm một chút.
“Cũng không phải nước giếng nữa. Vị như là từ đầu nguồn, đúng hơn là nước có độ cứng vừa được lấy từ suối vùng cao phải không ạ?”
Người chủ quán cười toe toét và khẽ gật.
“Thật là đáng tiếc khi món Blend của anh không được em thử.”
Với lấy cái ly tôi cũng thử uống.
“Ồ, đúng là có vị ngọt.”
“À, cái đó anh có thêm chanh đường vào. Chỉ là nước máy thôi.”
Quái đản!
Giữ ly nước bằng hai tay, Chitanda nhìn quanh.
“Thật là đáng tiếc, nhưng em nghĩ quán mình sẽ buôn may bán đắt ạ.”
“Cám ơn em nhiều.”
“Tên của quán là gì vậy ạ?”
Câu hỏi quá hiển nhiên… nhưng lại là một cánh cửa xả lũ. Hóa ra từ nãy giờ chưa một lần chúng tôi để ý đến điều này. Tôi nhìn Satoshi, hắn quay sang Oohinata, và cuối cùng cô bé là người lên tiếng.
“Tên quán là gì?”
Thế nhưng, thậm chí cả chủ quán còn lắp bắp “À, thì…” Oohinata bèn tăng cường sức ép.
“Trời đất. Đừng nói là anh chưa nghĩ ra nhé.”
“Không phải. Chỉ là… ưm…”
Người chủ quán nhìn Oohinata với vẻ mặt khổ sở.
“Tomoko-chan nghe là sẽ cười anh ngay, nên tạm thời nó là bí mật.”
“Nghe là em cười ngay á?”
Nghĩ ngợi một chút, anh trả lời: “Cá nhân anh thấy đó là một cái tên hay. Nhìn vào là biết của một quán cà phê.”
Xét về phương diện cái quán này sẽ sớm khai trương – với một cái tên đàng hoàng – thì cũng hơi lạ khi chủ quán bây giờ lại chưa muốn nói.
Và dĩ nhiên, những cái chuyện “lạ” như vậy đừng hòng thoát khỏi Chitanda.
“Ưm… vậy lý do quán chưa có biển hiệu là vì anh không muốn Oohinata-san nhìn thấy ạ?”
Nhờ được nhắc đến nên tôi mới nhận ra sự thiếu vắng bảng hiệu khi tới đây, tuy vậy khả năng một vật quan trọng như vậy bị trì hoãn chỉ vì không muốn bị em họ cười thì thật không thích đáng. Đúng như tôi nghĩ, anh lắc đầu.
“Do phông chữ khá cầu kỳ nên cần nhiều thời gian để hoàn thành thôi.”
“Anh nói phông chữ… vậy là có sử dụng ký tự la-tin ạ?”
“Không, chỉ có Hán tự thôi.”
Nghe vậy Oohinata liền hú lên đầy hào hứng.
“Hán-tự-à! Đúng là chắc em sẽ cười thật đó. Dù sao anh cũng là độc cô cầu bại về cái khoản sử dụng Hán tự kiểu không giống ai!”
Đoạn cô bé tươi rói nhìn chúng tôi.
“Kiểu như lấy từ ‘ai’ (Ái – tình yêu) trong ‘Aizen Myouou’ (Ái Nhiễm Minh Vương) và chữ ‘ra’ (La – lụa) trong ‘Akki Rasetsu’ (Quỷ La Sát) thay vì rất nhiều lựa chọn bình thường khác để tạo dòng chữ ‘Ai Ra-bu Yuu’ (I love you).”
Ái Nhiễm Minh Vương là làm sao? Phải nói đó là một cách lựa từ tệ hại đến mức rất độc chiêu. Ibara như đang cố hết sức để nén cười.
“Ví dụ kiểu gì thế này? Hina-chan cứ như là sinh ra trong chùa ấy.”
Một cố bé năm nhất mà lại biết về những thứ như Ái Nhiễm Minh Vương hay Dạ Xoa sao? Nghĩ về điều này tôi thấy hai má Oohinata ửng hồng đôi chút.
“Không, em chỉ sinh ra trong một nhà buôn bình thường. Chỉ là không nghĩ ra được gì khác… nhưng đâu có sao phải không ạ? Ý em là, nếu chị thì chị sẽ chọn như thế nào.”
Ibara đáp ngay.
