Danshi Koukousei de Urekko Light Novel Sakka wo Shiteiru keredo, Toshishita no Classmate de Seiyuu no Onnanoko ni Kubi wo Shimerareteiru.

Chương kế tiếp:

Truyện tương tự

Đường lên đỉnh Streamer của cô nàng Oni!

(Đang ra)

Đường lên đỉnh Streamer của cô nàng Oni!

Hakoiri Hebineko

Futayado Nanaka, một cô gái 21 tuổi, tự nhận bản thân là chiến thần làm bán thời gian. Tuy nhiên, xui rủi sao mà những nơi cô đang làm đều bị phá sản.

38 3436

Tôi có một cuộc gặp mặt với vợ trong game và một cô bé tiểu học xuất hiện. Liệu tôi có phải ra tòa không...?

(Đang ra)

Tôi có một cuộc gặp mặt với vợ trong game và một cô bé tiểu học xuất hiện. Liệu tôi có phải ra tòa không...?

深山鈴

Khi đến địa điểm đã hẹn với kỳ vọng đó, cậu ấy biết được cô gái đó thực ra lại là một học sinh tiểu học. Cô ấy là vợ trong game của Naoto và có một cảm xúc lãng mạn dành cho Naoto ngoài đời thực.

36 1281

Mắc kẹt nơi thiên đường

(Đang ra)

Mắc kẹt nơi thiên đường

悲殇的秋千

Thế giới hentai là một nơi nguy hiểm, nhất là khi thằng bạn thân là nhân vật chính còn Ning Chu lại đang dần biến thành con gái.

5 296

Tập 02 - Tới lúc Diễn rồi (II) - Chương 2: Ngày 15/5, Tôi bị Em bóp cổ

Translator : Poro

=====

Tập 2 Chương 2: Ngày 15/5, Tôi bị Em bóp cổ

Tôi, một nhà văn nam sinh cao trung nổi tiếng, đang bị bóp cổ bởi cô em bạn học cũng là đồng nghiệp của mình.

Đây chính là tình trạng của tôi hiện giờ.

Tôi không cảm thấy đau đớn hay chút gì khó chịu, nhưng thật sự tôi đang chết dần.

“Cứu !”

Kẻ thốt lên câu cầu giúp không phải tôi, là Nitadori, người bóp nghẹt cổ tôi. Một từ dường như rất ngắn nhưng khi vang lên tôi lại nghe rất chậm và dài.

Tuy vậy, tôi vẫn không thể hiểu rõ ý cô ấy là gì.

Đã 5 giây trôi qua kể từ khoảnh khắc cô nàng làm tôi nghẹt thở. Sau đấy 2 giây, mọi suy nghĩ của tôi trở nên mơ hồ.

Bây giờ cơ chế bảo vệ của bộ não kích hoạt khiến tôi nghĩ tới những bóng sáng lập lòa ư ? Tôi đoán có lẽ nó có thể giúp tôi nhìn vào quá khứ để tìm ra một manh mối mà cứu chính mình.

Tôi vẫn nhớ rõ những gì Nitadori nói, nhưng tôi không có suy nghĩ gì về nó.

Cứ cho là vậy, tại sao Nitadori muốn giết tôi cơ chứ ?

Tôi không biết.

Tôi không biết lí do nào cả.

__

Thứ Năm, ngày 15 tháng Năm.

Thời gian trôi nhanh, và mới đó đã một tháng trôi qua sau buổi After Records, một học kì mới bắt đầu.

Tôi như thường lệ, ngồi trên chiếc ghế bên trái phía dãy cuối trong khoang ở chuyến tàu cao tốc thân thuộc.

Bầu trời chói rọi ánh sáng rực rỡ, nhưng có dự báo rằng hôm nay sẽ mưa ở Tokyo, bởi thế tôi đã xếp sẵn ô trong túi xách của mình.

Con tàu rời bến đúng giờ.

Sau việc luôn phải ngồi trên con tàu này cả tháng trời, tôi nhận ra một ngày đã kéo dài hơn. Khi đứng trên sân ga hôm nay, tôi cảm giác hôm nay sẽ nắng tốt đây.

Đã thực hiện tổng cộng 13 buổi After Records rồi, vậy thì ngày mai, sẽ là ngày 7, một nửa thời gian đã lướt qua.

Trong buổi làm việc đầu tiên, tôi có thể thấy Nitadori trong ở phòng thu âm, nhưng tôi không thể nhớ.

Suốt buổi làm việc thứ hai, tôi đã gặp Nitadori trên con tàu này lần đầu tiên.

Trong buổi thứ ba tới phiên làm việc lần sáu, chúng tôi đã cùng đi Tokyo cho 4 chuyến công tác sau đó, và tôi đã trả lời rất nhiều câu hỏi.

Những câu hỏi đó bao hàm mọi chủ đề, từ những suy nghĩ ngây ngô của tôi khi còn nhỏ, cho tới những dự định viết các tác phẩm của tôi trong tương lai.

Những nỗ lực trước khi vào làm việc cho Dengeki Bunko.

Phương pháp viết văn.

Phí xuất bản và thuế đi kèm.

Vậy, chủ đề cô nàng tính hỏi hôm nay là gì đây ?

Tôi đoán tôi có thể nói tất cả mọi thứ bây giờ, đúng vậy.

Nghĩ về điều này, tôi lại tiếp tục sắp xếp những khoảng trống trong dòng suy tư, và sau đó, tôi trông thấy cô gái với mái tóc đen mượt đang tiến tới.

__

“Xin chào, sensei, hôm nay anh thế nào ?”

“Tôi ổn, cảm ơn. Thế còn cô ?”

“Em cũng bình thường, cảm ơn anh.”

Đầu tiên, chúng tôi bắt đầu với một cuộc trò chuyện xã giao mà ngay cả những đứa nhóc tiểu học cũng có thể dịch sang tiếng Anh.

“Cho anh.”

Nitadori, người vừa đưa tôi một túi đồ, đã không vận váy hôm nay mà thay vào đó là quần jean, mặc cùng với một cái áo khoác xanh màu lá chuối và một cái áo len màu lam.

Nitadori di chuyển cái túi ra sau lưng và đặt áo khoác của cô lên đấy. Tiếp theo đó, cô nàng cẩn thận buộc tóc của mình lại, để mái tóc rủ xuống về phía vai phải trước ngực trước khi ngồi xuống.

Tôi nhận lấy cái túi từ cửa hàng tiện lợi.

“Để tôi cất vào. Cảm ơn.”

Với những âm thanh tựa như nhịp sóng vỗ, tôi lấy ra gói khoai vị muối biển và chai trà ra.

“Nghĩ về cái này, em luôn nhìn lưng anh hằng ngày ở trường, bởi thế em biết anh khá là hoạt bát. Có lẽ em sẽ nhìn lên bảng một chút nếu anh lờ đờ.”

“Tôi đoán thế.”

Nitadori luôn ngồi sau tôi mỗi ngày trong lớp. Không có lí do gì cho dù ở trong lớp, hay ở nơi nào trong trường, để chúng tôi nói chuyện với nhau.

Có lúc tôi ngang qua Nitadori trong hành lang, dù là thế, thậm chí nếu đó là tìm cô nàng, tôi cũng sẽ không cất lời với cô.

Nghĩ xem nào, tôi cảm thấy mối quan hệ này rất phức tạp. Khi nghĩ về điều đó, Nitadori luôn nói điều tương tự khi cô nàng ngồi cạnh tôi.

“Rất lạ... chúng ta ngồi gần nhau, người phía trước, kẻ phía sau trong lớp. Và cả trong buổi After Record, chỉ có một tấm kính cách âm chia giữa hai đứa, và bây giờ, chúng ta ở cạnh nhau...”

Cô nàng tỏ vẻ không tin vào điều này.

Và tại sao việc cô nàng không sử dụng câu “bên nhau vai kề vai” thay vào đó, thành một bí ẩn.

Con tàu tiếp tục phóng như bay về phía trước.

Trong khi tôi vẫn nhai ngấu nghiến những lát khoai tây, người soát vé tàu đi tới để kiểm vé các hành khách.

Người soát vé hôm nay là một phụ nữ tôi chưa gặp bao giờ. Cô ấy có vẻ có một ấn tượng về việc chúng tôi luôn ngồi ở những dãy ghế này mỗi thứ Năm.

Sau khi kiểm xong vé, cô soát vé rời đi.

“Hai em luôn đi cùng nhau—thế hai em là gì của nhau vậy ?”

__

Cô soát vé không bao giờ hỏi những câu hỏi như thế. Tôi sẽ làm gì nếu cô ấy hỏi vậy ta, nhưng một nhân viên soát vé sẽ không bao giờ hỏi những điều riêng tư về hành khách.

“Bây giờ thì...”

__

Sau đó, như mọi khi, Nitadori bắt đầu khung giờ đặt câu hỏi của mình—

Hoặc tôi nghĩ vậy, nhưng tôi vẫn đói, bởi thế Nitadori đã nói về những vấn đề thời tiết.

Dựa vào dự báo thời tiết hôm nay, cô nàng nói, tiết trời Tokyo sẽ xấu, và khi tới phòng thu trong ngày tiếp theo, tôi nên cẩn thận khỏi bị ngã do trơn trượt.

“Erm... tôi không thể nghỉ ở nhà à ?”

Tôi hỏi khi tôi đang cuốn gói khoai tây lại.

“Chúng ta không phải đi lên trường mà !”

Nitadori cười khúc khích.

Tất nhiên, cả hai chúng tôi chỉ đơn thuần là đùa. Buổi After Records thật không vui tí nào. Mặc dù chúng tôi không phải đi học, nhưng vẫn phải đi làm. Chúng tôi không thể bỏ việc ngoại trừ một vài lí do chính đáng (một vài người sẽ hỏi nếu việc cúp học là đúng).

Trong quá khứ, mỗi khi một diễn viên lồng tiếng nghỉ do bị bệnh, những người khác sẽ cảm tưởng như anh ta vẫn đang ở quanh đây. Tôi thấy trò đùa này rất hấp dẫn đó, mặc cho nó chả lợi lộc cho cam gì.

Và suốt tuần kế, anh diễn viên lồng tiếng này sẽ tới phòng thu và thu âm một mình ở buổi ghi trước.

Tôi thấy nó rất khó khăn, và tại lúc đấy, tôi cảm động bởi diễn xuất ngoài sức tưởng tượng của họ.

__

“Bây giờ, em sẽ bắt đầu ghi chú hôm nay.”

Nitadori cầm trên tay cuốn sổ ghi chép mà tôi thấy tuần trước.

Tôi nhớ tôi thấy nó là vào buổi nói chuyện về thu nhập và thuế má. Nitadori đã không mở cuốn sổ đó trong suốt hôm đó.

“Chắc cô đã chuẩn bị nhiều câu hỏi rồi phải không ?”

__

Tôi hỏi.

“Yep. Em đã chuẩn bị một vài chủ đề hay nói cách khác nhiều dạng câu hỏi. Nếu anh muốn giải thích thêm thì cứ tự nhiên, sensei. Bên cạnh đó, nếu có những câu hỏi xúc phạm anh thì hãy thứ lỗi cho em. Nếu câu hỏi đó anh không thể trả lời vì bí mật công việc thì hãy nói thẳng với em ‘em không nên hỏi những câu hỏi này’ nha.”

“Được rồi.”

“Bây giờ--”

Đúng lúc này, Nitadori mở cuốn sổ của mình ra.

Tuy nhiên, cô nàng lại chú ý không để tôi nhìn vào trong đó, cô nàng chỉ ngón tay mình vào tờ giấy.

“Erm...”

Cô nàng có cần phải lo lắng khi có nhiều câu hỏi quá không nhỉ ?

Tôi bắt đầu lo rằng điều gì sẽ xảy ra nếu tôi từ chối trả lời câu hỏi mở đầu nhỉ ? Liệu nó có làm hỏng tâm trạng Nitadori ? Hay là nó sẽ gây hiệu ứng ngược và làm cô nàng thấy tội lỗi để rồi nhút nhát trở lại ?

Chính xác cái gì là vấn đề Nitadori đang ám chỉ--

“Erm, điều này—khi phát hành một cuốn sách, anh sẽ kí hợp đồng với nhà xuất bản, đúng chứ ạ ? Nếu anh phải làm như thế, anh sẽ làm như thế nào ?”

“Phew.”

“Tại sao anh thở phào thế ?”

“À, không, tôi chỉ đang đoán xem tôi sẽ làm gì nếu tôi không thể trả lời câu hỏi này.”

“Ahaha. Em đoán câu hỏi này ổn với anh, đúng không ?”

“Đương nhiên.”

“Vậy câu trả lời là ?”

“Đúng vậy.”

__

Với trường hợp của tôi—tôi sẽ kí một ‘hợp đồng xuất bản’.

Đó là một dạng hợp tác bằng cách kí 4 tờ giấy in A4 được đóng ghim bên góc trái. Tất nhiên, đây cũng là phương thức Dengeki Bunko sử dụng. Tôi không biết phương thức mà các công ty hay ban biên tập sử dụng là gì.

Tôi chìa ra bản sao của hợp đồng, rồi nói,

“Đây là các điều khoản trên đó... tôi đã dành nhiều công sức để đọc chúng, không thừa đâu, mặc dù tôi không thể nhớ rõ chi tiết.--”

Tôi đã nói trong suốt tuần trước đó rằng ’50 tái bản đầu tiên được in là dành cho hàng khuyến mãi, bởi thế nó không được tính trong phí xuất bản’. Chính điều khoản này cũng được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng.

Rất thú vị khi hợp đồng ghi rằng ‘khi một tác giả mua một quyển sách, anh ta được đặc quyền hưởng giảm giá 20%’. Mỗi khi một tác phẩm được xuất bản, tôi sẽ nhận 10 bản in, và cho mỗi lần tái bản, tôi cũng được nhận thêm, bởi thế việc gì tôi phải sử dụng điều khoản trên để mua sách chi cho mệt.

“Bên cạnh đó, cô cũng cần phải điền đầy đủ thông tin địa chỉ và họ tên trên hợp đồng. Ở trường hợp này, cô bắt buộc phải dùng tên khai sinh của mình, dán tem lên đó, và thế là xong. Tất nhiên, có một điều là tên công ty và tem đã được dán sẵn trên hợp đồng rồi.”

Hợp đồng bao gồm công việc của tôi trong suốt chiều dài tiểu thuyết, bởi thế tôi chỉ kí đúng một hợp đồng.

Trước khi ‘Vice Versa’ được phát hành, tôi đã đóng dấu ở ban biên tập. Hợp đồng đã được in thành hai bản, một bản được đưa cho tôi giữ.

“Em thấy... nhà xuất bản rất tận tâm với thứ gì họ làm.’

Nitadori cất lời, nghe có vẻ cô nàng đang ấn tượng. Vì thế, tôi cảm thấy tôi phải nói vài điều.

“Yeah. Bên cạnh đó—không một ai kí hợp đồng cả.”

“Cái gì ?”

“Tôi đã kí một hợp đồng trước khi tác phẩm của mình ra thị trường, chỉ là--”

__

Một tiền bối đã nói với tôi vài điều trong bữa tiệc cuối năm.

Khi chúng tôi trò chuyện trong buổi tiệc này, và tôi nói tôi đã kí hợp đồng trước khi tác phẩm của mình được phát hành, người đó bảo tôi rằng.

“Ah, tôi cũng đã kí một hợp đồng tại thời điểm tác phẩm của mình ra mắt.”

“Eh ?”

Lí do tôi sửng sốt là vì người này đã chuyên viết văn cho nhà xuất bản Dengeki Bunko vài năm trước đó rồi.

Anh ấy đã xuất bản những cuốn sách của mình trong hơn 10 năm, và tác phẩm của ảnh đã được chuyển thể thành anime.

“Eh ? Trong trường hợp đó, erm... tác giả đó đã làm gì trong suốt 10 năm ?”

Nitadori hỏi một câu rất hợp lí.

“Tôi đã hỏi câu hỏi tương tự vậy.”

“Sau đó.”

“Anh ấy trả lời rằng, ‘oh, luôn có thỏa thuận bằng miệng mà’.”

“...”

Thật không khó đoán khi Nitadori khựng lại.

Thành thật mà nói, lúc đó tôi cũng như cô nàng thôi, việc đó làm tôi bất ngờ.

Sẽ là bình thường nếu tiền vẫn chảy vào túi tôi, nhưng tôi đã sốc bởi những điều kì lạ mà nhà xuất bản đã thực hiện ngay khi tôi cho rằng tôi phải kí hợp đồng.

Và nhiều thứ hơn thế nữa.

Sau khi nghe câu chuyện của chúng tôi tại bữa tiệc, một nhà văn khác cạnh tôi đồng tình, cất lời.

“Ah, tựa như cậu đây, tôi cũng vừa kí một hợp đồng. Tôi cũng không biết gì về hợp đồng xuất bản trước đó cả.”

Sau đó, một tiền bối khác tham gia tranh luận,

“Không, chờ xíu. Tôi đã kí hợp đồng trước khi tôi ra mắt sao ?”

“Tôi cũng vậy này...”

Nói cách khác, đó là những người ‘đã kí hợp đồng trước khi ra mắt’, và những người ‘chưa kí hợp đồng’. Bây giờ tôi tự hỏi tại sao nó lại như thế... Tôi đã biết câu trả lời của mình.

Những người chiến thắng giải thưởng Dengeki Bunko sẽ được kí hợp đồng.

Còn những người được giới thiệu mà không có một hợp đồng nào trong tay là những người không có giải, và được đề cử thay vào đó.

Nhưng bằng cách nào đó, khi tôi kí hợp đồng, tôi đoán mọi người khác cũng sẽ có một hợp đồng sớm thôi.

“Đó là như vậy, tôi nghĩ thế.”

Tôi trả lời câu hỏi đầu tiên, nhưng tôi không biết liệu nó có thỏa mãn kì vọng của cô nàng chưa.

“Bây giờ, câu hỏi tiếp theo là--”

Nitadori mở cuốn sổ ra.

“‘Tính bảo mật’ của tác giả bao gồm những gì ? Những diễn viên lồng tiếng thì không thể xuất bản những tác phẩm sách, kịch bản và nhiều thứ khác rồi, bởi thế em đoán các nhà văn đều phải ý thức về điều này ?”

“Hm.”

May mắn thay, đây là một câu hỏi tôi vẫn có thể đưa ra đáp án.

Có lẽ Nitadori đã cố tình chọn câu hỏi dễ nhất cho tôi.

Tính bảo mật—

Nói nghiêm túc thì, nó có vẻ liên quan tới ‘nghĩa vụ hợp pháp’, bởi thế tôi chả biết nó có phải là một dạng luật ngầm giữa các nhà văn hay không.

Tôi sẽ coi thuật ngữ này như là ‘tới khi một tác phẩm được chính thức xuất bản, không ai có thể tiết lộ những thông tin tác phẩm cho những người không liên quan’.

“Cách dễ nhất để hiểu điều này là ngày tác phẩm phát hành. Ví dụ là, một khi Dengeki Bunko quyết định ngày xuất bản, không ai được nói về thông tin đó tới khi có thông báo đúng về việc chính thức phát hành. Tạp chí Dengeki Bunko sẽ là cách sớm nhất để biết thông tin, thông thường ngày phát hành luôn được đề trên tạp chí trước khoảng 2 tháng. Tuy thế vẫn có ngoại lệ, như là một sự kiện thông báo chẳng hạn.”

“Thế, nếu anh thông báo trên blog hay twitter trước khi--”

“Tất nhiên là không có chuyện đó.”

“Vậy ngoài chuyện đó là gì ạ ?”

“Như là các sự kiện, thông tin buổi gặp mặt tác giả... ah, vẫn có thứ quan trọng hơn nhiều.”

“Như là gì ạ ?”

“Những tin tức về anime hoặc những trên những tác phẩm có truyền thông đưa tin, đặc biệt là tác phẩm chuyển thể. Đa số những tin tức thông báo sẽ làm thành những sự kiện, bởi vậy cần phải giữ bí mật tới lúc sự kiện diễn ra cho bất cứ giá nào.”

(Chú thích Poro : Bản tiếng Anh có một từ là cross-media, theo mình tìm hiểu nó nghĩa là cách kết nối bằng nhiều phương thức khác nhau để “chạm” tới khán thính giả.)

Đối với tôi, tôi đã xử lí thông tin ‘Vice Versa’ được chuyển thể một cách cẩn trọng. Đó là vì đội ngũ nhân viên và số tiền bỏ ra trong sự kiện này có khi còn nhiều hơn doanh số bán ra của sách. Nếu tôi không nghỉ học lúc đó, tôi đoán tôi sẽ để lại tin xấu trên báo, đến mức tôi không thể nói với mẹ luôn ấy.

“Em hiểu... vậy ra điều này cũng tương tự như diễn viên lồng tiếng luôn.”

Nitadori cất lời, nhưng tôi nghe thanh âm của cô – một diễn viên lồng tiếng – luôn rắn rỏi hơn những nhà văn bọn tôi.

Khi họ nghe tin về một buổi thu âm, họ sẽ biết rằng tác phẩm của mình đã được chuyển thể. Đó là cách họ sẽ biết sớm hơn, thêm vào đó, đó không chỉ là một tin vui đơn thuần cho họ. Tất nhiên, họ không được để lộ thông tin rò rỉ, bởi thế các nhà văn phải có trách nhiệm bảo mật thông tin.

Để chủ đề đó qua một bên, tôi tiếp tục,

“Nếu tôi biết được tin tức của một nhà văn khác, đương nhiên tôi không được tiết lộ. Trong suốt bữa tiệc tất niên cuối năm, tôi đã học được nhiều điều khi giao tiếp với các tiền bối... có người nói rằng những nhà văn được kí hợp đồng sẽ chắc chắn có được ít nhất một tác phẩm chuyển thể.”

“À ra thế... sau cùng chúng cũng là những thứ xuôi theo dòng.”

“Dù gì đi nữa nếu có một tin tức về một ai, chúng tôi phải thể hiện với nó bằng những biểu lộ thường ngày, không được ngạc nhiên hay bất cứ gì. Đặt tin tức của tôi một bên, tôi không thể để rò rỉ bất cứ gì về ý tưởng tập cuối các tiểu thuyết của nhà văn khác nếu biết.”

Đây cũng là điều tôi nghe ngóng được—

Nó được nói rằng trong quá khứ, một nhà văn hay một người minh họa có thể tới ban biên tập và lấy về một quyển sách mới từ Dengeki Bunko trước khi nó được chính thức phát hành.

Những đầu sách được phát hành vào đúng ngày 10 hằng tháng, nhưng chúng đã được gửi tới ban biên tập từ cuối tháng trước đó. Ban biên tập sẽ dành ra 10 bản cho nhà văn. Việc đó tuy còn phụ thuộc vào những ngày lễ trong năm, nhưng họ cụ thể sẽ gửi nó vào ngày 29 hay ngày 30 của tháng.

Bởi thế trong suốt thời gian này, từ ngày đầu tháng tới ngày 10, chỉ một người có thể nhìn thấy các bản in tập sách mới ở ban biên tập thôi. Bất cứ ai mà xuất hiện trong buổi họp có thể lấy một cuốn để đọc.

Trong quá khứ, miễn là bất cứ ai yêu cầu về nó, anh ta có thể thu hồi sách lại (nó không được xem như là một phần phí xuất bản, bởi vậy nhà văn khá không thoải mái về việc này). Mặc dù chúng tôi bây giờ không được lấy chúng nữa, nhưng nó xem như một cách ngăn ngừa rò rỉ thông tin.

__

“Thông tin cá nhân cũng như là thông tin công việc; nó cần được bảo mật an toàn.”

Tôi nói thêm vào.

“Trong số các tác giả tôi gặp ở bữa tiệc tất niên, có một người đã giấu đi danh tính của mình. Đó cũng là người đã tiết lộ thông tin cá nhân của anh ta, nhưng lại chưa bao giờ được thấy mặt.”

“Oh, họ giống anh nè, sensei.”

“Đúng họ giống tôi thật. Vì thế, tôi phải bảo mật thông tin người khác như của mình và chắc chắn rằng tôi cẩn thận với nó. Tôi không có nhiều cơ hội để tiết lộ bản thân, bởi thế tôi thấy việc giữ bí mật rất dễ đấy.”

