Hyouka

Chương kế tiếp:

Truyện tương tự

Ra mắt hay Ra đi

(Đang ra)

Ra mắt hay Ra đi

Baek Deoksoo

Câu chuyện về là cuốn nhật ký kể về quá trình thay đổi của nhân vật chính, người bất ngờ bị giao thử thách trở thành thần tượng dù bản thân chưa từng bước vào ngành này dưới lời đe dọa tử vong.

26 157

Đàn Bồ Câu

(Đang ra)

Đàn Bồ Câu

Nhất Điều Ngưu Nãi Ngư (Một Con Cá Măng Sữa)

Đây là câu chuyện kể về một sinh viên có một chút hardcore hệ vật lý hủy diệt cùng cứu thế, tất cả sự kiện đều xoay quanh các sự thật khoa học, có lẽ đọc lấy cũng không dễ dàng như vậy...

7 27

Tenchi muyo GXP

(Đang ra)

Tenchi muyo GXP

Kajishima Masaki

Tenchi Muyo GXP theo chân Yamada Seina, một cậu bé tuổi teen sống ở vùng nông thôn Okayama người vô tình gia nhập Cảnh sát Thiên hà do bản thân có thiên hướng xui xẻo và bị gia đình ép buộc. Chẳng bao

35 223

Throne of Magical Arcana

(Đang ra)

Throne of Magical Arcana

Ái Tiềm Thủy Đích Ô Tặc (Mực Thích Lặn Nước)

Đây là web novel đầu tay của lão Mực, đầu tay chứ không có nghĩa là non tay. Lão Mực đã vẽ nên thế giới nơi mà tri thức, khoa học thực sự biến thành sức mạnh theo đúng nghĩa đen và chứa đựng một khối

283 7450

Children of the Holy Emperor

(Đang ra)

Children of the Holy Emperor

카페인나무s

Tréo ngoe chồng chất éo le, câu chuyện của Thánh hoàng cùng đàn con thơ bất ổn của anh ấy là như vậy đó.

20 178

I became the Necromancer of Academy

(Đang ra)

I became the Necromancer of Academy

_172

Sau đó, ta sẽ giải thoát cho các ngươi

15 173

Tập 1 - Kem đá 氷菓 - You can't escape / The niece of time. - Chương 3 - Những hoạt động của CLB Cổ Điển lâu đời.

CHƯƠNG 3: NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA CLB CỔ ĐIỂN LÂU ĐỜI

Vào rồi tôi mới bắt đầu tự hỏi, thế cái CLB Cổ Điển này làm gì nhỉ? Ba năm liền không có thành viên đồng nghĩa với việc lớp thành viên cũ đều đã ra trường, trong khi tôi không có hứng hỏi thầy cô chút nào, và cựu-thành-viên-yêu-dấu thì biệt tăm biệt tích ở mãi Beirut. Ha, quả là hiếm có CLB nào mà tự thân nó còn chả biết được nó làm cái gì, mặc dù thật ra ở Kamiyama vẫn có một vài CLB – mà chính sự tồn tại và phương thức hoạt động của nó – vẫn nằm trong vòng bí ẩn.

Một tháng đã trôi qua sau sự “hồi sinh” thần kì ấy. Tổng hành dinh của CLB Cổ Điển – phòng Địa Chất học – đã không trở thành chốn riêng tư nhưng vẫn phù hợp để thành một nơi thư giãn. Mỗi khi chưa muốn về nhà thì tôi lại tìm tới đây và trông thời gian trôi qua. Lúc thì có satoshi, lúc thì Chitanda, có lúc là cả hai và cũng có khi tôi may mắn được ở một mình nhưng nói chung tôi không nề hà lắm việc có hai người họ ở đây hay không. Chúng tôi có thể chuyện trò, hoặc chỉ đơn giản là ngồi ngây ra đó. Satoshi nhìn vậy thôi nhưng là một tên rất giỏi chịu đựng sự yên lặng, còn Chitanda luôn giữ được vẻ điềm tĩnh vốn có của mình – ít nhất là tới khi quả bom “hiếu kì” của nhỏ phát nổ. Nói cách khác, dù chẳng ai muốn nhưng chúng tôi giống cái hội lười biếng hơn là một CLB có thớ.

Tôi chưa bao giờ giỏi ăn nói với người khác, mặc dù thằng bạn Satoshi luôn nỗ lực để chứng minh điều ngược lại.

Hôm nay mưa phùn, và tôi đang ngồi trong phòng họp cùng với Chitanda. Trong khi cô ấy ngồi ngay giữa phòng với một cuốn sách dày cui thì tôi chọn vị trí sát với cửa sổ và đọc một cuốn truyện bìa mỏng rẻ tiền. Hiếm có khoảng thời gian nào đáng chán hơn lúc này.

Nhìn vào đồng hồ tôi nhận thấy chỉ mới ba mươi phút trôi qua. Quá chậm. Có thể bạn đang nhìn vào và bảo rằng tôi đang thoải mái nhưng chuyện lại không tốt đẹp như vậy đâu. Thú thực dạo gần đây tôi khá là căng thẳng và lo âu nên phải ráng ép mình “thoải mái” mà thôi. Duy trì chế độ tiết kiệm năng lượng quả là một điều khó.

Xen vào khoảng không trầm mặc chỉ có tiếng của mưa rơi và những trang sách bị lật.

“…”

Bắt đầu thấy buồn ngủ rồi, chắc tôi sẽ về nhà ngay khi mưa tạnh.

Thụp! Tiếng của một cuốn sách dày cui vừa đóng lại, Chitanda đang ngồi quay lưng về phía tôi khẽ thở dài và lẩm bẩm :

“Sao mà cằn cỗi thế?”

Nhỏ không nhìn tôi nhưng chắc chắn rằng nhỏ vừa bắt chuyện với tôi chứ không phải độc thoại. tôi chẳng biết đáp lại thế nào với lời than thở bất chợt đó. Thôi kệ, cứ hỏi thử xem :

“Cái gì cằn cỗi? Mấy thửa ruộng nhà cậu à?”

“Nhà tớ có hai thửa thôi.”

Chitanda quay về phìa tôi và tiếp lời :

“Một năm thu hoạch hai lần, khó mà bị cằn cỗi lắm.”

“Đúng như mong đợi từ một tiểu thư nhà nông.”

“Không đâu, tớ còn phải học hỏi nhiều.”

Âm thanh của mưa lại thống trị không gina im ắng trong một hồi...

“Nhưng mà tớ đâu có nói về chuyện đất đai?”

“Hồi nãy cậu vừa bảo cái gì ‘cằn cỗi’ ấy.”

