Năm ngày sau, lũ cướp biển lại tìm đến. Có lẽ chúng thật sự muốn gây chiến nên đã kéo theo 30 tàu chiến được trang bị cả dao và súng tới vịnh Gilan. Khi chúng định đổ bộ tấn công thì nhận thấy không có con tàu nào neo trên bến cả, và cả thành phố im lìm như bị bỏ hoang.
Người ta thường hay tự mãn về chiến thắng trong quá khứ. Bọn cướp biển phán đoán sai nguyên nhân. Chúng tưởng bến cảng yên tĩnh như thế là vì người dân Gilan đã quá sợ hãi mà bỏ chạy. Dù có vài kẻ cảm thấy bất an nhưng rồi cũng cho qua. Dù sao họ cũng chẳng thất bại được.
“Lần trước chúng ta thua vì đã để chúng lên được tài. Lần này ta sẽ không lặp lại sai lầm đó nữa. Dù những kẻ đó đến từ đây, ta cũng sẽ tìm thấy và treo chúng lên cột buồm.
Những tên cướp biển say sưa trong ham muốn trả thù. Chúng có thói quen trừng phạt bằng cách treo người sống lên cột buồm và bắn tên khiến người đó chết như một con nhím.
Hai mươi tàu cướp biển ngang nhiên xông vào bến cảng như chốn không người. Chúng bắn các mũi tên lửa vào những căn nhà ven biển, dùng súng cao su bắn đạn đá vào những cây cột, tàn phá các công trình. Tuy nhiên, khi chuẩn bị cập thuyền ở cửa sông Oxus, mọi chuyện đã thay đổi. Một lính gác trên cột buồm hét lên.
“Có lũ!”
Đáp lại là tiếng gầm của sông Oxus.
Narsus cho người dùng bao cát chặn dòng chảy của sông, giữ nước ở mức thấp. Khi tàu cướp biển tiến vào bến cảng, anh cho người phá tan đập chắn, gây ra trận lũ khủng khiếp.
Chiến lược này không quá khó thực hiện. Tuy nhiên, muốn tạo đập chắn bằng bao cát trước hết phải hiểu tình trạng dòng chảy sông Oxus, cần bao nhiêu thời gian để trữ nước, lũ sẽ chảy về hướng nào, làm sao ngăn lũ ở cảng? Tất cả những điều này yêu cầu kiến thức chuyên môn và khả năng tính toán chính xác. May là Narsus có tất cả.
“Châm lửa!”
Narsus ra lệnh cho Gieve. Tất cả đã sẵn sàng. Hơn 20 bè gỗ nhỏ được đẩy lên mặt sông Oxus, những chiếc bè chứa đầy những túi bông đựng long não và nhựa đường. Vừa châm lửa, cả chiếc bè liền biến thành cầu lửa.
Hai mươi chiếc bè ấy nổi lềnh bềnh, trôi về phía tàu cướp biển. Những con tàu hoặc bị lũ cuốn trôi, hoặc bị song lật đổ, mắc vào bờ và không di chuyển được nữa, hoặc bị đẩy vào vách đá vỡ tan tành. Bè tre đâm vào đó, lửa nhanh chóng bốc cao.
Trên tàu cướp biển tràn ngập khói và tiếng la hét. Những tên cướp nhảy xuống biển khi cơ thể bốc cháy hừng hực, như một thác nước bằng lửa.
Cột buồm của ba con tàu cướp biển bị sóng đẩy ra xa đổ xuống, boong tàu ngập trong nước, bánh lái hư hỏng, hơn 10 thủy thủ bị sóng nuốt chửng. Súc chiến đấu trở nên vô dụng vào lúc này. Trong khi lũ hải tặc hoảng sợ, đợt tấn công thứ hai ập đến, lần này là bằng đao kiếm.
“Đứng để thoát một ai!”
Narsus ra lệnh. Nếu để chúng thoát, nhất định sẽ có vài trận báo thù nữa cho nên nhất định phải đánh bại hoàn toàn. Dù không thể tiêu diệt nạn hải tặc một lần cho mãi mãi nhưng vẫn phải cố hết sức để ngăn Gilan bị quấy rối trong một thời gian. Trận này với Narsus chỉ là chút thủ đoạn nhỏ, nhưng vô cùng tinh vi.
Narsus có trong đầu bản đồ chính xác của mọi vùng đất xứ Pars lẫn các quốc gia lân cận. Núi, đồng bằng, sa mạc cũng như thành phố, đường xá, anh nắm rõ một cách chi tiết đến từng thông số. Vị quân sư trẻ tuổi này là nhà địa lý bậc nhất xứ Pars.
