Petit Bourgeois

Truyện tương tự

Tenchi muyo GXP

(Đang ra)

Tenchi muyo GXP

Kajishima Masaki

Tenchi Muyo GXP theo chân Yamada Seina, một cậu bé tuổi teen sống ở vùng nông thôn Okayama người vô tình gia nhập Cảnh sát Thiên hà do bản thân có thiên hướng xui xẻo và bị gia đình ép buộc. Chẳng bao

38 326

My Platinum-Blonde Childhood Friend is Too Pretty

(Đang ra)

My Platinum-Blonde Childhood Friend is Too Pretty

AloEN

Nhưng dù sao đi nữa, cô ấy vẫn cực kỳ xinh đẹp.

11 105

Shuu ni Ichido Classmate wo Kau Hanashi ~ Futari no Jikan, Iiwake no Gozen'nen ~

(Đang ra)

Shuu ni Ichido Classmate wo Kau Hanashi ~ Futari no Jikan, Iiwake no Gozen'nen ~

Usa Haneda

Miyagi gọi Sendai đến phòng và đưa ra một mệnh lệnh khác thường.

120 6409

Magical Girl Tyrant Sylph

(Đang ra)

Magical Girl Tyrant Sylph

Penguin Flame; ペンギンフレーム

Ryōichi, người đã đồng ý trở thành một cô gái phép thuật trong nước mắt vì kế sinh nhai của mình, thực sự có một tài năng phi thường dẫn đến việc anh ta thức tỉnh ở dạng nâng cao trong lần biến hình đ

47 2259

I Play the Role of (Villain/Heroine) in a Japanese-style Otome Game

(Đang ra)

I Play the Role of (Villain/Heroine) in a Japanese-style Otome Game

Shippo Tanuki; しっぽタヌキ

―― Vì điều đó, tôi sẽ lặp lại điều này bất kể bao nhiêu lần đi chăng nữa.

6 237

Throne of Magical Arcana

(Đang ra)

Throne of Magical Arcana

Ái Tiềm Thủy Đích Ô Tặc (Mực Thích Lặn Nước)

Đây là web novel đầu tay của lão Mực, đầu tay chứ không có nghĩa là non tay. Lão Mực đã vẽ nên thế giới nơi mà tri thức, khoa học thực sự biến thành sức mạnh theo đúng nghĩa đen và chứa đựng một khối

290 7621

Bí ấn chiếc bánh tart dâu giới hạn vào mùa xuân - Chương 2: Chỉ dành riêng cho đôi mắt bạn (2)

Tôi thực sự không rõ rốt cuộc cái gì mới khiến cho Osanai-san sốc hơn–rằng chiếc xe của cô đã bị cướp mất, hay rằng cô đã lỡ mất cơ hội để được thưởng thức hai chiếc bánh tart dâu giới hạn vào mùa xuân. Xe đạp thì có thể sắm cái khác, nhưng hai chiếc bánh tart dâu thì chỉ được làm riêng cho mùa xuân này. Song, hai chiếc bánh tart dâu chỉ tốn có 3000 yên, trong khi một cái xe đạp có giá gấp ba lần chỗ đó. Trong tình trạng choáng váng, Osanai-san không cử động lấy một li, cứ thế mà đánh rơi chiếc túi ni lông đựng sữa xuống đất trên đường về nhà. Cô ấy không hề có phản ứng gì bất kể tôi có cất tiếng gọi hay an ủi thế nào.

Ngày hôm sau, tôi cố gắng gửi mail cho cô ấy vào giờ giải lao, nhưng chẳng có một lời hồi âm trong hòm thư. Trong khi còn đang mải phân vân liệu có nên để cô một mình hay không, buổi học hôm nay đã kết thúc, và không lâu sau, một cái mail được gửi đến điện thoại tôi.

“Tớ đến gặp cậu như đã hứa đây.”

Thấy tên người gửi là Kengo, tôi sực nhớ tới cuộc hẹn của mình với cậu ta, điều suýt nữa đã bị lãng quên đi hoàn toàn.