“Chữ ‘ai’ trong ‘Aichi-ken (Quận Aichi) và chữ ‘ra’ trong ‘Koura’ (Giáp La – vỏ sò).”
Ồ, một lựa chọn rất nhanh nhưng cũng đầy ấn tượng đến nỗi ai trong chúng tôi cũng trầm trồ. Trong lúc đó, tôi nghĩ mình nghe được người chủ quán thì thầm: “Gần đúng rồi.”
“Vậy tên tiệm vẫn chưa được tiết lộ sao? Hehe, em hiếu kỳ quá!”
Xem ra cô bé rất hào hứng.
“Hán tự à…”
Nói đến đây Satoshi khoanh tay.
“Nếu nói về việc dùng Hán tự làm tên quán cà phê thì tớ thường thấy chữ Đãi (tai – chờ đợi) kết hợp với chữ Mộng (mu – giấc mơ) để tạo thành ‘Coffee Time’ (Coffee Taimu).”
“Em hiểu ý anh rồi.”
Oohinata gật đầu, người chủ quán cũng nói: “Gần giống như vậy đấy.”
“Gần giống như” cách chơi chữ “tai” và “mu”… vậy ý của chủ quán là tên hiệu sử dụng những ký tự đó hay sao? Đó là điều tôi nghĩ nhưng Ibara có một ý kiến khác.
“Hán tự của ‘Cà phê Quán’… có điểm chung là bộ ‘Ngọc’ nhỉ?”
“Bộ Ngọc à? Chẳng phài là bộ Vương[5] hay sao?”
“Nhìn giống thôi chứ nó gọi là bộ Ngọc đó ạ,” Oohinata đáp. Đâu ra cái kiểu nói chuyện thế này nhỉ? Không thèm nghĩ nữa tôi bèn quay sang Satoshi nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu bối rối.
Cứ xem như kiến thức của Ibara là đúng, nhưng câu trả lời như vậy vẫn chưa đi đến nơi.
“Không phải đâu.”
Rồi, như thực sự muốn thách thức chúng tôi, người chủ quán thêm vào: “Mấy đứa đúng ở chỗ là ba ký tự.”
“Vậy là…”
Oohinata lập tức đưa tay ngăn Satoshi.
“Đừng anh. Để em thử đoán đã.”
“Ô-kê, vậy xem như đây là một cuộc thi đi.”
Tuy nhiên sự nghiêm túc của cô bé có chút kỳ lạ.
“Bạn của em từng nói: từ xưa đến giờ mỗi câu hỏi mà đáp án là một cái tên thì chỉ được đoán ba lần thôi.”
Thế à. Nếu đó là luật từ xa xưa thì cứ chấp hành thôi. Satoshi nghiêng đầu mà nói: “Ủa, chứ không phải ba ngày à…” nhưng liền bỏ cuộc trước sự quyết liệt của Oohinata.
“Nên em phải có gợi ý! Một gợi ý đi!”
Một khoảng khắc rất ngắn thôi, tôi thấy người chủ quán giành cho cô bé Oohinata một cái nhìn rất đỗi trìu mến. Chỉ là đoán đại thôi nhưng phải chăng anh đã quen với một Oohinata đầy ngây ngô và trẻ con này từ những ngày còn bé? Để rồi giờ đây, chắc là không còn cố giữ bí mật về tên hiệu anh đưa ra một gợi ý.
“Tên của nó là hình ảnh của nó.”
“Ơ? Sao nghe nó huề vốn vậy?”
“Em chỉ có ba lần thôi nên suy nghĩ cho kỹ. Đoán trúng anh sẽ có thưởng.”
Oohinata như vỡ òa trong phấn khích.
“Em nhất định sẽ đoán ra. Cứ chờ đó!”
Rồi cô bé chỉ tay vào tất cả chúng tôi.
“Anh chị cũng nghe rồi đó. Em nhất định sẽ tìm ra nên không ai được giúp đỡ cả.”
Lần đầu tiên cô bé năm nhất này thực sự tỏ ra trẻ con. Không phải là sự nổi loạn khó chịu của tuổi mới lớn, tôi chỉ cảm thấy cô bé có chút gì đó… dễ mến. Hình như tôi cũng đã cười.