“Đúng, rất là cằn cỗi”

“Là cái gì mới được?”

Chitanda nhìn thẳng vào tôi, rồi nhỏ dang tay phải ra như muốn chỉ toàn bộ căn phòng.

“Tất cả những khoảng thời gian sau tan học! Từ lúc CLB đi vào hoạt động đến giờ chúng ta chưa tận dụng nó để làm việc gì có mục đích hay tạo lợi nhuận gì cả.”

Đúng rồi, làm gì có nơi nào vừa thư giãn mà lại kiếm ra tiền chứ? Tôi đóng quyển sách của mình lại và nhìn nhỏ,

“Tớ không có ý kiến, và cậu có ý tưởng gì muốn CLB làm à?”

“Tớ sao?”

Tôi cố ý hỏi một câu ma mãnh, vì chẳng mấy người thể hiện được rõ ràng mong muốn của mình khi bị hỏi thẳng như thế. Ít ra tôi luôn thể hiện rõ ràng mong muốn của mình là chẳng làm gì cả.

Tuy nhiên tôi đã bé cái lầm, Chitanda không ngần ngại đáp trả :

“Ừm, có chứ!”

“Hở?”

Ngạc nhiên đấy chứ khi nhỏ có thể “ừm” nhanh như vậy. Tôi chưa kịp hỏi là làm gì thì nhỏ đã vội nói : “Mặc dù là lí do cá nhân…”

Thế thì chẳng phải hỏi nữa.

Chitanda lại tiếp tục :

“…nhưng đây là hoạt động chung nên phải gắn liền với mục đích của CLB. Chúng ta không thể chỉ ngồi một chỗ mà không làm được gì.”

“Tốt lắm, mặc dù mục đích của CLB là gì chúng ta còn chẳng biết.”

“Nhưng mỗi CLB đều có mục đích mà.”

Với giọng diệu dõng dạc của một hội trưởng CLB và một tiểu thư của gia tộc danh giá, Chitanda tuyên bố : “Chúng ta sẽ xuất bản một tập san văn học vào dịp lễ hội truyền thống tháng mười này!”

Lễ hội?

Tôi đã được tham dự lễ hội truyền thống của trường Kamiyama trước đây nên cũng không quá ngạc nhiên cho lắm. Mô tả cho ngắn gọn : đó là kết tinh của nền văn hoá cực kỳ đa dạng của giới trẻ quanh đây. Và theo lời quảng cáo của Satoshi thì nổi tiếng trong mỗi mùa lễ hội phải kể đến Tiệc Trà dành cho người muốn làm quen với sự thanh cao và cuộc tranh tài Nhảy Hiện Đại luôn sôi sục nhiệt huyết của những tay hứa hẹn sẽ trở thành những “breakdancer” chuyên nghiệp trong tương lai,... bên cạnh vô số những cuộc thi, trò chơi và hoạt động khác từ tất cả các CLB của trường mang lại. Trong ba năm chị tôi học ở đây đã có lần tôi thấy bà chị phải vác một thùng đầy tập thơ đến trường.

Nếu đời học sinh quả thực màu hồng thì cái sắc hồng đó dám chỉ tồn tại trong sự kiện này mà thôi. Để tiếp tục trung thành với phương châm sống tôi nghĩ tốt nhất mình không nên dây vào những thứ như vậy, một chút cũng không.

Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là một tập san văn học. tôi bèn hỏi Chitanda về thắc mắc chỉ mới hiện ra trong đầu : “Này Chitanda, làm ra tập san chỉ là kết quả, nó không nói lên mục đích của CLB này.”

Chitanda lắc đầu và đáp :

“Không đâu. Nếu mục đích của CLB này là làm ra tập san, thì bằng việc tạo ra kết quả chúng ta đã đạt đượcmục đích rồi đấy.”

“Là sao?”

“Như tớ đã nói, nếu xem kết quả là mục đích thì để đạt được mục đích chúng ta chỉ cần nhắm đến việc tạo ra kết quả.”

Hơi nhức óc vì sự lặp từ, nhưng tôi nghĩ mình đã hiểu ý của nhỏ.

Nhưng nói qua nói lại thì cái việc phải làm một tập văn vẫn là phiền toái. Tôi làm văn không dở nhưng không làm vẫn tốt hơn chứ. Và dù chỉ đơn thuần là một hoạt động hay thậm chính là mục đích tồn tại của CLB đi nữa thì tôi cũng sẽ tốn sức. Nói cách khác - phí năng lượng.

“Làm một tập san thì tốn công quá. Vả lại chỉ có ba người, hay là bỏ …”

Chitanda phản đối rất nhanh:

“Không được, chúng ta nhất định phải làm.”

“Nếu cậu muốn kiếm lợi nhuận thì vào dịp lễ làm một cái sạp bán đồ uống hay cái gì đại loại vậy có phải dễ hơn không?”

“Trường không cho dựng sạp bán hàng trong lễ hội truyền thống đâu, với lại dù gì chúng ta cũng phải làm mà.”

“Sao lại thế?”

“Ngân quỹ hoạt động của CLB được đặc biệt chỉ định cho việc xuất bản tập san, thế nên sẽ rất là rắc rối nếu chúng ta không làm.”

Chitanda rút từ trong túi một mảnh giấy được gấp rất ngay ngắn và đưa cho tôi. Thật vậy, số tiền ít ỏi được ghi trên tờ giấy chính là ngân quỹ hằng năm của CLB Cổ Điển và đã được chú thích “dành cho việc xuất bản tập san” ở bên cạnh.

“Và thầy Ooide cũng đã yêu cầu chúng ta làm tập san. Truyền thống của CLB Cổ Điển là hơn ba mươi năm qua năm nào cũng xuất bản một tập, và thầy chắc chắn là không muốn nó kết thúc đâu.”

“…”

Theo lẽ thường, những người nói năng hợp lí thì đa phần thông minh nhưng không có nghĩa đa phần những người nói năng bất thường thì là lũ ngốc. Chắc chắn Chitanda không ngốc, nhưng ý định của nhỏ tôi hiểu không nổi. Mới nãy còn than thở về “lợi nhuận” với chả “mục đích” rồi rốt cuộc quyết định CLB sẽ làm theo một rập khuôn có sẵn từ ba chục năm trước, cùng với yêu cầu của một ông thầy thích-truyền-thống.

Khi mà việc chống đối lại những thứ đã được dán vào cái mác “truyền thống” thường là hại nhiều hơn lợi, tôi chỉ biết cười cay đắng và chấp thuận.

“Được rồi được rồi, làm thì làm vậy.”

Thế là những ngày thư giãn không-mục-đích-không-lợi-nhuận đã kết thúc, ít ra sức khoẻ của tôi vẫn còn tốt...