Chà, hãy tạm quên đi Osanai-san nào. Không đời nào cô sẽ cự tuyệt cả thế gian chỉ vì một cái xe đạp và vài chiếc bánh tart dâu đâu. Gạt vấn đề đó sang một bên, tôi đứng chờ Kengo. Hai ba phút sau khi nhận được mail phản hồi, Kengo xuất hiện, trên tay cầm một cuốn vở ghi. Tôi cứ ngỡ thứ đó chứa cái bức ảnh mà cậu ta nhắc đến, nhưng tôi đã nhầm.

“Ta đi đâu vậy? Vì bọn mình đang đi xem tranh, đích đến hẳn là Phòng Mỹ thuật nhỉ?”

“Chính xác.”

Tôi vốn băn khoăn không biết có nên mang theo cuốn sổ cầm tay yêu thích của mình để ghi chép không, nhưng vì Kengo đã có sẵn một cuốn nên tôi sẽ để dành việc đó cho cậu ta.

Các phòng học của năm nhất thường tập trung ở tầng 4 của dãy nhà phía Bắc, trong khi Phòng Mỹ thuật thì lại ở tầng 4 của dãy phía Nam. Vì hành lang nối giữa hai khối nằm ở tầng hai, chúng tôi đi xuống tầng 3 và băng qua mái nhà của hành lang.

“Ngay cả như vậy thì đúng là kì lạ thật.”

Tôi bắt chuyện trong lúc cả hai đang bước trên bậc thang.

“Rằng Kengo sẽ dính dáng đến hội họa kể cả khi còn không biết ‘trường phái ấn tượng’ nghĩa là gì.”

“Ai nói tớ không biết? Tớ hiểu khái niệm đó, thậm chí tớ còn biết nó mô tả thể loại tranh gì… Mặc dù với tớ tất cả chúng đều trông có vẻ thô kệch.”

“Vậy thì có chuyện gì với chúng nào?”

“Tớ đang phải giới thiệu một số câu lạc bộ văn hóa với nhau. Tớ đã đến câu lạc bộ nghệ thuật để hỏi về vấn đề này, và chủ đề đó nảy ra. Hóa ra đó là một câu chuyện khá thú vị nên tớ đã quyết định sẽ quảng bá nó một cách rộng rãi.”

Tôi nghiêng đầu.

“Quảng bá á? Ở đâu cơ?”

Kengo bực dọc nhìn tôi, nhưng ngay lập tức ánh nhìn chuyển sang thấu hiểu.

“Ồ, tớ chưa kể với cậu nhỉ? Tớ đã gia nhập câu lạc bộ báo chí. Một trong những chủ đề mà bọn tớ đang biên soạn chính là giới thiệu về các câu lạc bộ trong trường.”

Câu lạc bộ báo chí sao.

Cái tên đó khiến tôi nghĩ đến các nhà báo, và tôi luôn cho rằng những nhà báo luôn có sự hiếu kỳ để tìm hiểu về nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, hiếu kỳ không phải là một từ hay để mô tả về Kengo.

“Này, tủm tỉm cái gì đấy?”

“Ờ thì…”

Thành viên của câu lạc bộ báo chí không nhất thiết phải là nhà báo, cũng như việc các nhà báo luôn có chí tìm tòi chỉ là định kiến của riêng tôi. Không nên nói nó ra ngoài.

“Tớ nghĩ là cậu không nhất thiết phải phụ trách câu lạc bộ nghệ thuật. Còn rất nhiều câu lạc bộ khác cho việc này mà, như là Kendo hay Judo chẳng hạn, phải không?”

Kengo đáp “Ừm” và gật đầu.

“Nói là vậy, cái này được anh chị khóa trên yêu cầu đảm nhiệm. Nghĩa vụ xã hội mà, sao từ chối được chứ.”

Vậy sao?

Chà, nếu là nghĩa vụ thì đương nhiên Kengo sẽ không thể chối từ rồi.

****

Chúng tôi đặt chân trước cửa Phòng Mỹ thuật. Có một cái bảng ghim màu xanh lá gắn trên bức tường ngoài hành lang, được trang trí bằng một số bức tranh trông vô cùng hợp với không khí khu vực mặt tiền Phòng Mỹ thuật. Trên bảng ghim thì không thể căng được tranh vải, nên những bức tranh đều đã được đóng khung lại. Tôi đang tự hỏi liệu Kengo sẽ gõ cửa một cách tử tế không, nhưng cậu lại chỉ đơn giản kéo phăng cánh cửa ra.