Chiếc đồng hồ treo tường, cũng trang trí bằng một chú thỏ, lúc này đã chỉ năm giờ chiều. Chúng tôi ở đây cũng khá lâu rồi. Chìm trong dòng suy nghĩ khiến Oohinata không nói lời nào, trong khi ly cà phê trước mặt tôi đã được dọn đi. Khả năng tối nay trời mưa vẫn còn đó nên tôi thực sự muốn về. Dù gì thì mọi người cũng không còn chuyện để nói. Lợi dụng sự yên lặng này tôi lên tiếng:
“Mà, cũng trễ rồi.”
Một câu nói khiến Oohinata trở nên lo lắng. Cô bé nhìn lên đồng hồ như tự hỏi thời gian đi đâu cả rồi, nhưng cũng sớm tươi tỉnh trở lại.
“Ơ mà!” cô bé la lên. “Các anh chị chờ em một chút. Em có điều muốn hỏi.”
Nhiều khả năng chỉ là chiêu trò để cô bé câu giờ trong việc tìm ra tên của quán. Xem ra ngoài tôi thì không một ai nhận ra sự lo lắng đột ngột ấy, cũng như đây là một chiêu trò.
“Về chuyện gì?”
Oohinata không nhìn Ibara, người đặt câu hỏi, mà là Chitanda.
“Chị Chitanda mặt to[6] lắm phải không ạ?”
“Mặt chị à…”
Thấy Chitanda xìu xuống Ibara liền chen vào.
“Em ấy không dùng nghĩa đen đâu. Chi-chan có gương mặt rất vừa vặn.”
“Không, tớ hiểu mà. Chỉ là hơi bất ngờ thôi.”
Nhỏ đặt tay lên ngực.
“Ưm, chị sẽ không nói là mình biết, nhưng thông qua chuyện gia đình chị đúng là có cơ hội gặp gỡ nhiều người.”
“Vậy,” Oohinata nuốt nước miếng rồi tiếp tục bằng một thái độ rất dè chừng không giống cô bé chút nào, “Chị có biết người, ví dụ như, Agawa không?”
“Agawa-san à?”
Chitanda khẽ hạ thấp đầu.
“Em đang nói về Sachi Agawa-san năm nhất sao?”
“À, vâng.”
Cơ thể Oohinata ngả về phía sau như mất hết sinh lực. Bị chèn giữa cùng với Satoshi và Ibara nên tôi không thể thấy biểu cảm của cô bé.
“Có chuyện gì xảy ra với Agawa-san à?”
“Dạ không… em chỉ muốn biết rằng chị có biết không thôi.”
Chitanda, người ngồi cạnh tôi, cũng tỏ ra bối rối như thế. Nhưng lần này lại có một chuyện lạ - nhỏ không nói là “Có chuyện gì xảy ra với Agawa-san à? Chị hiếu kỳ quá.” Oohinata thì im lặng. Không khí nơi đây chợt trở nên nặng nề.
“À, vậy thì…” Tôi quyết định lên tiếng lần nữa để giải thoát mọi người, “Tụi mình về thôi.”
Tôi cảm thấy áy náy vì dù sao quán cũng chỉ mới bắt đầu hoạt động, nhưng người chủ quán tử tế đã bảo rằng những khách hàng đầu tiên được miễn phí vì tính tiền bằng tay rất bất tiện. Tôi, với tư cách là người ngồi gần chiếc máy tính tiến nhất nếu không tính Chitanda, thừa biết đó chỉ là làm bộ.
“Em xin lỗi vì không thể uống cà phê dù anh đã cất công mời như vậy.”
Người chủ quán chỉ cười khi Chitanda cúi đầu. Tôi đã từng nghĩ anh thiếu thiện cảm nhưng xem ra là hoàn toàn sai. Có lẽ chỉ là sự căng thẳng khi lần đầu tiếp khách mà thôi.
“Đừng lo. Cà phê không phải thứ người ta bắt buộc phải uống.”
“Em…”
Tự dưng Chitanda trở nên lắp bắp. Tôi cứ tưởng một thế lực thần thánh nào đó khiến Chitanda biêt được tên của quán… nhưng rồi nhỏ chỉ nói: “Em mong quán mình sẽ mọi sự tốt lành ạ” và vài lời chúc khác. Đoạn nhỏ quay sang tôi mà nói:
“Ưm, Oreki-san. Tớ biết là khi khai trường thì ai cũng sẽ thấy, nhưng… cậu biết đấy… chỉ chút thôi, nhưng… ưm… tớ hiếu kỳ.”