Nhưng điều lạ lùng nhất về vị cựu lãnh chúa Dailam này là dù anh là thiên tài khi ghi nhớ bản đồ trong đầu mình, nhưng một khi cầm bút lên thì lung tung hết cả. Dù bản thân anh không chịu thừa nhận nhưng cả Dariun và Elam đều biết. Elam chưa bao giờ nói thẳng ra điều này trước mặt Narsus nhưng Dariun thì luôn tìm cơ hội đâm vào nỗi đau của bạn mình không chút nể nang. Dù vậy, tình bạn giữa họ vẫn không thay đổi, có lẽ bởi họi tin tưởng lẫn nhau. Đáng tiếc, Shaggah lại kém xa Dariun…
Chính Gurazeh cùng các đồng nghiệp đã phát động cuộc tấn công sau khi nhận được chỉ thị của Narsus. Hơn 40 chiếc thuyền nhỏ hướng về phía tàu cướp biển. Lính đánh thuê và thủy thủ do Gurazeh chỉ huy cầm thương xông lên.
Ngày hôm đó, chiếc nào trong 30 chiếc tàu hải tặc thoát khỏi số phận bị thương. Trên đó có khoảng 2500 tên cướp biển, chưa đến 50 tên trốn thoát thành công. Khoảng 300 người bị bắt, số còn lại hoặc chết cháy hoặc chết đuối, không thì bị giết. Narsus nhàn nhã quan sát trận chiến trên mỏm núi hướng ra biển, nói với Arslan.
“Điện hạ, sau khi mọi chuyện êm xuôi, người có định bổ nhiệm Gurazeh làm thống đốc thành phố Gilan không?”
Narsus không đề nghị như vậy chỉ vì đánh giá cao năng lực và phẩm chất của Gurazeh. Nếu bổ nhiệm Gurazeh làm thống đốc, anh ta sẽ mang ơn Arslan. Nếu vua Andragoras biết chuyện này và cảm thấy không hài lòng, muốn cách chức Gurazeh thì Gurazeh sẽ ôm lòng bất mãn với vua.
Nói cách khác, Narsus đánh giá cao Gurazeh nhưng đồng thời anh cũng tính toán cho tương lai, muốn tìm thêm đồng minh mạnh mẽ cho Arslan.
Với Narsus, đây là chuyện đương nhiên phải làm. Dù sao đi nữa, sự xung đột giữa Arslan và vua Andragoras là không thể tránh khỏi. Vậy thì anh nhất định phải tăng cường thêm đồng minh cho Arslan, đảm bảo vùng Gilan giàu có này luôn nằm trong tầm ảnh hưởng của thái tử. Andragoras là một người hùng trên chiến trường, là một nhà chỉ huy quân sự lỗi lạc. Ông ta dành cả đời mình để chinh chiến, diệt giặc ngoại xâm, đồng thời chinh phạt mở rộng lãnh thổ. Dù không hoàn toàn thờ ơ với phát triển kinh tế cũng như khối tài sản khổng lồ thu về từ việc buôn bán, nhưng ông ta chỉ tập trung vào các tuyến đường bộ. Với ông ta, Đại lục vương lộ và kinh đô Ecbatana mới là then chốt cho quyền lực của Pars. So sánh với hai nơi đó, nguồn lợi từ vùng biển phía nam rõ ràng nhỏ hơn nhiều.
“Cho nên đây là cơ hội tuyệt vời khi Andrargoras bệ hạ lưu đày thái tử về phương nam. Giờ ta cứ chiếm lấy nửa phía nam của Pars trước đã.”
Narsus quay lại nhìn Elam, cười tinh quái. Nếu vua Andragoras cũng muốn nhúng tay vào thì khi đó cứ dựa vào tình hình mà quyết định.
Ý tưởng của Narsus hiện giờ là thành lập một quốc gia có cấu trúc kép, gồm Pars trên đất liền và Pars trên biển. Một quốc gia nếu chỉ dựa vào sức mạnh và thế lực vào một vị vua duy nhất, tưởng là hùng mạnh nhưng thực ra rất mong manh. Đất nước không thể chỉ có một trụ cột chống đỡ.
“Quyền lực của hoàng gia nào rồi cũng đi đến hồi kết mà thôi, nhưng Pars nhất định phải trường tồn.”
Dòng dõi của vua thánh hiền Ramshid đã bị Xà vương Zahhak cắt đứt nhưng triều đại mới của vua anh hùng Kai Khosrow lại ra đời. Một triều đại không thể tồn tại mãi mãi. Rồi sẽ có ngày nó bị thay thế bởi các triều địa khác mà thôi.
Sau khi tính toán, các chiến lược của Narsus lần lượt được thực hiện, nhưng sai lầm lớn nhất là việc chọn ra thống đốc Gilan. Ban đầu anh định dành vị trí đó cho người bạn cũ Shaggah nhưng tiếc rằng người bạn này đã không còn đáng tin cậy nữa. Anh không có cách nào ngoài thay đổi kế hoạch. May thay bây giờ anh đã tìm ra một Gurazeh hào phóng và tài giỏi nên kế hoạch vẫn có thể tiếp tục.