Trời chưa tạnh mưa nên tôi đành phải tiếp tục trò chuyện với Chitanda,

“Vậy… chúng ta sẽ xuất bản cuốn tập san này như thế nào?”

“ ‘Thế nào’? Ý cậu là sao?”

“Hằng năm người ta viết loại văn học gì trong đó?”

Tự tin mà nói tôi từng giải quyết khá tốt một số đề văn đề những tác phẩm tiêu biểu như : luận về tác phẩm ‘Bát tuất kí sự’ [1], luận về vai trò của vị hoàng đế trong truyện “Mỏ trắng” của “Nguyệt Vũ truyền kì” [2], và gần nhất là “Hãy nêu quan điểm về sự đổi thay trong xã hội Nhật Bản, đồng thời luận về nghệ thuật tự phản biện đặc sắc trong tác phẩm ‘Chiếc gương khổng lồ’ [3]” – một danh sách đáng tự hào để kể. Bây giờ tôi phải chấp nhận khả năng viết của mình không còn tốt như trước và cũng chẳng biết cái “truyền thống” sắp bước đến kỉ nguyên hiện đại sẽ dùng loại thơ văn gì đây.

Câu trả lời thật dễ hiểu.

“Ưm … tớ không biết nữa. Nên viết gì đây ta?”

Không ngạc nhiên. Vì nhỏ là hội trưởng nên cũng dễ quên một sự thật là nhỏ vào CLB cùng với tôi – tức là chưa quá một tháng.

“Tớ chắc rằng chúng ta sẽ tìm được chủ đề nếu tham khảo ấn bản của những năm trước.”

“Cậu biết nó ở đâu không?”

“Ở phòng họp CLB chăng?”

Ra là vậy …

Uầy, tôi thấy mình thật là thảm hại khi “tỉnh” với nhỏ như vậy. Từ tốn, tôi trỏ tay xuống phần sàn nhà trước mặt nhỏ.

“Ồ, đây chính là phòng họp!”

Một trăm điểm!

“Mặc dù chẳng trông như vậy chút nào …”

Đúng thế thật.

Phòng địa chất ngoài một số máy móc và dụng cụ học tập chuyên dụng thì chỉ có bảng, bàn và ghế. Chẳng có chỗ nào trong phòng có vẻ như được dùng để trữ sách cả.

“Hình như không có ở đây rồi.”

“Còn phải nói.”

“Vậy thì, tụi mình đến thư viện nào!”

Nghe hợp lí đấy, tôi gật đầu. Chitanda xách cặp rồi dứng dậy.

“Mình đi nào.”

Không thèm chờ tôi phản ứng nhỏ đã mở cửa và bước ra ngoài. Nhỏ đúng là quá chủ động so với vè ngoài thục nữ của mình. Vả lại, nói cho bạn biết, sở dĩ tôi đồng tình nhanh như vậy là vì thư viện nó nằm trên đường từ đây ra cổng …

Khoan!

Đợi đã! Hôm nay là thứ sáu, vậy thủ thư sẽ là …

“Ô, chẳng phải Oreki đây sao? Lâu rồi không gặp, mặc dù tôi có nhớ nhung gì ông đâu?”

Vừa bước vào thư viện tôi đã được đón tiếp bằng một lời chào quá đỗi lịch sự. Đúng như lo ngại, cô gái ngồi ngay sau quầy thủ thư không ai khác chính là Ibara Mayaka.

Ibara và tôi biết nhau từ lâu, hai đứa đã học chung suốt chín năm tiểu học và sơ trung. Gương mặt trẻ con của nhỏ dường như đã bị cố định từ hồi mẫu giáo và gần mười năm trôi qua chì làm nó già dặn đi chút đỉnh. Có thể bạn thấy khuôn mặt đó cùng dáng người nhỏ nhắn của Ibara là dễ thương, nhưng đừng để bị lừa bởi vẻ bề ngoài của nhỏ. Bé hạt tiêu đấy. Chỉ cần lơ là cảnh giác bạn rất dễ sẽ được đón tiếp bằng một liên khúc sỉ vả với đủ loại hình ngôn từ nhỏ có thể nghĩ ra được. Có vẻ một danh sách dài như mì sợi những chàng đã bị hớp hồn bỏi cô nàng và chìm luôn trong đau khổ. Đó là chưa kể đến nhỏ không bao giờ chịu nhận mình sai, đến nỗi bất kì ai đã gây với nhỏ đều đồng ý rằng da mặt nhỏ dầy hơn da chân.

Dù vậy tôi cũng không hề nghĩ là nhỏ thực sự xấu tính...

Thế là tôi bèn đưa ra bộ mặt khó chịu nhất có thể và đáp lại :

“Chào, tôi cố ý đến thăm cậu.”

“Vùng đất thiêng liêng này không dành cho những tên lười biếng chỉ biết đứng ngoài xã hội.”

Ibara ngồi bắt chéo chân. Dĩ nhiên một thủ thư thì chả phải làm gì khác ngoài cho mượn và nhận sách trả lại nên trông nhỏ khá là thư thả. Cái thùng chưa sách trả lại đặt tại quầy đã đầy hơn một nửa, và dựa vào tính cách của Ibara thì phải lúc cái thùng đầy nghẹt nhỏ mới đem đi xếp lại vào kệ. Lúc này nhỏ đang đọc một quyển sách to bản chắc là để giết thời gian.

Mười chiếc bàn bốn ghế trong thư viện không còn cái nào trống. Những người ở đây có thể là thực sự cần và thích đọc sách hay chỉ đơn giản là tìm chỗ trú mưa sáng sủa một chút. Một trong số những người thuộc loại hai có lẽ là cái tên đang khoái chí nhìn tôi bây giờ. Nhận ra ngay, còn ai khác ngoài Fukube Satoshi.

Satoshi nhận thấy ánh nhìn của tôi, hắn đứng dậy với vẻ hào hứng quen thuộc.

“Houtarou đấy à? Không thể nhờ lại gặp cậu ở đây.”

Ibara nhìn chúng tôi với ánh mắt thương hại mà dịu giọng xuống :

“Vẫn thân thiết quá ha. Cái danh hiệu 'Cặp đôi hoàn hảo sơ trung Kaburaya' đúng là chẳng ngoa chút nào.”

Cãi lộn với nhỏ là vô ích, nhưng tôi vẫn bực mình cằn nhằn : “Ôi im đi!”

Ibara đáp tỉnh bơ : “Ô, thứ người âm u như cậu cũng biết tức à?”

Sao lại không?