“Anh không có một blog, tài khoản Facebook, Twitter hay bất cứ thứ như vậy ư.”

Tôi gật đầu.

Tôi không thể xài mấy thứ đó khi tôi phải bảo mật danh tính. Đúng như vậy, vẫn có người có thể dùng mạng xã hội, nhưng tôi không. Tôi chắc chắn sẽ làm lộn xộn mọi thứ mất.

Nghĩ về nó, tôi thật sự tò mò vài thứ muốn hỏi với Nitadori.

“Nói về điều đó... Nitadori, cô từng viết blog hay gì đó chưa ?”

“Ah, erm... Em đoán là...”

Một chút không tự nhiên hiện trên khuôn mặt Nitadori, cô nàng lắp bắp.

“Em đã từng... nghĩ sẽ viết một bài blog. Đặc biệt là khi em được diễn một nhân vật được đặt tên lần đầu tiên.”

Chú thích Poro : Bản tiếng Anh ghi là “named character” có nghĩa là một nhân vật phụ, nhân vật quần chúng, nhân vật chính,... miễn là có tên gọi trong tác phẩm chứ không phải một nhân vật vô danh.

“Nhưng cô chưa làm mà nhể ?”

“Hm, well... Em có một chút đắn đo. Mà em không phải sợ viết văn đâu nhé... chỉ là em sợ những bình luận gạch đá từ độc giả ấy.”

“Ah, tôi hiểu.”

Tôi hiểu cảm xúc này.

Trên internet luôn đầy rẫy những bình luận ném đá như vậy.

Và như vậy, những lời lẽ đó chính là thứ để lại kí ức khó phai.

“Sensei, thật sự là anh không quan tâm tới những bình luận và đánh giá trên mạng hả ? – Em, thật ra, luôn muốn hỏi điều này lâu rồi.”

“Có, và không.”

“Là sao ?”

__

Không có thật sự một nhà văn nào không quan tâm tới bình luận của độc giả cả.

Nếu có ấy, thật sự người đó hẳn rất cứng cỏi.

Bao gồm cả tôi, mọi nhà văn được xuất bản sách thật ra đều sẽ quan tâm tới góp ý và phê bình của độc giả đấy. (Tất nhiên, họ sẽ quan tâm tới doanh số bán sách nữa.)

Trong quá khứ, những phản hồi được gửi thư tới từ độc giả. Khi một tác phẩm được ra mắt, độc giả sẽ viết thư và nói cho nhà văn biết cảm xúc của họ với tác phẩm ra sao.

Nhờ sự phát triển của internet, chúng ta đã được biết đánh giá của họ nhanh hơn trước.

Tôi nhận ra từ cộng đồng mạng, qua những hình ảnh ẩn danh, những blog cá nhân trên Twitter, Facebook, và vô vàn mạng xã hội khác, tôi có thể biết độc giả nghĩ gì về ngày những cuốn sách xuất bản ra thị trường.

Tuy nhiên, luôn có hai mặt về điều này.

Tôi chưa bao giờ nói với Nitadori việc này. Ban biên tập sẽ sàng lọc những lá thư độc giả gửi tới, và đương nhiên những lá thư phỉ báng tác giả sẽ không có cửa được giao tận tay.

Đây là thứ khác với internet.

Mặt khác, miễn là tác giả xem trên mạng, anh ta sẽ có thể thấy những đánh giá tiêu cực, và không qua kiểm duyệt.

“Sensei, anh đã từng đọc những đánh giá liên quan tới tác phẩm của anh chưa ?”

Câu trả lời là có. Yeah, tôi đáp ngắn gọn.

“Trong toàn bộ những tác phẩm có mặt trên thị trường tới nay... đã có ai chê bai tác phẩm của anh chưa ạ ?”

“Tất nhiên. Đời mà.”

Huh? Nitadori lẩm bẩm khi cô nàng khẽ nghiêng đầu.

“Em đang nghĩ... ý anh là sao?”

Tôi đáp lại.

“Tôi đã chọn cách quên nó đi.”

__

Còn người đã dạy tôi điều này—

Nói thật, tôi quên rồi.

Liệu đây có là thứ tôi đã nghĩ tới không nhỉ? Hay nó là thứ mà ban biên tập lẫn các biên tập viên khác nói với tôi? Hoặc nó chỉ là một lời tư vấn của một nhà văn nào đó tôi gặp? Cũng có thể tôi đọc nó từ một quyển sách chăng.

Nhưng mỗi khi tôi đọc những đánh giá trên mạng, chắc chắn tôi luôn suy nghĩ.

“Chỉ đọc nhưng phản hồi tích cực, lơ đi những gạch đá.”

Phương pháp đấy.

“Vậy thông thường... anh xử lí việc làm này như thế nào?”

Nitadori vừa hỏi vừa ghé sát mặt cô nàng gần tôi.

Tôi trả lời đồng thời đảo mắt qua bên cạnh.

“Quả là không khó gì. Đầu tiên--”

Tôi đọc tất cả bình luận mà mình thấy được trên mạng.

Vẫn có những bình luận tốt trên internet.

Không, tôi cảm thấy vẫn còn nhiều những bình luận mang tính động viên hơn ác ý đấy chứ. Đó là thứ tôi nghĩ.

Nếu tôi chủ động tìm, tôi sẽ thấy,

“Nó rất thú vị.”

“Có vẻ rất vui.”

“Tôi rất muốn đọc tiếp tập sau.”

“Mỗi nhân vật đều có những nét rất riêng...”

Và hơn thế nữa. Trên đó chỉ là vài câu bình luận đã khích lệ công việc của tôi, ‘tác phẩm tuyệt vời’.

Và tôi sẵn lòng đón nhận những lời khen đấy.

Trong khi đọc, tôi cũng bộc lộ sự cảm ơn chân thành, và sử dụng những lời ngợi ca đó làm động lực để cố gắng hơn.

Thêm vào đó, tôi vẫn nhớ địa chỉ cái trang mà tôi đã đọc những điều trên đấy.

__

Tuy nhiên vẫn có,

“Tác phẩm gì đây? Nhạt không thể tả.”

“Trả tiền mua sách đây.”

“Một cuốn tiểu thuyết thất bại.”

Những gạch đá được “quăng” lên—

Nếu tôi đọc những câu đó—

“Anh sẽ làm gì?”

“Tôi sẽ quay trở lại ngay lập tức.”

“Trở lại? Đâu cơ?”

“Trở lại trang web mà khen ngợi tôi á.”

“Ah!”

Mỗi khi tôi đọc những phản hồi trên internet, tôi luôn xem những trang mà khen ngợi tác phẩm của mình.

Tôi luôn sử dụng những câu động viên ấy làm tiền đề để lơ đi những lời chê đối với quyển sách tôi viết ra. Tôi nghĩ luôn có những người sẵn sàng nói những điều tốt đẹp cho tác phẩm của tôi, và thế là hết cho những điều tôi nói về những phản hồi trên mạng.

Thậm chí nếu một ai cảm thấy tôi thật đáng kinh tởm, tôi vẫn sẽ không từ bỏ phương pháp trên đâu.

“Em hiểu...”

“Tôi từng đọc một câu trích trong sách như này ‘nếu một ai phê phán một tác phẩm nghệ thuật, thì tác giả đừng nên nói câu xin lỗi’.”

“Oh?”

“Và mặt khác, tôi phải nói điều này không chút quan ngại ‘thật là đáng tiếc khi nó không hợp khẩu vị của bạn’. Khi tôi lần đầu đọc những dòng trên, tôi thật ra chẳng hiểu gì cho cam, mãi tới khi tôi trở thành một nhà văn... tôi mới thật sự hiểu ý nghĩa của nó.”

“Nói cách khác--”

Nitadori nhìn nghiêm túc vào tôi trong lúc cô nàng cất tiếng,

“Anh đã làm một ‘bữa ngon lành’, và anh không cần quan tâm tới người khác thích nó hay không?”

Tôi gật đầu chắc nịch.

“Đúng. Bởi vì tôi không còn lựa chọn nào cả. Khi tôi viết ra tác phẩm này, tôi thấy nó rất thú vị. Tôi chắc hẳn không tính sẽ đem một tác phẩm vô nghĩa tới ban biên tập. Thêm vào đó, tôi nghe theo ban biên tập, và chỉnh sửa tác phẩm của mình để nó hoàn thiện hơn.”

“Yeah.”

“Đó là cách tác phẩm ra đời... bởi thế dù bình luận có là như nào, tôi vẫn không thể thay đổi lịch sử. Nếu mọi người ủng hộ tác phẩm và nói rằng ‘nó tuyệt’, tôi sẽ rất vui. Tuy là vậy, tôi biết cuộc sống luôn có hai mặt. Tôi có niềm tin mạnh mẽ rằng tôi không thể bơ đi toàn bộ suy nghĩ của người đọc được chỉ vì những chỉ trích. Vì thế, tôi chọn cách không quan tâm.”

Tất nhiên, tôi tin đó là ‘thương cho roi cho vọt’.

Chú thích Poro : Ở đây bản tiếng Anh ghi ‘harsh criticism born out of kindness’, mang nghĩa ‘những chỉ trích tồi tệ đều sinh ra từ lòng tốt’ nên mình dịch theo một thành ngữ Việt Nam là ‘thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi’.

Như ví dụ sau ‘Nó sẽ hay hơn nếu phần này thay đổi như này’. ‘Phần này câu chữ không được chuẩn. Nên viết lại’. Tôi đôi lúc cảm thấy rằng ‘yeah, anh chàng này góp ý đúng đấy chứ’.

Nhưng dù thế thì—

Một tác giả không thể để mình bị cuốn theo quan điểm của người ngoài cuộc được.

Không quan trọng mọi người sẽ nói sao (ngoại trừ ban biên tập), tôi cũng sẽ viết câu chuyện trên những ý tưởng của mình.

Nếu nó bán ngon lành, đó sẽ là một thành công cùng với ban biên tập, và chúng tôi sẽ làm việc chăm chỉ để ra mắt tác phẩm kế tiếp.

Còn nếu nó ế chỏng queo ra đó, thì nghĩa là chúng tôi đã thất bại. Chúng tôi cũng phải nỗ lực để tác phẩm sau bán chạy hơn.

“Một khi đọc và nghe những nhận xét về quyển sách của mình—tôi luôn nghĩ tới truyện ngụ ngôn Aesop ‘The Miller, the Boy and the Donkey’.”

Tôi đã đọc câu truyện trên khi nào nhỉ?

Tôi không thể nhớ rõ, nhưng tôi có lẽ sẽ không quên nó trong suốt cuộc đời của mình.

“Erm... câu truyện gì vậy ạ? Em nghĩ em đã đọc nó đâu rồi.”

Nitadori hỏi.

“Well, một ngày, Ông chủ và đứa con của ông ta dắt con lừa ra ngoài để bán nó—“

Một người đi đường nói với họ như này, ‘không phải sẽ dễ hơn nếu cưỡi con lừa ư?’. Thế là Ông chủ cho đứa con của ổng cưỡi lên con lừa.

Rồi một người khác gặp họ nói, đứa con nên hiếu thảo xíu, hãy để người cha cưỡi nó đi. Rồi, người cha kêu con trai xuống và tự mình cưỡi lên con lừa.

Nhưng rồi, họ lại gặp người khác, và anh ta bảo cả hai bố con đều có thể cưỡi nó mà. Và, họ cùng cưỡi con lừa.

Tiếp nữa, họ lại gặp một người khác, anh này lại nói cưỡi một con lừa trông thật chả đẹp đẽ gì cả.

“Ah! Tới đây em nhớ rồi!—Để khỏi bị chê cười, họ cuối cùng buộc con lừa lên một cái cây và gánh nó. Nhưng con lừa động đậy và rồi nó rơi tuột xuống dòng sông. Đó chính là cái kết của câu truyện, đúng không ạ?”

“Yep yep.”

“Vậy ra đó là ngụ ngôn Aesop... Em không biết đấy. Câu truyện này khuyên chúng ta nên vững như kiềng ba chân, không nên bị dao động bởi ai đó nói ngả nói nghiêng, để rồi rơi vào chuyện không may, đúng chứ?”

“Yeah. Bên cạnh, câu truyện này cũng phản ánh tình trạng của nhà văn hiện nay... rằng là không một tác phẩm nào có thể thỏa mãn độc giả, miễn là ai đó ủng hộ nó, nhà văn sẽ ghi nhớ lại—đó là thứ tôi nên phát huy.”

Tôi đã đọc câu truyện này ở đâu đó trước đây.

Một lúc nào đó nhà văn sáng tác, họ luôn cần một thứ gì đó, một thứ mà quan trọng hơn máy tính, bút mực và những tài liệu nghiên cứu.

Đó là ‘sự tin tưởng vào bản thân’.

Tin tưởng vào bản thân là tin rằng tôi có thể viết được.

Tin tưởng vào bản thân là tin rằng tôi có thể tạo ra một tiểu thuyết xuất sắc.

Như vậy, tôi sẽ mượn sức mạnh từ những người ủng hộ mình,

Nói cách khác, tôi không cần sức mạnh của những ai không ủng hộ tôi.

“Từng có câu nói cho rằng con người sẽ tiến bộ miễn là họ được khích lệ. Điều này chắc chắn đúng với các nhà văn.”

“Không phải ‘nhà văn cũng là con người’ sao?”

“Ah... yeah, đúng đúng.”

__

“Tôi từng nghĩ cách nào tôi lại được ban phước trở thành một nhà văn nữa.”

Nitadori chưa từng hỏi tôi câu hỏi về điều mà tôi đột nhiên nhắc tới đây.

Khi nói hết câu, tôi đã nghĩ cô nàng sẽ bị khựng lại.

“Well... tại sao ạ?”

Nhưng Nitadori đã hỏi ngay. Tôi đành trả lời,

“Đó là vì khi tôi đặt bút và bắt đầu viết, lúc đấy, tôi thấy mình có thể viết tiểu thuyết. Tôi không nghĩ rằng mình có thể trở thành nhà văn, nhưng tôi rất vui khi biết được rằng tác phẩm của mình đã được xuất bản và tôi ra mắt thành công. Khi tác phẩm bắt đầu được bán ra, ban biên tập sau đó đã nói tôi tiếp tục viết đi, tôi rất vui. Và việc tác phẩm của tôi được chuyển thể thành anime cũng khiến tôi hạnh phúc lắm.”

“...Sensei, nhìn anh kìa, em biết đây là cảm xúc thật từ đáy lòng của anh, đúng chứ?”

“Erm, yeah.”

Tôi hoàn toàn không giả tạo đâu.

“Vậy nói em nghe—sensei, anh có nghĩ rằng chính anh có ý nghĩa đặc biệt không?”

Không như trước kia, đây là câu hỏi ẩn ý.

Tôi lắc đầu.

“Không, tôi không nghĩ mình là một người giàu kinh nghiệm, hay một nhân tài hiếm có gì.”

“Vậy phẩm chất nào của một người mà anh nghĩ làm họ đặc biệt?”

“Tôi không biết nữa.”

“...”

“Tôi không nghĩ một người như vậy tồn tại, đúng không nhỉ? Ah, còn nếu cô muốn nói về một người ‘rất đặc biệt’ với một cá nhân khác, thì tôi biết điều đấy, đó là người yêu này, thành viên gia đình này, và thứ tương tự thế. Nói tóm lại--”

Nitadori nhìn tôi chăm chăm. Cô nàng có vẻ nghiêm trọng, nhưng ánh mắt này rất khác so với lần cô ấy nhìn tôi trong buổi After Record. Sau đó, cô nàng tiếp tục hỏi, nhưng có vẻ muốn ngắt lời tôi,

“Nó tùy thuộc vào thứ mà một người nghĩ, phải không?”

Tôi như bị áp đảo trước áp lực vô hình,

“Kiểu kiểu vậy... tôi đoán thế.”

Tôi rụt rè trả lời.

__

Tôi nhìn vào cảnh vật đang lướt qua bên ngoài ô cửa kính, nhấp một ngụm trà—

Tôi cảm thấy chúng tôi đang lạc đề. Chúng ta đang bàn về câu hỏi gì vậy trời?

Tôi tử hỏi.

Tôi quay đầu sang bên phải đồng thời đóng chai nước lại, và tôi trông thấy Nitadori đang nghĩ ngợi điều gì với một vẻ mặt nghiệm trọng.

Tôi phải chăng đã nói điều gì sai sao, nhưng dù gì, tôi cũng không thể rút lại lời đi thốt ra được nữa. Nếu cô nàng hỏi lại câu hỏi tương tự thế, chắc chỉ còn đúng một cách trả lời cho tôi.

Nitadori quay mặt nhìn thẳng vào tôi.

Cô nàng đưa mắt thận trọng, nhưng ánh nhìn sau cặp mắt kính là một ánh nhìn sắc bén.

“Là một nhà văn, với mỗi sensei đã được ra mắt tới giờ, anh đã gặp phải bất cứ khó khăn nào chưa?”

__

“Khó khăn à...”

Tôi nghe câu hỏi, và lẩm bẩm với bản thân điều tôi nghĩ tới. Tôi phải suy nghĩ nó riêng biệt.

“Tôi đoán khó khăn một nhà văn sẽ đối mặt khác với khó khăn tôi đã đối diện trước khi trở thành nhà văn nhỉ.”

“Sensei, làm ơn hãy trả lời theo quyết định của anh.”

“Trong trường hợp đó... tôi sẽ bắt đầu với khó khăn tôi đã đối diện...”

“Được.”

Nếu đúng là câu hỏi này, tôi đủ tự tin để đưa ra kết luận.

Tôi trả lời ngăn gọn, không cần bất cứ cân nhắc nào,

“Số không tròn trĩnh.”

__

“Huh?”

“Tôi thật sự chưa phải đối diện với bất cứ khó khăn nào cụ thể cả.”

“Erm... thật vậy sao ạ?”

“Erm, chắc thế, tôi đã từng nói rằng tôi là một nhà văn may mắn. Nếu tôi phải đề cập tới một vấn đề tôi đã trải qua, tôi không chắc mình nghĩ ra được thứ gì cả.”

“...”

Nitadori tiếp tục yên lặng, ánh nhìn cứng đờ.

“Mình thật không may khi gặp một người thật tầm phào. Bất cứ ai mình gặp qua đều có ít nhất một tới hai khó khăn từng trải. Khó khăn khiến con người ta trưởng thành. Anh sẽ không trưởng thành nếu anh không trải qua bất cứ gì cả.”

Tôi thật sự mong cô nàng đã nghĩ như vậy.

Nhưng cuối cùng, tôi không nhận được thứ gì cả. Không một điều gì diễn ra đúng theo suy nghĩ trên.

“Khó khăn lớn nhất tôi gặp phải tới bây giờ là vào hồi còn học Cấp Hai, đó là quá trình khó nhằn khi tôi chưa có kĩ năng viết văn. Tôi đề cập trước đó rồi, đó là trước khi bản thân trở thành một nhà văn. Tôi thậm chí đã nói là tôi chưa từng rơi vào trường hợp mà nhà văn sợ gặp nhất, đó là cốt truyện không được sử dụng chút nào... và tôi đã nói tôi phải hạn chế bản thân để lơ đi những đánh giá khắc nghiệt trên internet... doanh số các tập truyện của tôi vẫn tốt... và chúng được chuyển thể thành anime...”

Có lẽ những thứ tôi thấy khó để mà giải quyết chỉ là những thứ không đáng kể thôi.

Ví dụ là, khi tôi bị làm phiền bởi một kẻ hơi say rượu lúc trên đường về khách sạn, hoặc là khi tôi dành một vài thời gian vào năm ngoái để chú tâm vào việc viết tiểu thuyết, để rồi cuối cùng bị đau hông mặc dù còn đang trẻ tuổi như thế, và hơn vậy nữa.

Thậm chí nếu tôi không là một nhà văn, tôi vẫn sẽ bị quấy rối bởi một kẻ say rượu. Nhưng nó là một câu chuyện khác hoàn toàn nếu đó là một kẻ say rượu chuyên quấy rối các nhà văn (tới đây nghe có vẻ câu chuyện cũng thú vị đấy).

Tôi thay đổi tư thế ngồi để giảm bớt cơn đau ở eo, thậm chí còn tập thể dục nữa. Nghe lời mẹ, tôi đã đi châm cứu, và trong thời gian này, bệnh tình đã được chữa trị.

Nghĩ về nó, tôi đoán vẫn chẳng phải khó khăn gì đâu.

“E-erm... Anh nghĩ loại khó khăn nào một nhà văn sẽ đối diện?”

Nitadori giới hạn chủ đề của câu hỏi lại. Tuy vậy, câu hỏi này vẫn nằm trong dự đoán của tôi.

__

Vấn đề lớn nhất mà một nhà văn phải đối mặt—

Đó sẽ là, nếu tôi không thể cầm bút được nữa, hoặc là tôi mất động lực để viết, sự nghiệp văn chương sẽ kết thúc.

Thất nghiệp, tôi sẽ không còn tiền, không thể tiếp tục duy trì cách sống của mình nữa. Đó là điều thường xảy ra với nhà văn khi anh ta mất việc bất kể thứ gì.

Các tác giả của mỗi tác phẩm là không thể thay thế. Thậm chí nếu có vài trường hợp ngoại lệ đi chăng nữa, những tác phẩm của nhà văn đó duy nhất chỉ mình anh ta mới viết tiếp được.

Đó là thứ tôi vô tình đọc được trong một bài luận nào đó, và tôi có thể hiểu rõ cảm giác này.

“Ra là vậy... mất việc bất cứ lúc nào thật không lạ gì...em đoán các diễn viên lồng tiếng giống các anh ở trường hợp này. Họ sợ bởi vì ‘nhà sản xuất có thể tìm nhiều diễn viên khác và thay thế họ bất cứ khi nào họ thích’.”

Nitadori than thở.

Tôi từng nghe nói rằng có rất nhiều người có mục tiêu trở thành một diễn viên lồng tiếng, vì thế rất khó để mọi người đều có thể ra mắt, hay là thoát khỏi cạnh tranh khốc liệt từ các cuộc thi.

So sánh với các nhà văn những người có thể tồn tại, nghề nào khắc nghiệt hơn nhỉ ?

Tôi không biết, và tất nhiên, Nitadori cũng thế. Tôi đoán rằng sẽ không ai biết.

“Vậy té ra anh đi học cao trung chỉ vì lí do này hở, sensei ?”

Tôi gật đầu.

Tất nhiên, điều này một phần là do sự phản đối từ mọi người xung quanh, nhưng cuối cùng, tôi quyết định nghe theo lý trí bản thân. Tôi thậm chí từng nghĩ rằng ‘mình vẫn ổn khi không cần đi học’, nhưng bây giờ, tôi nhận ra thật đúng đắn khi chưa bỏ học.

‘Vice Versa’ vẫn đang bán chạy, và tôi thì vẫn có thể viết tiếp, nhưng khi nào tác phẩm này hết nổi thì tôi không biết. Cùng với đó, tôi cũng chẳng biết khi nào tôi không thể viết được nữa.

Trong trường hợp đó, tôi không nghĩ kinh nghiệm trong việc ‘tôi đã viết tiểu thuyết hồi trẻ, và tác phẩm của tôi được chuyển thể thành anime’ sẽ có ích.

Nếu so sánh, tôi đoán những trải nghiệm ở cao trung và đại học, cũng như các bài học ở trường có thể hữu dụng hơn.

Cả hai trông có vẻ tựa tựa nhau, nhưng sự thật là, chúng khác biệt. ‘Lịch sử học’ và ‘trải nghiệm thời học trò’ là khác nhau. Nếu tôi có thể chỉ chọn một, thì đó là việc sau, nhưng tôi muốn cả hai hơn.

“Sau khi tốt nghiệp cao trung, tôi muốn đi lên Đại học, và đồng thời tiếp tục viết truyện... cuối cùng, tôi sẽ chọn công việc, và cố nghĩ ra một tác phẩm mới.”

“Giả sử, sau đó các tác phẩm trở nên nổi tiếng, và anh sáng tác thêm tập mới, ví dụ, anh kiếm được vài tỉ Yên, tương đương số tiền mà một người lớn kiếm được... thì anh có gác bút không ?”