Oohinata không muốn chúng tôi giải đáp trên danh nghĩa của cô bé, nhưng thế không nghĩa là tôi phải chờ tới lượt mình. Dù không hiểu mô tế gì cuộc trao đổi ban nãy nhưng tìm ra tên của quán là một vần đề tôi nghĩ mình làm được.
Hên là có một quyển sổ ghi cùng bút bi gần máy tính tiền.
“Em mượn chút nhé.”
“Ờ, dĩ nhiên.”
“Cám ơn ạ. Nếu viết ra thì chắc không phạm vào ba lần nhỉ.”
Tôi bắt đầu hý hoáy viết trong khi Chitanda dòm từ phía sau.
“… Sao?”
Ba chữ Hán tự được viết trên một hàng.
Chữ thứ nhất mang nghĩa “đi bộ”.
Chữ thứ hai là “cùng với”.
Chữ thứ ba nghĩa là “thỏ”.
Tên của quán phải thỏa mãn nhiều điều kiện: “Ohohinata nghe đến sẽ cười mất”, “Nhìn vào là biết quán cà phê”, “Gần chống như cách chơi chữ của Coffee Time”, “Không phải Cà phê Quán”, “Gồm ba chữ hán tự” và cuối cùng là gợi ý từ chủ quán: “Là hình ảnh của nó”.
Thế nào là “hình ảnh”? Nếu đó không chỉ một sự vật mà tôi có thể tìm trong quán thì chỉ có hai khả năng. Thứ nhất: “hình ành” mang nghĩa “đại diện” – một cô gái đại diện cho quán, hay nói cách khác là “chị Ayumi”, nhưng vấn đề là tôi không tìm ra tổ hợp ba Hán tự nào có thể vừa diễn giải tên chị vừa mang ý nghĩa đặc thù của quán cà phê cả. Ở khả năng còn lại, “hình ảnh” mang nghĩa “sản phẩm” mà nơi đây phục vụ được, tất cả sẽ được thể hiện trong “menu”. Như vậy “hình ảnh” nổi bật trong “menu” không nghi ngờ gì chính là một loại cà phê, vì rõ ràng người chủ quán chẳng mặn mà gì với các loại đồ ăn nhẹ - dù sao thì cũng chả có quán cà phê nào lại nổi tiếng nhờ bánh mì nướng hay sandwich ở đó ngon cả. Cuối cùng, điểm quan trọng là người chủ quán đã bảo sẽ không sử dụng hán tự cho từ “cà phê”. Như vậy…
“Anh có bảo tên của quán nằm trong hình ảnh cảu chính nó phải không ạ? Và thương hiệu ở đây chính là những tách House Blend tụi em đã được thưởng thức.”
“Ôi, tớ hiểu rồi.”
“Em cũng để ý cách mà anh nói với Chitanda, ‘Thật đáng tiếc khi món Blend của anh không được em thử’ thay vì ‘món cà phê’.”
Anh gật đầu, thừa nhận thói quen nhấn mạnh món House Blend của mình.
Như vậy thì làm sao để viết “Blend” thành ba chữ Hán tự? Câu trả lời nằm ở cách chơi chữ từng được áp dụng cho “Coffee Time”. Đó là những từ dù chỉ dùng để mượn âm nhưng tự nó khi ghép lại phải mang ý nghĩa. Khi tách chữ “Blend” (Burendo) thành ba phần thì cách chia duy nhất là bu-ren-do. Ý tưởng đầu tiên củ tôi là Hán tự dành cho “thỏ”, có thể đọc là “do” (Thố). Những chú thỏ hiện diện khắp nơi trong quán: từ tách cà phê, trên thìa và cả đồng hồ, nhưng nổi bật nhất vẫn là hai chú thỏ đối mặt nhau trên bức tường đằng sau quầy bar. “Thỏ” hẳn là có mối liên hệ sâu sắc đến tên của quán nên đó là lựa chọn của tôi.
Suy đoán tiếp theo của tôi là Hán tự cho “đi bộ”. Không nhiều từ có thể được đọc là “bu” mà lại liên hệ đến quán cà phê. Người chủ quán chắc chắn sẽ không dùng những từ mang nghĩa “sai lầm” hay “ghét bỏ”, còn những từ mang nghĩa “quết” hay “tuyệt đối” thì lại quá phức tạp cho một cái tên. Tôi cũng nghĩ về một từ mang nghĩa “khiêu vũ” nhưng độ hào nhoáng của nó quả là không hợp với một không gian giản dị như vầy. Ngẫm nghĩ thêm một chút, trong đầu tôi hiện lên cái tên “Ayumi”.