Rồi nhỏ quay sang Satoshi nhưng lần này là với bộ mặt hiền dịu hơn nhiều,

“Fuku-chan [4] cũng biết tớ chỉ đùa thôi nhỉ? Đừng giận nha.”

“Ồ khỏi phải lo, tớ đời nào lại giận Mayaka về mấy chuyện cỏn con này?”

“Gì đây? Mới nói có một câu mà đã …”

Satoshi nhăn mặt nhìn tôi rồi quay đi chỗ khác. Tôi cười khì với cái vinh hạnh là người đầu tiên nhận ra thằng bạn chí cốt của mình là đối tượng theo đuổi của Ibara, mặc dù Satoshi hình như muốn chủ động né nhỏ.

Hắn tằng hắng một tiếng – dấu hiệu muốn chuyển đề tài,

“À mà, CLB Cổ Điển cần tìm gì ở thư viện thế?”

Chắc chắn là không đến ngắm Ibara rồi! Tôi rất mong Chitanda sẽ nói hộ, nhưng nhờ cái màn chào hỏi hết sức thân thiện vừa rồi mà hội trưởng của chúng ta trông e ngại Ibara thấy rõ.

“Ơ … ưm … chào bạn, ừm … mình có thể nhờ bạn chút việc được không?”

“Dĩ nhiên, bạn muốn mình giúp gì?”

“Mình muốn hỏi ở đây có tập thơ hay văn không?”

“Có chứ, ở mấy cái kệ ngay đằng kia.”

“Vậy có tập san nào là từ CLB Cổ Điển không?”

Ibara nghiêng đầu có vẻ đăm chiêu,

“CLB Cổ Điển à? Ưm … mình cũng không chắc lắm. Muốn mình xem qua dùm cậu không?”

Vừa lúc Chitanda sắp bày tỏ lòng biết ơn thì Satoshi đã chen vào :

“Không kiếm được gì đâu, ngày nào tớ chẳng táy máy ở mấy cái kệ đó. Mayaka à, nếu không có ở trên kệ thì còn có thể tìm ở đâu?”

“Ưm, có thể là ở trong kho.”

“Trong kho à?”

Satoshi nghĩ ngợi một hồi trước khi hỏi tiếp :

“Mà Chitanda-san này, cậu tìm mấy cái tập san đó làm chi vậy?”

“CLB chúng ta sẽ xuất bản một tập san vào dịp lễ hội văn hoá, nên tụi này nghĩ sẽ tốt nếu có tư liệu tham khảo.”

“Ô, ra là hoạt động cho hội Kanya. Không ngờ cậu cũng chịu tìm hiểu quá nhỉ.”

Tôi đã là người tiên phong phản đối chuyện này thì có. Vả lại mọi thông tin là do Chitanda đi hỏi đấy chứ.

Mà hồi nãy hắn vừa bảo là hội gì ấy nhỉ?

“Nè Satoshi, cậu bảo lễ hội văn hoá là hội gì?”

“Hội Kanya. Bộ chưa nghe qua à? Biệt danh của lễ hội văn hoá trường Kamiyama đó.”

Biệt danh à? Giống kiểu Đại học Sophia có lễ hội Sophia hay Đại học Keio có lễ hội Mita chứ gì? Hay là lại như cái màn “Luỹ thừa gia tộc” của hắn đây?

“Nghi quá, lại là tự chế ra phải không?”

“Thông tin xác thực trăm phần trăm, dù chỉ là biệt danh không chính thức thôi. Tớ nghe mấy anh chị ở CLB Thủ Công gọi như thế suốt. Ở bên CLB Nghiên Cứu Manga có vậy không Mayaka?”

Vậy ra Ibara ở bên CLB Manga, quả là hợp với ngoại hình nhưng chẳng hợp với tính khí của nhỏ hút nào.

“Ừm, bên này cũng gọi lễ hội là Kanya. Ban tổ chức cũng dùng cái tên đó mà.”

“Kan…ya? Viết như thế nào?”[5]

Satoshi chống tay lên cằm,

“Hổng biết, nghe người ta nói thì tớ nói theo, vậy thôi.”

Theo lời hai đứa nó thì chắc rằng Kanya là biệt danh rồi, nhưng mãi tôi vẫn không nghĩ ra từ nào phù hợp để viết ra cái chữ đó. Mà thôi, hơi đâu mà cố làm cái việc chỉ dành cho các nhà Nguyên Ngữ học [6] ấy? Ý nghĩ đó vừa thoáng qua trong đầu tôi thì Satoshi đã suy đoán:

“Có thể là lối đọc trại từ ‘Kamiyama’ thành ‘Kanyama’, rồi theo thời gian chỉ còn lại ‘Kanya’ cho gọn?”

Đúng như mong đợi từ một thằng rành tiếng địa phương hơn cả chính thống. Đến lượt Ibara lên tiếng, nhỏ đã kéo chúng tôi ra khỏi cuộc tranh luận hoàn toàn lạc đề vừa rồi:

“Vậy quay lại vụ tập san. Thế nào trong kho cũng kiếm được một mớ, nhưng cô tổng thủ thư đang bận họp nên tớ không được phép vào. Chắc cũng phải nửa tiếng, đợi được không?”

Nửa tiếng cơ à? Chitanda nhìn tôi và thì thầm : “Mình làm gì đây giờ?” Tôi thì sao cũng được, bởi mưa ở ngoài trông chẳng có vẻ gì là sẽ tạnh. Dự báo thời tiết hôm qua đã dự báo chiều nay có mưa, nhưng sẽ tạnh sớm và chúng ta sẽ có một đêm đầy sao. Với nỗi thất vọng tràn trề này thì chẳng còn cách nào khác …

“Đành đợi vậy.”

Mừng ông về nhà!”

Tôi vừa quyết định quay về phòng Địa Chất để tiếp tục cuốn truyện chữ đang đọc dở thì Satoshi kéo tay áo của Ibara mà nói : “Mayaka này, sao không kể cho Houtarou nghe cái chuyện hồi nãy cậu kể cho mình nhỉ?”

Ibara nhướn mắt một cái rồi trông có vẻ trăn trở. Nhỏ gật đầu,

“Được rồi Oreki, có muốn thử vận động đầu óc một lần trong đời không?”

Không. Nhỏ cũng có thế đâu?

“Bạn có chuyện gì muốn kể à?”

Satoshi dành quyền trả lời Chitanda với nụ cười đắc chí :

“Bí ẩn về một quyển sách nổi tiếng nhưng không ai thèm đọc!”

“Ông cũng biết ca của tôi ở thư viện là thứ sáu hàng tuần phải không? Dạo gần đây tôi nhận thấy có một quyển sách cứ được mượn vào chỉ ngày thứ sáu hàng tuần. Đã năm tuần liền như vậy rồi, ông có thấy lạ không?”

