Mong Ước Của Anh, Là Được Trở Thành Giọt Lệ Trên Mi Em

Chương kế tiếp:

Truyện tương tự

Túc Mệnh Chi Hoàn - Quỷ Bí Chi Chủ 2

(Đang ra)

Túc Mệnh Chi Hoàn - Quỷ Bí Chi Chủ 2

Ái Tiềm Thuỷ Đích Ô Tặc

Phần tiếp theo của tiểu thuyết Quỷ Bí Chi Chủ, một trong những tác phẩm văn học mạng nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Câu chuyện lấy bối cảnh vào khoảng 6-7 năm sau sự kiện cuối cùng ở Quỷ Bí Chi Chủ.

117 1175

Throne of Magical Arcana

(Đang ra)

Throne of Magical Arcana

Ái Tiềm Thủy Đích Ô Tặc (Mực Thích Lặn Nước)

Đây là web novel đầu tay của lão Mực, đầu tay chứ không có nghĩa là non tay. Lão Mực đã vẽ nên thế giới nơi mà tri thức, khoa học thực sự biến thành sức mạnh theo đúng nghĩa đen và chứa đựng một khối

577 30885

Nichiasa Reincarnation – Về chuyện một Otaku cuồng siêu anh hùng bị chuyển sinh thành nhân vật phản diện.

(Đang ra)

Nichiasa Reincarnation – Về chuyện một Otaku cuồng siêu anh hùng bị chuyển sinh thành nhân vật phản diện.

Karasuma Ei

“Nếu như là ở thế giới này, mình sẽ có thể trở thành người hùng mạnh nhất!” Một bản hùng ca về một otaku phim siêu nhân trồi lên từ vực thẫm để thực hiện ước mơ của mình, trong khi nghiền nát kết cục

176 4641

Tập 01 - Chương 1 - Nốt Nhạc Thứ Ba

NỐT NHẠC THỨ BA

Để giải thích về lý do nghiêm túc ấy, tôi kể lại cho cô ấy nghe về những chuyện đã xảy ra vào năm tôi ba tuổi – khi một tâm trí mỏng manh của một đứa trẻ hoàn toàn bị lệch lạc một cách vô phương cứu chữa, tựa như những món đồ thuỷ tinh bị bẻ cong đi vì nhiệt trước khi đông cứng lại thành hình.

Nguyên nhân là do ba của tôi – Saegusa Ryuunosuke.

Ông ấy là một nhà văn, là một tiểu thuyết gia đã viết lên những câu truyện ly kỳ và hấp dẫn, khiến biết bao người phải đắm chìm dưới một ngòi bút đặc trưng và độc đáo của mình.

Ryunosuke Akutagawa là bút danh của ông ấy, một cái tên táo bạo khi trùng với tên của một nhà văn vĩ đại thời Taisho. Và một lần nữa khi ông thể hiện ra ngoài những tính cách ngạo mạn và bất kính của mình khi đặt tên cho con trai của mình là Yakumo.

Vào một buổi chiều tối của một ngày nọ, khi bọn tôi đang dạo bước dọc bờ Sông Abukama.

“Ủa ba, sao ba chỉ có một con mắt thôi vậy ạ?” Tôi lúc ba tuổi hỏi rằng.

Ông ấy xoa nhẹ những sợi ria của mình và cười lớn. “Nó khó chịu quá nên ba moi nó ra rồi. Roẹtt

“Vậy con mắt đó đâu rồi ạ…?” tôi sợ hãi hỏi, không chắc rằng mình có nên nghe câu trả lời hay không.

“Ba ăn nó rồi.”

Kinh hãi, tôi hét lớn, “Ba nói sạo!”

Ông ấy quay người lại, tiến lại gần và ngồi xuống ngay tầm mắt của tôi. “Thật đấy con trai.”

Rồi liền tháo miếng bịt mắt của ông ra.

Dưới một bầu trời đỏ rực, mọi thứ trong không gian bên bờ sông được tô lên bởi một màu đỏ máu của ánh chiều tà – ngoại trừ một lổ trống; một lổ hổng tựa như một lổ đen khi hút trọn toàn bộ những âm thanh rì rào của dòng Sông Abukuma; hút trọn toàn bộ sắc màu của thế giới, giam cầm bọn nó và để lại một màu đen tuyền duy nhất của màn đêm.

Chính khoảng khắc đó, chính nó là nguyên nhân khiến tâm trí của tôi bị bẻ cong một mức độ không thể diễn tả.

Tôi bắt đầu cảm thấy một cơn đau. Một sự đau đớn lan toả ra từ màn đêm của hốc mắt đó.

Sự “vắng mặt” của con mắt phải đó… nó khiến tôi… “đau.”

Cơn đau không đến từ vết thương, nhưng nó đến từ một khái niệm của “sự vắng mặt” của một thứ đáng lẽ ra nên nằm ở đó, “một khoảng không” chính là thứ khiến tôi cảm thấy đau. Ví dụ một trường hợp khác, khi đuôi của chú Godzilla đồ chơi của tôi bị gãy, một cơn đau điếng từ “một khoảng không” đó hoàn toàn đã khiến tôi khóc ngất lên.

Vài tháng sau, vào một ngày khi tôi ngã từ những bậc thang của căn chung cư nơi tôi sống. Tôi đứng dậy sau một hồi nằm mãi dưới chân cầu thang, chống lại một cơn đau thấu xương và bước đi vào căn phòng của mình tại lầu ba. Đau đớn bước vào nhà tắm và nhìn qua một lớp gương, tôi thấy lớp da của mình ở bên thái dương trái đã bị tróc ra cùng với những dòng máu đỏ tươi tuôn ra từ nó.