“Nếu là vậy... giải nghệ trong hoàn cảnh đó... tôi đoán tôi sẽ không làm thế. Tôi có lẽ chỉ nhẹ nhõm hơn khi không phải lo lắng chi phí cuộc sống nữa, viết ra những tác phẩm mà tôi thích là một điều khiến tôi hạnh phúc, như tôi bây giờ đây.”

“Em hiểu rồi.”

Có phải chỉ mình tôi ? Nitadori trông cũng nhẹ nhõm khi cô nàng trả lời. Tôi thật sự khó mà hiểu được người khác đang nghĩ gì mà.

“Tôi cảm giác rằng viết văn chính là cách sống lý tưởng để mà cống hiến hết mình – không ai biết được tác phẩm nào sẽ trên kệ cửa hàng ở tương lai đâu. Tôi thấy rằng trước hết mình phải cân nhắc nghiêm túc về trường hợp khi tôi không thể viết nữa, hay là mất đi động lực cầm bút. Bởi thế, tôi cần phải làm cái mà tôi bây giờ có thể làm, và tôi đoán đó sẽ là viết văn và học tập.”

“Em đoán – em cũng sẽ làm thế.”

Nitadori cuối cùng cũng đồng tình.

Vì vài lí do nào đó, không khí bỗng trở nên vô vị.

Bình thường mà nói, một thằng nhóc 17 tuổi và một cô nhóc 16 tuổi sẽ không trò chuyện về những việc này, đúng chứ ?

Liệu chúng tôi không nên nói các đề tài mà chúng đem lại hy vọng cho tương lai, hay không nên bàn về tương lai chăng ? Bớt trẻ con đi, nghĩ xem điều gì sẽ xảy đến nếu chúng tôi thất nghiệp chứ ? Chúng tôi sẽ chuẩn bị cho cuộc sống như thế nào ? Và các thứ tương tự thế nữa.

Không biết tốt xấu ra sao, tôi nhận ra chúng tôi không bình thường.

Tất nhiên, chúng tôi cũng không đặc biệt gì cả.

__

“Bây giờ thì, em sẽ thay đổi chủ đề chính một chút để nó liên quan tới ‘những câu hỏi mà em muốn hỏi một nhà văn’ !”

Nitadori nói đầy phấn khích, có lẽ cô nàng định xóa tan đi bầu không khí vô vị này.

Tôi sắp cất lời hỏi cô nàng rằng liệu cô ấy sẽ hỏi gì, nhưng cô nàng đã mở lời hỏi một thứ rất đỗi bình thường.

“Sensei, nhà anh ở đâu ?”

Câu hỏi này chẳng liên quan gì tới nhà văn cả.

Cũng chẳng khó khăn gì để trả lời.

“Phía Tây cạnh trường học. Cô có nhìn thấy tòa nhà màu trắng đối diện không ?”

“Eh ? Là ở đó ạ ?”

Nitadori chớp mắt, và tôi gật đầu, “Yeah.”

“Gần ngay trường...”

“Thì nó là lí do tôi học ở trường đó đấy...”

__

Có một vài tòa nhà lớn chỉ cách khoảng dưới 100m gần trường chúng tôi. Những tòa nhà ấy đã xây dựng được ba năm, phần nào còn mới chán.

Mẹ và tôi đã chuyển tới ở đó vào tháng Mười hai năm ngoái, và trước đó, chúng tôi đã từng sống cạnh thư viện.

Lí do chúng tôi chuyển nhà tới đây chỉ vì nơi này gần trường thôi. Từ nhà tới trường chỉ tốn của tôi cỡ 5 phút.

“Em hiểu rồi. Khoảng cách càng ngắn thì thời gian trống càng dài cho--”

“Thời gian trống đó tôi dùng để viết sách, và thời gian làm việc của mẹ tôi cũng ngắn hơn chút ít.”

“Well, cả dì và anh đều đưa ra quyết định không một chút do dự nào nhỉ.”

“Mặc dù có phần xa thư viện hơn, nhưng chúng tôi không có lựa chọn cho điều đó. Tôi có đủ tiền để tậu những quyển sách của riêng mình và có thể kiểm tra thông tin trên internet.”

“Anh đã... mua nhà rồi sao ?”

Đôi mắt của Nitadori mở to sau cặp kính khi cô nàng hỏi câu trên.

“Không phải, chỉ là thuê thôi.”

Bên cạnh đó, tôi cũng đâu phải kiếm quá nhiều tiền đâu.

Cho là thế, nội việc thuê nhà đã đủ tốn kém rồi. Đại lí bất động sản đã nói với tôi khi tôi thuê nhà, đó có thể là ngôi nhà đắt nhất trong khu vực.

Mẹ tôi đã hoảng hồn bởi phí thuê nhà quá cao, những bà vẫn không cho tôi trả tiền nhà cho tới khi tôi lớn. Tuy nhiên, tôi đoán đây là ‘cấm’ trả tiền nhà luôn ấy chứ.

“Lí do cho điều đó... well... gồm 4 - à không, gồm 3 lí do.”

Tôi gần như nói lên suy nghĩ thật của mình, nhưng kịp thời chỉnh lại.

Nitadori có vẻ không quan tâm về bao nhiêu lí do mà tôi chỉnh sửa, thay vào đó, cô nàng hỏi tôi.

“Giả sử lí do quan trọng nhất là nhà anh gần trường cho qua đi... thì lí do khác là việc cân nhắc chi phí trả tiền thuê nhà phải không ạ ?”

Tôi gật đầu.

Chúng tôi thuê một căn hộ 4LDK trong tòa nhà. Căn hộ có 4 phòng gồm phòng mẹ tôi, phòng tôi, và một phòng như thư viện để đựng sách. Căn phòng cuối cùng thì để trống nhằm phòng ngừa vài trường hợp phát sinh, nhưng có thể cũng dùng để sách nốt, chỉ là tôi không biết khi nào sẽ dùng thôi.

Trong số những căn phòng, tôi xem phòng của mình và hai phòng thư viện là ‘nơi làm việc’. Diện tích những căn phòng đó chiếm khoảng 40% căn hộ, vì vậy tôi trả 40% tiền thuê nhà và các loại tiền nong khác.

Chi phí là rất nhiều, những đi kèm thì thuế cũng giảm kha khá.

Cùng với đó, tôi sẽ ở đây ít nhất hai năm cho tới khi tốt nghiệp. May mắn thay, tôi có đủ tiền để xoay sở cho điều đó.

“Nhưng sau khi tốt nghiệp thì sao ạ ?”

“Tôi tính cả rồi, tôi sẽ lên Tokyo học Đại học.”

Tôi đáp lời.

“Oh ! Vậy là anh đã quyết định rồi hả ?”

Nitadori vui vẻ hỏi.

“Lúc này đây, tôi đã quyết định chọn ‘ngành văn học ở Tokyo’ rồi. Bên cạnh đó, một điều đi kèm là chỉ tốn cỡ một giờ để lái xe tới ban biên tập thôi.”

“Em nhận ra rồi nghe ! Anh muốn vừa viết sách vừa học chứ gì ? Em cũng đang nghĩ tới chuyện học Đại học nếu em không quá bận rộn với công việc. Có lẽ em cũng sẽ chọn một ngôi trường nào đó gần Tokyo.”

“Chúng ta sẽ là sinh viên trong năm sau... nhưng hi vọng là chúng ta thi đỗ cái đã.”

“Yep. Vì thế hãy làm việc thật chăm chỉ từ bây giờ nào !”

Ah, đây mới đúng là chủ đề mà bất cứ học sinh cao trung nào sẽ nói tới chứ ! Tôi rất vui vì điều này.

Nitadori lại hỏi,

“Vậy, hai năm sau, nếu anh lên Tokyo rồi, sensei, còn mẹ anh thì sao ?”

Tôi trả lời rằng là trong trường hợp đấy, mẹ bảo mẹ sẽ chuyển tới căn hộ gần bệnh viện, nơi mà có diện tích ở cho mỗi bà là đủ.

“Ra thế - vậy, lí do cuối cùng của ba lí do là gì ạ ?”

Nitadori đã đoán ra được hai lí do rồi, và cô nàng hỏi cái cuối cùng.

“Vì tôi muốn mẹ được ở trong một ngôi nhà tốt hơn. Khi tôi sống trong căn hộ cũ, tôi đã phải chịu đựng những tiếng ồn từ hàng xóm. Mẹ đã chuyển nhà tới thư viện vì tôi, bởi thế tôi ước là mình sẽ dùng cơ hội bây giờ để báo đáp. Đi học Đại học xa là vì điều này.”

Khi cô nàng nghe câu trả lời của tôi

“Ah ! Em hiểu ạ... xin lỗi anh...”

Nitadori hình như hơi buồn khi nghe câu trả lời đó. Cô nàng trông có vẻ thất vọng về bản thân và như đang tự trách mình, “Mày không nên hỏi câu hỏi đó chứ !”. Thật sự cô nàng không cần phải như thế đâu.

“Bê – Bên cạnh đó, tôi cũng muốn sống trong một căn nhà giàu có nữa ! Đó là lí do thứ tư !”

“Ahaha. Cảm ơn anh.”

Tôi đã lo lắng ra mặt, và khi cô nàng cảm ơn tôi một lần nữa, tôi thật sự không thể an tâm tẹo nào.

“E-erm... tôi chọn tầng cao nhất bởi vì cảnh đẹp từ trên cao ! Well, cô biết đấy, khi viết văn, tôi phải giữ cho đôi mắt nghỉ ngơi, và sẽ là rất thích hợp nếu tôi có thể trông những ngọn đồi đằng xa từ cửa sổ.”

“Anh có thể ngắm nhìn cảnh đẹp hơn từ trường chúng mình đấy, nhưng em đoán anh thấy cái gì đẹp hơn nữa từ trên tầng thượng của tòa nhà.”

Nitadori có vẻ bình tâm một xíu khi cô nàng nói điều trên. Tạ ơn trời. Chúng tôi tiếp tục trò chuyện.

“Yeah. Khung cảnh buổi sáng ở đó thật tuyệt vời. Nhà tôi cũng rất gần trường nữa. Nên bất cứ khi nào, nếu muốn, cô có thể ghé ngang nhà tôi.”

“Eh--!? Thật ạ ?”

Nitadori trông khá bất ngờ, và tôi trả lời,

“Thật. Dù sao thì cũng chả có gì đáng dấu cả.”

Trong bất cứ trường hợp nào, đây có lẽ là lần đầu tiên trong đời tôi mời ai đó tới nhà đấy ; nó là một điều tốt khi tôi đã thuê một căn hộ. Bên cạnh đó, mặc dầu nó không phải thứ thứ gì tôi có thể nói, nhưng căn hộ mẹ tôi đã thuê đã cũ rồi.

“T–thật ạ ? E – Em có thể t–tới và xem nơi làm việc của một nhà văn chuyên nghiệp sao ? T–thật chứ ?”

Nhìn khuôn mặt rạng rỡ của Nitadori, và đâu đó trong tim, một chút bâng khuâng trong tôi.

Liệu cô nàng có cần phải trở nên phát cuồng và liên tục hỏi lại để chắc chắn về việc này không vậy ?

Dù sao phòng của tôi cũng không phải được xây ở những công viên nổi tiếng tại Vịnh Tokyo mà.

Nó tuy chắc chắn là căn phòng mới với cảnh đẹp—

Mà bản thân Nitadori đã là người giàu rồi.

Tôi từ bỏ những suy nghĩ về những gì tôi không biết, và dự định nói cho cô nàng vài lưu ý,

“Nhưng tôi không thể dắt cô tới nhà khi mẹ tôi đang ngủ, đặc biệt những hôm mẹ đang làm việc vào buổi tối... Có lẽ thời gian tuyệt nhất là... những ngày mẹ tôi đi làm ?”

“Kh-khi mẹ anh không ở nhà ! Đ-đư-được ạ ! E-em hiểu rồi !”

“...?”

Tôi đảo mắt khỏi khuôn mặt cô nàng, nghĩ ngợi bất cẩn. Lịch làm việc của mẹ thay đổi thường xuyên, nên tôi cần phải chắc chắn trước đã.

“Mư...”

Đột nhiên, những vệt mưa rơi lộp bộp trên ô kính cửa sổ, và những hạt mưa nhanh chóng trở nên dày đặc.

“Mưa rồi à...?”

Cơn mưa bắt đầu nặng hạt, con tàu vẫn vun vút giữa cơn mưa.

Vẫn còn khá lâu trước khi hoàng hôn tắt nắng, nhưng bên ngoài ô cửa sổ nhỏ bầu trời đã đổi thành một màu đen kịt, có vẻ những đám mây mưa đã che khuất cả bầu trời. Đôi khi có thể nghe thấy những tiếng ầm ầm bên tai, và cơn mưa đã làm ướt đẫm ô kính.

Dự báo thời tiết đã đúng. Nếu bây giờ cơn mưa quá lớn, khi nào chúng tôi mới tới được Tokyo đây ?

__

Tôi phải đi một đoạn từ Iidabashi tới khách sạn, và chân cẳng tôi có thể sẽ ướt sũng cả. Tuy nhiên, đoạn đường cũng không quá xa, và tôi có thể gọi một cuốc taxi.

Tôi cảm thấy sẽ dễ hơn cho tôi khi ngồi trên chuyến tàu này tới bến cuối và bắt một chiếc taxi sau đấy, nhưng tôi quyết định rồi. “Miễn là con tàu này có thể đưa tôi tới nơi tôi cần tới, tôi sẽ không bắt taxi’, tôi đã nghĩ thế.

Tôi đang kiếm tiền, và sau khi trừ đi những chi phí cuộc sống, tôi cũng còn lại kha khá vài đồng. Thậm chí nếu tôi có bắt taxi ở Tokyo, tôi cũng không hết tiền được.

Tuy là vậy, tôi sẽ không nói ‘hà tiện là xấu’, vì tôi vẫn phải tiết kiệm khi có thể. Lúc nào tôi cảm thấy không khỏe hay tệ lắm ấy, khi đó tôi sẽ bắt taxi.

__

Con tàu đi ngang qua vài trạm, và khoang tàu không còn chật cứng như trước nữa. Tôi đã ghé Tokyo vài lần tính tới giờ, nhưng tôi đoán đây chắc là lượng hành khách ít nhất còn lại trên tàu.

Vẫn còn khoảng hai tiếng nữa mới tới ga cuối.

Tôi đang phân vân không biết cô nàng sẽ hỏi gì tiếp đây. Cô nàng phỏng vấn hiện giờ đang ở trong nhà vệ sinh.

Trong khoảng lặng đó, tôi thấy thời gian trôi đi thật chán kinh khủng.

Vì vậy, tôi đứng dậy, và lấy bản thảo ‘Vice Versa’ mà tôi tự in từ trong túi ra.

Nếu bản thảo này in thành sách, nó sẽ là quyển số 11. Chương 6 về Phần ‘Shin’ đã được lên kế hoạch để được xuất bản vào tháng Chín tới.

Nó đã được viết rồi, nhưng mỗi khi rảnh rỗi, tôi sẽ đọc lại lần nữa, kiểm tra sơ qua toàn bộ các chương và nghĩ về cách phát triển câu chuyện.

Vì số lượng tập truyện tăng lên, nên tình tiết trong ‘Vice Versa’ phải thay đổi nhiều hơn.

Trong Phân đoạn Shin này, rất nhiều quốc gia sẽ bị khuất phục hoặc trở thành đồng minh của Sin khi anh ấy hướng tới việc xâm lược nhằm nâng cao danh tiếng.

Tất nhiên, Yui, người đã phải lòng Shin trong Phân đoạn Sin, những cảm xúc tốt đẹp về Sin bắt đầu trở nên ngập ngừng.

Pluto và Sin đã đấu kiếm lần nữa trong tập 9. Tuy nhiên, cái đất nước phản bội Pluto đã gửi sát thủ vào trong cuộc đấu ấy, với hy vọng giết cả hai. Nhưng với những giúp đỡ to lớn của Sin và Mitsuka, âm mưu ám sát đã bất thành.

Pluto quyết định liên minh với Sin và làm việc chung chiến tuyến. Chiến tranh ngày càng lan rộng hơn ở tập 11, và hai quốc gia đã chiến đấu với nhau.

Thêm vào đấy, trong tập này, Mitsuka đã chết.

__

Tôi đã nghĩ tới việc cho Mitsuka ra đi từ lâu.

Nói tới đây thì, trong mạch truyện mà tôi viết, cơ bản là đa phần toàn bộ các homunculus sẽ chết.

1Một vài homunculus sẽ ngoan ngoãn trung thành với chủ nhân và chết trong những cuộc chiến. Một vài homunuculus khác thì lại bị xử tử vì sự phản bội và giúp đỡ các kẻ thù của chủ nhân.

Tôi cảm thấy mạch truyện phần này quá tăm tối, nhưng tôi thật sự đã tạo ra những sinh vật nhân tạo này dựa trên nội dung của tiểu thuyết, vậy nên tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cho chúng chết. Mặt khác, tôi sẽ cố gắng hết sức để không khiến cho những nhân vật khác cũng phải chết.

Sau khi trông thấy Mitsuka sẽ chết trong bản thảo, biên tập viên đã bảo rằng,

“Mitsuka và Doska là những homunculus xinh đẹp và nổi tiếng. Có phải là tốt hơn nếu để họ sống không ?”

Mặc dù tôi đã có suy nghĩ trái ngược. Tôi cảm thấy được khi các nhân vật này trở nên xinh đẹp và nổi tiếng, cái chết của họ sẽ tạo nên một ảnh hưởng xấu rất lớn tới mạch truyện, và thay đổi hoàn toàn sắc thái của câu chuyện.

Tôi đoán nếu fan của Mitsuka và các nhân vật khác biết điều này, họ sẽ rất phẫn nộ.

“Nhân vật nào đã giúp cậu nổi tiếng để rồi phải chết hả ?”

Họ có lẽ sẽ thậm chí nói điều này.

Nhưng trong tiểu thuyết của tôi – Tôi là Chúa.

Tôi đã tạo ra thế giới này, các nhân vật này và cả số phận của họ. Các diễn viên lồng tiếng tạo nên giọng nói của họ, nhưng tác giả có thể giết chết hết.

Nếu tôi nghe điều đó,

“Tôi là Đấng, rồi sao ?”

Tôi đoán tôi có lẽ sẽ thử trả lời như vậy.

Nhưng hiện tại, tôi chưa có cơ hội để làm điều đó.

__

Tôi kiểm tra phần bản thảo mà Mitsuka sẽ phải chết.

Cuối chương, sẽ có một cuộc đại chiến ở cánh đồng cỏ giữa các quốc gia. Kết thúc cuộc chiến, thắng lợi sẽ nghiêng về phía quân của Sin, Shin và Pluto.

Sau khi họ trở về doanh trại, Pluto đã nói với Sin, người đã mất nhiều bề tôi và hai người phụ tá.

“Tôi đã để Mitsuka chết.”

Và khi nghe tới đó, Shin trả lời,

“Tôi hiểu rồi.”

Lần lượt Shin,

“...”

Đứng lặng im như trời chồng (vì không phải là mùa đông, nên anh ấy đã không mang chiếc khăn choàng của mình).

Pluto không bao giờ nhắc tới khoảnh khắc cuối cùng của Mitsuka.

__

Khi chúng ta bàn về chương này,

“Thật sự là nó ổn chứ ?”

Biên tập viên nhắc nhở tôi ; có vẻ là anh ấy càng lúc càng bất ngờ hơn khi đọc tiếp cốt truyện.

Liệu có nên không khi cái chết của một nhân vật quan trọng không được miêu tả ? Theo một nghĩa nhất định nào đó, đây là một phản ứng đã được dự trước.

Sau đấy, tôi nói ra thứ tôi nghĩ.

Tất nhiên, tôi đã nghĩ tới cái chết bi hùng, như là đỡ cho chủ nhân một mũi tên, và nhắm mắt xuôi tay trong tư thế đứng hiên ngang như Musashibo Benkei.

Tuy nhiên, tôi đã miêu tả cái chết này như một cái chết của một homuncululus bình thường khác.

Đó là cách Dasko đã chết trong phần cốt truyện sau này. Khi người chủ nhân bị truy đuổi tới một hành lang hẹp, Dasko đã chặn một mũi giáo mà địch ném đến để rồi bị mũi giáo đâm vào bụng mình, và quyết định ở lại nhằm cản bước kẻ thù.

Cái chết của Mitsuka hoàn toàn đối lập.

Bất cứ ai người đã đọc tiểu sử chiến tranh sẽ biết rằng những cái chết trong một cuộc chiến thật sự là rất tàn nhẫn và mau chóng.

Hãy quay đầu lại, và thủ cấp của đồng đội đã biến mất. Hãy tiến lên trước, những chiến binh bắt đầu gục xuống. Bay trên bầu trời, sau khi những chiếc máy bay lướt qua những đám mây, một chiếc đã rơi. Hãy nghĩ rằng một người chưa bao giờ bị thương bên ngoài, nhưng ngày hôm sau, anh ấy đã chết cóng trên giường.

Tôi cảm thấy như tôi đang viết ‘Tôi đã làm rớt một vài đồng lẻ, và tôi cố gắng nhặt nó lên, nhưng tôi chợt nhận ra rằng vài ngàn yên đã đi tong, không chỉ một hay hai ngàn.’. Cái mà tôi cố gắng miêu tả là chiến trường nơi mà sinh mệnh mỗi cá nhân là rất mong manh.

“Ah, nếu đó là trường hợp...”

Biên tập viên bất đắc dĩ đồng tình, và sau đó nói,

“Nhưng nó sẽ ổn nếu em viết lại toàn bộ phần đó bây giờ. Yep, và nó sẽ không có vấn đề gì cả.”

Tôi biết rất rõ anh ấy đang ngụ ý “liệu em có thể viết lại phần này được không ?”

Nhưng miễn là không có gì đặc biệt xuất hiện, tôi sẽ không thay đổi gì cả.

Đối với những cái “đặc biệt” là—

Tôi không biết gì hết.

__

Nitadori đã quay lại, và tôi hoàn thành việc kiểm tra sơ lược bản thảo.

Tôi đặt bản thảo vào lại trong cái túi nâu có dòng chữ ASCII Media Works, và bỏ tất cả vào cặp. Trước khi Nitadori ngồi xuống, tôi đã đặt cặp trở lại giá.

Nitadori đã chỉnh lại tóc thêm một chút lâu trước khi ngồi xuống, và bảo,

“Cái đó... bản thảo ạ ?”

“Yeah. Đó là bản thảo của tập 11 sẽ được ra mắt vào tháng Chín.”

“Wow ! Em muốn đọc nó !”

Nitadori quay đầu ngước nhìn lên chỗ giá đỡ.

“Không thể được. Cô sẽ không bao giờ được xem khi tôi còn canh chừng ở đây.”

“Điều này có nghĩa... nó là ổn miễn là anh không ở quanh đây, phải không ? Hey, sensei, có nghìn tỉ Yên trong phòng vệ sinh kìa.”

Tất nhiên, tôi đã biết cô nàng chỉ đang đùa.

“Tôi hiểu rồi. Sẽ mất nhiều thời gian để giao nó cho cảnh sát, đúng không ? Nếu cô lấy 10% trong số đó - hãy làm ơn gọi tôi một bát thịt bò.”

“Em thật sự muốn giao nó cho anh – well, em sẽ không đi loanh quanh nhìn trộm vào đồ của anh đâu, sensei. Nhưng nếu bản thảo bị trộm trước khi tác phẩm xuất bản, đó sẽ là rắc rối thật sự, đúng chứ...”

Nitadori nói, và uống một ngụm trà.

Cô ấy đúng, tôi nghĩ.

Nếu cái túi bị trộm hay bị cuỗm đi, tình huống này sẽ là nghiêm trọng đó.

Trong laptop còn lưu dữ liệu, nhưng ít nhất, nó cũng có mật khẩu. Mặc dù đây không là một trường hợp sợ bị mất cắp cho bản thảo nhưng...

Nếu ai đó bệnh hoạn có ý định muốn tiếp tục lấy bản thảo của ‘Vice Versa’, cái gì sẽ xảy ra ?