Ibara bắt đầu độc thoại trong khi tôi cố kiếm một cái ghế trống để ngồi đọc sách. Ông trời thật là chơi khăm nên tôi đành phải ngồi ngay trên cái bàn của Satoshi. Không thể rời xa quầy thủ thư, tôi có thể nghe rõ giọng nó của hai cô nàng.

“Quyển sách có thú vị không?”

“Trông nó có thú vị không?”

Ibara đưa ra quyển sách dày cui nhỏ đang cầm.

“Ôi, nó thật là đẹp!”

Chitanda thốt lên kinh ngạc, nhỏ quay sang nhìn tôi hạnh phúc cứ như thể tôi vừa mua quyển sách ấy cho cô nàng vậy. Quyển sách được bọc da với nhiều hoạ tiết trang trí thủ công rất công phu. Màu xanh đậm của lớp bìa dường như toà ra thứ khí chất đầy trang trọng và cao quý, nổi lên trên cái nền xanh ấy là dòng chữ “CAO TRUNG KAMIYAMA : 50 NĂM CÙNG NHAU VỮNG BƯỚC”. Và không chỉ bởi độ dày, quyển sách còn gây ấn tượng bởi hai chiều dài và rộng đều quá khổ của nó.

“Mình có thể xem qua không?”

“Dĩ nhiên.”

Lấy cuốn truyện ra khỏi cặp tôi bắt đầu dò đến cái trang mình đang đọc, nhưng ngay lập tức những dòng chữ trong cuốn truyện bị thay thế bằng những trang giấy khổng lồ và chất lượng cực tốt. Chính là Chitanda – nhỏ vừa mở quyển sách ngoại cỡ ấy rồi đặt đè lên hai bàn tay tôi. Không thể lờ đi được nữa, tôi bèn miễn cưỡng lia nhanh phần mục lục. Một quyển sách “truyền thống” thì mặc nhiên chả có gì khác ngoài lịch sử và lịch sử, ví dụ như thế này :

1972

Sự kiện ở Nhật Bản và trên thế giới :

Sự kiện ở cao trung Kamiyama :

 Đầy nghẹt những thông tin như thế, để đọc hết hẳn là cần một lượng thời gian cùng sự kiên nhẫn đáng kể. Tôi thì không rảnh đến mức mượn về nhà cả tuần để đọc nhưng chắc chắn là vẫn có đứa đấy chứ …

“Houtarou, có phải cậu vừa nghĩ chắc chắn vẫn có đứa mượn về cả tuần để đọc phải không nào?”

Thằng này có lẽ nên làm nhà ngoại cảm.

Thấy tôi không phản ứng, Ibara ưỡn bộ ngực lép xẹp của nhỏ ra trước và nói :

“Không đơn giản thế đâu, ông chẳng bao giờ đến thư viện mượn sách thì không biết cũng phải. Nghe kĩ nè : thời hạn cho mượn một quyển sách dù lớn dù nhỏ đều là hai tuần, nên nếu thực sự muốn đọc thì chẳng việc gì người mượn phải trả trước thời hạn cả.”

“Vậy mà tuần nào quyển sách cũng hiện diện ở đây.”

Ra là thế, quả là bí ẩn.

“Cậu có lưu lại tên những người đã mượn không?”

“Dĩ nhiên, danh sách người mượn dán ở mặt trong của bìa sau ấy, xem thử đi.”

Chitanda lật ra bìa sau và nhìn vào mảnh giấy nhỏ dán trên đó.

“Hả?”, nhỏ thốt lên.

“Có chuyện gì vậy?”

Danh sách ghi tên người mượn cùng ngày mượn và trả. Có thể thấy quyển sách được mượn mỗi tuần nhưng đó không thể là lí do khiến Chitanda ngạc nhiên. Nhỏ chỉ tay vào những cái tên …

Người mượn tuần này là Machida Kyouko lớp 2-D, tuần trước là Sawakiguchi Misuki lớp 2-F. Tuần trước nữa là Yamaguchi Ryouko lớp 2-E. Ba tuần trước là Shima Saori lớp 2-E và bốn tuần trước là Suzuki Yoshie lớp 2-D…

“Mỗi tuần một người khác nhau mượn ư?”

“Và không chỉ thế thôi đâu.”

Chitanda chỉ vào cột ngày trả sách.

Trong ngày sao?”

“Đúng thế. Quyển sách đã được mượn và trả chỉ nội trong ngày thứ sáu. Chị Machida Kyouko mượn quyển sách ngày hôm nay mới trả hồi nãy, bốn người trước cũng vậy. Thời gian mượn cũng giống nhau y hệt là vào giờ nghỉ trưa. Ai có đủ thời gian đọc quyển sách này từ lúc đó đến khi tan học mà trả lại chứ?”

“…”

“Sao? Cậu đã thấy tò mò chưa?”

Trả lại quyển sách cho Ibara, Chitanda gật đầu lia lịa,

“Có … tớ rất là hiếu kì!

Nhỏ nói rất quả quyết. Cũng y như lần trước hai đồng tử của Chitanda nở to, không giấu giếm một nỗi hào hứng mạnh mẽ. Câu chuyện li kì của Ibara đã thổi bùng ngọn lửa hiếu kì của Chitanda lên và chắc chắn Satoshi sẽ tha thiết chứng tỏ sự vô dụng của mình bằng cách giả ngây : “Tớ chẳng nghĩ được gì cả”. Tôi quyết định quay về với cuốn truyện chữ nhỏ bé của mình …

… Mà công nhận đôi khi tôi cũng ngây ngô đến kinh dị khi đã bị chỉa mũi dùi từ lúc nào chẳng hay. Lại một lần nữa cuôn truyện bị đè lên tàn nhẫn bởi “CAO TRUNG KAMIYAMA : 50 NĂM CÙNG NHAU VỮNG BƯỚC”.

“Vậy Oreki-san nghĩ gì về chuyện này?”

“Hả, tớ á?”

Cái cười bất thường của Satoshi đã nói lên tất cả, hắn đã dụ tôi sụp bẫy thật ngọt ngào. Đồ độc địa.

“Tụi mình cùng suy nghĩ vấn đề này nhé!”

“…”

“Nhé nhé, Oreki-san!”

Tại sao? Sao lại là tôi nữa? Tôi ổn với tính hay tò mò của Chitanda, tôi thừa nhận những mặt tốt của Satoshi dù số lượng chẳng là gì so với mặt xấu của hắn. Nhưng tôi chỉ không hiểu … tại sao lúc nào tôi cũng phải tham gia trò chơi mà hắn là người bày đầu còn nhỏ là người ép buộc cơ chứ?