Tôi vốn chỉ định tìm xem có từ nào liên quan đến chị Ayumi đang mang thai thì bỗng nhớ ra. Trước đó Oohinata đã nói với người chủ quán rằng “Lỡ anh gọi chị Ayumi là Po-chan giữa bàn dân thiên hạ thì sao?” Nếu “Ayumi” sở hữu một biệt danh là “Po” thì hẳn là trong cái tên đó tồn tại một Hán tự mang nghĩa “đi bộ” (Bộ). Đó có phải là chữ duy nhất hay không thì tôi không biết, nhưng “Bộ” cũng thường được đọc là “bu” nên đặt nó làm tên cũng không có gì kỳ lạ.
Chữ còn lại là “ren”, và là chữ khó nhất.
Người chủ quán đã lo rằng Oohinata sẽ cười ngay khi biết, đó là do trong tên có đặt “chị Ayumi” hay sao? Có thể, nhưng cá nhân tôi không nghĩ chỉ thế mà lại xấu hổ được. Như vậy nhiều khả năng điểm làm anh xấu hổ nằm ở chữ “ren” này.
Trên tường có hai chú thỏ nằm giữa những lát cần tây hình trái tim.
“Chị Ayumi”(bu) “cùng với” (ren) những “chú thỏ” (do). “Burendo”, hay “Blend”.
Nãy giờ anh không nói không rằng. Nhìn xuống tờ ghi chú rồi lên tôi, anh bật lên một tiếng cười.
“Tuyệt vời.”
“Vậy em được gì đây?”
Nhưng cái tôi nhận được chỉ là một cái lắc đầu khác.
“Gần đúng thôi.”
Vậy là sai sao?
Đó là kết quả không hề bất ngờ. Ngay từ đầu tôi đã không tự tin lắm. Nếu “bu” và “do” là những lựa chọn tốt thì “ren”, cho đến cuối cùng, vẫn chưa mang lại sự yên tâm. Đúng như đã nghĩ, người chủ quán cầm cây bút bi mà gạch dưới chữ “ren”. Tôi tiếp tục nhìn xem chữ gì sẽ được viết bên cạnh mà nhận ra thứ làm anh “xấu hổ”. Chữ Hán tự nằm giữa thứ sẽ là tên chính thức của quán cà phê là chữ “Luyến” (ren – yêu thương). Những chú thỏ chị Ayumi yêu quý. Thế mà tôi đã nghĩ người chủ quán này chai sạn, anh ta lãng mạn quá đó chứ. Biết được điều này Oohinata sẽ cười, và đó sẽ là một nụ cười tươi sáng đến mức làm những người âm u nhất cũng phải mừng.
Chitanda là người duy nhất chưa tỏ.
“Ưm… tại sao lại có chữ “Bộ” vậy?”
À phải rồi, nhỏ không có ở đây khi chúng tôi nói chuyện về chị Ayumi. Không muốn mọi người phải đợi thêm, tôi nói nhỏ:
“Trên đường về nhà tớ sẽ nói.”
Chitanda cũng khẽ khàng đáp: “Phiền cậu nhé.”
Tôi trở lại ghế để xem có bỏ quên cái gì không, và tất cả những thứ còn lại chỉ là tách, đĩa và những chiếc thìa. Trước khi rời khỏi một ý tưởng chợt lóe trong đầu. Cuốn tạp chí trên cùng của giá là cuốn mới nhất. Tôi liền phóng tới và cầm lên, lật qua mục thời tiết và nhìn thấy kết quả dự báo chỉ ra tối nay sẽ có mưa. Đưa cho Satoshi, tôi kèm theo một cái nhìn trịch thượng.
“Thấy chưa? Nhìn cho kỹ. Nó bảo tối nay sẽ có mưa.”
“Giờ vẫn còn cay cơ à? Không nhờ cậu nhỏ mọn đến thế đấy Houtarou.”
Tôi chẳng có ý đó. Ibara, người bấy giờ đang đứng trời trồng trước cửa, quay lại mà nói:
“Chẳng cần đâu, nhìn bên ngoài cũng biết.”
