Arslan Chiến ký

Chương kế tiếp:

Truyện tương tự

Tenchi muyo GXP

(Đang ra)

Tenchi muyo GXP

Kajishima Masaki

Tenchi Muyo GXP theo chân Yamada Seina, một cậu bé tuổi teen sống ở vùng nông thôn Okayama người vô tình gia nhập Cảnh sát Thiên hà do bản thân có thiên hướng xui xẻo và bị gia đình ép buộc. Chẳng bao

64 499

Isekai Demo Bunan ni Ikitai Shoukougun

(Đang ra)

Isekai Demo Bunan ni Ikitai Shoukougun

Antai (安泰)

Cố lên nhân vật chính! Cố cho đến ngày tên của mình được quyết định nhé!

328 16912

Throne of Magical Arcana

(Đang ra)

Throne of Magical Arcana

Ái Tiềm Thủy Đích Ô Tặc (Mực Thích Lặn Nước)

Đây là web novel đầu tay của lão Mực, đầu tay chứ không có nghĩa là non tay. Lão Mực đã vẽ nên thế giới nơi mà tri thức, khoa học thực sự biến thành sức mạnh theo đúng nghĩa đen và chứa đựng một khối

302 8744

A Fairy Tale for the Villains

(Đang ra)

A Fairy Tale for the Villains

Nuts And Spices; 냥이와 향신료

Từ vựng Hán tự Dịch Đang tìm kiếm ... Tiếng Anh Từ điển JP

7 316

Children of the Holy Emperor

(Đang ra)

Children of the Holy Emperor

카페인나무s

Tréo ngoe chồng chất éo le, câu chuyện của Thánh hoàng cùng đàn con thơ bất ổn của anh ấy là như vậy đó.

30 281

Tập 06 : Gió cát quay cuồng - Hồi 1 : Kinh đô của đất và nước (4)

Thành phố cảng Gilan nằm ở cửa song Oxus, đổ về phía nam là biển cả bao la. Đây cũng là cảng lớn nhất ở Pars. Quy mô thành phố có lẽ chỉ đứng sau thủ đô hoàng gia Ecbatana. So với kinh đô, phương nam nóng hơn rất nhiều, mùa đông không có tuyết cũng không có sương giá. Những ngôi nhà đều trang trí các chậu hoa cận nhiệt đới, khiến cả con phố chìm trong sắc cam, vàng, đỏ quanh năm. Đặc biệt là vào buổi chiều, say cơn mưa rào, bến cảng trở nên mát mẻ, tràn ngập sức sống. Vịnh Gilan ăn sâu vào đất liền gần như một hình tròn, cửa biển rất hẹp, dễ dàng chống trọi với song lớn hay sự tấn công của cướp biển. Sông Oxus mang theo cát và phù sa từ thượng nguồn đổ xuống nên cứ 4 năm người ta phải nạo vét đáy sông một lần, ngoài ra không còn khó khăn nào khác. Dano số của thành phố cảng này lên tới 40 vạn người, một phần ba trong số đó là người nước ngoài. Thậm chí người ta còn nói có 60 loại ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày.

Vào buổi trưa ngày 26 tháng 6, Arslan dừng ngựa trên đỉnh đồi Kojan nhìn xuống đường phố và bến cảng Gilan. Gió biển lùa qua sườn đồi mang theo hương cam và lá ô liu. Có hơn hai mươi chiếc thuyền buồm màu trắng đủ mọi kích cỡ neo rải rác trên mặt biển xanh. Cảnh tượng này chẳng khác gì những chú cừu trắng lang thang trên đồng cỏ. Một nửa trong số những người cùng đoàn đã từng trông thấy biển. Elam lớn lên ở ven biển nội địa Darban, nhưng Arslan thậm chí còn chẳng biết biển nội địa trông thế nào.

“Đó là biển ư….”

Chàng chỉ thốt lên như thế rồi nín lặng, nhìn chăm chú mặt nước mênh mông cùng những cơn song như ngọn đồi nối tiếp, chồng chéo lên nhau kéo dài vô tận, cảnh tượng mà từ khi sinh ra chàng chưa từng thấy bao giờ. Có hàng chục quốc gia bên kia đường chân trời xa xăm ấy, có người da trắng và người da đen, có những vị vua và những vị hoàng hậu, và có lẽ có cả những cuộc tranh đoạt ngai vàng, hay tình thân được hàn gắn.

Arslan khó mà thờ ơ trước hoàn cảnh của mình. Chỉ hai năm trước thôi, chàng thậm chí còn không hình dung ra mình sẽ sống trong bộ dạng này, đặt chân đến vùng đất này.