“Chào buổi chiều.”

Cùng lời chào ngắn, cậu bước chân vào căn phòng. Vì đây là Phòng Mỹ thuật, tôi đã mong chờ khung cảnh các thành viên của câu lạc bộ đang bận bịu khắc họa tuổi trẻ của mình lên những tấm vải bằng cách ngồi tụm lại thành một vòng tròn rồi phác thảo bộ phận cơ thể hay cái gì đó tương tự. Kỳ vọng của tôi cũng không phải là quá xa vời so với thực tế, chỉ khác là số thành viên ở đây quá ít để làm nên một vòng tròn và bọn họ đang ngồi rải rác khắp căn phòng, mỗi người làm một việc.

“Chào buổi chiều, Katsube-senpai. Em đến rồi đây.”

Người được gọi với cái tên Katsube là một nữ sinh, khác với mọi người đang chú tâm vào bức tranh thì chị lại đang ngồi đọc sách. Chị ấy có một khuôn mặt tròn trĩnh phúc hậu, trái ngược hoàn toàn với vẻ nghiêm khắc thường thấy ở những người hành nghề nghệ thuật. Nhìn thấy Kengo, biểu cảm trên khuôn mặt trở nên thoải mái hơn.

“Tốt, chị đang đợi em đấy. Đằng sau em cũng là thành viên của câu lạc bộ báo chí à?”

“Không, cậu ấy là bạn em. Em thì không có duyên với tranh ảnh cho lắm, nên em đã nhờ cậu ta đến giúp.”

Giờ thì, cùng xem việc gia tăng số lượng những tên mù nghệ thuật trong căn phòng này từ một lên hai sẽ thay đổi được điều gì nào? Tôi đang rất mong chờ được lắng nghe đầy đủ câu chuyện. Nếu như cái họ cần ở tôi là kiến thức thay vì là một cặp mắt để thẩm định thì chắc là tôi sẽ có chút đất dụng võ ở đây.

Katsube-senpai liếc quanh căn phòng. Gần như tất cả các thành viên đã dừng cọ và chuyển ánh nhìn sang chúng tôi từ chỗ ngồi của mình. Không một ai di chuyển cây cọ với sự tập trung đã bị phân tán. Katsube-senpai dường như cho rằng cả bọn sẽ làm phiền các thành viên khác nếu nói chuyện ở đây nên đã ra hiệu cho chúng tôi di chuyển đến một cái bàn đặt cạnh cái cửa sổ hướng ra sân trường. Chị ấy bảo hai đứa bọn tôi cứ ngồi chờ ở chỗ nào mình thích và lặn mất tăm vào trong phòng chuẩn bị.

Người tiền bối sớm quay lại với hai mảnh giấy có kích cỡ nhỏ hơn chút xíu so với mấy tấm áp phích. Tôi hỏi Kengo rằng chúng có phải bức tranh kia không, và cậu khẽ gật đầu.

“Mấy em xem qua đi.”

Katsube-senpai đặt một tờ giấy úp xuống mặt bàn gần đó, rồi bày ra một tờ khác trước mặt bọn tôi.

“…Hờ.”

Tôi thở dài.

Tiếng thở dài vừa rồi mà là vì sự ngưỡng mộ thì chuyện này hẳn sẽ phục vụ rất tốt cho việc gia tăng vốn sống của tôi. Tiếc thay tôi thở dài là vì thất vọng.

Chà, thì nó đúng là một bức tranh. Vì trên đó chẳng có chữ cũng chẳng có số má gì, tranh là từ duy nhất có thể dùng để gọi nó.