Biết mình không có đường thoát, tôi phải đáp : “Ờ ờ, có vẻ thực sự thú vị ghê. Để tớ thử nghĩ xem.”

Ibara đứng cạnh Satoshi hỏi hắn : “Fuku-chan này, Oreki có thông minh không?”

“Hình như là không. Ít khi nào được việc nhưng quả thật lâu lâu cậu ta có làm nên chuyện.”

Đứng cạnh Ibara chú gan cùng mình nhỉ ?

Thế là tôi bắt đầu suy nghĩ…

Một quyển sách dày cộm được mượn và trả nội trong ngày thứ sáu suốt năm tuần liền, và bởi năm người khác nhau. Khả năng điều đó xảy ra vì ngẫu nhiên gần như là con số không, với lại Chitanda sẽ không chấp nhận câu trả lời “ngẫu nhiên” như thế. Đối với tôi việc làm cho nhỏ chấp nhận một giả thuyết còn quan trọng hơn cả lời giải đúng.

Vậy nên dẹp cái ngẫu nhiên sang một bên, động não chút nào. Có thể kết luận quyển sách đã không được dùng để đọc, bởi xét khoảng thời gian quá ngắn ngủi từ giờ nghỉ trưa đến sau tan lớp, nếu thực sự muốn đọc người mượn hoàn toàn có thể mang về nhà hoặc đọc ngay ở thư viện. Nói cách khác chẳng có lí do gì khiến quyển sách bị mang ra ngoài thư viện để biện hộ cho mục đích ‘đọc trong ngày’ cả.”

“ … Vậy nếu mượn sách mà không để đọc thì còn làm gì được?”

Chitanda hồn nhiên trả lời : “Nó vừa to vừa nặng, để ép dưa muối chăng?”

Satoshi đáp : “Có thể làm một cái khiên vững chắc đó!”

Đến lượt Ibara thêm vào : “Nó dày như vậy thì cũng có thể làm gối nằm.”

Hỏi tụi này cũng như không!

Tôi quyết định chuyển hướng suy nghĩ.

Tại sao mỗi tuần lại một người khác mượn? Khả năng ngẫu nhiên đã bị bỏ qua, vậy chỉ còn hai trường hợp là khả thi. Thứ nhất là nếu năm cô gái này không có điểm chung nào cả, thì có thể họ đã thay phiên nhau mượn quyển sách để thực hiện một trò mê tín nao đấy vào trưa thứ sáu hàng tuần…

Mà nhắc đến mê tín thì có thể là gì nhỉ, xem tử vi chăng? Dạng như “vật may mắn tháng này là kỉ yếu của trường, nếu nó được mượn vào trưa thứ sáu và trả ngay trong ngày bạn sẽ gặp được bạch mã của mình” à?

Không, ngớ ngẩn quá.

Trường hợp thứ hai là năm cô nàng  điểm chung. Cả năm đều là nữ, điều này khỏi phải bàn và chẳng có vẻ gì là bất thường cả. Những người cùng giới thường có xu hướng tụ tập với nhau nên điều này củng hoàn toàn bình thường.

Có thể xét đến việc họ đều là học sinh năm hai, nhưng lại thuộc về ba lớp khác nhau…

Hửm?

Ồ… vậy ra cũng có thể.

“Gì vậy? Nghĩ ra rồi à?”

Mạch suy luận của tôi bị gián đoạn bởi Satoshi, mình vừa nghĩ đến đâu rồi ta?

Thôi thì bắt đầu từ đây vậy.

“Có thể là một loại ám hiệu, ví dụ như … đây là cách những người trong nhóm bọn họ liên lạc với nhau : khi đem trả sách để ngửa bìa trước là ‘có’, để úp là ‘không’ chẳng hạn.”

“Chỉ ‘có’ và ‘không’ thì liên lạc được cái gì?”

“Là ví dụ thôi, có thể họ có quy luật khác.”

Chitanda bắt đầu suy tư. Tốt lắm, cứ thong thả mà suy nghĩ nhé.

Ngay sau đó, người phản đối giả thiết của tôi không phải Chitanda, mà là Ibara.

“Không thể đâu! Nhìn này.”

Ibara trỏ vào thùng sách trả bấy giờ đã đầy nghẹt. Ra là vậy. Ngoại trừ thủ thư là người sẽ xếp lại sách vào kệ, nếu không đứng gần người trả thì chẳng ai có thể thẩy quyển sách đã được để úp hay là ngửa. Khỉ thật, nhỏ Ibara này cũng sắc sảo đấy.

Tôi chẳng còn ý tưởng nào khác, cái thùng trông quá kín đáo còn thủ thư thì luôn túc trực tại quầy khiến việc lục lọi là hoàn toàn bất khả. Ước gì có thêm một manh mối. Tôi nhìn chiếc gáy sách trang trọng nằm gọn trong vòng tay của Ibara mà thoáng nghĩ : có cách nào để rút lui trong êm thắm hay không?

Ngay lập tức sự chú ý của tôi hướng về Chitanda. Nhỏ đã rướn người qua quầy thủ thư và nhìn chằm chằm vào quyển sách mà Ibara đang ôm trước ngực.

“Ơ … này?”

Ibara giật nảy mình về phía sau, chắc chắn rồi.

“Gì vậy Chitanda? Cậu nhận ra một kí hiệu đặc biệt trên bìa sách à?”

Chitanda vẫn giữ cái vẻ ngạc nhiên, nhỏ thì thầm :

“Quyển sách này … có mùi gì đó.”

“Thật không? Mayaka cho tớ mượn chút … đâu có mùi gì đâu?”

“Chắc chắn là có mà.”

“Có thể nó quá nhẹ… là mùi mực, hay mùi của kệ sách?”

Chitanda lắc đầu trước những đề xuất của Satoshi.

Ibara và Satoshi bèn dí mũi thật sát vào lớp bìa nhưng sau đó cả hai đều nhướn mày trăn trở. Tụi nó không ngửi thấy cái gì hết.

“Tớ cũng không chác lắm… nhưng nó giống mùi của dung môi pha sơn ấy.”

“Sao lại có thứ mùi kì dị đó ở đây?”

“Tớ chỉ ngờ ngợ thôi, tại nó hơi hơi giống.”

Tôi không ngửi thấy nhưng đâu đó trong tôi bảo ràng Chitanda đúng, dựa vào giọng điệu rành rọt của nhỏ. Nhưng một mùi đặc trưng như dung môi pha sơn mà chẳng ai ngoài nhỏ ngửi thấy thì cũng lạ.

Giả dụ như đúng là liên quan đến sơn, thì… hừm.

… Có một hướng mới rồi.

