Ngay sau khi Đợt 2 diễn ra, những nhà học giả và nhà nghiên cứu đều đồng thuận đặt tên cho hiện tượng đang xảy ra là “Hiện Tượng Đồng Bộ Bùng Phát Hầm Ngục Toàn Cầu.” Những chính phủ các quốc gia đều điên cuồng tranh giành việc sử dụng vũ khí hạt nhân và đã có rất nhiều kỳ họp đã diễn ra tại Liên Hiệp Quốc. Song việc bàn bạc chỉ làm tình hình căng thẳng hơn nên cũng chẳng quyết định được gì.
“Đất nước của chúng tôi đã xuất hiện tận hai mươi lăm hầm ngục trong biên giới rồi. Nói cho khách quan hơn là Gamerica chỉ có bốn cái, Nhật Bản có hai và đế chế Đức chỉ có một mà thôi! Và ngoài kia còn có cả đống quốc gia còn chưa xuất hiện được một cái nữa. Chúng tôi yêu cầu tất cả các quốc gia phải đóng tiền viện trợ để phân phát chúng ra cho các nước dựa theo số lượng hầm ngục xuất hiện.”
“Đó chỉ là vì đất nước của anh có diện tích lớn mà mật độ dân đông thôi. Hiện Tượng Đồng Bộ Bùng Phát Hầm Ngục Toàn Cầu này đang được xem là một thảm họa tự nhiên. Thế nên là theo như cái logic của anh thì chúng ta cũng nên tổ chức đóng tiền viện trợ để phân phát ra cho các nước dựa theo số lượng động đất xuất hiện đúng không nhỉ?”
Hai nhà ngoại giao của hai cường quốc châu Á lườm nhau. Còn nhà ngoại giao của Gameria giơ tay để ngăn hai người họ lại.
“Đất nước của chúng tôi đang hiện ở giữa quá trình điều ra mấy cái hầm ngục không gian khác đó. Song theo một góc độ vĩ mô hơn thì có vẻ như chúng cũng có đặc điểm chung về sự xuất hiện của mình. Gamerica cũng có một diện tích lớn thế nhưng chỉ có mỗi bốn hầm ngục. Còn về Cộng hòa Đông Sina thì có rất nhiều. Về chuyện này thì chúng tôi đã đặt ra một giả thuyết chính là những hầm ngục không xuất hiện theo diện tích mà là về mật độ dân số. Nói cách khác thì những quốc gia có mật độ dân đông sẽ có khả năng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này.”
Những lời của nhà ngoại giao Gamerica đã làm khơi dậy kha khá phản ứng từ những người trong phòng. Những người đến từ các đất nước trong bán đảo Scandinavian chỉ có vài trăm ngàn dân đều thở phào nhẹ nhõm, còn những người đến từ các quốc gia Đông Nam Á đều nhăn mặt lại.
Nhà ngoại giao của quần đảo Filipines lên tiếng, “Đất nước của chúng tôi nhỏ hơn Nhật Bản, nhưng chúng tôi đã tìm ra hai hầm ngục nằm ngay giữa thủ đô Manila của chúng tôi. Tôi cũng nghĩ là nhà ngoại giao của Gamerica đang có ý đồ gì đó. Để có thể giữ gìn trật tự công cộng trong quốc gia của chúng tôi thì chúng tôi mong được thoát khỏi gánh nặng giữ gìn an ninh ở những quốc gia khác. Chúng tôi cũng có yêu cầu rằng tất cả thành viên của Liên Hiệp Quốc hãy ngay lập tức ra lệnh thu quân đang đóng quân ở những quốc gia khác hoặc đang ở biên giới của quốc gia về. Tất nhiên là chúng tôi cũng sẽ vui lòng làm theo.”
Có vài giọng nói thể hiện sự ủng hộ vang lên, nhưng cũng có một vài người ở những quốc gia châu Á lại có suy nghĩ khác hoàn toàn.