Qua lớp kính tôi có thể thấy những hạt mưa.
Rốt cuộc tôi vẫn không thể tránh dù đã biết trước đến như vậy. Ít ra thì cây dù gấp sẽ không phải là sự phòng thân phí phạm năng lượng.
[1] Khoai lang tiếng Nhật là satsuma-imo.
[2] Tên công ty sản xuất bánh kẹo lớn ở tỉnh Kagoshima.
[3] Tên một họa sĩ người Pháp.
[4] Lễ mừng sinh nhật 77 tuổi.
[5] “Cà phê Quán” có hán tự là珈琲館, chú ý phần bên trái hai chữ đầu đều là một bộ giống nhau và đó là bộ Vương (王) chứ không phải bộ Ngọc (玉), như vậy Houtarou mới là người đúng.
[6] Chỉ người quen biết rộng.
3. Hiện tại: 11.5km; còn 8.5km
Nhớ về những chuyện này càng làm tôi củng cố lòng tin của mình hơn. Ít nhất một sự việc kì lạ đã diễn ra. Sự việc này không là vấn đề khi tôi bước vào quán cà phê lần đầu, mà trở thành vấn đề sau khi tôi rời khỏi. Không phải là ngẫu nhiên, sự việc này là chủ đích của một người và có liên quan tới vụ con mèo may mắn ở nhà tôi.
Mò mẫm sâu hơn về quá khứ, trong đầu tôi chợt bao phủ bởi một suy nghĩ. Tuy nhiên, ở thời điểm này có lẽ chỉ nên gọi nó là một suy diễn vô căn cứ. Rốt cuộc thì chỉ bằng cách hỏi người đó tôi mới có thể khẳng định.
Phần dốc lên đã dừng lại. Những ngôi nhà nằm thưa thớt giữa thửa ruộng bạt ngàn từ từ tiến vào tầm mắt tôi. Đó là Jinde, nơi tọa lạc của gia tộc điền trang lớn nhất vùng – nhà Chitanda.
Mọi nỗ lực ước lượng khoảng cách với Chitanda đều vô phương. Lúc thì đi lúc thì chạy đã khiến vận tốc của tôi thay đổi liên tục. Tuy vậy, vì vài lý do tôi nghĩ mình sẽ có thể trò chuyện với nhỏ sau khi vượt nốt đoạn dốc xuống chân đồi, mà tiến vào khu vực được gọi Jinde.
Chương 4 - Buông ra quả là đơn giản hơn
1. Hiện tại: 14.3km; còn 5.7km
Quanh cái thời điểm khoảng mười năm trước, tôi nhớ mình đã có một chuyến đi bộ dài với bà chị yêu dấu. Người ta định dỡ bỏ một trung tâm cộng đồng cũ kỹ và chị quyết định dắt tôi đi xem, đầy mong đợi rằng họ sẽ phá hủy bằng chất nổ. Thực tình mà nói khi đó tôi cũng háo hức chẳng kém. Nếu được quay về quá khứ tôi sẽ vịnh vai cậu bé ngây thơ đó mà nói: “Đừng có mơ”. Dù sao thì chị em tôi cũng đã đi… và đi. Thậm chí đến khi tôi sắp khóc tới nơi chị vẫn bảo “Sẽ rất là vui đó!” rồi tôi lại đi tiếp. Một cậu nhóc ngoan cường nhỉ.
Kết quả họ chỉ dùng xe cơ giới hạng nặng để phá. Chẳng có vụ nổ nào nhưng không hẳn là tôi đã thất vọng. Có lẽ khi ấy cảnh tượng một tòa nhà lớn bị nghiền vụn, bị ngấu nghiến là đủ thỏa mãn một đứa trẻ như tôi.
Tuy nhiên điều nhớ rõ nhất là đoạn đường về nhà đầy khắc nghiệt. Sự háo hức trên đường đi đã là quá khứ, nên lúc này tôi chỉ tuyệt vọng lết thết trên con đường xa lạ mà chẳng ý thức nổi là đi đâu về đâu. Nhìn tôi đứng thừ lại, chị nói:
“Nếu dừng lại khi đang đi chân nhóc sẽ đau đấy. Cố gắng bắt kịp chị nào.”
Lúc đó tôi có tự thân về nhà được không nhỉ? Chả nhớ.