“Tôi đã thử viết một phần tiếp theo. Mọi người, xin hãy xem thử phần thứ hai này !”

Tôi đoán người đó chắc hẳn sẽ viết vài dòng đại loại vậy trên internet, phải không ?

Trong trường hợp đó, điều gì sẽ xảy đến với bản thảo thật sự của tôi.

Nếu tôi phát hành quyển sách đó mà không thay đổi tác phẩm—

“Một nhà văn chuyên nghiệp đã đạo lại một tác phẩm từ trên mạng !”

Độc giả có lẽ sẽ nghĩ theo hướng này.

Nếu là thế, tôi có thể đưa ra ngày của tệp tin là bằng chứng và kiện anh ta ra tòa, có lẽ ? Hay là tôi nên hoàn thành bản báo cáo vụ việc trước ? Tôi sẽ báo cáo lại vụ việc này như nào ? Với đại lí nào ?

__

“Sensei ?”

Nếu tôi phải ra tòa trong trường hợp này, ASCII Media Works có lẽ sẽ hành động, đúng không ? Công ty sẽ chi trả cho cái gì đó như là phí thuê luật sư, đúng không ?

Tôi sẽ vận com-lê ở tòa, đúng không ? Tôi rất muốn nghe tiếng búa của thẩm phán vang lên khi ông ta gõ xuống và hét lên ‘im lặng !’. Nhưng các thẩm phán ở Nhật không thật sự dùng cái búa đó, bởi thế tôi không biết nơi nào để thỏa mãn ước muốn của mình.

Hoặc tôi nghĩ có lẽ ban biên tập sẽ không muốn bối cảnh (cái mà họ nghĩ tới) là một vụ hầu tòa rắc rối, để rồi phải thay đổi thái độ và nói tôi rằng ‘thật quá rắc rối để chiến thắng vụ kiện này ! Viết lại đi ! Dù sao nó cũng là cơ hội để câu chuyện hay hơn’ chăng ?

“Sensei ?”

Tuy nhiên, phân đoạn mà tôi đã viết được trong một khoảng thời gian không phải là thứ gì dễ thay đổi, phải không ? Có lẽ tôi sẽ không mất phương hướng nếu tôi thay đổi nó một cách quyết liệt nhỉ ? Nếu loạt truyện này bị hủy hoại chỉ vì điều này, cái gì sẽ xảy đến với tất cả công việc tôi đã làm tới nay ?

“Hey, sensei ?”

Nhưng trong trường hợp đấy, tôi có lẽ sẽ đổi hướng và viết ‘Phân truyện Sin’ thành một tác phẩm hài kịch dài kì, và âm thầm viết tiếp 5 tập phát triển thêm, điều đó sẽ khiến độc giả bất ngờ đây. Sau một khoảng thời gian, tôi sẽ quay trở lại ‘Phân truyện Shin’ và tiếp tục viết hết truyện này tới truyện khác—

“Hey !”

Twack ! Một cú đánh nhẹ lên vai tôi.

“Hm ?”

Tôi quay sang, và trông thấy Nitadori ngồi đó, đang lấy bàn tay trái của mình xoa xoa bàn tay phải của nàng.

“Vai anh... cứng thế...”

“Thịt bò ?”

“Em bảo là vai của anh cứng quá ! Em đã gọi anh vài lần rồi đó !”

Ah, tôi hiểu rồi. Tôi đoán mình đã chìm đắm vào những suy nghĩ riêng. Và trong một lúc, tôi đã không biết phải nói gì.

“Tôi là một nhà văn...”

Tôi đang có một chút bối rối.

“Anh vẫn còn đau ạ ?”

“Không, tôi bình thường rồi mà, yep.”

“Tuyệt ! Nhưng em đoán vai anh thật khác so với của con gái đấy !”

“Eh ? Erm, yeah – không, không phải nó.”

Tôi không biết vai con gái mềm mại cỡ nào, vì thế tôi đã tự đính chính lại.

Và sau đó, tôi nói,

“Erm, chúng ta đã nói tới đâu rồi ?”

“Chúng mình đã nói tới đoạn ‘sẽ ra sao nếu bản thảo bị trộm’ – nhưng quên phần đó đi ạ. Hãy tiếp tục với câu hỏi tiếp theo nào !”

Nitadori nói với một nụ cười trên môi,

“Sensei, anh nghĩ cái gì ‘là quan trọng mà một tác giả phải làm’ ? Em nghĩ nó sẽ khó để hỏi ‘cái gì là thứ mà anh đặt sự quan tâm nhiều nhất’. Nên anh có thể nói bất cứ thứ gì anh muốn, miễn là anh thấy nó quan trọng thôi ạ.”

May mắn thay, cô nàng đã hỏi tôi cái gì là thứ quan trọng nhất hoặc là thứ gì đó khác, tôi đã nghĩ về nó trong một thời gian dài rồi.

Vì nó là thứ ‘quan trọng’, nên tôi có thể liệt kê ra vài thứ.

“Cái đầu tiên...”

“Dạ ?”

“Tôi nghĩ tôi nên học tập chăm chỉ và làm vài ghi chú. Ghi lại mọi thứ tôi nghĩ tới.”

Vì nghề nghiệp là một nhà văn nên tôi phải ghi chú lại mọi thứ cùng nhau, để rồi viết tất cả thành một câu chuyện. Mọi tình tiết trong câu chuyện đều bắt nguồn từ những ý tưởng thoáng qua.

“Khi nào thì anh có cảm hứng ạ ?”

“Hm, câu trả lời cho điều đó là... ‘anh cũng đéo biết nữa em ơi’.”

Tôi trả lời thật lòng,

“Hm ?”

Nitadori nghiêng đầu.

“Thành thực mà nói, tôi thật sự không biết mà. Luôn có những lúc tôi bỗng có cảm hứng một cách vô tình, và lúc tôi nghĩ về nó, đó là khoảnh khắc ngẫu hứng.”

“Hiểu rồi – vậy thế còn lúc anh ngồi xuống trước màn hình máy tính và nói ‘được rồi, hãy viết thôi’ thì sao ạ ?”

“Tất nhiên tôi làm... sự thật, tôi thấy có vẻ khá khó để nghĩ về các mẫu câu và cốt truyện. Mặc dù những lúc như thế tôi cảm giác rằng đa số các ý tưởng của mình thường không xuất hiện. Nhưng khi một cảm hứng thoáng qua, đó chính là lúc phải ghi lại.”

“Vậy, tới bây giờ, lúc nào anh bắt đầu có ‘cảm hứng’ ạ ?”

Tôi có thể trả lời câu hỏi đó.

“Ví dụ là...”

Ví dụ đơn giản nhất là khi tôi thưởng thức những tác phẩm khác. Miễn là tôi đọc một thứ gì đó cảm động, thì trong tâm tưởng của tôi, nó sẽ có khao khát đạt được cái cảm hứng đó một cách trực tiếp như vậy. Đấy có thể nói là biểu hiện của việc ‘chơi với sách’, thứ mà tôi đã và đang làm từ hồi bé. Bây giờ, tôi có thể vẫn xem manga và anime như là đồ chơi, mặc dù gần đây, tôi thật sự cảm thấy nó là một hành động của việc ‘lấy cảm hứng’.

Cùng một lúc, khi tôi đang nghe nhạc, mỗi khi có lời hát nào khiến tôi ấn tượng, tâm trí tôi sẽ đột nhiên hiện ra những hình ảnh. Tôi sẽ sử dụng nó như là phần nhạc nền, để phát huy mọi trí tưởng tượng của mình, và rồi lấy ý tưởng từ đó.

Một trường hợp khác đối lập hoàn toàn với cái này là khi tôi có khoảng thời gian riêng tư. Như là khi tôi ngâm mình trong bồn tắm, hoặc là thậm chí khi tôi học bài, mặc dù nó nghe chả có vẻ thú vị gì. Nhưng khi tôi thư giãn, các ý tưởng đột nhiên lướt qua tâm trí tôi. Trong quá khứ, tôi đã thường kết thúc lửng các mạch truyện ở các đoạn tôi không biết viết tiếp như nào, và tôi đã gặp rắc rối vì nó. Và các ý tưởng tiếp nối cho các mạch truyện đó đột nhiên hiện ra khi tâm trí tôi không có gì vướng bận.

Bên cạnh đó, nó cũng xảy đến khi tôi đang tập trung làm những việc gì đó luôn. Đối với tôi, tôi thường nảy ra ý tưởng một cách đều đặn khi đang chạy xe đạp trên đường.

“Em thấy... ý tưởng của anh tới vào nhiều lúc thật đó.”

__

“Hm, vì thế miễn là tôi nảy ra ý tưởng gì, tôi chắc chắn sẽ viết nó xuống. Nếu tôi không ở trong lớp học, tôi sẽ không dùng cách ghi chép truyền thống đâu ; tôi sẽ dùng máy tính hoặc điện thoại để ghi lại từng từ trong ý tưởng của mình. Tôi luôn nói với bản thân rằng ‘mình không thể phàn nàn về việc nó là một rắc rối được’.”

__

“Thế em đoán anh sẽ quên tất cả sau đó ạ ?”

Tôi gật đầu thừa nhận.

“Đúng vậy, vì tôi sẽ quên – kí ức con người thật sự không đáng tin cậy, và mọi thứ chúng ta nghĩ tới, chúng ta sẽ quên. Chúng ta thậm chí sẽ quên đi cái lúc mà chúng ta nghĩ nữa. Bằng chứng cho điều đó là có vài phân cảnh trong câu chuyện hiện tại, tôi đã phải nghĩ tới tận 3 lần đó.”

“Eh ? Tại sao ạ ?”

“Nhớ lại nào, tôi từng có ý tưởng là ‘viết về một phân cảnh cảm động chạm tới trái tim độc giả ! Nhân vật này đã có thể làm như vậy trước kia, vậy hãy sử dụng lại nó !” và thế, tôi sẽ ghi lại lời này vào điện thoại. Và khi ở trong phòng, sẵn sàng để gõ cảnh này vào file Word trong máy tính, khi tôi mở file đó lên thì...”

“Anh tìm thấy mình đã có cảnh đó sẵn rồi ạ ?”

“Đúng vậy. Nó đã ở đó tự bao đời. Và thế, tôi cũng lưu ý lại trong file rằng ‘đây là lần thứ hai tôi nghĩ về ý này’.”

__

Ý tưởng xuất hiện thật tình cờ.

Và thế, chúng cũng tan biến rất mau.

Sẽ thật đáng tiếc nếu tôi không ghi chú nó lại một cách hợp lí.

Như tôi đã bảo, tôi có thể lặp lại một điểm trong cốt truyện vài lần – và cũng có thể một vài điểm tôi đã quên mất.

Vì vậy, bất cứ lúc nào tôi có ý tưởng, không quan trọng nó ngu ngốc cỡ nào, tôi cũng sẽ ghi nhớ nó lại. Tôi sẽ ghi chú nó lại thật hoàn hảo, và giữ gìn nó an toàn ở đâu đó để tôi có thể dùng tới trong tương lai.

Các nhà văn tiền bối khác cũng làm điều tương tự.

Tôi nghe nói rằng một nhà văn tiền bối thường nảy ra những ý tưởng khi đang lái xe. Anh ta sau đó sẽ ghi âm nó lại. Vì vậy, anh chàng thường mang theo máy ghi âm, và đặt nó trong xe bên cạnh ghế bác tài. Có thể nói, chả cần nhìn làm gì, anh chàng chỉ việc nhấn nút thu âm bằng một tay là đủ.

Và tôi cũng được nghe kể, khi anh ta lái xe vào ban đêm hay lái xe đường dài, mỗi khi nghe những bài nhạc yêu thích, các ý tưởng xuất hiện trong đầu anh ta nhiều hơn đấy. Nó có vẻ khá giống với tôi mỗi khi chạy xe đạp ấy.

Có vẻ như khi con người thường hay lái xe đi vòng quanh để thay đổi tâm trạng mình. Anh ta cũng thế nhưng anh chàng lại muốn chạy trên những đường cao tốc gần nhà vào giữa đêm thôi.

Tôi thậm chí còn nghĩ khá là ngầu khi lái xe trên đầu cao tốc vào giữa đêm chỉ để tìm ý tưởng đấy.

Khi tôi tới tuổi có thể lấy bằng lái, tôi chắc hẳn sẽ đi học lái xe. Vì thế, tôi đã chừa ra một khoản phí cho phần này.

__

“Em hiểu rồi... việc ghi chú ạ...”

Nitadori lẩm bẩm trong khi cô nàng dùng bút chép gì đó vào trong quyển sổ đang mở. Cô nàng đang ghi chú lại.

Tôi chỉ vừa nhìn vào cô nàng thôi, chưa kịp liếc trộm gì cả.

“Oops.”

Nhưng cô nàng đã che quyển sổ lại, và gườm mắt nhìn tôi qua cặp kính.

Cô nàng đóng bộp quyển sổ, và hỏi,

“Còn gì nữa không ạ ? Có thứ chi mà nó quan trọng không ạ ?”

“Well... hm, có đấy.”

“Nó là gì ạ ?”

“Nó là thứ mà tôi đã nói trước đây ‘giữ bản thân tự tin rất quan trọng’ – không nên tự ti về bản thân, cũng như bất cứ thứ gì mình đang viết.”

__

Điều này xảy ra khi tôi đang chỉnh sửa bản thảo của ‘Vice Versa’.

Quay lại lúc đó, tôi mới chỉ đang ở năm nhất cao trung, mới 15 tuổi đầu.

Khi tôi đang cật lực để điều chỉnh bản thảo, tôi đột nhiên có suy nghĩ.

Liệu tác phẩm này có đáng được xuất bản không ?

__

“Vậy... nó là thứ gì đó có vẻ khó chịu ạ ?”

Nitadori hỏi. Trông vẻ mặt của cô nàng kìa, tôi có vẻ vừa gặp một cô bác sĩ rất quan tâm tới bệnh nhân đây.

“Đúng. Tôi thật sự đã có suy nghĩ như thế trong đầu, liệu cuốn tiểu thuyết xuất bản ra trước mặt tôi có thật sự phù hợp cho việc mua bán và kiếm tiền. Kinh nghiệm sống của tôi là chưa đủ nhiều, thế nên liệu tôi có thể phát hành quyển tiểu thuyết mà tôi viết dựa trên những trải nghiệm của mình như là một tác phẩm thương mại được không ? Những suy nghĩ cứ như thế thôi.”

“Nhưng... người quyết định vẫn là ban biên tập, đúng chứ ạ ?”

“Đúng. Nhưng trở lại lúc đó, tôi đã rất sợ rằng tôi không thể suy nghĩ một cách bình tĩnh được. Vì thế, tôi đã gọi cho biên tập viên, cầu xin anh ta trong nước mắt.”

Tôi thấy nó thật là xấu hổ quá đi, nhưng nó là sự thật, vì vậy tôi không còn lựa chọn nào khác về vấn đề này rồi. Bên cạnh đó, khi giải thích về nó, vẫn còn thứ khác liên quan tới quá khứ mà tôi phải đề cập.

“Cuối cùng thì sao ạ ?”

“Cuối cùng thì...”

__

Biên tập viên,

“Nói cách khác, em đang tự hỏi liệu tác phẩm của mình có phải chưa đủ sâu sắc chứ gì ?”

Đúng đúng. Tôi đã nói thế trong khi đang nắm chặt ống nghe điện thoại.

“Không có gì lạ khi nghĩ như vậy cả. Em chỉ cần viết ra một cuốn tiểu thuyết mà chỉ mỗi em có thể viết bây giờ là được rồi.”

Biên tập viên trả lời thẳng thừng như thế.

__

Đối với một tác giả, kinh nghiệm sống là cực kì quan trọng. Tôi cảm thấy rằng nhiều tác phẩm đầy sáng tạo đều được sinh ra từ đó.

Tuy nhiên, nói rằng ‘tôi không thể viết vì tôi không có kinh nghiệm’ là không đúng.

Không tác giả nào đi giết người chỉ để lấy kinh nghiệm mà viết ra những suy nghĩ của nhân vật sát nhân cả (đó là suy nghĩ của tôi, và tôi mong nó không xảy ra thực sự).

Vì thế, đừng tự ti về bản thân nữa, hãy viết lên những tác phẩm của riêng mình đi.

__

Tôi hiểu rất rõ ý nghĩa những từ được nói với bản thân khi tôi tiếp tục công việc.

Không lâu sau, khi tôi trưởng thành và đọc qua ‘Vice Versa’ lần nữa, tôi có lẽ sẽ nghĩ,

“Vậy ra đây là tiểu thuyết mình đã chắp bút hồi trẻ.”

Nhưng miễn là tôi có thể nghĩ là,

“Đây là bộ tiểu thuyết mình chỉ có thể viết khi còn trẻ.”

Nó sẽ ổn thôi,

“Đây là một cuốn tiểu thuyết giải trí, bởi vậy nếu em thấy nó thú vị, nó sẽ thú vị. Khi nó thú vị, độc giả sẽ thấy hào hứng khi đọc nó. Em tuy còn trẻ, nhưng viết nên một tác phẩm không phải là thứ bất khả thi.”

Biên tập viên đã nói như thế qua điện thoại.

Và chính tôi bây giờ đã tường thuật lại từng từ như thế cho Nitadori.

__

“Em hiểu rồi... em cảm thấy, nó thật sự rất tuyệt đó. Ví dụ đi, nếu 10 năm trôi qua kể từ lần đầu anh chắp bút, khi đó chắc hẳn anh đã 27 rồi, sensei, thể loại tiểu thuyết anh sẽ viết tiếp là gì ạ ?”

Tôi bắt đầu vẽ ra tương lai để trả lời cho câu hỏi của Nitadori, có vẻ đó là một tương lai lí tưởng nơi tôi đã thành công ở bất cứ gì tôi làm.

Mong ước của tôi là tiếp tục ‘Vice Versa’ và tập trung vào loạt truyện này nhiều nhất có thể. Dựa trên kế hoạch hiện tại, tôi cảm thấy nó sẽ kết thúc ở tập 20 hoặc hơn.

Tôi đã quyết định được cách kết thúc rồi. Khi tôi viết ra tập đầu tiên, tôi cũng đã mơ hồ có ý tưởng về cái kết ra sao, và sau khi thảo luận với biên tập viên, kết thúc cũng đã được quyết định.

Tôi không biết tôi có thể tiếp tục duy trì viết và cho ra mắt tập mới nhanh chóng trong năm nay không, và thậm chí năm sau tôi còn có bài thi Đại học nữa, nhưng trong 3 – 4 năm tới, tôi đơn giản chỉ muốn tập trung viết tiếp ‘Vice Versa’.

Nếu doanh thu của anime tốt, tôi sẽ rất hạnh phúc đó. Nếu được ra tiếp mùa hai, hay thậm chí là các mùa sau đó, tôi sẽ càng hạnh phúc hơn nữa.

Tôi muốn vào Đại học, và vừa học vừa viết một loạt truyện mới. Nhưng bây giờ, tôi vẫn chưa có cảm hứng về ý tưởng vốn đã có.

Tuy vậy, chắc hẳn sau khi tốt nghiệp, tôi sẽ viết thứ gì mới—

Đây là tương lai lý tưởng mà tôi có thể nghĩ tới, nhưng tất nhiên rồi, tương lai đó có thể tôi sẽ không đạt thành công như mong đợi.

Tôi có thể trượt Đại học, và nếu anime không được quan tâm, doanh số bán đĩa có thể giảm sút, và độ nổi của ‘Vice Versa’ có thể trượt không phanh, loạt truyện có thể nhanh chóng bị cho dừng lại trước tập 20, và tôi có thể sẽ thất vọng, và có thể mất đi khả năng viết tiếp tác phẩm.

Hoặc là tôi có thể bị vài căn bệnh liên quan tới thể chất và chúng khiến tôi mất khả năng cầm bút hoặc là tới trường. Tệ hơn, tôi có thể bị đột tử. Tôi không thể chắc rằng những thứ đó không bao giờ diễn ra với mình.

Nghĩ như vậy, tôi không muốn tiếp tục suy nghĩ tí nào.

Thể loại tiểu thuyết nào ? Tôi đã nghĩ về cái mà Nitadori đã hỏi, và trả lời,

“Well... tôi có lẽ sẽ tận dụng kinh nghiệm trong quá khứ và viết lên một câu chuyện của những sinh viên ? Hoặc là tôi sẽ viết về những người lao động trong xã hội ? Cũng có thể tôi sẽ viết tiểu thuyết về chính các nhà văn ấy chứ ?”

“Vậy còn câu chuyện về những diễn viên lồng tiếng có được không ạ ?”

Tôi đã nhìn Nitadori nói ra điều trên với một vẻ mặt kì vọng của cô nàng, và tôi đã có ý tưởng thế này,

“Không tệ đâu. Nhân vật chính sẽ là một cô em đeo kính tóc dài làm diễn viên lồng tiếng...”

“Yeah yeah.”

Nitadori reo lên vui vẻ,

“Khi cô nàng dắt chú chó của mình đi dạo, cô nàng sẽ nhặt được một cây nấm bí ẩn, và biến thành người khổng lồ. Cô ta sẽ đi phá hủy tất cả những thành phố mà trông giống món sashimi thịt ngựa. Nhân loại sẽ chế ra một cỗ máy chiến đấu JSDF...”

“Được rồi ! Em sẽ tính phí hình tượng nhân vật một phần hai giá thôi. Xuống làm việc đi ạ.”

Nitadori vui vẻ đe dọa tôi,

“T-Tôi sẽ cố viết cái này sớm...”

Với câu nói trên, tôi đưa tay vào điện thoại, sẵn sàng thu âm nó lại.

__

“Bên cạnh đó, còn có chi khác quan trọng với một tác giả không ạ ?”

“Yep.”

“Và nó là ?”

“Bám sát hạn chót.”

“Chính là nó ! “Thời hạn” – nói về cái này, em chưa bao giờ hỏi một cách chính xác về hạn chót trước đây.”

Tôi gật đầu. Bây giờ cô nàng đã đề cập tới nó rồi, tôi cũng đã không giải thích nó một cách đúng đắn trước kia.

“Bây giờ, hãy tìm hiểu về thời hạn nhá.”

“Vâng ạ !”

__

Hạn chót—

Tất nhiên, nó ám chỉ tới ngày cuối cùng mà cuốn tiểu thuyết phải hoàn thành.

Những cuốn tạp chí đều có hạn chót. Những cuốn sách cũng có hạn chót.

Trong trường hợp mà viết một cuốn sách bỏ túi – khi xuất bản một cuốn sách dưới thương hiệu Dengeki Bunko, thật sự hạn chót là khi nào ?

Thông thường, chỉ những người trong cuộc mới biết. Tại thời điểm đó, tôi đã chán nản trong khi lưỡng lự nên nói cho Nitadori điều này hay không.

Mặc dù tôi chán nản là thế, nhưng trước đó, cô nàng đã là người ‘trong cuộc’ rồi sao.

“Làm ơn hãy giữ bí mật bất cứ thứ gì tôi nói bây giờ.”

“Vâng ạ.”

Tôi tin tưởng cô ấy, và tiếp tục nói,

“Thời hạn của những tác phẩm Dengeki Bunko thông thường rơi vào tầm ‘4 tháng trước khi ra mắt chính thức’.”

“Hm... trong trường hợp đó, nếu tập kế sẽ được phát hành vào ngày 10 tháng sau...”

“Vào tháng Sáu, có nghĩa là tôi phải hoàn tất bản thảo ngay cuối tháng Hai này.”

“Nó khá là gấp rút nhỉ...”

Nitadori lẩm bẩm.

Tôi cảm thấy như vậy khi tôi lần đầu nghe tới nó. Giả sử sách được in vào cuối tháng Năm, họ sẽ làm gì trong 3 tháng còn lại cơ chứ ?

Tôi chỉ biết toàn bộ quá trình cuối cùng, bởi vậy tôi nói với Nitadori.

“Well, giả sử là tôi hoàn tất tác phẩm cuối tháng Hai, hoàn thành xong bản thảo.”

“Dạ ?”