Bức tranh được vẽ hoàn toàn bằng màu phấn tiên, minh họa khung cảnh vùng thôn quê. Có một dãy núi nằm ở phía bên kia của một cái đồng bằng đang tỏa sáng rực rỡ dưới những tia nắng mặt trời, cùng hai chú ngựa, có lẽ là ngựa mẹ và ngựa con, đang phi nước kiệu ngay giữa bức tranh. Nằm trên sườn núi là một trang trại, cũng như là một cánh đồng nhỏ và một khu rừng thưa. Bản thân nội dung của bức tranh thì không có gì đặc biệt, thứ đặc biệt ở đây chính là phong cách vẽ của nó. Lớp sơn rất dày như thể cả đống lớp màu phấn đã được đặt chồng lên nhau, khiến cho không còn bất kì dấu vết nào của nét cọ được để lại.

Hơn cả, trong bức tranh không hề có sự tương phản giữa vùng tối và vùng sáng, cả ngọn núi chỉ đẫm một màu xanh lục. Đồng bằng thì trải một sắc lục bảo còn bầu trời hòa quyện cùng màu xanh lam. Nhìn sơ qua có thể đánh giá rằng đây là một bức tranh tương đối cẩu thả, nhưng để điểm xuyết cho một tông màu đơn điệu như thế này chắc cũng phải kỳ công lắm.

Kiểm tra kỹ càng hơn, tôi nhận thấy bức tranh vẫn còn những điểm kỳ lạ khác. Có một sự tách biệt vô cùng rõ ràng giữa những con ngựa và đồng bằng, giữa đồng bằng và những ngọn núi, giữa trang trại và cánh đồng. Cụ thể hơn, tất cả chúng đều có nét phác.

Nếu như được yêu cầu phải tóm tắt ấn tượng trung thực nhất của bản thân về bức tranh trong vỏn vẹn một câu, tôi chắc hẳn sẽ trả lời rằng “Cái quái quỷ gì đây?”. Thay vì là tranh màu nước, tranh sơn dầu, tranh phấn màu hay là tranh thủy mặc, thể loại của bức tranh giống như…

“Cậu thấy sao hả, Jougorou?”

Tôi buộc miệng nói ra suy nghĩ thật của mình theo bản năng.

“Nó giống như là tranh cel ấy.”

Tôi có thể nghe rõ tiếng khúc khích phát ra từ chỗ của Katsube-senpai. Nếu không phải thể loại tranh cel thì cái này chỉ có thể là bức vẽ xé ra từ một cuốn sách tập tô màu.

Chạm vào mặt sau của bức tranh, tôi nhận ra là thay vì sử dụng loại giấy vẽ thông thường, nó lại được vẽ trên giấy Kent. Kích cỡ của nó là cỡ B5 quen thuộc. Tuy nhiên giấy Kent cỡ B5 không phải là mặt hàng được bày bán, nên trừ khi đã có sẵn thì người họa sĩ hẳn đã tự mình cắt ra nó.

“Có ai đó trong câu lạc bộ đã vẽ bức tranh này phải không ạ?”

“Đúng.”

“Nó có phải là một bức tranh đẹp không?”

“Em thấy thế nào thì nó như vậy.”

Em hỏi là vì em đang không có một con mắt đủ trình độ để đánh giá nó đấy. Tôi đành thay đổi câu hỏi.

“Vậy, có phải bức tranh này chứa đựng một thông điệp nghệ thuật nào đó mà ta không thể hiểu?”

Kengo đặt tay lên vai tôi.

“Chuẩn rồi đấy, Jougorou.”

“…”

Thế nghĩa là…

“Cậu đang muốn tớ giải mã cái thông điệp đặt trong bức tranh này á?”

“Ừ, về cơ bản là vậy. Riêng tớ thì chịu. Giá mà tớ có thể nhìn nhận nó như là một bức tranh đẹp thì nó đã dễ hiểu hơn nhiều rồi.”

“Xin lỗi bạn Kengo nhé, nhưng tí nữa mình có hẹn với Osanai-san…”

“Này, cậu đã nói là ít nhất cũng sẽ nghe qua câu chuyện mà.”

Tôi cố gắng đứng dậy, nhưng một lực nào đấy đã được dồn vào cái cánh tay đặt trên vai tôi. Katsube-senpai đưa ra một ánh nhìn đầy thương cảm trước cảnh tượng tôi bị dí xuống chỗ ngồi của mình.