Lý do duy nhất khiến tôi nhớ lại việc đó là vì cặp chân của bắt đầu đau khi liên tục chuyển từ đi sang chạy và ngược lại. Cụ thể hơn là cẳng chân phải như muốn bốc hỏa. Thà là bàn chân, bắp chân hay thậm chí là xốc hông đi thì tôi còn dễ chấp nhận, chứ cẳng chân mà đau là thế nào?
Đoạn dốc xuống vẫn chưa kết thúc.
Khung cảnh khi tôi ngẩng mặt lên là những ruộng lúa bạt ngàn nối đuôi nhau với lốm đốm những ngôi nhà nhỏ. Là lười chưa thu vào hoặc vốn họ định kết hợp Lể hội Bé Trai[1] cùng với Lễ hội Quả đào mà trước mỗi nhà vẫn lất phất những phiến cờ cá chép. Những chú cá uốn lượn theo nhịp điệu của gió cũng mang lại sự thư thái cho cơ thể. Mặt trời đã lên cao nhưng sức nóng của nó không làm tôi khó chịu. Lần đầu tiên kể từ vạch xuất phát tôi ít nhiều muốn chạy, nhưng thời điểm thực sự mà tôi phải chạy là lúc cơn đau ở cẳng chân đã không chịu đựng nổi.
Tình hình có lẽ không tệ đến thế, nhưng cho chắc ăn tôi chạy chậm rồi lại dừng. Bên đường nở một bông hoa trắng. Vẻ đẹp của thiên nhiên hóa ra là một thứ mà kẻ vô lo vô nghĩ như tôi cũng cảm nhận được. Loa kèn lily. Dán mắt vào bông hoa nhưng không dành cho sự chú ý, tôi lấy bàn tay ấn mấy cái rồi từ từ đấm vào cẳng chân bị đau.
“Nếu chỉ có thế...”
Cơn đau không tuyên giảm nhưng ấn mấy cái cũng không làm nó tệ hơn. Cũng chẳng có dấu hiệu căng cơ. Sau khi chắc chắn rằng đã có thể chạy tiếp, tôi bỗng nghe một giọng nói lỗ mãng.
“Khi nào mới định chạy đàng hoàng hả thằng khốn!”
Chưa hiểu chuyện gì xảy ra tôi nhìn thấy Nanigashi, bạn cùng lớp năm trước, chạy ngang qua.
Tôi không biết nhiều về cậu chàng. Cùng lớp là thế nhưng chả mấy khi nói chuyện. Nghĩ lại thì cái giọng thô lỗ ấy không phải mới được nghe lần đầu. Trước kỳ nghỉ đông năm đó, khi học sinh phải tổng vệ sinh lớp học tôi để ý thùng rác đã đầy. Vừa định mang đi đổ thì bị cậu ta quát đầy hung tợn: “Mày cứ ở yên đó!” nên tôi rời đi mà không nói gì, nghĩ bụng chắc là mình vừa tranh việc của người khác.
Nếu biết tôi học ở lớp A hẳn là cậu chàng cảm thấy khó chịu khi tôi vẫn còn thơ thẩn ở đây, còn điều làm tôi khó chịu lại là cái giọng điệu thô lỗ đó. Phải chăng cậu chàng có thâm thù với tôi từ trước? Không chút trí nhớ nào về việc này cả, nhưng đó phải là một thứ khiến hắn bực dọc đến vậy. Hay là chạy nhiều quá rồi mất khôn? Giờ mà chạy thì chỉ tổ bám đuôi cậu ta và tôi tuyệt đối bác bỏ cái ý tưởng ấy. Chân đã bớt đau nhưng đi bộ thêm một khoảng là một quyết định nên làm.
Tiếp tục bị những toán học sinh vượt mặt, tôi nghĩ về “lẽ ghét”...
Tôi không coi mình là loại người thích chơi trội mà tự tạo ra kẻ thù nhưng cũng nằm ngoài loại dễ được người ta quý mến. Nếu khảo sát một trăm người hay cỡ đó thì sẽ có vài người tuyệt đối không chịu đứng chung thuyền với tôi. Nhưng ghét hay thương, dù ở mức độ nào người ta gán cho mình, thì tôi biết mình chảng bao giờ nắm thế chủ động trong bất cứ mối quan hệ với tập thể nào. Không ít lần trốn những hoạt động trong lớp nhưng những cái lườm lạnh tanh từ bạn bè không làm tôi... nói sao nhỉ, quan tâm lắm. Tôi thấy mình cứ trơ ra thôi. Người nào ghét từ trứng thì chả nên lại gần họ làm gì, và việc tôi đi bộ là bằng chứng. Đó cũng điểm khác biệt với Satoshi.