Nitadori mở cuốn sổ ra, và bắt đầu viết vài thứ. Cô nàng có lẽ dự định vẽ quá trình tôi nói thành một sơ đồ hay thứ gì đó.

“Bản sơ lược chính thức sẽ là bản thảo đầu tiên, và như đã đề cập trước đó, nó sẽ được gửi cho những người đánh giá. Họ sẽ có khoảng 2 tuần để làm việc đó trước khi gửi trả nó về lại ban biên tập.”

“Oh – lâu ghê.”

“Phải. Nó rất lâu. Một tác giả nào đó từng bảo rằng anh ta đã lên kế hoạch được một kì nghỉ rất dài trong khoảng thời gian đó. Nếu không có công việc nào khác lúc đó, anh ta sẽ hoàn toàn rảnh rang.”

“Ra là vậy. Thế thì sau 2 tuần... anh sẽ nhận được bản nháp từ những đánh giá viên... sau đấy là anh tự kiểm tra lại...”

“Đánh giá của chính tác giả.”

“Vâng ạ. Anh sẽ gửi đánh giá của tác giả về ban biên tập như là một bản đánh giá sơ lược thứ hai, phải không ? Nó sẽ kéo dài bao lâu tới khi nó trở về ban biên tập ạ ?”

“Thông thường khoảng từ 10 – 14 ngày. Khi bản thảo thứ hai được giải quyết, bản chính thức sẽ được in ra cùng với hình minh họa. Việc đó cũng tốn khoảng 2 tháng, bởi vậy tôi cho rằng họ có thể in sách dễ dàng hơn nhiều.

“Em hiểu...”

Tiếng bút của Nitadori ngưng lại.

Và điều đó báo hiệu đây là kết thúc của việc giải thích về thời hạn là gì – có lẽ vậy.

__

“Bây giờ sẽ là thời gian biểu cho ‘đứa trẻ ngoan ngoãn’ bất thường.”

“Huh ?”

Nitadori đưa mắt nhìn vào tôi.

“Đây là thứ mà nó thường được gọi là ‘lịch của đứa trẻ ngoan ngoãn’

Tôi nói.

Tất nhiên, thuật ngữ này không phải đặt ra bởi tôi. Tôi từng nghe một tiền bối nói nó trước đây, và đây là một thuật ngữ bằng cách nào đó xuất hiện trong giới tác giả và biên tập viên.

“...”

Nitadori suy nghĩ trong vài giây.

“Nói cách khác... 4 tháng trước đợt phát hành về cơ bản là hạn chót lí tưởng ạ ?”

Tôi gật đầu.

“Đó là trường hợp căn bản thôi. Vẫn có khá nhiều trường hợp tác giả đã không theo kịp thời hạn. Họ sẽ phải làm cái mà chúng ta gọi là ‘trì hoãn thời hạn’.”

“Trong hoàn cảnh đó... lịch trình kế hoạch ra sao ạ ?”

Nitadori lật cuốn sổ mở ra, và có vẻ là cô nàng dự là sẽ ghi chú tiếp, nhưng tôi cảm thấy việc đó hơi lãng phí nỗ lực.

“Tôi thực sự không thể giải thích chi tiết. Lịch trình sẽ thay đổi dựa vào quá trình của tác giả tại mỗi thời điểm.”

“...”

Nitadori nhét cây bút vào trong cuốn sổ, và đóng sầm nó lại.

Tôi tiếp tục giải thích.

__

Tôi đã nói rằng hạn chót là 4 tháng trước thời điểm phát hành.

Những người mà có thể theo đúng thời hạn là những đứa trẻ ngoan.

Và vẫn có rất rất nhiều người đã không theo đúng thời hạn. Nếu tôi phải hỏi trường hợp nào trong hai cái trên là thường xảy ra hơn – theo như những gì tôi nghe ngóng được, chắc chắn là cái sau.

Tôi nghe được rằng Dengeki Bunko trước tiên sẽ quyết định lịch xuất bản sách trong vòng nửa tới một năm tới.

Tất nhiên, đây không phải kế hoạch không thể thay đổi, nhưng trong thời gian này, biên tập viên và tác giả sẽ có những cuộc thảo luận kiểu như ‘tập nào sẽ được phát hành tháng này’.

Lịch phát hành sách được thực hiện, một phần dựa trên quyết định làm chương trình khuyến mãi, như là,

“Nó sẽ được chuyển thể thành anime, vì vậy hãy cho bán cuốn này trong tháng đi.”

“Loạt truyện này được phát hành đều đặn vào tháng Ba mỗi năm, vậy thì, hãy cứ để nó vào tháng Ba nào.”

“Sẽ có tác phẩm đoạt giải được xuất bản trong tháng Hai, vì vậy chúng ta sẽ đem bán những tác phẩm của những tác giả đoạt giải trong quá khứ nữa.”

(Vì lí do này, vào mỗi tháng Hai, những cuốn sách mới sẽ được ra mắt cùng với những tác phẩm chiến thắng năm đó, và trên những tập sách đó, ngoài bìa cũng sẽ có cái băng rôn ghi dòng chữ ‘UU – Tác phẩm chiến thắng của giải OO lần thứ XX.’, những tác phẩm không đoạt giải như của tôi sẽ không được như vậy.)

“Trong hội chợ khuyến mãi này, chúng ta nên gộp những tác phẩm nổi tiếng lại với nhau.”

__

Tất nhiên, tác giả biết được ‘hạn chót của những đứa trẻ ngoan’—

Nhưng mặc cho là họ biết như vậy, ban biên tập có lẽ không thể thực hiện nó được.

Vài thời điểm, chắc chắn không có cơ hội để thực hiện nó dựa trên tốc độ viết của tác giả và tác phẩm khác trong tầm tay. Hay tôi nên nói, nó rất là thường thấy.

Trong số các tác giả, có những người hoàn thành ‘tác phẩm trước’ vài ngày hôm qua. Nói cách khác, họ là những chiến binh – người mà phải viết cật lực sau thời điểm hạn chót của đứa trẻ ngoan.

“Những chiến binh đó hoàn thành chứ ạ ?”

“Những người đó ‘chắc chắn sẽ làm được’. Bởi vì họ có thể đảm bảo viết kịp bản thảo, thậm chí nếu họ không vội vã, tôi nghĩ, các tác giả lẫn biên tập viên vẫn khá bình tĩnh thôi.”

__

Tốc độ viết của mỗi tác giả là khác nhau. Vài người cần tận 3 tháng, vài người chỉ cần 3 tuần.

Tuy nhiên, điểm khác nhau thường thấy ở đa số các tác giả là ‘càng cận kề hạn chót, tốc độ viết càng nhanh’.

Một tác giả tiền bối tôi gặp tại tiệc tất niên đã nói như này,

“Đúng ! Năng lượng ẩn trong cơ thể sẽ được giải phóng. Tôi có thể cảm nhận được ngọn lửa đang cháy trong tôi. Tôi muốn truyền đam mê này tới các độc giả.”

Nghe ngầu lòi đấy, nhưng tôi cảm giác rằng nó chỉ là sức nóng của sự hối thúc sau những ngày làm biếng. Tất nhiên, tôi không nói ra suy nghĩ trên.

__

“Thậm chí nếu họ trì hoãn, em đoán... vẫn có thời hạn mới để hoàn thành, đúng không ạ ?”

Cái mà Nitadori hỏi tôi là dễ hiểu thôi.

“Tất nhiên là có. Nói cách khác, tôi nghĩ đó mới là hạn chót thực sự.”

“Vậy... chính xác nó là khi nào ạ ?”

Nitadori nghiêng người về phía tôi, hỏi một câu hỏi như thăm dò vậy.

“Tôi không biết... cho tới tận bây giờ, tôi chưa từng dính phải trường hợp đó bao giờ cả.”

Tôi chưa từng thử thách với cái giới hạn đó, vì vậy tôi chả biết.

“Anh thật là đứa trẻ ngoan đấy !”

“Ca-cảm ơn.”

“Anh có muốn em vỗ đầu hông nè ?”

Nitadori vui vẻ thỏ thẻ, rồi nhanh chóng đưa tay trái lên gần đầu tôi.

“Không – không cần đâu.”

Tôi hốt hoảng từ chối cô nàng.

Nếu tóc tôi bẩn quá, nó sẽ làm tôi khá ngượng đấy. Nhưng sau cùng, vẫn rất xấu hổ khi để một cô gái xoa đầu mình.

“Thật sự không cần ạ ?”

Nitadori trông có vẻ thất vọng chút ít, rồi cô nàng đặt tay trở lại trên đùi.

Tôi tiếp tục giải thích về những cái thời hạn ấy.

“Dựa trên những gì tôi nghe được tại tiệc tất niên, có vẻ những tác giả chậm trễ hai tuần khá là nhiều.”

“Có những tác giả nào chậm hơn thế không ạ ?”

__

“Có trường hợp những người kéo lê cả tháng hoặc hơn đấy.”

“Vậy nói cách khác, một cuốn sách mà xuất bản vào tháng Sáu...”

“Nó không được hoàn thành vào cuối tháng Hai, lẫn tháng Ba, và vẫn còn dang dở tới tháng Tư, cảm giác tựa như vậy.”

“Và biên tập viên vẫn có thể cho ra mắt nó ạ...”

“Chính xác thì, tôi nghĩ rất là khó khăn cho biên tập viên để có thể cho cuốn sách phát hành đúng thời hạn.”

“Hiểu ạ.”

“Nhưng nếu trong lúc ấy, là dịp cuối năm hay là Tuần lễ Vàng, sẽ không đủ thời gian đâu, bởi vậy chúng tôi phải cẩn thận. Rất nhiều nhà xuất bản sẽ phát hành sách. Khoảng thời gian này thường được gọi là ‘xả hàng cuối năm’ hay là ‘khuyến mãi Tuần lễ Vàng’.”

__

Khi một tác giả tuân thủ đúng kì hạn của đứa trẻ ngoan, ban biên tập sẽ có nhiều thời gian hơn cho các việc đánh giá lần một lẫn lần hai—

Tác giả càng kéo trì hoãn bãn thảo bao nhiêu, thì tình trạng lại càng trở nên áp lực bấy nhiêu. Họa sĩ minh họa, kiểm soát viên, xưởng in và ban biên tập sẽ bị ảnh hưởng cả.

Điều mà tôi sẽ nói tiếp theo là về cái tôi đã nghe được từ ban biên tập và các tác giả khác. Hiện tại, tôi vẫn không làm như vậy, và không bao giờ có ý định làm việc đó.

“Người ta nói rằng nếu bản thảo kéo dài quá lâu... họ sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc lược bỏ lần đánh giá sách thứ hai để kịp quá trình. Tất nhiên, khả năng quyển sách có lỗi cũng tăng cao.”

“Vậy nghĩa là hai lần kiểm duyệt đánh giá cuối cùng sẽ trở thành một lần bất kể thế nào ạ.”

“Yeah. Nếu nó kéo dài lâu tới mức nghiêm trọng, họ đành dùng tới phương án là ‘nộp theo từng phần’.”

Nộp theo từng phần nghĩa là nộp liên tiếp nhau từng đoạn của bản thảo.

Sau khi tác giả hoàn thành bản sơ lược, anh ta sẽ gửi nó tới ban biên tập, đó là phần được gửi. Ban biên tập cũng sẽ bàn giao bản sơ thảo ấy tới những người kiểm duyệt và xưởng in, và điều đó chính nó cũng mang nghĩa là đang nộp bản thảo.

Vì vậy, nộp bản thảo từng phần ám chỉ là,

“Nó ám chỉ rằng việc gửi đi từng phần được hoàn tất bởi vì toàn bộ bản thảo chưa được viết xong (nguyên nhân là tên khốn tác giả đã không kịp hoàn thành nó).”

Đó chính là phương sách cuối cùng.

“Em hiểu rồi... nói một cách khác, đó là cố gắng đảm bảo rằng bản thảo sẽ đúng hạn, phải không ạ ?”

“Nếu họ không làm vậy, tập sách đó thật sự không thể xuất bản... nhưng tôi không muốn làm cô hiểu nhầm rằng quyển sách đó không được phát hành luôn. Khi họ thật sự không thể thực hiện nó, một tác giả chuyên nghiệp sẽ thông báo với biên tập viên trước, hỏi anh ta về việc dời ngày phát hành lại. Vì thế, đối với những người không thể thực hiện nó, họ chắc chắn sẽ hoàn tất bản sơ thảo thậm chí nếu họ phải thức trắng vài ngày chăng nữa.”

“Oh, anh nói như là một nhà văn vậy.”

“Tôi là một nhà văn đây.”

Và như thế điều nói ở trên đã được tôi áp dụng trong tuần này, mặc dù nó có chút khác một vài nơi.

Cảm thấy có vài điều là lạ, tôi tiếp tục,

“Tôi cảm thấy rằng một khi biên tập viên hiểu sự logic này, anh ta sẽ tin tưởng tác giả đấy. Cuối cùng tất cả chuyện đó đều là vì một tác phẩm thú vị được viết ra mà thôi.”

“Phew, nghe tới đây làm em thật sự căng thẳng đấy ạ ! Cảm giác kiểu như ‘chỉ còn độc ba ngày ! Không có thời gian để ngủ nữa !’.”

Nitadori mỉm cười mặc dù cô nàng không có gì để làm với điều này,

“Tôi... chắc chắn sẽ đảm bảo không kết thúc trong trường hợp như thế...”

Tôi lẩm bẩm.

Tôi không muốn thức khuya làm việc, và tôi không tự tin rằng tôi có thể hoàn tất tác phẩm trong một đêm thức trắng.

Nếu ai đó yêu cầu tôi viết xong một trăm trang sách trong 3 ngày, tôi có thể bị đè chết bởi áp lực tăng lên trên đầu tôi. Tôi sẽ nghĩ tới việc trốn chạy luôn ấy.

Và như thế, đây là một nơi mà bộc lộ ra bản chất thật của tác giả.

Một vài người sẽ xem thời hạn của đứa trẻ ngoan như một mục tiêu và tuân thủ nó.

Một vài người thì lại không tuân theo thời hạn đó ngay từ đầu, và thường phải trì hoãn tác phẩm 2 – 3 tuần.

Vài người trì hoãn bản thảo như vậy thì họ sẽ nộp nó một tháng sau đó.

Đó cũng là khả năng của những người bắt đầu viết sau thời hạn đứa trẻ ngoan, hứa hẹn trong cuộc cãi vã với ban biên tập, và xoay xở vừa đủ để thực hiện nó tới 2 tháng sau.

__

Tôi nhấp miếng trà, và nhận ra vài thứ.

Vì vậy, tôi đóng chai lại, hỏi Nitadori,

“Cái thứ thời hạn này gợi tôi nhớ tới vài thứ... tôi chưa bao giờ kể cô nghe về những họa sĩ minh họa, đúng chứ ?”

“Không ạ ! À xin lỗi – ý em là đúng thế ạ, anh chưa kể em nghe trước đây.”

Trong lúc Nitadori buộc miệng cái lỗi lạ lùng này, tôi nói,

“Được rồi, vậy thì giờ chúng ta nói về nó sẽ thế nào ?”

“Vâng, làm ơn ạ !”

__

Lý do mà tôi liên hệ từ thời hạn tới họa sĩ minh họa là vì cũng có thời hạn cho những bức vẽ của người vẽ minh họa luôn. Nếu nó vượt quá hạn chót, cuốn sách cũng sẽ không được phát hành.

Tôi nghe nói có trường hợp tác giả đã hoàn thành tác phẩm sớm, nhưng cuốn sách vẫn không thể phát hành ra thị trường vì họa sĩ minh họa—

Trường hợp này cũng không hiếm gặp. Nhưng khi nó xảy ra, thậm chí tác giả không thể làm gì với nó.

Đây không phải là kinh nghiệm từ bản thân tôi, vì thế bây giờ hãy để nó qua một bên.

Họa sĩ minh họa cho ‘Vice Versa’ là một người có năng khiếu mĩ thuật tuyệt đỉnh, và có tốc độ vẽ cực nhanh.

Người họa sĩ đó có khả năng đưa bức vẽ kịp thời gian phát hành sách của tôi được xem là có tốc độ vẽ khá nhanh đấy, và mỗi khi nó hoàn thành, họa sĩ minh họa sẽ đọc lướt qua câu chuyện trước khi chuẩn bị vẽ những bức minh họa có chất lượng cao.

Người họa sĩ minh họa thật sự giúp tôi rất nhiều – từ thâm tâm tôi thật lòng cảm ơn người đó dù khó để mà nói ra.

Trong ‘light novels’, những bức hình minh họa rất quan trọng.

Nó được nói rằng,

“Đối với một tác phẩm muốn bán chạy từ đầu, những bức minh họa chính là chìa khóa. Còn đối với một tác phẩm muốn bán chạy lâu dài, thì cốt truyện lại mới chính là chìa khóa.”

Khi một ai đó vào hiệu sách và nhìn bìa cuốn sách, giả sử tấm ảnh bìa rất cuốn hút, họ sẽ tò mò là ‘liệu nhân vật trong này sẽ như thế nào nhỉ ?” và bắt đầu đọc.

Nhưng sau gần hai năm trong nghề, tôi đã có một vài suy nghĩ khác về điều này.

“Đối với một tác phẩm muốn bán chạy từ đầu, những bức hình minh họa chính là chìa khóa. Còn đối với một tác phẩm muốn bán chạy lâu dài, thì cốt truyện lại mới chính là chìa khóa, nhưng ảnh hưởng của những tấm minh họa vẫn rất quan trọng.”

Đó là điều tôi nghĩ.

“Em hiểu rồi... nói về nó, anh đã lựa họa sĩ minh họa như thế nào ạ ? Họ có được lựa chọn theo mong muốn của tác giả không ạ ?”

Nitadori hỏi.

Đó cũng là điều tôi muốn biết trước khi tôi trở thành nhà văn đấy.

“Đôi khi, họ sẽ được lựa chọn theo mong muốn của tác giả. Tôi có biết vài tác giả được như thế. Những tác giả đó từng quan tâm tới một họa sĩ trên mạng hay là họa sĩ vẽ các truyện doujinshi, đã ra yêu cầu muốn làm việc với họa sĩ đó, và nhà xuất bản đã đồng ý như vậy. Tuy nhiên, thông thường thì...”

Chú thích Poro : Theo Wikipedia, Doujinshi là một thể loại truyện tự xuất bản ở Nhật, thường là manga hay tiểu thuyết, và đa số do họa sĩ không chuyên vẽ.

“Thông thường ?”

“Biên tập viên sẽ chỉ định, và đó cũng là trường hợp của tôi.”

“Em hiểu ạ. Vậy thì trường hợp chỉ định của anh là như thế nào ạ, sensei ?”

__

Chuyện đó diễn ra trong Kì nghỉ Xuân hai năm về trước, trước lúc tôi vào cao trung cơ.

Tôi lúc ấy đang tuyệt vọng chỉnh sửa lại bản thảo của tập 1 ‘Vice Versa’, và đang viết bản sơ thảo của tập 2—

“Anh nghĩ người này hợp với em. Em nghĩ sao ?”

Biên tập viên gửi tôi vài mẩu doujishi được phát hành bởi một họa sĩ nào đó, và đi kèm một địa chỉ web.

Tôi nhìn qua những mẫu doujins đấy ngay lập tức, nhưng nhà tôi lại không gắn internet, nên sau đó tôi phải ra quán cafe để vào web kia.

Suy nghĩ đầu tiên lướt qua tôi sau đó là—

“Suy nghĩ của anh lúc đó là gì ạ ?”

“Thật lòng mà nói... tôi thật sự đã không có nhiều cảm xúc gì về nó.”

Nitadori mở to mắt sau cặp kính, và nghiêng mạnh về phía trước.

“Có thật không ạ ? – Em thật sự rất là thích những tấm minh họa của ‘Vice Versa’ đó. Em cảm thấy hình ảnh của anime rất đẹp, và có nhiều chuyển động hay, nhưng em vẫn ưng minh họa trong tiểu thuyết hơn. Ah... làm ơn hãy giữ bí mật điều này với người làm bên mảng anime ạ...”

“Ahaha, tôi biết rồi – bây giờ tôi nghĩ về nó, có thể cảm thấy rằng, yeah, nó rất tuyệt.”

“Erm... khi anh trông thấy hình minh họa lần đầu, anh đã trả lời biên tập viên như thế nào ạ ?”

“Tôi đã trả lời một cách thật lòng với biên tập viên những suy nghĩ của tôi về chúng, nhưng sau cùng tôi nói, ‘nhưng về phần hình minh họa, em thật sự không biết. Anh làm ơn quyết định giùm em với’.”

“Sau tất cả... có lẽ anh đã muốn nói là ‘người này không hợp đâu, làm ơn đổi người khác’ phải không ạ ?”

“Well, không có khả năng đó đâu.”

Và Nitadori nói,

“Huh... Em bất ngờ đấy.”

Cô nàng dựa lưng vào ghế.

“Nhưng sau cùng, tôi đã không có thời gian để đề xuất một giải pháp thay thế.”

Hồi đó, khi đang chỉnh sửa bản thảo. Tôi đã phải chỉnh sửa tập đầu tiên tới tận 6 lần, và sau khi làm điều đó, tôi đã nghĩ, Tại sao nó có thể thay đổi nhiều tới vậy nhỉ ?

“Cuối cùng, biên tập viên đã lựa người đó. Người đó tuy trước đó đã vẽ minh họa cho vài tạp chí tài chính, nhưng lại chưa có kinh nghiệm vẽ các nhân vật trong light novel. Tuy nhiên, tôi nghe bảo rằng họa sĩ này rất là tâm huyết, nên theo như cái mà tôi nghe kể thì, câu trả lời của họa sĩ đó với biên tập viên là ‘làm ơn hãy để em vẽ minh họa cho cuốn sách này ạ !’”

“Ohh!”

“Và như thế, chúng tôi đã gặp nhau lần đầu tiên.”

Đó là vào khoảng giữa tháng Tư, khi tôi đang trong năm đầu tiên trong nghề. Trở lại lúc đó, tôi đã hoàn tất việc chỉnh sửa ‘Vice Versa’.

Họa sĩ minh họa này đã đọc qua bản sơ thảo đầu tiêu chưa được hoàn thành kĩ lưỡng của tập một.

Và sau đó, người họa sĩ này đã đem tới vài tấm phác họa của các nhân vật chính, mà về cơ bản là toàn bộ nhân vật luôn, chúng được vẽ vừa đủ chi tiết đấy.

Nhìn vào hình minh họa, tôi đã nghĩ.

Ah, vậy ra Shin và Sin trông như thế này.

__

“Nó có hoàn hảo không ạ ?”

“Nó có chút khác – với tôi, hoàn hảo nghĩa là hình minh họa đúng hoàn toàn với những tưởng tượng trong đầu tôi.”

“Vậy sau cùng...?”

Nitadori trông ngạc nhiên. Well, tôi không thể đổ lỗi cô nàng cho việc này. Tôi nên có giải thích trước.

“Tôi đã không có hình tượng bất kì nhân vật nào trong đầu trước đó. Tất cả mọi thứ trong đầu tôi có thể nhìn thấy là ‘Shin’, ‘Sin’ và những con chữ, không có một hình ảnh cụ thể nào.”

“Sau cùng... nó bây giờ có giống không ạ ? Bây giờ nó vẫn giống như những gì anh viết với ảnh minh họa chứ ?”

Tôi gật đầu chắc nịch.

“Giống chứ. Khi tôi viết, Shin là ‘Shin’ – trong kanji, nó có thể được viết là makoto. Trong suy nghĩ của tôi, Shin không là một hình ảnh nào cả, mà chỉ trực tiếp xem là một con chữ. Việc ấy đã kéo dài kể từ khi tôi chắp bút viết light novels.”

“Ah...”

Nitadori mở miệng với một cái nhìn kinh ngạc.

Nó đã được dự đoán trước. Thậm chí tôi đã không biết tại sao tôi không có hình tượng nhân vật trong đầu nữa.

__

Bên cạnh đó, họa sĩ minh họa đã giúp tôi một việc khác.

Đó là thiết kế trang phục và trang thiết bị của nhân vật.