Tôi lau đi vết máu – một việc khiến tôi liền thấy được một màu trắng nằm ở bên dưới.

Tuy nhiên, tôi vẫn giữ được sự bình tĩnh của mình và rồi rón rén từ từ đẩy lớp da bị tróc đấy vào vết thương – vào vị trí ban đầu của nó.

“Chữa trị” xong, khi một suy nghĩ về “một khoảng không” ấy biến mất.

Thì cơn đau đã không còn nữa.

Tôi sau đó dùng gạc quấn lại vết thương vài lần, bước ra ngoài bật TV lên và an tâm ngồi xem hoạt hình. Cơn đau tại vùng thái dương của tôi vẫn còn đấy, vẫn còn âm ỉ như những cơn đau mơ hồ và xa cách của người khác.

Nhưng một hồi sau khi mẹ về, bà ấy hoảng hốt hét lên. Mẹ khóc, càu nhàu về vết thương của tôi trong khi tôi không hề biết lí do tại sao bà lại khóc, nhưng cũng vì mẹ đang khóc nên tôi cũng khóc theo luôn.

Và giờ, chúng tôi đã bất ngờ hoán đổi vị trí cho nhau khi bà được chuẩn đoán mắc bệnh Phân rã Clorua.

Bởi vì những phần bị mất đi từ tay chân mẹ, tôi liền cảm thấy được một cơn đau điếng tận trời xanh.

“Nó đau lắm, đúng không ạ… mẹ à, nó hẳn phải đau lắm nhỉ…” tôi đã cất lên như thế.

Và mẹ, hoàn toàn không hiểu được cơn đau ấy, cũng bật khóc vì những tiếng nấc của tôi.

“Không đau con ạ… không, nó không hề đau gì cả…” bà ấy nói và ôm lấy tôi bằng những cánh tay vô hình của mình.

Nói một cách dễ hiểu hơn, tôi đã bị mắc một hội chứng còn tệ hơn cả Đau chi ma, đó là những cơn đau từ những “khoảng trống” của những thứ quen thuộc luôn hiện hữu ở xung quanh tôi, tạo nên một vết thương vô hình, không thể hàn gắn.

Cuối cùng, tôi cũng đã tìm ra cho mình được một loại “băng gạc” đặc biệt dành cho những vết thương này – đó là tìm cách làm “đầy” lại “khoảng trống” ấy. Bất cứ thứ gì cũng được, một nhánh cây, một hòn đá, một ngọn cỏ, tất cả mọi thứ xung quanh nhưng quan trọng nhất không thể nào thiếu được một lời cầu nguyện – cầu rằng những vật thể đó thật sự có thể làm “đầy” lại vết thương, cầu rằng những vật thể ấy rồi sẽ giúp tôi xua đuổi đi những cơn đau này.

Thế nên tôi đã bắt đầu chuyến đi săn của mình, tìm kiếm và “bắt” lấy những vật có thể làm “đầy” lại các chi của mẹ tôi.

Ban đầu, khi đi vòng quanh lớp học của mình, tôi đã nghĩ rằng liệu một cây thước eke to bự mà giáo viên sử dụng để kẻ trên bảng có thể sử dụng được hay không. Nhưng liền bác bỏ khi liền nhận ra thứ ấy sẽ biến mẹ tôi thành một con Gundam mất.

Thế còn phấn thì sao? Còn một hộp bút chì mà ai đó đã để quên lại nữa?

Và đó là khi tôi bắt đầu chú ý tới những cánh hoa anh đào đang nở rộ ngoài sân.

Đối lại với một bầu trời xuân trong xanh yên bình, là những nhánh hoa anh đào nở rộ và rực cháy như ngọn lửa. Những ngọn gió thổi qua không gian, tung bay những cánh hoa như những tro tàn đỏ hồng từ một đống lửa khổng lồ. Tôi đưa mắt nhìn lên những nhánh cây, nhìn xuống phía dưới chân mình. Nằm dưới đất, là những cánh hoa đã rơi ra và tách mình khỏi những tán cây – những cánh hoa tựa như những đốm lửa dại đang bùng cháy từ đằng xa, từ một bóng mờ mơ ảo của một ngọn núi khổng lồ. Nhặt bọn chúng lên, là một cảm giác mát lạnh của trời xuân – trái ngược lại với một cảm giác ảo tưởng của một sự nóng bỏng và rạo rực từ một ngọn lửa.

Tôi cảm thấy rằng những cánh hoa này chắc chắn sẽ làm “đầy” lại những “khoảng trống” của mẹ tôi, rằng tôi cảm nhận được rằng những cánh hoa này sẽ hoà quyện vào với những làn gió và sẽ trở thành những cánh tay chân mới của mẹ mình. Bởi vì chính bọn chúng dường như cũng đã làm vơi đi một chút về những nỗi đau đớn ấy của tôi.

Vậy nên tôi mới bắt đầu nhặt lên những cánh hoa ấy, từng chút từng chút một, tôi nhặt bọn chúng lên cùng với một ước nguyện - một ước nguyện đang được lớn dần cùng với cái túi đầy tràn những nhánh hoa anh đào ấy của tôi.

Yakumo cũng là biệt danh của nhà văn lừng danh Natsume Souseki