“Người vẽ bức tranh này đã tốt nghiệp vào năm ngoái, còn nó thì đã nằm ở đây được hai năm.”

“Tớ hiểu rồi.”

Tôi cho ra một câu trả lời nửa vời để thể hiện sự thiếu động lực của bản thân.

“Ngay từ đầu, người đó… Katsube-senpai, chị nhắc lại giúp em tên của anh ấy được không ạ?”

Katsube-senpai gật đầu.

“Chị đã từng kể chuyện này cho Doujima-kun rồi, tên của người họa sĩ vẽ nên bức tranh là Ohama-san, một người chuyên về mảng tranh sơn dầu.”

“Tranh sơn dầu? Có phải mấy bức tranh khác của anh ấy cũng như thế?”

“Chúng không giống bức này một chút nào. Ohama-san rất hâm mộ Takahashi Yuichi, nên đa số các bức tranh của anh đều mang lại cảm giác giống với người họa sĩ nổi tiếng ấy. Anh cũng từng nói rằng bản thân sau này sẽ nhắm tới triển lãm Nitten.”

Takahashi Yuichi. Người họa sĩ nổi danh với bức tranh vẽ cá hồi, hay nó là cá vằn nhỉ? Thật sự ấy, bạn đừng có phí thì giờ mà mong chờ một bài phân tích nghệ thuật từ kẻ như tôi.

Dù sao thì, nếu người tên Ohama ấy chuyên về tranh sơn dầu, và là một người thuộc đảng chính thống với cái lời tuyên bố về việc sẽ nhắm tới Nitten, thì bất kể bạn có nghĩ thế nào, cái bản phác thảo trước mặt bọn tôi không hơn gì một trò đùa của anh ta. Nó không phải là thứ đáng để giữ lại suốt hai năm trời. Khuôn mặt tôi hẳn đã viết hết suy nghĩ của bản thân ra ngoài, vì câu nói của Katsube-senpai sau đó y như đi guốc trong bụng tôi.

“Em hẳn đang nghĩ rằng tại sao lại giữ thứ đó suốt hai năm nhỉ?”

Tôi miễn cưỡng gật đầu.

“Tại sao vậy ạ?”

“Chả là có một chút sự tình xoay quanh bức tranh ấy. Chị vẫn chưa nói chi tiết về nó cho Doujima-kun, nhưng mà…”

Ngay khi Katsube-senpai đưa ánh nhìn về phía mình, Kengo đáp lại với tông giọng trầm.

“Chị nói là sự tình ạ?”

Cậu ta mở ra cuốn số sinh viên mang theo khi nãy cũng như lấy ra một chiếc bút bi từ trong cặp mình.

“Em muốn để lại điều này cho các anh chị khóa trên trong câu lại bộ báo chí nên cho phép em được ghi chép lại. À, xin lỗi chị, cơ mà em viết chữ không được nhanh lắm nên cảm phiền chị nói chậm lại một chút ạ.”

“Em sẽ ghi lại ư?”

Katsube-senpai cao giọng vì bất ngờ. Bởi việc một người ở câu lạc bộ báo chí ghi chép lại lời nói của bản thân không khác gì là một bài phỏng vấn, phản ứng của Katsube-senpai là điều rất dễ hiểu đặc biệt khi chị ấy không hề tính tới việc tham gia phỏng vấn gì cả. Mặc cho không có ghi âm, người chị khóa trên vẫn hắng giọng và im lặng trong chốc lát, chắc là để nghĩ xem mình nên bắt đầu từ đâu.

“…Chị hiểu rồi. Chị nghĩ là mình nên bắt đầu lại từ đầu. Chị xin thứ lỗi trước nếu chuyện có hơi lan man.”

Cùng lời hứa hẹn ấy, chị bắt đầu. 

“Ohama-san đã vẽ bức tranh vào mùa hè năm ba tại đây, mặc dù khi đó anh đáng lẽ phải rời khỏi câu lạc bộ rồi. Chị nghĩ không còn ai khác biết về bức tranh vì việc chị biết về nó sau cùng cũng chỉ là do tình cờ.