“Mơ đi! Biển Nam Sina là lãnh thổ của của chúng tôi và là nền kinh tế phát đạt quan trọng của chúng tôi. Ý định thật sự của anh đều đã rõ như ban ngày rồi. Nếu muốn chúng tôi rút quân đi quá rồi thì hãy biết được vị trí lãnh thổ đúng trước đi.”
“Chúng tôi cũng phản đối quyết định này. Nếu chúng tôi rút quân khỏi biên giới thì cái gì sẽ ngăn việc các quốc gia phía Nam xâm lấn chúng tôi hả? Chúng tôi đang đình chiến, nhưng nó còn không phải là một hiệp định được ký kết nữa. Để giữ gìn an ninh quốc gia thì chúng tôi cần giữ một số lượng quân sự đủ đấy.”
Những quốc gia từ các bán đảo đã chia làm hai phía và cũng đưa ra những ý kiến khác nhau. Song một quốc gia phương Bắc nào đó bị đổ tội lên đầu đã nổi giận lên và nói.
“*** ** các anh nhá! Một cái hầm ngục vừa xuất hiện trong quốc gia của bọn tôi luôn đó! Giờ cái củ *** ‘sự hợp tác giữa các dân tộc’ mà bên bọn anh cứ luôn mồm nói đến giờ đang ở chỗ *** nào rồi nhỉ?! Bọn tôi YÊU CẦU bên các anh phải bỏ tất cả những sắc lệnh chống lại bọn tôi ngay!”
Mặc dù phải đối mặt với thảm họa mang tầm thế giới bị xảy ra bởi những cái hầm ngục thì từng quốc gia vẫn bận rộn với việc đòi lại quyền lợi cho họ và lừa gạt những quốc gia khác vì lợi ích riêng nhưng tất cả bọn họ đều có chung một suy nghĩ: Liên Hiệp Quốc cuối cùng cũng sắp tan tành rồi.
◇◇◇
“Thưa ngài Tổng thống, những cuộc gọi hỏi về tính minh bạch của thông tin về những hầm ngục đó đang dần tăng lên ngày qua ngày. Bang Chicago hiện nay đang có đầy các cuộc biểu tình và chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đang giảm mạnh. Cứ đà này thì chúng ta sẽ không kiểm soát được Quốc hội lâu hơn nữa ạ.”
Tổng thống Ronald Howard cau mặt giận dữ về những báo từ phụ tá của ông ta trong phòng riêng. Những thông tin về hầm ngục đang dần dần nhiều hơn, nhưng đa số trong chúng đều chỉ là mấy tin vịt mà thôi.
“Bọn chúng còn muốn biết thêm cái gì nữa chứ? Về việc vũ khí biến thành thẻ bài à? Hay là Bảng trạng thái? Hoặc là cái hệ thống ‘Ô Thẻ bài’ vô lý đó? Thằng đần nào sẽ tin mấy cái thứ này hả? Cứ thả một quả bom hạt nhân vào cho xong luôn nhỉ?”
“Thưa ngài Tổng thống, chúng tôi đã thử dùng thuốc nổ C-4 để kiểm tra nhưng có vẻ như là nó cũng biến thành thẻ bài ạ. Có vẻ như điều này xảy ra với tất cả các loại vũ khí khi chúng được đem qua cánh cửa ở dưới đó. Bao gồm chất nổ, súng trường tấn công, súng lục và dao quân đội; mọi thứ đều trở thành thẻ. Tất cả chúng sẽ trở lại bình thường ngay khi được mang ra ngoài nên ta ít nhất cũng không phải lo về việc những kẻ khủng bố sẽ lợi dùng điều này để lén đem theo vũ khí dưới dạng thẻ, nhưng mà…”
“Nếu có một cách để giữ vũ khí trong dạng thẻ thì sao hả? Nếu chúng ta chưa biết cách đó thì sao hả? Nếu có một ai đó biến một quả bom hạt nhân thành một cái thẻ và mang nó vào biên giới quốc gia của chúng ta thì sao hả? Chúng ta không thể để chuyện này lộ ra được kể cả khi chuyện đó có 1% tỉ lệ xảy ra đi chăng nữa!”