Arslan từng có cuộc sống yên bình suốt những năm tháng ấu thơ. Chàng chơi đùa cùng lũ trẻ ở ngoại ô thành phố, học chữ trong một lớp học tư nhân của vị thầy giáo già cả có bộ râu trắng toát, thi thoảng cũng học võ để tự vệ. Người bảo mẫu nuôi Arslan không xinh đẹp nhưng rất dịu dàng, vui tươi và nấu ăn rất ngon. Chồng bà cũng không có tài cán gì đặc biệt nhưng rất lương thiện và đáng tin cậy. Có đôi khi chàng thức giấc lúc nửa đêm, nghe thấy hai vợ chồng họ nói chuyện khe khẽ. Thi thoảng, tên chàng lại xuất hiện, nhưng chàng không hề nghi ngờ. Rồi đến một ngày, cả hai vợ chồng đều qua đời vì ngộ độc rượu. Tang lễ được tổ chức hết sức chóng vánh.

“Ngài Arslan, có sứ giả từ cung điện tới đón ngài.”

Thật khó để một đứa trẻ hiểu hết ý nghĩa của những lời ấy. Chàng nhìn bóng dáng những người đứng ở cửa, bên cạnh hài cốt cha mẹ nuôi của mình. Những người dân làng luôn yêu mến chàng bị đuổi sang hai bên. Binh lính trong nhưng bộ giáp, ngựa và xe tạo thành những bức tường, bao quanh Arslan.

“Thần xin bái kiến thái tử điện hạ.”

Một người kính cẩn chào Arslan. Với chàng thiếu niên, cuộc sống đầy hiểm nguy và kinh hoàng chỉ mới bắt đầu…

Gió biển thổi lớn như bàn tay vô hình vén máu tóc chàng. Nhưng những cơn gió ấy lại khiến người ta sảng khoái. Có lẽ nhờ nó mà thành phố Gilan tuy nóng nhưng không quá ngột ngạt. Phải chăng lịch sử cũng cần đến những cơn gió để thổi bay sự trì trệ? Và đất nước này có thể chào đón một ngày mới tươi sáng hơn? Arslan có thể trở thành cơn gió ấy không, dù có thể chàng không mang trong mình dòng máu hoàng tộc?

Bất chợt, Arslan bắt gặp ánh mắt nữ tư tế cưỡi ngựa đứng cạnh mình.

Có nét u sầu thoáng qua đôi hàng mi Farangis. Cô biết thái tử nghĩ gì. Nữ tư tế xinh đẹp dong ngựa lại gần Arslan một chút, thì thầm với chàng.

“Con người ta không thể đi qua hai cánh cổng cùng một lúc. Điện hạ, hãy cứ nghĩ cách qua được ải chiếm lại kinh đô Ecabatana trước nhé.”

Việc đoạt lại kinh đô hoàng gia từ tay quân xâm lược là vấn đề cấp thiết. Vô số người dân bị bóc lột, bị tra tấn, bị giết hại mỗi ngày. Dù Arslan còn mù mờ về xuất xứ của bản thân nhưng nó đâu quan trọng bằng nỗi đau của bao nhiêu người dân Ecbatana bị thiêu sống ngoài kia.

Đúng, cái gì cũng cần có trình tự. Điều Arslan nên làm là giành lại kinh đô từ tay quân xâm lược. Với tư cách là thái tử, chàng có trách nhiệm phải đuổi quân Lusitania ra khỏi lãnh thổ đất nước mình. Một vị vua mà không bảo vệ nổi kinh đô thì không có tư cách làm vua.

Narsus nói : “Tiêu chuẩn của một vị vua là phải trở thành một vị vua tốt. Chỉ có thế mà thôi.” Có nghĩa huyết thống chẳng liên quan gì. Arslan đến từ đâu, là con của ai, những chuyện này có thể để hồi sau phân giải. Còn hiện giờ, chàng vẫn là thái tử được sắc phong chính thức của Pars, và chàng cần hoàn thành nghĩa vụ của mình, với tư cách là thái tử.

Giờ không phải lúc than thân trách phận. Arslan mỉm cười với Farangis, rồi lại nhìn các thuộc hạ.

“Nào, đến Gilan thôi ! Chúng ta sẽ bắt đầu lại từ đó.”

Arslan thúc ngựa phi nước đại đi đầu, bảy người khác theo sau. Bốn con lạc đà chậm rãi bước với vẻ đờ đẫn.

Qua con đường dẫn xuống đồi là đường lát đá dài hơn trăm bước. Bọn họ thả ngựa đi chậm lại, càng tiến vào thành phố, người tới người đi càng đông đúc như thủy triều, cùng vô số thứ tiếng nước ngoài oang oang bên tai.