Hắn không bao giờ trốn tránh những mối quan hệ, và luôn chường mặt ở bất kỳ nơi nào có thể để giúp đỡ đôi khi chỉ bằng lời nói. Nói là vậy nhưng hắn không phải loại tọc mạch. Thay vì là kiểu nhân vật “Để đấy cho tớ,” hắn chỉ đi xa đến mức “Hãy để tớ giúp một chút.” Không bao giờ nói nhiều làm ít. Có những khi ý tốt bị hiểu lầm vì cái thói ưa bông đùa của mình, để rồi đến cuối dù biết là bị ghét hắn vẫn ngẩng cao đầu mà cười tươi rói. Có thể nói hắn còn ít bị tác động bởi người ngoài hơn tôi. Đó cũng có thể coi là một sự trơ lỳ.
Nhưng tồn tại những người cực đoan đến mức xa lạ với sự trơ lỳ như vậy. Nhờ câu nói lỗ mãng của Nanigashi tôi chợt nhớ lại một chi tiết. Một câu chuyện tương tự đã xảy ra vào hôm qua, trừ việc người có thể kể về nội dung là hai nhân vật trực tiếp dính dáng đến.
Bên đường xuất hiện một trạm dừng xe buýt.
Ơn trời là có mái che ở một khoảng. Những tấm sắt làm tường lốm đốm vết hoen gỉ cùng một tấm biển có phông chữ xưa được tráng men bóng loáng. Hàng ghế là đồ nhựa, và dù trông như được thiết kế để chịu được bão nhưng sự hà khắc cảu thiên nhiên khiến nó trông mềm yếu đến tội nghiệp. Thực tế là có vết nứt lớn chạy dọc và phai màu nhưng không có miếng nào bị rời ra cả. Có lẽ không phải mới nứt đây.
Đây là một địa điểm lý tưởng để quan sát những học sinh Cao trung Kamiyama chạy qua. Tôi thơ thẩn bước vào rồi dựa lưng vào phần bóng râm như muốn ẩn nấp. Cứ chờ như vậy và Chitanda rồi cũng sẽ tới.
Bị Nanigashi ra lệnh chạy là thế nhưng rốt cuộc cả đi bộ tôi cũng chẳng làm, ít nhiều vì một lý do.
Sáng nay, trước cả khi rời vạch xuất phát tôi đã có một ý tưởng. Ba người ở trong phòng Địa Chất hôm qua chỉ có tôi, Chitanda và Oohinata. Ibara đến sau đó thông báo rằng Oohinata sẽ rời khỏi CLB. Đến lúc này đó vẫn là những thông tin đúng. Trí nhớ tôi dừng ở đó, tuy nhiên câu chuyện của Satoshi và Ibara mới đây lại phục vụ cho mục đích thể hiện rõ những phút giây sau giờ tan trường quan trọng đến dường nào. Nói rằng “Tôi đang đọc sách nên không nhớ gì cả” là một sai lầm, bởi vừa có một chi tiết tôi đã từng coi là vô nghĩa chợt nổi lên trở lại. Không cần biết đúng hay sai, Chitanda đã một mực tin rằng quyết định của Oohinata là do lỗi của nhỏ và chính nhỏ sẽ phải chịu trách nhiệm. Dù tôi có bất cần đuổi theo nhỏ mà tuyên bố rằng “Tớ có thể giúp, nên cậu hãy kể toàn bộ câu chuyện,” thì nhỏ có chăng cũng chỉ lắc đầu trong im lặng. Nhỏ chưa boa giờ nao núng trước những quyết định của mình.
Ngăn Chitanda lại!
Để làm điều đó tôi tuyệt đối phải nhớ lại chính xác chuyện xảy ra ngày hôm qua trong căn phòng ấy và đưa ra cho nhỏ một kết luận. Đó là lời giải thích tại sao Chitanda lại nghĩ rằng nhỏ phải chịu trách nhiệm.
Tôi nghĩ rằng mình biết.
[1] Mùng 5/5 hằng năm trước các nhà sẽ treo các lồng đèn hình cá chép mừng lễ hội Bé Trai.