Chị đã rất bất ngờ khi nhìn thấy bức tranh bởi bản thân không tài nào tưởng tượng ra nổi rằng đây lại là thành quả của Ohama-san. Nhưng nghĩ đi cũng phải nghĩ lại, mặc cho anh ấy yêu quý nghệ thuật tới nhường nào thì điều đó cũng không có nghĩa anh ấy phải đi theo đúng chủ nghĩa của bản thân trong từng tác phẩm mà mình tạo ra. Chị đã nghĩ bức tranh ấy là do Ohama-san đã ngẫu hứng vẽ nên.” 

“Điều đó không đúng sao?”

“Ohama-san đôi khi cực kì cọc cằn, nên chị từng khá sợ việc phải kết thân với anh ấy, nhưng thường thì anh lại lạ một người ấm áp và hay cười. Khi chị vô tình hỏi anh rằng nó có phải là một bức tranh doodle không, anh đã mỉm cười trả lời, rằng nó là bức tranh tinh tế nhất trên thế giới.”

Tinh tế…?

Theo bản năng, tôi ngó sang bức tranh trông như được lấy ra từ một cuốn tập tô màu, nhưng nó vẫn không tỏa sáng hay làm gì đó tương tự.

“Anh ấy nói bức tranh quá tinh xảo để chị có thể hiểu được. Từ ‘tinh xảo’ luôn được anh ấy nhấn mạnh và mỗi khi làm vậy thì anh lại cố để nhịn cười lại, thế nên chị đã nghĩ rằng cái này chỉ là một trò đùa. Các em cũng thấy vậy phải chứ?

Và chị đã hỏi là anh ấy có đang đùa không.”

Katsube-senpai dừng lại để chờ cho Kengo viết kịp, rồi chị ấy lại tiếp tục.

“Anh ấy thề rằng mình đang vô cùng nghiêm túc.

Bỏ ra vài ngày để hoàn thiện, anh đã trao bức tranh lại cho chị. Anh nói là ‘Anh sẽ lấy lại nó khi thời điểm đến, vậy nên giữ giúp anh tới lúc đó nhé’. Sau đó thì anh ấy tốt nghiệp trước khi chị kịp có cơ hội để có thể nói chuyện thêm một lần nữa.”

Tôi làm gián đoạn dòng hồi tưởng. 

“Và, thế là đã hai năm rồi ạ?”

Katsube-senpai nhẹ nhàng gật gù. 

“Chị cũng sẽ tốt nghiệp vào năm sau…nên chị muốn làm gì đó với nó. Chị có nghĩ đến việc gọi điện, nhưng có vẻ như người đó đã chuyển đi và chị vẫn chưa thể tìm được thông tin liên lạc mới.”

“Sao chị không truyền nó lại cho thế hệ sau của câu lạc bộ nghệ thuật trường phổ thông Funa?”

 Katsube-senpai quyết liệt lắc đầu trước lời nói đùa của tôi.

“Thành thật mà nói thì nó đúng là một mối phiền toái.” 

“Ồ.”

Nói thế khá là cay nghiệt đấy.

Katsube-senpai bắt đầu tăng tốc.

“Do không có bản sao nào khác, bọn chị phải đã phải tốn rất nhiều sức để bảo quản bức tranh. Ngoài ra, vì là vật được giao phó nên bọn chị không thể làm việc thiếu trách nhiệm được. Bọn chị sẽ để nó lại đây nếu nó có mang ý nghĩa gì đó, nhưng nếu đây thực sự chỉ là một bức doodle, bản thân chị muốn quẳng nó ra ngoài.”

Chị ấy đưa ra một phát biểu hợp lí bằng cái khuôn mặt phúc hậu của mình. 

Đã được hai năm kể từ khi bức tranh được giao phó và một năm bặt vô âm tín, người tên Ohama ấy hoàn toàn không có quyền để phàn nàn về việc nó bị vứt đi. Nói là vậy, tôi có thể hiểu tại sao Katsube-senpai lại do dự. Sẽ là rất khó chịu khi chỉ vì chuyện này mà về sau có thể sẽ phải chịu những lời quở trách vô lí, và giả sử như có một cuộc kiểm tra nghệ thuật nào đó được tiến hành…lúc ấy chuyện sẽ bắt đầu trở nên nghiêm trọng.