“Còn náo nhiệt hơn cả Ecbatana!”

Ai nấy đều cảm nhận được không khí vui tươi này.

Nếu Ecbatana là kinh đô trên đất liền thì Gilan là kinh đô của biển. Sự giàu có và trù phú của Gilan đến từ chính đại dương. Người nước ngoài, tàu nước ngoài, hàng hóa nước ngoài ở chân trời phía nam đổ dồn về đây. Gilan là cửa sổ của Pars, hướng ra biển và những vùng đất xa lạ. Sự thịnh vượng cả Pars và sự thịnh vượng nơi ngoại quốc đều tập trung tại thành phố này.

Không khí trong lành, tự do và cởi mở của Gilan có lẽ do đây không phải trung tâm chính trị mà là một thành phố thương mại. Dù thống đốc là do nhà vua bổ nhiệm nhưng cũng không có vai trò quá lớn. Thành phố và bến cảng được điều hành một một hiệp hội tự trị gồm các nhà buôn lớn. Nếu có thương gia nào lừa dối khách hàng, phá vỡ thỏa thuận thì sẽ bị những thương gia khác tẩy chay. Họ tiến hành vô số phiên xét xử công khai trước sự chứng kiến của người dân, trừ các tội ác như giết người, đốt phá. Chỉ khi vấn đề quá nghiêm trọng hay không đạt hiệu quả, họ mới khiếu nại tới phủ thống đốc.

Lương bổng của thống đốc cực kỳ cao, khoảng 3000 đồng vàng mỗi năm. Một phần năm mươi của thuế hàng hóa sẽ chui vào túi thống đốc dưới danh nghĩa phí công tác xử lý. Ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khan cũng kiếm được ít nhất 3000 đồng vàng, còn khi buôn bán tốt thì phải được 10.000 đồng vàng mỗi năm.

Vì vậy, cho dù thống dốc Gilan không tham ô vơ vét của dân nhưng ông ta vẫn tích lũy được rất nhiều tài sản. Khi thì là phí xử lý hay hòa giải trong các phiên toàn của thương nhân, khi thì được tàu buôn nước ngoài tặng đá quý, ngọc trai, ngà voi, gỗ đàn hương, long diên hương, trà và rượu hảo hạng. đồ gốm, vải lụa, các loại gia vị đắt tiền… Ngoài ra còn có một thứ hàng hóa vô hình nữa, đó là thông tin.

“Ngài thống đốc, đầu mùa xuân năm nay, vương quốc Jambe gặp trận sương giá nghiêm trọng, có lẽ sang năm sau, giá hạt tiêu và quế sẽ tang.”

Nhận tin này, thống đốc sẽ lập tức chi 1000 đồng vàng ra độc quyền tiêu và quế. Năm sau, hắn sẽ thu về số tiền gấp 10 lần.

Những chuyện như thế thi thoảng vẫn xảy ra, nếu làm quá tay thì sẽ khiến đám thương nhân căm ghét nên phải kiềm chế. Nhưng dù có phải hạn chế đi nữa, số tiền kiếm về vẫn đủ sống vương giả cả đời.

Thống đốc vốn đã kiếm được nhiều tiền nên có ảnh hưởng tốt ở thành phố Gilan cũng như các tàu buôn. Dù là đại diện của nhà vua nhưng ông ta gần như là người bảo vệ lợi ích cho các thương nhân. Cho nên các thương nhân cảm thấy biếu xén một chút cũng không thành vấn đề.

Thống đốc của Gilan hiện giờ là Pelagius, tại vị được 3 năm. Trước kia ông ta cũng là một thư ký triều đình và là đồng nghiệp cũ của Narsus nhưng không quá thân thiết. Mối quan hệ của họ dừng ở mức “biết đến sự tồn tại của nhau.”

Thống đốc là quan chức dân sự, không có quân đội trực thuộc. Sức mạnh quân sự của Gilan bao gồm cả dinh thống đốc cũng chỉ có 600 kỵ binh, 3000 bộ binh, 5400 thủy thủ, tổng cộng không tới 10000. Ngoài ra còn có 20 tàu chiến đủ kích cỡ. Xét về lực lượng thì không quá đáng kể, nhưng chính vì thế mới chứng tỏ Gilan là một thành phố yên bình. Hầu hết thương nhân ở đây đều có đội lính đánh thuê riêng, thậm chí tàu buôn cũng được trang bị vũ khí.

Narsus vốn là cố vấn quân sự, đã để ý đến điều này. Dù sao đi nữa, Pars cũng nhất định phải có một lực lượng hải quân hùng mạnh.