Nhưng mà giải thích sẽ khá là dài dòng đây.

Khi tôi còn đang tìm cách xử lí tiết kiệm năng lượng nhất thì Satoshi đã reo lên : “Houtarou à, cậu không giấu được vẻ mặt ta-đã-tìm-ra-rồi trước tớ đâu!”

“Hả, Oreki đã tìm ra rồi sao?”

Ibara nhìn tôi với ánh mắt nghi ngờ, tôi gật đầu và thành thật trả lời :

“Đại loại thế … mặc dù không chắc hoàn toàn … Chitanda này, cậu muốn vận động chút không? Tính nhờ cậu ra đây hộ tớ một chút.”

Chitanda có lẽ đã sẵn sàng phóng đến bất cứ địa điểm nào sắp phát ra từ miệng tôi, nhưng Satoshi đã ranh ma ngăn lại,

“Đừng để bị dắt mũi chứ Chitanda? Thám tử phải tự mình đến hiện trường, phải không anh bạn?

Thật khó chịu khi Satoshi luôn cố gắng ít thân mật với Ibara nhưng trình độ ma mãnh của hắn lại tăng đáng kể khi có nhỏ ở bên. Tức hơn nữa là lần này hắn nói có lý.

“Được rồi tớ sẽ đi. Nhờ trời mưa không phải học thể dục nên mới còn năng lượng để mà phí.”

Chitanda trông như muốn được tôi kéo đi, và còn …

“Vậy thì tôi cũng đi, mặc dù chẳng dám hy vọng người như Oreki làm được cái gì. Fuku-chan trực hộ tớ nha!”

Ibara vọt ra khỏi quầy và để lại Satoshi ngơ ngẩn trơ mặt ra như một thằng đần, hắn miễn cưỡng đáp “Ờ… được” rồi im re bước vào quầy. Lâu rồi chưa thấy hắn bí xị như thế.

Khi đã thoả mãn với kết quả vừa đạt được, chúng tôi quay về thư viện.

“Sao rồi?”

“Fuku-chan này, Oreki kì lạ thật đó!”

“Giờ cậu mới biết à?”

“Sao mà một mình hắn ta suy nghĩ được đến như thế?”

Nói xong nhỏ cứ lẩm bẩm “sao mà, sao mà”. Vậy là nhỏ đã hoàn toàn công nhận tôi là người chiến thắng, mặc dù đó là một chiến thắng đầy may mắn.

“Oreki-san thật đáng ngưỡng mộ, tớ rất là hiếu kì muốn biết trong đầu cậu ấy có gì nữa!”

Hình ảnh Chitanda đang phẫu thuật thuỳ não của tôi trong nhà kho của một lâu đài kiểu Gothic, còn ngoài trời thì mưa giông bão bùng vừa lướt qua tâm trí khiến tôi nổi hết da gà. Còn với tôi thì khả năng nhận mùi quá nhạy bén của Chitanda cùng trí nhớ của nhỏ mới là những bí ẩn lớn nhất.

“Chỉ cần là Oreki-san thì chắc chắn có thể …”

Có thể gì cơ? Nhỏ mà tính làm phẫu thuật thật là tôi chạy đấy!

Satoshi trông có vẻ đã hết chịu được nữa, hắn hỏi ngay : “Vậy giờ giải thích cho tớ được chưa? Nãy giờ Houtarou cùng mọi người đi đâu vậy?”

Chống cùi chỏ lên bàn thủ thư, tôi đáp : “Phòng Hội Hoạ.”

“Hội Hoạ? Ở tuốt bên kia trường phải không?”

“Thế nên tớ mới lười đi.”

“Vậy cậu kiếm được gì ở đó?”

“Nghe này …”

Tôi lặp lại như máy những gì đã nói với Chitanda và Ibara,

“Kỉ yếu của trường đã được sử dụng trong tiết năm hoặc sáu, hoặc cả hai vào ngày thứ sáu hàng tuần. Chắc chắn không ai đủ khả năng đọc vào giờ nghỉ trưa, vì vậy nó có thể đã được sử dụng trong những tiết học mà các lớp cùng khối sẽ học chung với nhau.”

Đó chính là điểm chốt của dòng suy nghĩ mới nãy bị Satoshi làm đứt quãng. Thú vị là ở chỗ cũng nhờ duy nhất một tiết học như thế mà Chitanda biết tôi.”

“Chỉ có thể là thể dục hay những môn nghệ thuật phải không? Và chắc chắn chẳng có tên nào dám dùng nó làm khiên hay gối nằm vào giờ thể dục cả. Hơn nữa khi nhìn vào cái bìa này, cậu có cảm thấy rằng độ sáng của màu sắc là khá hài hoà không? Năm chị ấy đã thoả thuận với nhau mỗi người một ngày thứ sáu đi mượn sách để phục vụ cho tiết học của họ.”

Satoshi chen vào : “Nhưng tớ không hiểu tại sao phải là ‘một ngày’? Ý tớ là thư viện cho mượn đến hai…”

“Xì tốp cái nội quy Ibara vừa nhắc lại lúc nãy dùm cái, hai người quả là hợp nhau kinh khủng. Satoshi à, cậu có muốn giữ một quyển sách mà chính cậu còn không định lật trang nào để đọc không? Đèo theo nó về nhà so với việc trả ngay cho thư viện chẳng phải phí sức hơn sao?”

“Ừm đúng thế. Vậy thì khi đến đó cậu đã thấy…”

“Đoán ra rồi phải không? Những bức vẽ, và những học sinh đang ở đó thuộc lớp 2-D, 2-E và 2-F.”

Những bức vẽ từ nhiều góc nhìn khác nhau về một hình mẫu đã được hoàn thành. Đó là một cô gái ngồi bên chiếc bàn có bình hoa, tay ôm một quyển sách để lộ ra cái gáy xanh thẫm thanh lịch “CAO TRUNG KAMIYAMA : 50 NĂM CÙNG NHAU VỮNG BƯỚC”. Xét về tổng thể những bức tranh đều đẹp và toả ra một sức mê hoặc kì lạ.

“Đỉnh đấy Houtarou à! Vậy cái mùi Chitanda-san đã ngửi được là sơn phải không?”

“Chính xác, và phòng Hội Hoạ vẫn còn thoang thoảng cái mùi đó đấy.”

Satoshi vỗ tay nhiệt liệt,

“Ôi, thật là quá tuyệt! Nhờ cậu mà một lượng lớn thời gian đã bị giết hại!”

Chitanda mỉm cười đồng tình,

“Ừm vui thật đó, cảm giác thời gian vừa trôi thật là nhanh!”