Tôi chợt nhớ ra rằng Katsube-senpai có mang bên mình hai bức.

“Bức tranh kia cũng tương tự thế này ạ?”

Một tờ giấy được phơi ra trước mắt bọn tôi, trong khi tờ còn lại thì nằm úp mặt xuống. Nhưng khi tôi hỏi câu đó, Katsube-senpai chỉ đáp lại bằng một ánh nhìn khó hiểu. Tôi tự hỏi liệu có phải bản thân đã bỏ lỡ điều gì trong câu chuyện của người tiền bối, ấy là khi Kengo cất giọng từ phía bên cạnh.

“Chị vẫn chưa kể cho cậu ta trọng điểm.”

“À, chị hiểu. Phải rồi, em hiện vẫn chưa biết tại sao bọn chị lại coi cái này là một bí ẩn nhỉ.”

Chắc chắn là bức tranh rất kì lạ, nhưng cũng không đến nỗi phải gọi là bí ẩn. Nếu bức tranh đầu tiên đã như vậy, thì dù cho bức tranh thứ hai có xấu hoắc đến đâu đi nữa, tôi cũng sẽ không ngạc nhiên. Đó những gì tôi đã nghĩ, cơ mà…

“Cái này…”

Bức tranh thứ hai được lật lên, và chỉ cần một cái nhìn qua, tôi đã phải công nhận rằng cái này đúng thực là rất bí ẩn. Khung cảnh vùng quê, mặt trời, dãy núi phía bên kia đồng bằng, cặp ngựa, trang trại, cánh đồng và khu rừng thưa.

Bức tranh thứ hai giống y hệt bức tranh đầu tiên.

Một loại giấy được đặt theo tên của một vùng trên Anh Quốc. Thường được làm hoàn toàn bằng bột hóa học. Tờ giấy trắng mịn và có độ bền cao khiến nó phù hợp với nhiều vật liệu vẽ cũng như dụng cụ viết, bao gồm: bút chì, bút mực, cọ vẽ… Một câu joke về chính trị khác của Kobato, Đảng Chính Thống, có tên gốc là Partido Ortodoxo, là một đảng phái chính trị của Cuba được thành lập vào năm 1947 bởi Eduardo Chibas để đáp lại sự tham nhũng của bộ máy nhà nước cũng như sự thiếu hụt về những chính sách cải cách. Mục tiêu chính của nó là thiết lập bản sắc dân tộc, trở nên độc lập về kinh tế và thực hiện các cải cách xã hội. Đảng đã bị giải thể vào năm 1952. Nitten được coi như buổi triển lãm nghệ thuật lớn nhất trên thế giới cho loại hình này, là nơi thu hút rất nhiều người hâm mộ cũng như các nhà phê bình nghệ thuật. Buổi triển lãm bao gồm 5 hạng mục: tranh phong cách nghệ thuật Nhật Bản, tranh phong cách nghệ thuật phương Tây, điêu khắc, thủ công và thư pháp. Ở mỗi hạng mục sẽ xuất hiện những tác phẩm của các nghệ sĩ nổi danh, bên cạnh đó là tác phẩm nghệ sĩ tài năng mới nổi. Một họa sĩ người Nhật nổi tiếng với những tác phẩm tiên phong trong việc thúc đẩy nghệ thuật tranh phương Tây phát triển ở Nhật Bản vào thế kỉ 19. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là một bức tranh cá hồi được phơi khô. Tranh doodle còn được mọi người gọi với cái tên là “nghệ thuật của tiềm thức”. Ra đời khi người vẽ ở tình trạng lơ đãng, doodle với những đường nét lộn xộn, tổng thể khó hiểu, trừu tượng thu hút mọi ánh mắt. Tranh vẽ cel dùng để chỉ một phương pháp sản xuất hoạt hình cổ điển trong đó người họa sĩ sẽ vẽ và tô màu lên những tấm axetat trong suốt rồi lồng nó với những tấm tranh cel khác hoặc lồng vào phông nền.