“Tôi không quen thuộc với phục trang cho lắm, bởi thế tôi đã để qua một bên vấn đề thời trang theo kiểu Trung Cổ của Reputation, tôi thật không hiểu... xu hướng thời trang hiện tại là gì. Tôi thậm chí đã mua vài cuốn tạp chí để tham khảo... nhưng tôi vẫn mù tịt. Khi tôi giới thiệu những trang phục này trong đoạn văn, âm tiết là lạ thật sự thú vị đấy.”

“Hmm, có vẻ ‘một vài trang phục là bắt buộc’, ‘phù hợp với chất liệu mềm mại’, ‘phong cách dễ thương là cần thiết’, và vài thứ như thế, phải không ạ ?”

“Yep yep. Đúng là nó.”

“Rồi khi viết ‘Vice Versa’, họa sĩ đó có vẻ rất thân thuộc với những dòng thời trang hiện tại, và đã thiết kế nó cho anh, đúng chứ ạ ?”

“Đúng vậy. Tôi sẽ viết trong bản sơ thảo ‘(thiết kế phục trang là chưa được xác nhận, để việc đó cho họa sĩ đi)’. Tất nhiên, nếu nó là thứ gì đó liên quan tới cốt truyện... ví dụ như, quần áo được dùng cho vài phân đoạn hoặc những điềm báo chẳng hạn, thì tôi sẽ cố gắng hết sức để nghĩ về nó. Tuy nhiên, cơ bản thì, tôi sẽ nhường việc ấy cho người họa sĩ của tôi.”

“Và rồi ?”

“Họa sĩ đó đọc qua bản sơ thảo đầu tiên, và gửi tôi cam đoan cho việc thiết kế về trang phục của các nhân vật, đó là một bản phác thảo thô hoặc là vài thông tin thôi. Và sau đó, tôi sẽ chỉnh lại bản sơ thảo dựa trên những góp ý đó.”

“Ra là thế...”

__

Tôi nhấp một ít trà để làm dịu cổ họng.

“Họa sĩ minh họa ấy là người thế nào ạ ? Em mới chỉ biết tên thôi á.”

Nitadori lấy từ trong túi ra tập một của ‘Vice Versa’, nhìn vào bìa quyển sách, và hỏi tôi.

Và rồi, cô nàng nhìn vào phần giới thiệu về họa sĩ minh họa trên góc bìa.

Những dòng chữ ngang được viết trên đó, cùng với bút danh, ‘Tôi sinh sống ở Tokyo, tôi yêu kotatsu và mèo’, dòng chữ ‘tôi sẽ cố gắng hết sức’ được đính kèm bộc lộ rõ sự quyết tâm, và đi với đó là địa chỉ web.

Tôi nhớ lại về họa sĩ đó, tự hỏi xem mình có thể tiết lộ được bao nhiêu.

Thông tin một họa sĩ được tiết lộ là khác nhau dựa trên tính mỗi người. Nhiều người chỉ tiết lộ mỗi tên của họ.

Tôi có nghe rằng lí do cho điều đó là vô kể. Họ bao gồm những người lao động bình thường, nhà thiết kế, nhân viên game, nhân viên đồ họa, và hơn thế nữa.

Cũng có những người với những bút danh nổi tiếng, cố tình làm việc với một bút danh khác trong những quyển light novel. Trong trường hợp này, một vài người tuyên bố công khai, và vài người thì không làm thế, nhưng người ta có thể nói họ là ai thông qua phong hội họa. Có những người không được nhận ra, và vì thế tại buổi rút thăm may mắn cuối năm, họ đã tự chấp nhận ‘chính là tôi’.

Đối với họa sĩ minh họa cho ‘Vice Versa’—

Người họa sĩ đó thậm chí đã tiết lộ vài thông tin cá nhân cơ bản trên mạng, và theo như tôi biết, người đó sẽ tham dự nền tảng bán hàng doujinshi.

Vì thế, tôi quyết định nói với Nitadori vài thông tin ngắn gọn mà mọi người đã tìm thấy nếu họ thật sự xem xét nó.

“Tất nhiên, người họa sĩ đó lớn tuổi hơn tôi. 20 tuổi trở lên thì phải, hình như là 5 tuổi lớn hơn tôi, vậy nên tôi nghĩ chắc người đó bây giờ tầm 22 tuổi. Tôi đã nghe điều này từ biên tập viên. Thông thường, một họa sĩ minh họa sẽ nhỏ tuổi hơn một tác giả, và có nhiều người trong độ tuổi hai mươi.”

“Vậy họa sĩ minh họa này là người như thế nào ạ ?”

“Hm, nói đơn giản thì, người ấy là ‘một bà chị xinh đẹp’. Như là...”

“Họa sĩ đó là con gái ạ !?”

__

Phản ứng của Nitadori có vẻ hơi quá. Không khoa trương, nhưng khuôn mặt cô nàng đang nghiêng về phía tôi, và cô nàng nắm lấy tôi, như đang lấy cớ không muốn để tôi đi vậy.

Tôi đồng tình như đã nói,

“Th-Thật sao ? Cô không biết à ?” – Ah, tôi hiểu rồi. Tôi đoán cô thật sự sẽ không biết nếu cô không tới buổi triển lãm doujinshi và gặp cô ấy...”

“Cô ta là người thế nào ạ ?”

“Well... nếu bắt buộc phải nói, thì là một cô gái rất xinh.”

Nàng họa sĩ là một mĩ nhân, nhưng là một vẻ đẹp khác với Nitadori.

Ấn tượng mà cô ấy để lại là một cô gái nhỏ bé, với thân hình mảnh mai. Khi lần đầu cô ấy lần đầu gặp tôi ở ban biên tập, cô nàng đã đứng dậy để chào tôi, tôi đã ngạc nhiên khi trông thấy đôi mắt thấp bé của cô ấy ngước lên.

Mái tóc nhuộm màu hạt dẻ thả xuống ngang vai, và tôi không chắc lắm về quần áo, nhưng nói chung thì, nó để lại một sự rung cảm với những điều giản dị.

Ấn tượng của tôi về nó cơ bản là như ‘một cô giáo mĩ thuật’ ấy.

Nitadori nói trong khi cô nàng ngả người ra sau,

“E-Em không biết đó... cứ ngỡ... đó phải là một anh chàng chứ ạ.”

“Well, cô có thể đã không biết nếu không ai thật sự nhắc tới nó. Cô ấy có khả năng vẽ những nhân vật nữ đáng yêu, cũng vẽ ra cơ bắp của các nhân vật nam nữa đấy.”

Thật sự, cô họa sĩ này là một người đam mê thể hình, nhưng tôi không bao giờ nói với Nitadori điều này.

Bởi vì thế, cấp dưới của Sin toàn là những anh chàng lực lưỡng cả.

Những nhân vật đó không được thiết kế trang phục một cách công phu, và dựa trên sở thích của nàng họa sĩ thì bắp tay lẫn bắp chân của họ sẽ được vẽ lộ ra trong khi mặc quần short (tất cả những gì tôi viết trong truyện chỉ là ‘vài thằng cha xấu xí’ thôi mà)

Những thủ lĩnh phải là những người lực lưỡng luôn, và dường như đó là phần duy nhất mà cô nàng chả thừa nhận. Cô nàng từng nói ‘không có gì đẹp hơn một bắp tay và bắp chân săn chắc !’. Theo như tôi biết, cô nàng có vẻ thích phần bắp chân hơn.

“Erm... sensei này... hơi thô lỗ, nhưng em muốn hỏi...”

“Hm. Cô muốn hỏi gì ?”

“Anh có... bắt buộc phải gặp cô họa sĩ đó trong suốt các cuộc họp không ạ ?”

Cái đấy thì thô lỗ chỗ nào ? Thật ra, các tác giả và họa sĩ ít khi gặp nhau lắm.

Tôi lắc đầu và nói.

“Không, những buổi thảo luận với cô họa sĩ được hoàn tất bởi biên tập viên qua điện thoại. Biên tập viên sẽ quyết định ảnh bìa, hình minh họa màu, và nơi nào trong sách đặt hình minh họa vô. Tôi chỉ có việc yêu cầu khi trong đầu tôi bỗng có hình ảnh nào sống động thôi.”

“Vậy sau khi gặp mặt xong, anh và cô ta có đi ăn với biên tập viên... hay thứ gì như vậy không ạ ?”

“Chúng tôi có đi ăn một lần trong lần đầu gặp. Sau đó, chúng tôi gần như không bao giờ trò chuyện.”

“Anh có có mail hay địa chỉ liên lạc của cô ta không... ạ ?”

“Cái đó tôi có...”

“Anh có nghĩ sẽ gửi vài tin nhắn cho cô ta không ạ ?”

“Không, hoàn toàn không. Bởi vì điều đó với tôi vô nghĩa với tôi ngay cả khi tôi biết mail cô ấy chăng nữa. Dù sao biên tập viên sẽ gửi bản sao các tệp tin cho cô ấy và tôi.”

“R-Ra vậy...”

Thật ra thì, số lần tôi gặp cô họa sĩ đó chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên chúng tôi có trò chuyện rất nhiều.

“Hai năm trước, lúc mà tôi lần đầu tham dự tiệc tất niên, chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện dài. Không một ai trong chúng tôi quen biết ai trong bữa tiệc đó, vì vậy chúng tôi đã đứng run rúc ở góc phòng."

“Cù-cùng nhau hả ?”

“Đó là tại vì khi chúng tôi trông thấy bảng tên của những người đi trước, chúng tôi đã nhận ra họ chính là những tên tuổi lớn. Tất nhiên chúng tôi sẽ lo sợ. Cả hai bọn tôi đều như thế này ‘ohh ! Tôi biết sensei này nè !’, ‘sensei mà đang đi trước tôi đó kìa !’ và những điều tương tự vậy, và đó là cách mà chúng tôi vô tình khơi nguồn cuộc trò chuyện.”

__

Cuối năm học đầu ở trường trung học, tôi đã tham dự buổi tiệc tất niên của Dengeki lần đầu, tôi đã cảm thấy rất là hạnh phúc đó.

Như tôi đã nói trước đó, cả hai chúng tôi đều lo lắng ngay từ đầu, và đều có ý định đứng tại góc phòng toàn bộ bữa tiệc. Chúng ta hãy chỉ ngắm nhìn những tác giả và những họa sĩ khác một cách vui vẻ.

“Tìm thấy cậu rồi !”

Tuy nhiên, biên tập viên lại kéo chúng tôi ra, và đưa chúng tôi đi mọi nơi để chào hỏi.

“Thằng nhóc đó kìa ! Một nhà văn khi chỉ chỉ mới học cao trung đấy !”

Và rồi, tôi bị kéo đi xung quanh chào mọi người.

Tân binh như bọn tôi, cô nàng họa sĩ và tôi, đã phải đi lòng vòng để gặp mọi người.

Cô nàng họa sĩ là một mĩ nhân, vì vậy cô ấy trông rất nổi tiếng (ít nhất, trong tụi con trai).

Đối với tôi, tôi bị xem như là một sinh vật kỳ lạ vậy, và phần nào cũng nổi tiếng nốt. Trở lại sau đó, tôi đã rất sợ tới nỗi đông cứng luôn, vì vậy tôi không thể nhớ nổi mình đã nói những gì.

Trong suốt buổi rút thăm may mắn, cô nàng họa sĩ đã giành được một chiếc máy chơi game cầm tay, và cô nàng phát biểu như sau,

“Đây là cái thứ 4 của tui, và tui nghĩ tui có lẽ sẽ lại làm hỏng nó thôi, nhưng dù gì tui cũng rất vui ! Cảm ơn mọi người ! Tui sẽ cố gắng giữ gìn nó ổn cho tới mùa Xuân ạ !”

Cái đó dấy lên một tràng cười lớn từ đám đông (tôi đã nghe từ biên tập viên rằng cô nàng thật sự đã phá hỏng cái máy đó vào tháng Ba năm ngoái). Anh ấy bảo rằng nó không phải là điều tốt lành gì khi chơi game trong lúc đang ngâm mình trong bồn tắm.

__

“Tôi có thể nói thêm một chút về bữa tiệc tất niên của Dengeki được chứ ?”

Tôi hỏi.

“Tất nhiên rồi ạ. Anh cứ tiếp tục nói chi tiết những gì anh đã làm với cô họa sĩ đó đi ạ.”

Nitadori đồng ý, cô nàng cất lời với những từ ngữ lạ lùng cùng với một ánh mắt khá cứng nhắc.

__

Bữa tiệc tất niên của Dengeki Bunko mời tất cả tác giả và họa sĩ tham gia. Cơ bản mà nói, bất kể ai làm việc trong Dengeki Bunko hay tạp chí hàng đầu của Dengeki Bunko đều được mời tham dự.

Ngày diễn ra là vào một hôm thứ Sáu nào đó trong tháng Mười hai, và địa điểm tổ chức là tại một nhà hàng lớn gần chi nhánh biên tập ở Tokyo.

Tôi, một học sinh Cao trung năm nhất lần đầu được ra mắt, cũng được mời nốt.

Nó là lo lắng đấy, nhưng tôi vẫn mong muốn gặp nhiều tác giả tiền bối (dù không phải là gặp mặt trực tiếp), bởi vậy tôi quyết định vẫn tham dự.

Dengeki Bunko thường tổ chức hai sự kiện gặp mặt cho các tác giả.

Thứ nhất là tại ‘Lễ trao giải thưởng Dengeki’ và một bữa tiệc sau đó. Sự kiện còn lại sẽ diễn ra vào cuối năm.

Tôi đã không nhận được bất cứ giải nào, vì vậy tôi không được mời để nhận bất kì phần thưởng nào. Như thế, tôi không chắc buổi lễ trao giải diễn ra như thế nào.

Tôi có nghe nói rằng có rất nhiều người tụ tập tại sảnh – bao gồm cả ngài Chủ tịch và ngài CEO, và buổi lễ được tổ chức khá là trang nghiêm. Có vẻ như những người chiến thắng sẽ bước lên bục, nhận cúp, và nói lời cảm ơn.

Tôi cũng đã được ra mắt ngay vào thời gian mà tôi biết cái này, và tôi cảm thấy nó là một điều tốt rằng tôi đã không cố ép bản thân thắng giải. Tôi đã không kể Nitadori nghe về điều này.

Tuy nhiên, người ta nói là người chiến thắng trong đợt đó sẽ gặp và làm quen với nhau, trao đổi số điện thoại các thứ.

Trở nên quen biết ngay từ đầu có lẽ giúp người ta xây dựng dũng khí. Tuy nhiên, họ cũng là đối thủ cạnh tranh của tôi, vì vậy nếu tôi có thể cảm thấy có xa cách giữa chúng ta, tôi có lẽ sẽ có cảm giác rất nản ấy.

Trong bất kì trường hợp nào—

Tôi sẽ không thể trải qua cảm xúc như vậy trong đời một lần nữa.

__

Trở lại lúc bữa tiệc tất niên.

Như tôi đã nói một lúc trước, ban biên tập sẽ đặt và thanh toán tiền phòng trong một khách sạn cao cấp cho tôi. Tôi đầu tiên sẽ làm thủ tục nhận phòng, cất hành lý, và sau đó di chuyển tới địa điểm tổ chức tiệc.

Sau đó, tôi đã gặp nàng họa sĩ. Như tôi đã nói, chúng tôi đã đứng run rủi ở góc phòng như một con mèo đơn độc, phải chờ khi biên tập viên xách cổ chúng tôi đi mà thôi.

Sau khi chúng tôi giới thiệu bản thân và trò chuyện với vài tiền bối, tôi đã nhận ra rằng mọi người rất là thân thiện.

Những người họ biết tôi được ra mắt vào năm 16 tuổi nên cứ tiếp tục nói chuyện về điều này. Những người không biết chuyện đó thì tỏ vẻ khá ngạc nhiên.

Bữa tiệc tất niên đầu tiên trong đời tôi đã kết thúc bằng những lời chào hỏi và không khí gấp gáp. Còn một điều đáng chú ý là, tôi đã không ẵm được món quà nào trong phần rút thăm may mắn.

Bữa tiệc Tất niên của Dengeki Bunko sẽ có hai lần gặp gỡ. Mọi thứ sẽ bắt đầu từ 18h và kết thúc lúc 22h đêm.

Tờ rơi cho ‘lần gặp thứ ba’ được phân phát tại địa điểm, nơi mà vài tác giả và họa sĩ sẽ tham gia.

Hoạt động này không phải do ban biên tập tổ chức, mà là do chính các tác giả làm.

Những người tham dự sẽ phải đi xe buýt hay taxi tới một nơi xa hơn một tí, và gặp nhau tại KTV. Nó sẽ bắt đầu vào lúc 23h, và nếu bất kì ai ở lại, nó sẽ kéo dài tới tận sáng.

Vì tôi đã rất hứng thú với nó, tôi vẫn có đặt chỗ để tham gia khi 16 tuổi. Nhưng thật đáng tiếc, tôi đã không đi.

Vì vậy tôi đã quyết định về lại quán cafe ở khách sạn và uống trà với cô họa sĩ.

__

“C-Chỉ hai người thôi sao ?”

“Uh ? Yeah. Có rất nhiều người không thể tham gia buổi gặp mặt thứ ba, vì vậy vài tác giả và họa sĩ cũng có đi cafe như chúng tôi... chỉ là bàn chúng tôi ngồi chỉ độc mỗi bọn tôi thôi.”

“V-và... sau đó thì sao ạ ? C-Các anh đã nói những gì ? Nói em nghe chi tiết đi.”

Nitadori có vẻ sốt sắng khác thường lệ khi nghe chủ đề về cô họa sĩ đó. Tôi đã nói rất nhiều, vì vậy tôi đoán tôi không có lựa chọn nào khác trong trường hợp này.

“Chúng tôi đã thảo luận về các nhân vật trong ‘Vice Versa’. Thảo luận nghiêm túc á. Về sau tôi đã đề cập tới tạo hình các nhân vật, và cô họa sĩ đã vẽ ra trong quyển sách phác họa...”

“Phew.”

Nitadori trông (hoặc dường như là) an tâm hẳn. Tôi không biết tại sao cô nàng lại thư giãn như vậy, nhưng tôi thấy nó khá vô nghĩa, nên tôi tiếp tục.

“Well, cô họa sĩ đã phải bắt chuyến xe buýt cuối cùng trở về nhà, vì thế chúng tôi đã chia tay tại đây. Tôi trở về nghỉ ngơi tại khách sạn, và ngày tiếp theo, sau khi thăm quan Akihabara, tôi trở về nhà.”

__

Có vài điều tôi đã không nói với Nitadori. Hay đúng hơn, tôi không thể nói với cô nàng được—

Về sau, cô họa sĩ đã nói một cách say mê về ‘BL’.

BL là từ viết tắt cho nhiều thứ, nhưng ở đây, nó ám chỉ tới ‘Đam Mĩ’.

Tôi không hiểu hoàn toàn ‘Đam Mĩ’ là chi – nhưng tôi đoán nó liên quan tới giới tính mà được diễn tả là ‘tình yêu giữa hai chàng trai với nhau’.

Có rất nhiều loại tác phẩm BL, bao gồm cả manga, tiểu thuyết lẫn game. Tôi cũng có nghe rằng doujinshi về chuyện ghép đôi hai nhân vật nam với nhau và ‘nuôi dưỡng tình yêu của họ’ lớn hơn đang rất nổi.

Cô họa sĩ của tôi thật sự yêu BL. Well, bạn có thể nói điều đó khi thấy những doujins mà cô ấy vẽ, và cô ấy vẫn còn vẽ mấy cái thể loại như vậy tới tận bây giờ.

Bên cạnh đó, cô ấy cũng yêu Shin và Sin luôn. Mắt cô nàng luôn rạo rực khi cô nàng nói về chủ đề này trước mặt tác giả mà không kiềm chế gì cả, nói rằng cô ấy thật sự rất phấn khích để vẽ hai nhân vật này luôn ấy.

Thật lạ trong light novel khi mà nhìn bìa chỉ toàn thấy nhân vật nam. Có vẻ là cô ấy rất hứng thú với việc vẽ những tấm bìa như vậy.

“Nhưng tui không thể vẽ doujins về Shin và Sin lúc bây giờ. Thiệt là buồn mừ...”

Người ta nói rằng biên tập viên đã cảnh báo nghiêm khắc cô ấy như vậy khi lần đầu gặp mặt.

“Dường như tui chỉ có thể mua chúng thui. Buồn quá đi...”

Tôi đã có nghe miễn là có doujishi về ‘Vice Versa’, cô ấy sẽ dồn mọi tâm huyết nhờ người quen mua hộ luôn ấy. Rõ ràng, cô ấy sẽ cầu nguyện ông trời, hy vọng cho tác phẩm gốc sẽ trở nên nổi tiếng, để rồi tăng danh tiếng lên, rồi kéo theo là những tác phẩm doujins ra đời. Gần đây, tôi cũng có nghe rằng cô ấy đã nhảy một bài khiêu vũ ăn mừng khi cô ấy nghe được tin tức về việc tiểu thuyết được chuyển thể anime.

“Thậm chí nếu gãy tay chăng nữa, tui sẽ dùng miệng mình để mà vẽ tiếp ! Làm ơn viết tiếp nha !”

Well, cô ấy đã hồi âm cho tôi chỉ vì những lí do như vậy.

Thật lòng, tôi không hiểu cảnh giới đó là như nào. Cô ấy thật sự rất đáng sợ mỗi khi nói hăng say về chủ đề BL—

Nhưng không nghi ngờ gì nữa, cô ấy thật sự dành ‘tình yêu’ cho công việc, và có thể hoàn thành nó một cách xuất sắc.

__

“Tất nhiên, tôi đã tham dự bữa tiệc tất niên Dengeki năm ngoái.”

Tôi không thể nói danh tính thật của cô họa sĩ, nhưng tôi đã nói về những chuyện xảy ra trong năm ngoái với Nitadori.

Như trước đó, tôi cũng tới bữa tiệc ở Tokyo, ở lại đó, và sau đó cũng trở về nhà.

“Năm ngoái, cô họa sĩ và tôi đã đi lần gặp mặt thứ ba đấy. Tôi được nghỉ học sau đó, nên tôi tự cảm thấy thức xuyên đêm tới sáng là không sao. Tôi đã rất vui.”

Trở về 5 tháng trước. Có rất nhiều thứ để lại ấn tượng sâu đậm trong tôi, vì vậy tôi nhớ khoảng thời gian đó ghê.

Bữa tiệc lần đầu tiên và bữa tiệc lần thứ hai có vẻ không khác nhau mấy, cả hai lúc ấy, tôi đều không nhận được giải rút thăm may mắn nào.

Điểm khác là tại lần đầu dự tiệc, tôi đã gặp những tác giả được ra mắt vào năm trước đó.

Tất nhiên, những người khác đều lớn tuổi hơn tôi, nhưng xét về khía cạnh nhà văn, kinh nghiệm sống, tôi có vẻ già trước tuổi. Những người mà đọc ‘Vice Versa’ trước khi họ thắng giải. Họ đều sốc khi biết được tuổi thật của tôi.

Và rồi, khi tôi tham dự bữa tiệc thứ ba—

Nó rất chi là lộn xộn, nhưng cùng với đó, rất là thú vị.

Địa điểm là tại một phòng ăn lớn trong một quán karaoke.

Những tác giả tiền bối đã chia những người tham dự thành hai nhóm, và nhóm chúng tôi bắt xe buýt tới bữa tiệc. Nhóm còn lại thì bắt taxi.

Có xấp xỉ chừng 50 tác giả và họa sĩ tham dự, và nó như một vụ nổ vậy.

Đầu tiên, mọi người sẽ giới thiệu bản thân và nói đôi lời, và những thành viên tổ chức sẽ thu vé tham dự và nâng ly với mọi người. Ban biên tập đã chuẩn bị bảng tên trong suốt bữa tiệc thứ nhất, vì vậy tại bữa tiệc thứ ba này, mọi người tiếp tục dùng bảng tên như vậy. Nếu không thế, chúng tôi không chắc ai là ai đâu.

Những người muốn đi hát sẽ tới phòng karaoke, trong khi những người nào muốn trò chuyện thì cứ tiếp tục ở đây.