“Vấn đề này đã được giải thích cho Chủ tịch Hạ viện và ông ấy đã hiểu cho rồi ạ, nhưng lại xuất hiện một phản ứng dữ dội từ phía đảng Dân chủ. Thưa ngài Tổng thống, kể cả khi tin này có ngớ ngẩn đi chăng nữa thì không phải là chúng ta vẫn nên công khai ra ạ?”
“Cậu nghĩ là người dân sẽ tin chúng ta khi chúng ta là quốc gia duy nhất công bố tin này ra à? Còn nữa, người dân của những quốc gia khác cũng sẽ đi hỏi chính phủ của họ về việc chúng ta công khai ra có đúng không thôi. Việc này có thể biến thành một vấn đề của chính sách đối ngoại đấy.”
Có rất nhiều ý kiến và đề nghị vì trong phòng cũng đang có những người phụ trách khác. Thông tin về tình trạng này đang được thu thập lại một cách đều đặn. Những hầm ngục xuất hiện ở New York, Chicago, Seattle và Los Angeles đều đang được giám sát chặt chẽ bởi quân đội và đang được quân đội của họ cẩn thận khai phá. Rất may mắn khi đa số các loài sinh vật trong hầm ngục đều là những thứ nhỏ như slime, những con rết dài ba mươi xen-ti-mét và một vài những sinh vật khác có thể dễ dàng bị tiêu diệt chỉ bằng việc đạp lên. Nếu không có cái Bảng trạng thái và mấy con sinh vật lạ đó thì người ta sẽ rất là dễ nhầm lẫn chúng như là những cơ sở ngầm.
“Trong trường hợp đó, sẽ thế nào nếu như chúng ta công khai chuyện này trong hội nghị thượng đỉnh G7 với những quốc gia đồng minh khác nhỉ?”
Ý kiến của người đó đã làm mọi người khác trong phòng để ý.
“Hội nghị thượng đỉnh được ghi trong lịch trình của cuối tháng này đáng ra là sẽ được tổ chức tại Osaka nhưng giờ nó đã bị dời sang Nagoya. Tôi chắc chắn rằng chủ đề ở hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ là về cách để đối phó với những hầm ngục này. Và nhiều quốc gia trên thế giới đều chắc chắn đang bị kẹt ở thế chọn ra thông tin nào sẽ được công khai và thông tin nào sẽ bị che giấu. Và đó sẽ là khi bảy quốc gia dẫn đầu của chúng ta sẽ nhảy vào và cùng đưa ra một quyết định chung.”
“Đó đúng là một ý tưởng tuyệt vời đó! Nối máy với Seiichirou cho tôi ngay bây giờ!”
Những người phụ trách đều thở ra một hơi nhẹ nhõm với gương mặt thỏa mãn của Tổng thống Howard.
◇◇◇
Tham gia Hako Discord tại
Ủng hộ bản dịch tại
Vâng, đây là Sina ạ (China in a nutshell) à thì đoạn này là eng chơi chửi thẳng mặt luôn, nhưng mà vì trans rén nên censor nhá! Giải thích time: Nhóm G7 là diễn đàn của 7 đại cường quốc có nền kinh tế công nghiệp phát triển với kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới. Nhóm này thành hình vào năm 1976, khi Canada gia nhập nhóm G6 trước kia bao gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp và Ý. Bảy vị bộ trưởng của 7 nước thành viên nhóm họp vài lần mỗi năm để bàn luận và trao đổi về các chính sách kinh tế, đưa ra chiến lược bảo vệ, định hướng và dẫn dắt cho nền kinh tế toàn cầu, công việc này đôi khi cũng được hỗ trợ bởi những kỳ họp thường xuyên của các viên chức khác như thứ trưởng Bộ tài chính. (luatduonggia.vn) Giải thích time: Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones hay Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones là một trong vài chỉ số thị trường chứng khoán được tạo ra bởi Charles Dow, chủ báo The Wall Street Journal và đồng sáng lập viên của công ty Dow Jones & Company vào thế kỷ 19. (Wiki)