“Tôi thì chẳng quan tâm giờ giấc … nhưng vẫn là không tin nổi Oreki mà lại thành công!”

...

Tụi nó đều ngạc nhiên, còn tôi thì lại thấy “khác biệt”. Ibara đã nhận ra điều bí ẩn, Chitanda quyết định cả nhóm sẽ cùng nhau giải quyết và Satoshi chỉ đơn giản là đồng ý tham gia. Họ với tôi sao mà “khác biệt” quá. Họ đều phấn chấn, và tôi bắt đầu tự hỏi cái lễ hội văn hoá sắp tới có làm tôi được như vậy không nhỉ?

...

Biết diễn tả thế nào đây? Mà thôi sao cũng được.

Cơn mưa đã sắp tạnh, gần đến lúc được về nhà rồi. Tôi xách cặp lên chuẩn bị nói lời chào thì chitanda đã kéo tôi lại,

“Tụi mình chưa thể về mà?”

“Ơ, bộ còn chuyện gì nữa sao?”

Quay mặt lại tôi thấy Satoshi và Ibara đang nhìn với ánh mắt đầy lạnh lùng. Bộ tôi vừa làm gì sai à?”

“Oreki, ông đến thư viện làm gì thế?”

Thì để giải quyết bí ẩn về quyển-sách-nổi-tiếng-mà-không-ai-thèm-đọc chứ còn gì nữa? Chính tụi nó nhờ…

Ấy không! Là cái vụ tập san chứ!

Satoshi cười phá lên,

“Tự hào chưa quý vị? Quý vị vừa được chứng kiến khoảnh khắc hiếm hoi khi vài cái bu-lông vừa long ra khỏi não của Houtarou!”

Hiếm hoi á? Fuku-chan nói vậy là tử tế quá rồi.”

Cầu cho hai đứa này dính nhau luôn đi.

Một giọng nói vang lên khiến Ibara quay ngoắt lại,

“Cám ơn em nhé Ibara-san, em có thể về rồi.”

“A … dạ vâng. Cô Itoikawa cũng sắp về ạ?”

Dù chưa gặp trước đây nhưng tôi dám chắc cô giáo trung niên và hơi nhỏ người này là Tổng thủ thư. Trên áo cô đính một bảng tên nhỏ - Itoikawa Youko.

Tổng thủ thư đã trở về và Satoshi là người nhanh nhất trình bày vấn đề :

“Thưa cô em là Fukube Satoshi thuộc CLB Cổ Điển. Tụi em dự định sẽ xuất bản một tập san văn học nên cần tham khảo những ấn bản trước của CLB, nhưng có vẻ là không có ở đây. Không biết tụi em có thể tìm trong kho không cô?”

“CLB Cổ Điển … và tập san à?”

Giọng của cô cao vút thể hiện một nỗi ngạc nhiên kì lạ, lại một giáo viên nữa nghĩ CLB này đã giải thể chắc.

“Các em là CLB Cổ Điển? Ra là thế… xin lỗi nhưng theo cô biết thư viện không lưu trữ bất cứ tập thơ nào của CLB cả.”

“Ơ, vậy còn trong kho?”

“Cũng không có em à.”

“Cô cho tụi em kiếm lại được không?”

“Cô nghĩ là không được đâu.”

Kì lạ. Cô Tổng thủ thư trả lời điềm nhiên như thể muốn công khai là mình che dấu một bí mật nào đó khỏi chúng tôi vậy, nhưng mà cũng có thể nhà kho vừa được tổng dọn dẹp và sắp xếp lại. Bị phán một câu từ chối thẳng như vậy Satoshi đành bỏ cuộc,

“Vậy à, em cám ơn cô… Giờ tính sao đây Chitanda?”

“…Quả thật là không ổn rồi.”

Chitanda thất vọng nhìn tôi. Có ngắm đến cỡ nào cũng thế thôi, tôi chỉ biết nhún vai đáp :

“Rồi tụi mình cũng kiếm được mà, về nhà thôi.” Tôi xách cặp lên trước khi Ibara lạnh lùng nói :

“Trông khoẻ quá nhỉ? Đúng là sau khi tự mình làm được cái gì hơi lớn lao người ta thường tỏ ra thư thả.”

Trông tôi thực sự “thư thả” sao Ibara? Lúc nào nhỏ cũng chỉ biết buộc tôi người khác vô căn cứ. Mà như đã nói – chẳng ích gì khi đấu tay đôi với nhỏ, tôi bèn nhún vai lần nữa.

“Cậu ấy nói đúng đấy. Đã đến lúc về nhà rồi … dù sao hôm nay chúng ta cũng giải được một bí ẩn thú vị.”

Chitanda vừa nói một câu không giống với nhỏ chút nào. Nhưng nhỏ đã thuận theo ý tôi, thế là đủ.

Tôi vắt chiếc cặp qua vai rồi bước ra nền đất ẩm nơi cơn mưa đã ngừng hẳn. Vài tia nắng lại xuất hiện xuyên qua những đám mây…

Tôi khẽ quay đầu lại khi loáng toáng nghe Chitanda cứ thì thầm lặp đi lặp lại đúng một câu :

“Chỉ cần là Oreki-san, thì chắc chắn có thể …”

[1] Một thiên anh hùng truyện gồm 106 hồi được viết bởi nhà văn Kyokutei Bakin từ năm 1814 đến 1842, kể về những chuyến phiêu lưu của tám người samurai mà trong tên của họ đều có chữ “tuất”. Phần cuối của tác phẩm được viết bởi con dâu Michi theo lời kể của ông do lúc này ông đã bị mù.

[2] Một tuyển tập gồm 9 câu chuyện có tính chất kì ảo được biết bởi nhà văn Ueda Akinari, xuất bản năm 1776.

[3] Một câu chuyện mà các tác giả lẫn thời điểm sáng tác đều không được xác định rõ, nội dung bao quát từ năm 850 đến 1025 – thời thịnh vượng của gia tộc nhiều thế lực Fujiwara.

[4] Một tiếp hậu ngữ sử dụng thường dùng sau tên con gái trong quan hệ thân thiết hơn “san”, nhưng giữa bạn bè thì có thể dùng tự do. “Chan” cũng có thể dùng với thái độ châm chọc những bạn nam ẻo lả, nhỏ nhắn giống con gái.

[5] Ở đây Houtarou hỏi Satoshi cách viết Hán tự (Kanji) của từ "Kanya", bởi phần lớn từ tiếng Nhật phải biết cách ghi Kanji thì mới luận ra nghĩa được.

[5] Là ngành nghiên cứu nguyên gốc của từ ngữ (thuộc họ ngôn ngữ nào, nghĩa gốc, lịch sử phát triển v.v…)