Tôi đã đợi trong phòng ăn tới khi chuyến xe buýt đầu tiên tới, vì thế tôi đã dành được một khoảng thời gian khá dài với vài tác giả tiền bối.

Tôi đã nói rất nhiều về việc trở thành một nhà văn, và tôi cũng đã nghe – rất nhiều lời bàn tán mà tôi thật sự không nên đề cập ở đây.

Ngoài ra, còn có một vài tác giả có vẻ đã nghĩ tôi là con gái trước khi đến bữa tiệc năm ngoái.

Bên cạnh đó, việc tuổi của tôi được bật mí khiến cho họ nghĩ tôi chính là ‘một cô nàng nhà văn xinh đẹp’ hay gì đó khác. Cái vụ ‘cô nàng nhà văn xinh đẹp’ từ đâu ra vậy trời ?

Tôi đã học được nhiều điều từ những tác giả khác, chi tiết thông tin cá nhân thì không được họ tiết lộ.

Nhưng mỗi người đều có những cuộc sống khác nhau. Chúng tôi đều là những tác giả chuyên nghiệp, nhưng một vài người là lao động, vài người thì mới được ra mắt khi đang học đại học, vài người thì mới tốt nghiệp, vài người lại học trường đời, vài người thì vừa phải viết vừa phải giấu điều này với công ty họ làm việc (vì vậy họ không thể xuất hiện công khai được), và vài người là công chức được phép viết văn sau khi cấp trên của họ chấp thuận.

Tôi đã rất cảm động. Các nhà văn đều có những ý nghĩa riêng của họ để tồn tại.

Và vì thế, tôi thật lòng muốn nói rằng mọi người đều có những cuộc sống đặc biệt.

“Cậu cũng có vốn kinh nghiệm sống bản thân độc đáo đấy !”

Mọi người vặn lại.

Tôi sẽ giải thích trước về ‘những thứ mà tôi nghe được từ tác giả khác’ và sau đó nói với Nitadori rằng cơ bản những điều đó đều từ những cuộc trò chuyện hồi đó thôi.

Tại bữa tiệc thứ ba, không phải tất cả mọi người ở đây để nói chuyện. Một vài người đến để uống, và sau đó đi karaoke, rồi không quay trở lại nữa.

Có vẻ như họ sẽ bắt đầu hát từ 23h tối, và kéo dài tới 7 sáng hôm sau. Họ thích hát tới mức nào vậy ?

Vài tác giả cũng uống rượu bia nữa, và sau khi xong, họ cầm ra máy chơi game để chơi game săn quái vật hay thứ gì đó. Họ hò hét vui vẻ, cũng như tỏ vẻ nghiêm túc khi đuổi bắt kẻ thù.

Tôi cũng thấy một vài tác giả tụ tập xung quanh bàn ăn và chơi bài. Họ sau đó bất ngờ cúi đầu xuống, nhắm mắt lại, và dùng một tay vỗ lấy đùi.

Tôi đã rất ngạc nhiên và muốn hỏi tại sao lại làm nghi lễ kì quặc như thế khi bắt đầu chơi. Chỉ khi tôi nhận ra rằng nó là một game chơi bài (board game), nơi mà người tham gia phải xác định ai là người ngoài hành tinh trong số họ thì mới hiểu ra.

Tất cả những gì mà tôi biết là tên của trò chơi đó. Đập tay liên tục vào đùi là để lừa người chơi khác bằng cách giấu đi âm thanh khi giơ tay.

Chúng tôi có thể ở lại tới sáng, hoặc là không cần như vậy.

Một vài người về nhà cuối cùng, bao gồm cả cô họa sĩ của tôi. Những người nhà ở xa đã tụ lại một đám với nhau và bắt taxi về khách sạn. Sau đó, họ trả lại bảng tên cho ban tổ chức.

Tôi đi cùng với một tiền bối nào đó mà tôi gặp được tại ban biên tập, vì vậy tôi đã tham gia đủ mọi thể loại nói chuyện, biết được thêm rất nhiều tác giả và họa sĩ khác.

Nửa đêm, mọi người cảm thấy đói, vì bữa tối từ hai bữa tiệc trước đó đã tàn rồi.

Và trên bàn,

“Được rồi, chúng ta nên ăn gì nào !”

Những dĩa lớn thức ăn và đồ ngọt được phục vụ, đi kèm là nước ép và rượu cho người nào muốn uống. (Thậm chí như vậy, sẽ không xảy ra tình huống mà một ông nào say rượu khiến mọi thứ rắc rối, hay một người nào ép người mà không muốn uống phải uống đâu).

Sau 3h sáng hoặc hơn, một tác giả nào đó đã say xỉn hoàn toàn và gục trên ghế sofa, trông ngủ rất hạnh phúc.

Một tác giả khác trông thấy vậy, đã đưa mắt nhìn khá hệ trọng, và nói,

“Hey... cậu đang đùa phải không... anh ta chỉ đang... ngủ mà.”

Một tác giả khác lại nói,

“Anh ta sẽ thủ tiêu không thương tiếc toàn bộ nhân vật trong tác phẩm của ảnh á. Chỉ khi ngủ thì mặt anh ta mới tựa thiên thần thôi.”

“Yeah... đừng viết lên trán anh ta chữ ‘thịt’ chứ ? Đừng làm thế, okay ? Đừng có mà làm như vậy.”

“Không thì không. Mà chúng ta không phải nhà văn à ? Khi chúng ta muốn viết thì chúng ta sẽ viết chứ.”

“Cậu nói đúng. Ở đây ai mang bút không ?”

“Chúng ta sẽ viết thật à ?”

“Viết văn lên trên người anh ta đi... tôi nghĩ tôi sẽ viết một bài văn ngắn, có lẽ thế chăng ? Nào mọi người, viết cùng nhau nào.”

“Vậy thì cuối cùng liệu biên tập viên có nói ‘Viết tốt lắm, nộp bản thảo này đi’, và đánh thằng cha đó dậy không ?”

“Không – chúng ta sẽ chỉ quên viết lên tai và để sót chúng thôi.”

“Sau đó, nó nên là cách khác.”

Thực sự, để đề phòng, không ai viết cái gì cả.

Tôi bắt chuyến xe buýt đầu tiên về lại khách sạn. Tất nhiên, đây là lần đầu tôi đi chuyến xe buýt đầu tiên trong ngày thứ Bảy ở Tokyo đấy.

Khi tôi về khách sạn, tôi đã dành thời gian ở đó cho tới 11h trưa. Tôi nhanh chóng tắm rửa, trả phòng vào buổi trưa, và rời khách sạn.

__

Nghe mọi thứ, Nitadori thốt lên kinh ngạc và nói,

“Hình như anh yêu bản thân nhiều lắm...”

Cô nàng thật sự trông có vẻ ghen tị.

“Đúng thế. Tôi cũng trông đợi tới buổi tiệc tất niên năm nay. Những người được ra mắt vào tháng Hai này có thể sẽ tham gia nữa đó.”

__

“Đến lúc đó, anh đã là ‘một tác giả có tác phẩm được chuyển thể anime’ rồi ha.”

“Ah, well... những tác giả không có tụ tập theo sự phân biệt dựa trên tuổi tác và thành tựu. Các tác giả có tác phẩm chuyển thể không phải là những người luôn được đứng trước đâu.”

Ít nhất, tôi cảm thấy sẽ không ai khoe khoang trước mặt mọi người cả. Nhìn vào khoảng thời gian hiện tại, dù chỉ là mơ mộng tí thôi, nhưng tôi hy vọng sẽ trở thành một người như vậy.

__

Con tàu vẫn băng băng trong cơn mưa.

Đường ray thường dẫn qua khu vực hầm núi, vì vậy nếu con tàu quá lớn, nó sẽ dừng lại để tránh khả năng va chạm vào vách đá – hiện tại, vẫn không có vấn đề gì hiện hữu cả.

Tôi nhìn vào đồng hồ, vẫn còn một tiếng nữa mới tới ga.

Tôi nói với Nitadori rằng vẫn còn đủ thời gian để trả lời thêm vài câu hỏi nữa.

“Vậy – hãy nói về bộ anime đi ạ.”

Nitadori lựa câu hỏi trong cuốn vở của cô nàng, có lẽ để thêm vào những gì chúng tôi nói nãy giờ. Sau đó, cô nàng tiếp tục,

“Trở thành nhà văn vốn dĩ đã là hiếm thấy, nhưng em đoán những tác giả có tác phẩm được làm thành anime lại càng hiếm hơn, đúng không ạ ?”

“Well... chắc thế.”

Việc chuyển thể một light novel thành anime không phải là hiếm thấy hiện nay. Mặc dù vậy, đối với tất cả tác giả light novel, những tác giả được điều đó là rất ít.

“Vì vậy làm ơn hãy nói ra mọi thứ đã diễn biến thế nào đi ạ, từ khi mà anh nghe tin anime được chuyển thể tới nay á. Ah, trước khi nói cái đó... thì với tư cách một nhà văn, việc một tác phẩm được chuyển thể sẽ quan trọng tới mức nào ạ ?”

__

Đối với một tác giả ‘light novel’ thì, việc một tác phẩm được chuyển thể thành anime quả thực là một giấc mơ.

Lúc ấy, tôi chắc chỉ đơn giản là bộc lộ sự hạnh phúc tột cùng khi tác phẩm của mình được chuyển thể thành anime thôi. Nhìn thấy các nhân vật mà chính ngòi bút mình sáng tạo ra được di chuyển và nói chuyện sinh động thì cảm xúc không vui sao mà được.

Nói về điều đó, tôi cảm thấy rằng các tác giả ‘light novel’ chắc chắn không phải là những người chưa từng xem và không hứng thú với anime, hay thậm chí là ghét nó (tuy thế, luôn có ngoại lệ, nhưng tôi không chắc nữa).

Bên cạnh đó, khi bộ anime lên sóng thì cũng đồng nghĩa độ nổi tiếng của tác phẩm đó tăng cao, kích thích luôn doanh số sách bán ra nhảy vọt. Tác giả chắc chắn sẽ hài lòng về việc này rồi.

Khi một bộ ‘light novel’ quyết định được chuyển thể, ‘lợi ích’ của tác giả là gì ?

Tôi sẽ tóm gọn lại những gì tôi nghe được từ những tiền bối khác.

“Đầu tiên, khi một tác phẩm được tái bản với một số lượng khác tiền lệ, trên bìa cuốn sách sẽ đính kèm dòng chữ ‘được chuyển thể anime !’.”

Nitadori gật đầu.

“Ra là thế. Vậy là doanh số bán ra sẽ tăng lên, đúng chứ ạ ?”

“Yep. Trong các cửa hàng bán băng dĩa anime, những cuốn sách đó cũng được đặt dưới góc ‘sắp được chuyển thể anime’. Ah, bìa cuốn sách sẽ được quảng cáo tại chỗ đó. Những tấm bìa minh họa sẽ để lại ấn tượng cho khách hàng, và nó sẽ là một cú hích cho doanh số bán sách.”

“Số lượng độc giả mới cũng gia tăng, có phải không ạ ?”

“Yeah. Bên cạnh đấy, một khi anime lên sóng, nếu nó là anime hot của mùa thì sách sẽ được tái bản một lượng lớn đó. Mặc dù bản thân tác phẩm vốn dĩ đã có doanh số bán tốt, nhưng có vẻ như mọi người biết tới tác phẩm đó thông qua anime nhiều hơn là đọc sách.”

“Tuyệt thật !”

“Mặc dù cái tôi nói cái ấy quả là một điểm sáng cho cuốn sách... nhưng tất nhiên, tôi cũng có nghe về những bất cập đi kèm.”

“Oh ?... Bất cập đó là gì ạ ?”

__

Đầu tiên, khối lượng công việc sẽ nhiều lên nè.

Luôn có những đợt kiểm tra và chỉnh sửa ngay từ đầu, và sau đó cũng có đợt giám sát buổi ‘After Record’, rồi lại phải tham dự sự kiện các kiểu, và bên cạnh đó cũng phải tạo ra phiên bản đặc biệt để đính kèm với gói DVD hay truyền thông liên quan dành cho dịp Giáng sinh nữa.

Nhà xuất bản muốn chắc chắn tập mới sẽ được phát hành đồng thời với thời điểm anime lên sóng, vì vậy tác giả phải cật lực viết tập truyện mới trong suốt thời gian đó, đồng nghĩa với việc lượng công việc tăng lên rất nhiều, tới mức ngột thở luôn ấy chứ.

“Tất nhiên, tôi đôi lúc cũng cảm thấy thú vị, nhưng vài tác giả lại không thấy thế. Có điều gì đáng sợ hơn cho một tác giả trong việc...”

“‘Sợ’, trong việc gì ạ ?”

“Tôi đã nghe nói rằng có nhiều cái kết của anime được ra mắt mà không được thảo luận nhiều.”

__

Tôi đã xem nhiều bộ anime nên biết.

Như đối với những bộ anime nổi, nổi tiếng, hoặc là những bộ kém may mắn hơn—

Không ai biết được cái kết nào sẽ được chiếu cả (phát sóng chính thức ấy).

Ví dụ, thậm chí nếu một tổ sản xuất tuyệt vời và những diễn viên lồng tiếng tên tuổi cùng làm việc, với những quyết tâm to lớn đi chăng nữa thì vẫn không có gì đảm bảo bộ anime đó sẽ thành công khi lên sóng.

Bộ anime được chuyển thể từ light novel của tôi có thể cuối cùng sẽ bị chôn vùi vào giữa những bộ anime được lên sóng từng mùa mà không đạt mấy thành công. Tôi có thể nói gần như toàn bộ anime đều như thế cả.

Khi một light novel không mấy nổi chuyển thể thành anime, và khi dĩa DVD và BD bán không chạy, thật khó để có niềm tin vào một bước nhảy vọt trong lần in kế.

Nhưng điều này vốn vẫn ổn.

“Điều đáng lo nhất là khi... một anime kết thúc như thế này, độ nổi tiếng sẽ giảm á – điều này được họ gọi là ‘Owakon’.”

Tôi nhấn mạnh với giọng điệu bi thảm.

Nitadori nghiêng đầu và hỏi,

“‘Owakon’ là gì ạ ?”

“Well, nó viết ngắn gọn của chữ ‘Owatta Contents’, cơ bản nghĩa là ‘Nội dung đã kết thúc’. Giải thích ra thì mang nghĩa rằng tác phẩm không còn nổi tiếng nữa, không ai sẽ quan tâm tới nó nữa. Có vẻ nó là tiếng lóng trên mạng, và trong ngành viết văn, có vẻ đó là một thuật ngữ gây phiền hà để mà nói tới độ phổ biến tối thiểu.”

“Em hiểu rồi... vậy thì, well... có vẻ từ đó không thoải mái để nói, nhưng đối với tác giả, được chuyển thể anime là một ‘canh bạc’ lớn, đúng không ạ ?”

Tôi gật đầu.

Tôi đã có nghe điều tương tự từ những tác giả khác. Bây giờ đặt vào tình huống bản thân, tôi thật sự cảm thấy y hệt thật.

Một khi anime trở nên nổi tiếng, tác phẩm cũng ăn theo, và vụ mùa thu hoạch được là rất lớn, lớn tới nỗi mà không một ai nghĩ rằng khối lượng công việc đi kèm cũng lớn như thế.

Nhưng nếu nó không thế--

“Vì vậy, một tác giả có thể chọn không đặt cược tất cả vào đó. Nói cách khác, quyết định của họ chính là từ chối việc chuyển thể anime. Đây là bộ anime tôi đang đặt cược á, vì thế tốt hơn là bộ anime nên nổi tiếng đi, hoặc là tôi sẽ từ chối làm nó luôn.”

“Thật sự... em đoán những người như thế có tồn tại, đúng chứ ạ ?”

“Tôi có nghe về những người từ chối đó rồi, nhưng không biết là ai. Tuy nhiên...”

“Tuy nhiên gì ạ ?”

“Chắc chắn chỉ là thiểu số thôi ấy.”

__

Tôi đã nhảy cẫng vui sướng khi tôi nghe tin về việc làm anime ấy chứ.

Tất nhiên, sau nhiều lần tìm hiểu, và nghe ngóng đủ điều, tôi đã hiểu rất rõ việc đặt cược làm anime đó.

Nhưng thậm chí là thế, tôi vẫn quyết định hỏi lại.

“Hm, tốt lắm!”

Người ngồi cạnh tôi bây giờ đã khen tôi.

“Cả-cảm ơn.”

“Nhờ anh, em có thể trông đợi để làm việc như thế này ạ !”

“Ahaha, bây giờ cô đã nói thế, tôi sẽ xem xét.”

“Tới giờ, em đã nghe rất nhiều thứ quan trọng từ anh, sensei ! Về sau, mong anh hãy giải thích mọi thứ để hoàn thiện bộ anime chúng ta đang làm hơn nhé – à mà, anh nghe tin tức về anime khi nào thế ạ ?”

__

Khi nào và như thế nào một tác giả biết anime được chuyển thể à ? Tôi thật sự không biết nó thường diễn ra như nào. Tôi đang bắt đầu tự hỏi có định nghĩa mặc định nào cho bản thân không ha.

Như tôi đã nói, tôi có nghe tin tức vào tháng Ba năm ngoái. Nói cách khác, khoảng 1 năm 4 tháng trước lúc anime lên sóng chính thức.

Vào hôm thứ Sáu nào của tháng Ba ấy, tôi đã bị gọi tới ban biên tập.

Chả có cuộc họp nào diễn ra cả, và cũng chả cần phải xem qua bản sơ thảo luôn, vì vậy tôi hơi lo, trong đầu tự hỏi không biết điều gì sẽ xảy tới lúc tôi bước vào ban biên tập nữa. Sau khi tôi tới nơi, biên tập viên nói rằng,

“Bọn anh nhận được một hợp đồng về việc chuyển thể ‘Vice Versa’ thành anime.”

Và sau đó, như tôi đã nói, tôi liền nói đồng ý.

__

Một tuần sau, vào một hôm.

Tôi đã quay lại Tokyo, và tại ban biên tập, tôi đã gặp những người mà đã giúp đỡ tôi lần đầu tiên. Hiện tại, tôi cảm thấy mình vẫn được giúp đỡ nhiều.

Đáng chú ý, hôm đó là một ngày tuyết rơi.

Tôi cảm thấy lần đó quả là tình cờ khi bắt gặp một lần tuyết rơi dày đặc ở Tokyo như trong phim ‘47 Ronin’, hay ‘sự kiện Sakuradamon’ lẫn ‘sự kiện ngày 26 tháng Hai’ ấy.

Tất nhiên, điều này cũng là trùng hợp thôi, nhưng tôi đã cảm thấy lo lắng trộn lẫn hy vọng khi bước đến ban biên tập á—

Tôi gần như trượt ngã ngay tại cổng vào đấy. Gạch chỗ bị ướt trơn vãi chưởng.

Có vài người đang bàn bạc với biên tập viên trong phòng biên tập.

Họ chính là những nhà xuất bản phụ trách kế hoạch, người giám sát (tại thời điểm đó) mà sau cùng là phụ trách mảng sản xuất anime, và biên kịch phụ trách các thành phần của phim người mà sẽ quyết định mạch phim như nào.

Mọi người có vẻ đều lớn tuổi hơn tôi, họ là những người giàu kinh nghiệm mà tôi sẽ cộng tác. Tôi lo lắng lắm.

Và có vẻ họ đã rất ngạc nhiên khi lần đầu gặp tôi.

__

Chủ đề thảo luận trong suốt cuộc họp là nên chuyển thể ‘Vice Versa’ thành anime như thế nào.

Thời lượng anime được quyết định bởi số tập, và bên cạnh đó, số mùa phát sóng lại được xem xét từ việc bộ anime sẽ được sản xuất mấy phần.

Mỗi phần anime đó rơi vào khoảng một mùa trong năm, nói cách khác, là 3 tháng. Khi một anime phát sóng trong một mùa, thì số tập mà mùa đó phát sóng là khoảng từ 12 tới 13 tập. Còn nếu anime đó phát sóng tận 2 mùa, thì số lượng tập tăng lên gấp đôi.

Anime ‘Vice Versa’ có vẻ chỉ được chiếu một mùa thôi, có nghĩa là chỉ có 13 tập tất cả à.

Biên kịch đã nói với tôi rằng kế hoạch trước mắt là kết thúc anime vào cuối quyển hai.

Nói cách khác—

Nửa đầu anime sẽ nói về Shin.

Nửa phần còn lại thì kể về Sin.

__

“Sau khi nghe kế hoạch đấy... tôi đã rất, rất vui !”

Tôi bộc lộ niềm hân hoan ra mặt.

“Sao lại vui ạ ?”

“Đó là vì họ đã không đẩy nhanh mạch truyện trong anime lên, bởi họ đã làm một quyển kéo dài trong phim tận 6 – 7 tập.”

“Là sao ạ ?”

“Là như này, tôi thấy chỉ vài light novel được chuyển thể thành anime thôi... bất cứ ai đã xem qua light novel thì sẽ có cảm giác ‘yeah, anime đang diễn biến quá nhanh so với truyện’.”

Có vẻ như tôi không phải là người duy nhất có suy nghĩ như vậy, người ta nói rằng các tác giả đa số có suy nghĩ tương đồng nhau. Vài người sẽ thấy anime diễn biến quá nhanh, và ngược lại, vài người sẽ bảo họ may mắn vì tác phẩm của họ diễn biến chậm và được chăm chút kĩ lưỡng. Tất nhiên, tôi không thể nói ra họ là ai.

“Nói một cách khác... có nhiều điểm trong light novel bị lược bỏ trong anime ạ ?”

“Đúng. Tôi thường cảm giác rằng ‘mạch truyện chạy quá nhanh’. Tôi thấy có nhiều phân đoạn liên hệ đặc biệt với nhau trong tác phẩm gốc đã bị lược đi trong anime. Tất nhiên, tôi có thể hiểu, về mặt sản xuất, đó là thứ phải làm... thậm chí như vậy, tôi vẫn thấy nó vẫn quá nhanh. Quá nhanh để mà hiểu luôn ấy.”

Tất nhiên, tôi đã cảm giác rằng bên sản xuất sẽ phản bác lại.

“Đó không phải là nén, đó là chưng cất chứ.”

Hoặc là,

“Tiến độ là thứ quan trọng nhất trong một anime. Nếu mạch truyện kéo dài lê thê, người xem sẽ phát ngấy lên mất.”

Và các tác giả hoàn toàn không nói nên lời.

Tôi không biết bên nào đúng, bên nào sai.

Nhưng nói chung là khi tôi nghe rằng anime ‘Vice Versa’ sẽ được làm kĩ lưỡng tới tận quyển hai trong series gốc thì tôi đã rất vui sướng.

__

Tất nhiên, họ có hỏi tôi về lịch phát hành sách dự kiến.

Ban biên tập đã quyết định quyển bốn được ra mắt vào tháng Tư, và quyển năm sẽ được bày bán vào tháng Sáu.

Sau đó nữa thì chúng tôi vẫn chưa biết—

Và nhà sản xuất bảo rằng,

“Hiện tại, chúng tôi khó mà nói, nhưng miễn là anime này trở thành một cú ‘hit’, chúng tôi sẽ cân nhắc về việc làm tiếp mùa thứ hai, hay nghĩa là ‘phần hai’ ấy. Chúng tôi hy vọng tác phẩm gốc vẫn sẽ bán tốt, với nhiều lần tái bản hơn nữa, và thế chúng ta có thể nghĩ tới mùa hai với lần hợp tác kế tiếp.”

Bam.

“Tiếng gì thế ?”

Nitadori nghiêng đầu.

“Đó là... âm thanh trong đầu tôi nghĩ về việc ‘nghỉ học cấp ba giữa chừng’ đấy.”

“Anh không thể làm vậy được ! – Nói về điều đấy, anh chưa từng làm vậy mà.”

“Well yeah... đúng như lịch sử đã chứng minh.”

“Ahaha !”

Biểu cảm khuôn mặt Nitadori thay đổi trông thú vị làm sao.

“Đàn ông luôn nói thật khi say.”

“Ahaha !”

__

Sau cùng, đó là những gì mọi người biết.

Tôi có nói chuyện với mẹ lẫn biên tập viên, và quyết định sẽ nghỉ học ở trường.