Dù Narsus vẫn rất quan tâm đến người bạn cũ nhưng trước mắt anh vẫn phải xử lý những tên cướp biển vừa bị bắt đã.
Một trong số chúng được giải đến trước mặt Arslan. Kẻ này có nước da sẫm màu như người Sindhura bởi phơi nắng phơi gió nhưng nét mặt thì rõ ràng là người Pars. Với những vết sẹo chằng chịt trên gương mặt, bộ râu quai nón và cặp mắt hung dữ, thoạt nhìn đã biết hắn chẳng phải dân chúng lương thiện. Và hắn dường như biết chuyện gì đó.
“Điện hạ, xin cứ giao chuyện này cho thần.”
Kỳ lạ thay, Dariun tình nguyện nhận nhiệm vụ thẩm vấn. Anh hỏi vài câu nhưng tên cướp vẫn im lặng.
“Ồ, không muốn nói ư? Thế thì ta không còn cách nào khác.”
Dariun nghiêm túc nói. Cảm nhận được sự uy hiếp trong lời của anh ta, tên cướp vô thức lùi lại.
“Ngươi….Ngươi định làm gì?”
“Tra tấn!”
Lời này của Dariun không chỉ khiến đám cướp biển kinh hãi mà cả Arslan và những người khác cũng chết lặng. Dariun chắc chắn là một chiến binh dũng mãnh vô song trên chiến trường nhưng anh không bao giờ hành hạ người khác, nhất là khi đối phương không thể phản kháng. Dù vậy, Arslan vẫn im lặng vì trước đó Dariun đã dặn chàng hãy yên lặng quan sát. Chàng tin Dariun sẽ không thật sự tra tấn người này. Chắc anh phải có kế hoạch nào đó.
Tên cướp kêu lên.
“Dù ngươi có tra tấn ta, ta cũng không phản lại đồng đội. Đừng có coi thường. Ngươi cứ thử rút móng tay ta, dùng thanh sắt nung đỏ đâm ta đi. Ta quyết không nói nửa lời.”
“Ta không cần đến những phương pháp man rợ đó. Pars là một nước văn minh.”
Dariun chỉ nhếch miệng cười, kéo tay Narsus, lớn tiếng dọa nạt.
“Mói mau! Nếu không, ta sẽ bảo tên này vẽ chân dung ngươi. Ngươi có biết chuyện đó khủng khiếp cỡ nào không?”
“….Ý ngươi là sao, Dariun?”
“Yên tâm, để đó cho ta!”
Hai người thì thầm mấy câu, rồi Dariun lại trừng mắt nhìn bọn cướp biển. Anh tỏ ra vô cùng kinh hãi, nhấn mạnh.
“Gã này nhìn như một tên thư sinh yếu ớt không giết nổi một con bọ. Nhưng thực ra, hắn đã học ma thuật của xứ Serica và thành thạo nhất thuật vẽ bùa chú. Bất cứ ai bị hắn vẽ chân dung cũng sẽ bị hút cạn đến khi thân thể khô quắt. Không tin thì ta sẽ cho ngươi thấy ngay bây giờ.”
Nghe những lời này, mặt tên cướp tái xanh, bắt đầu run rẩy. Mấy ngày trước hắn đã tận mắt chứng kiến sự dũng mãnh phi thường của Dariun, một mình áp đảo tất cả. Cho nên khi Dariun nghiêm túc như vậy, hắn không dám nghĩ đó là trò lừa. Hơn nữa, lũ cướp biển vô cùng mê tín.
Trước sự uy hiếp ấy, cuối cùng tên cướp đã chịu nói những gì hắn biết. Điều này khiến những người có mặt rất ngạc nhiên. Hắn kể rằng gần đây, người ta phát hiện ra kho báu của vua hải tặc Ahabak được cất giấu trên đả Safadi. Sau khi thẩm vấn xong, tên cướp bị giam vào ngục. Kỹ năng thẩm vấn của Dariun nửa được ngưỡng mộ, nửa bị chế nhạo.
Trong số đó, người thấy bực nhất không ai khác chính là “đạo sĩ ma” Narsus.
“Không thể chấp nhận được. May mà thẩm vấn thành công chứ lỡ thất bại thì sao? Xấu hổ chết mất thôi!”
“Nhưng nhờ ngươi mà tên cướp đó chịu khai ra ! Narsus đã cống hiến rất lớn.”
Dù Alfarid cố hết sức an ủi nhưng chẳng qua chỉ là lời đường mật của cô gái trẻ thôi.
Dù sao đi nữa, thái tử Arslan cùng các thuộc hạ vẫn quyết định lên đường tìm kiếm kho báu khổng lồ mà vua cướp biển cất giấu. Trong đầu Narsus lại tiếp tục vẽ ra kế hoạch tinh vi khác.