Từ giữa tháng Ba trở đi, mọi ngày, tôi đều phải dùng toàn bộ thời gian để mà cố hết sức viết tiếp ‘Vice Versa’. Nhưng thật sự, lúc này đây, những kế hoạch cho một anime nào đó đều có thể bị bể vỡ.

“Thật ạ ?”

“Có người nói rằng kế hoạch cho một bộ anime nào đó thường bị ngưng lại. Lí do có thể hiểu cho việc đó là, nếu không phải bên tác giả đột nhiên tức giận và hủy nó, thì phải chăng là lỗi bên phía sản xuất... Tôi không chắc bản thân biết chính xác không nữa.”

“Nhưng anime ‘Vice Versa’ đã thực hiện được một phần nào đó rồi mà.”

Nitadori mỉm cười, và nói điều trên.

“Tôi rất... vui. Tôi có nghe qua nếu có sự cố gì trong mạch truyện gây xôn xao cho cộng đồng, mọi người sẽ nghĩ tới khả năng anime đó sẽ bị hoãn lại... nhưng tôi đoán ‘Vice Versa’ vẫn ổn chán.”

“Thực tế thì không ai chuyển sinh được qua thế giới khác đâu mà biết, đúng không ạ ? Giờ em hỏi tiếp nha anh. Anh đã hỗ trợ bao nhiêu cho việc sản xuất anime tới thời điểm hiện tại ạ ?”

__

Tác giả cần phải trợ giúp bao nhiêu khi tham gia sản xuất anime ? Tôi cảm thấy câu hỏi này sẽ phụ thuộc vào tác phẩm lẫn chính tác giả.

Về việc tham gia, thì tác giả cần lựa chọn làm hai việc,

“Làm những rà soát ở mức tối thiểu.”

“Giúp đỡ hết sức trong thời gian cho phép.”

Tôi đã lựa làm cái thứ hai.

Tôi đã dành nhiều thời gian rời khỏi trường, và việc viết tiếp mạch truyện đang khá ổn, nên tôi lựa chọn làm cái thứ hai.

Đa số các công ty làm anime đều đặt trụ sở ở Tokyo.

Có người nói rằng hiện nay, anime được làm từ kỹ thuật, và dữ liệu có thể chỉnh sửa thông qua máy tính, vì thế công ty không nhất thiết phải ở Tokyo nữa. Nhưng thậm chí vậy, vẫn có rất nhiều công ty ở đó.

Thế nên, cuộc họp về việc sản xuất anime ‘Vice Versa’ cũng diễn ra ở Tokyo luôn. Để tham dự cuộc họp kịch bản, tôi phải tới văn phòng sản xuất được đặt ở đâu đó tại Tokyo.

Như những gì câu chữ bao hàm, cuộc họp là bàn về kịch bản anime.

Mọi người sẽ đọc qua tác phẩm gốc, và nhìn qua kịch bản được viết bởi biên kịch, rồi đưa ra những đóng góp để hoàn thiện nó.

Những cuộc họp như thế sẽ tổ chức một tuần một lần, vì vậy tôi phải ghé Tokyo hằng tuần, vào các hôm giống nhau. Trong khoảng thời gian này, năm ngoái khi tôi lần đầu tới buổi họp, tôi đã cảm thấy hoài niệm khi nghĩ về nó. Tôi không biết nó sẽ như thế nào với các bộ anime khác, nhưng tôi nghe nói toàn bộ tốc độ sản xuất cho ‘Vice Versa’ là thuộc dạng nhanh đấy.

Trong suốt cuộc họp kịch bản, điều tôi cần làm chỉ là đưa ra quan điểm từ cái nhìn của chính tác giả. Tuy nhiên—

“Thật lòng, thực sự chả có gì để mà kén chọn nữa cả.”

“Đó là vì... những phân đoạn thực sự không bị lược đi, đúng không ạ ? Em đã đọc kịch bản và tác phẩm gốc, em nhận thấy cuộc hội thoại rất khó mà bỏ. Mặc dù vẫn có sự thay đổi trong thứ tự các phân cảnh.”

“Đúng thế.”

Đúng như dự đoán của Nitadori, người mà đã đọc qua tác phẩm gốc lẫn kịch bản.

“Tất cả những gì tôi làm chỉ là vài điều chỉnh nhỏ, như là ‘một lỗi nhỏ trong các thuật ngữ’ được viết, và cũng như ‘tôi hy vọng nhân vật này sẽ không làm điều này, khi tôi lên dự định sẽ dùng nó như là điềm báo cho diễn biến tập tiếp theo’. Không như tác phẩm gốc, tập đầu tiên trong anime là cảnh Shin và Sin đang chiến đấu với Pluto. Sự phá cách này thật rất tuyệt á... tôi cực ấn tượng luôn.”

“Yeah.”

“Vì thế tôi đã tham dự tất cả số buổi họp kịch bản. Tất cả những gì tôi có thể thốt ra là những trải nghiệm quý báu đó đã giúp tôi thật sự biết được tài năng của một người viết kịch bản, những biên kịch và những người sản xuất anime là như nào. Tôi rất mong đợi vào từng tuần như vậy, đó là lúc tôi học được nhiều điều.”

“Ra vậy – bên cạnh đó, anh có hỗ trợ gì theo một cách nào đó không ạ ?”

“Hm, sau khi kiểm tra kịch bản, tôi cần kiểm tra các phân cảnh và thiết kế.”

Biên tập viên sẽ gửi mail kèm theo những tấm hình đính kèm, hoặc kêu tôi tải chúng từ website. Vài tấm hình đó là thiết kế nhân vật hay vũ khí, và vài trong số chúng là thiết kế khung nền.

Tôi sẽ xem qua những tấm hình kia và kiểm tra. Có rất nhiều hình về các nhân vật trong ‘Vice Versa’, vì vậy dung lượng rất lớn.

Nhưng tôi rất hạnh phúc.

Shin và những nhân vật khác đều giữ được cái hồn của nàng họa sĩ, và nâng tầm nó lên nhờ nghệ thuật ‘linear art’.Thêm vào đó, còn có cả những nhân vật mà trước đó không được vẽ minh họa nữa.

“Vậy... sau đó thì sao ạ ?”

“Thật ra, cô họa sĩ đó đã tới với vài tấm phác họa màu dựa theo những gì tôi viết. Bỏ qua một bên sự không hài lòng về các nhân vật, cô ấy đã vẽ toàn bộ nhân vật xuất hiện dù chỉ vài lần trong light novel ! Tôi đã rất cảm kích đó !”

“Heh ! Tuyệt quá đi mất !”

Đôi mắt Nitadori trở nên rạo rực. Tôi biết cô nàng chỉ đang ấn tượng thôi, nhưng dõi theo mắt cô nàng, đôi mắt nâu sau cặp kính kia thật sự đang tỏa nắng.

“Cô họa sĩ đó cũng phụ trách việc kiểm tra thiết kế nhân vật luôn. Nếu có sự không đồng thuận nào, tôi đoán tôi sẽ là người chịu thua, nhưng may mắn chúng tôi không có bất đồng ý kiến nào.”

Và thế, cư dân trong thế giới ‘Vice Versa’ đã được tô vẽ sinh động bởi những nét vẽ đầy tinh tế, để rồi được làm mới mình khi đặt chân vào thế giới anime.

Mitsuka trong anime thật sự khác lắm luôn, hai con dao găm đã được vẽ thêm vào trong thiết kế của cô ấy.

Hai con dao găm được thiết kế làm toát lên sự tao nhã, tựa như một 'Athame' vậy. Những lưỡi dao có tay cầm lớn hơi tròn giúp dễ dàng hơn khi cầm nắm cho việc gây sát thương lúc tẩn nhau với kẻ thù.

Chúng trông rất đẹp, phải gọi là đỉnh luôn ấy, thật sự là một thiết kế đỉnh dã man.

__

“Tôi cũng giúp một trong các công việc ‘locahun’ nữa. Công việc này sẽ xong trước giai đoạn kiểm tra bản thảo, vì thế, mọi thứ bị đảo lộn cả, xin lỗi.”

“‘Locahun’ nghĩa là ‘Location hunting’ (Săn lùng địa điểm), đúng chứ ạ ? Nó giống như tìm địa điểm để quay phim ạ ?”

“Đúng. Nhưng em đã nghe rằng đó là một từ tiếng Anh được Nhật hóa sang ấy.”

Tôi đã đọc qua từ này trong một quyển sách, vì thế khi tôi hỏi, Nitadori gật đầu.

“Trong tiếng Anh, nó còn gọi là ‘location scouting’ (tìm địa điểm), cô biết chứ ?”

“Biết chút ạ...”

Từ ‘scout’ ở đây mang nghĩa là ‘scout’ trong từ ‘boys scout’ (hướng đạo sinh). Tôi đã đọc qua cái này, và tôi vẫn còn nhớ. Nó nghĩa là ‘truy lùng’ hay ‘kiểm duyệt’ gì đó. Tôi cảm thấy từ ‘tìm địa điểm’ không hay, phù hợp nhất để định nghĩa cho cái thuật ngữ trên chắc là ‘truy tìm địa điểm’. Tôi nghĩ từ ghép lại nên là ‘LocaSca’.

“Nhưng trong anime sẽ không dùng những địa điểm ngoài đời, đúng không ? Hay là sao ạ ?”

Nitadori hỏi hay đấy ! Về cơ bản là thế, tôi đáp.

“Tất nhiên, anime khác với một bộ live action, và mọi người cũng không cần phải di chuyển khắp nơi để quay phim...”

__

Nhưng tôi nghe nói gần đây, rất nhiều nhà sản xuất anime sẽ đi tới vài địa điểm ngoài đời, và chụp hay quay một lượng lớn ảnh và video. Những cái ấy sẽ được dùng vào việc làm khung nền. Đôi khi, những DVD hay BD sẽ có vài video đặc biệt chứa những địa điểm đó.

Khi tìm ra địa điểm, tôi sẽ dẫn đường cho nhà sản xuất, đạo diễn, người phụ trách mảng hình ảnh và họa sĩ tới chỗ đó. ‘Phần Sin’ được thiết kế dựa trên khu phố mà tôi sống nè.

Khi viết light novel, tôi thường thay đổi tên địa danh, tên riêng hoàn toàn, vì thế tên của thị trấn cũng được đặt một tên hư cấu nào đó.

Tuy thế, vẫn có nhiều người nhận ra những địa điểm mà tôi viết trong truyện ở ngoài đời. Nhìn sâu vào những suy nghĩ của độc giả về light novel của tôi, vài người có thể nói chính xác ‘đây chắc chắn là chỗ đó. Để chứng minh cho điều đó thì đây là...’.

Ngôi trường mà Shin và Yui đã học trong truyện cơ bản thì – không phải là trường tôi học trong năm nhất đâu, mà đó là một trường tư thục nào đó tôi đã vô tình biết từ thư viện. Tôi lúc bắt đầu trở thành nhà văn thì mới chỉ học cấp 2 thôi.

Đoàn làm anime không vô trường học, đơn thuần họ chỉ chụp vài tấm hình xung quanh trường, cảnh quang học sinh và giáo viên tới trường, và vài thứ đại loại vậy. Họa sĩ cũng không vẽ chính xác ngôi trường khi mà thiết kế khung nền, mà họ đã sửa đổi khung cảnh tuyệt hơn thế.

Nhưng trong tập 2, tôi đã sử dụng ngôi trường trung học của mình để làm ngôi trường trong truyện.

Nhưng trong anime, khung cảnh ngôi trường đó lại tựa như trường cao trung tôi học, ngôi trường trung học đã không được sử dụng như trong truyện. Có vẻ là do nội thất, lớp học của trường cao trung thường phổ thông hơn.

Ngôi nhà của Shin được thiết kế tại một khu nhà cao cấp trong cùng thị trấn.

Gần nơi đó là rất nhiều những ngôi nhà đẹp vừa được xây lên từ những mảnh đất nông nghiệp, và nhà của Shin cũng được thiết kế dựa trên một trong số đấy. Chúng tôi đã thuê một chiếc xe tải nhỏ đến đó để chụp hình và quay video, tuy thế chúng tôi vẫn không làm phiền cư dân xung quanh.

Nhà của Shin và Yui được thiết kế trong truyện là nằm gần công viên. Tuy vậy, khi tới đó, chúng tôi vẫn không tìm ra ngôi nhà nào gần công viên cả.

Tất nhiên, tòa lâu đài cổ trong truyện cũng là được lấy ý tưởng từ biểu tượng của quê tôi.

“Cái lâu đài đó tuyệt đấy ! Tôi sẽ ở lại đây một ngày.”

Từ vị trí của Sin đứng trong truyện, nhân vật đã ngẩng đầu nhìn vào tòa lâu đài và hét lên tất cả cảm xúc kìm nén trong lòng. Thông qua phim ảnh, chúng tôi đã thu hình lại kiến trúc Tenshu của tòa lâu đài phỏng theo một cách thực tế nhất vị trí mà Sin đứng.

“Sensei, làm ơn hãy hét lên từ chỗ đó giống như Sin làm trong truyện.”

Đạo diễn đã nói với tôi làm như thế, đồng thời chỉ tôi hét. Chỉ đứng đó không thì ổn thôi, nhưng tôi còn phải hét lên nữa. Nói về điều đó, tiếng hét của tôi khác với Sin lắm bởi vì chiều cao giữa tôi và nhân vật Sin cách biệt quá.

Bến tàu mà chúng tôi ghé ngang cũng có mặt trong anime luôn.

Có nhiều đoạn bến tàu và toa tàu được miêu tả trong light novel, và tất nhiên, dựa theo đó, những tấm poster của các nhân vật nữ trong mạch truyện được thiết kế đứng hai bên toa tàu. Tôi có nghe nói việc làm nhà sản xuất đã được sự chấp thuận của cục giao thông vận tải rồi.

Nếu bộ anime này nổi, nghe bảo nhiều đoàn tàu sẽ được vẽ hình màu của Shin và Sin lên... ? Mà liệu một seiyuu nào đó cũng được ngồi vào chỗ thông báo tại ga không nhỉ ? Nếu mà điều đó xảy ra, tôi sẽ rất vui ấy, nhưng có lẽ vẫn có chút xấu hổ lúc mà tôi cần đi tàu.

“Vậy ! Khi mà anime chiếu tới ‘Phần Sin’...”

Tôi dõi theo những gì mà Nitadori vui vẻ nói.

“Có nhiều đoạn mà chúng mình đã được xem trước rồi đó ạ.”

“Wow ! Tôi mong chờ đó !”

“Thật đáng ăn mừng khi anime trở thành một hit, có lẽ sẽ nhiều người tới ‘Đi hành hương’ đó ạ.”

“‘Đi hành hương’ ?”

“Dạ... nó nghĩa là nhiều fan hâm mộ sẽ ghé thăm những nơi mà xuất hiện trong anime ấy ạ.”

“Ah, nó có nghĩa là tới thăm những địa điểm ngoài đời chứ gì ? Nhưng cách gọi ‘Đi hành hương’ hơi quá đấy !”

Cách gọi như thế hơi phóng đại. Tôi đoán quan niệm của người Nhật về tôn giáo hơi bị xem nhẹ, vì vậy nơi nào cũng có thể xem như một ‘Chốn thiêng’. Vài người thậm chí còn nói ‘well, không phải chỉ người Nhật cảm thấy thế đâu’.

Mà đặt nó sang một bên,

“Có rất nhiều ‘Chốn linh thiêng’ trên khắp đất nước Nhật Bản. Lượng khách viếng thăm ngày càng đông nhờ vào hiệu ứng từ anime, và người dân có thể tận dụng nguồn lợi từ du lịch để phát triển thị trấn.”

“Vậy khi anime nổi tiếng, liệu anh có được chính quyền thị trấn ca ngợi và trở thành đại sứ du lịch không nè, sensei ?”

Nitadori hỏi đầy hài hước. Tôi chưa từng nghĩ tới việc đó luôn.

Khả năng... có lẽ không phải là không—

“Nếu mà được thế, tôi chắc chắn sẽ từ chối... Tôi sẽ đi trốn, thậm chí là chuyển nhà...”

“Eh – tiếc làm sao !”

Không không, không hẳn là tiếc đâu.

“Thay vì là tôi... Nitadori này, sẽ ra sao nếu cô là người rơi vào trường hợp đó ?”

“Eh ? Em sẽ làm gì á hả ?”

Có vẻ Nitadori cũng như tôi rồi.

__

Quay lại lúc đó, ngoài việc ngủ, tôi còn phải xem xét anime và những thông tin liên quan, lại còn phải viết những tập light novel mới nữa chứ.

Từ Hè cho tới mùa Thu năm ngoái, như tôi nhớ thì, tôi ít khi nào mà ra ngoài, nếu có cũng chỉ tới Tokyo.

Vì cơ bản là tôi phải tự nấu ăn, mà tôi chỉ có thể làm vài món căn bản, vì cùng lắm, ngoài việc đi Tokyo, tôi cũng đơn thuần tới siêu thị, hay đạp xe tới trung tâm mua sắm xa hơn đó một chút để mua thức ăn thôi (mà trung tâm mua sắm còn có một hiệu sách trong đó nữa đấy).

Có thể những người hàng xóm sẽ tám chuyện là,

“Có một thằng cu cao to sống trong ngôi nhà đó, đúng không ? Nếu nó không đi học, thì nó làm gì...?”

“Đó là lối sống ‘đóng cửa’ ngày càng phổ biến trong thời nay, phải không ? Thật kinh tởm. Tôi hy vọng thằng nhóc đó không giết động vật hay thứ gì trong đó.”

Hoặc là những chủ đề tám chuyện tương tự thế. (Nhưng tôi đoán đó chỉ là suy nghĩ hơi quá của tôi thôi)

“Thật ra, tôi có giết...”

“Ehh !”

“Shin và Sin trong truyện á.”

“Thiệt là... làm em sợ muốn chết...”

“Xin lỗi nào.”

__

Việc giúp đỡ trong khâu sản xuất anime bao gồm tham dự cuộc họp kịch bản, LocaHun (Truy lùng địa điểm), và kiểm tra thiết kế hình ảnh.

“Nói tới đây, chúng ta sẽ xử lý khâu kiểm tra nội dung hình ảnh như thế nào ?”

Biên tập viên đã hỏi tôi thế khi tôi xong việc báo cáo những gì cần làm ở trên.

Nội dung hình ảnh ở trên là liên quan tới lưới ấy, lưới ở đây sẽ chỉ ra cách mà hình ảnh đã sản xuất được hiển thị thông qua minh họa và nội dung. Cơ bản thì, những hình ảnh sẽ được căn chỉnh theo chiều dọc, và sẽ có lời giải thích và khung thời gian được thiết kế ở góc phải. Nó thường được biết tới là bảng phân cách.

Bảng phân cách này có thể được nói là sự bố trí của các phân cảnh và hành động trong anime ấy. Những bức hình sẽ được vẽ dựa trên bảng phân cách.

“Em không nghĩ em sẽ từ chối làm bất cứ cái nào, nhưng em vẫn muốn xem qua cái.”

Tôi trả lời. Vì thời gian là có hạn, nên biên tập viên đã đồng ý với điều kiện tôi phải ‘trả lời ngay lập tức’.

Tôi đã rất vui khi thấy bảng phân cách mà đạo diễn vẽ trên định dạng dữ liệu.

Việc thật sự nhìn thấy bảng phân cách thiệt là làm tôi như muốn sống tiếp một cuộc đời, không gì làm tôi buồn được khi mà thấy tác phẩm của tôi được vẽ trên đó chứ.

Bắt đầu từ Shin, Sin, Mitsuka rồi tới các nhân vật khác, thật là thú vị khi trông thấy cách mà các nhân vật cử động, và cũng thật thú vị khi nghĩ về nó.

Chỉ có một điểm mà tôi cần phải sửa đó là bàn tay một chiến binh nào đó thường bị lỗi ấy.

__

Trong suốt quá trình sản xuất anime, bảng phân cách được làm thành một bố cục, và sau đấy phát triển thành anime. Vì không còn gì để cho tôi kiểm tra nữa, vì thế tôi đoán đây là kết thúc cho việc giải trình.

“Anh có chọn ra những seiyuu... hay thăm quan những phòng thu âm không thế, sensei ?”

Nitadori cất lên một giọng có chút đáng sợ và hỏi,

Nghe cô nàng nói chuyện này, tôi tin rằng các tình huống đó có thể xảy ra. Tôi đáp.

“Không, tôi đã không làm thế. Khi biên tập viên hỏi tôi tính làm gì tiếp theo, tôi đã khựng lại. Tôi yêu anime, và tôi cũng có những seiyuu được yêu mến – nhưng tôi cảm thấy là tôi không thể chọn một ai đó xứng đáng được.”

“Em hiểu... vậy là anh chưa bao giờ tiến cử ai để thu âm cho bộ anime này ạ ?”

Một diễn viên nói rằng nguyện vọng của anh ta chỉ có một mức độ nào đó thôi, và anh ta nói ra những ấn tượng mà chính ảnh kỳ vọng có được từ một số người.

“Tôi hoàn toàn không có ý kiến gì. Đây là phần mà tôi cảm giác tôi có thể đặt niềm tin vào đạo diễn và người giám sát âm thanh được. Sẽ là tốt hơn nếu họ có đủ thẩm quyền.”

“Vậy thì... khi anh tới dự buổi After Record, cảm giác của anh như thế nào... ?”

Nitadori cũng nằm trong cái này mà, vì vậy giọng cô nàng nghe có chút gì bi quan khi cô nàng hỏi thế.

“Những người mà tin mình làm tốt thì chắc chắn không bị loại đâu.”

Tôi trả lời rõ ràng.

Sau đó, tôi trông thấy nụ cười trên môi Nitadori hé nở.

__

Tôi cũng có từ chối làm một việc khác.

Đó là sáng tác lời nhạc.

Nhà sản xuất dự là tạo ra một bài hát chủ đề cho các nhân vật trong anime hát, gọi là những bài hát nhân vật. Họ cần sự chấp thuận của tôi, tất nhiên, tôi gật đầu cái rụp.

Vào thời gian sau khi một buổi họp kịch bản nào đó kết thúc, người thuộc nhà sản xuất đã hỏi tôi,

“Sensei, cậu có sẵn lòng sáng tác lời cho các bài hát nhân vật không ?”

Và sau đó,

“Nếu anh muốn thế, thì được thôi.”

Biên tập viên đã trả lời.

Nhưng sau cùng,

“Không, em sẽ không làm đâu ! Em có thể viết tiểu thuyết, nhưng lời nhạc thì không !”

Tôi lập tức đáp lại.

“Tôi hiểu rồi. Well, chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Chúng tôi đoán là phải từ bỏ việc tạo ra những bài hát chủ đề rồi. Tuy nhiên, bài hát ending thì sao ?”

“Erm... có khó làm không ạ ?”

Tôi đã từ chối lời hứa sáng tác lời nhạc cho Opening (OP) Ending (ED) luôn.

__

Đối với OP ED của anime ‘Vice Versa’—

Tên bài hát và ca sĩ thể hiện đã được thông báo.

Người có vai trò thể hiện ca khúc OP là một nữ ca sĩ kì cựu người mà đã có kinh nghiệm hát rất nhiều ca khúc OP trong nhiều anime trước, gọi là anisongs cho nhanh.

Tất nhiên, tôi biết cô ca sĩ đó ; tôi thậm chí còn mua vài đĩa đơn từ cô ấy. Khi tôi nghe tin cô ấy có khả năng sẽ là người hát cho anime này, sự háo hức khiến tôi nổi da gà luôn ấy. Tôi biết đây là một cơ hội để tôi gặp cổ, vì thế lúc đó, tôi nghĩ tôi sẽ xách theo một cái đĩa đơn để cô ấy ký tên lên.

Còn người thể hiện ca khúc ED là seiyuu Emma. Cô ấy cũng có giọng hát rất tuyệt vời, và danh tiếng cô ấy có được cũng thiên về bên mảng ca sĩ nhiều hơn là một seiyuu. Cô ấy hát mọi thể loại nhạc, bao gồm cả Anisongs lẫn các ca khúc khác.

Cả hai đều rất tuyệt. Khi tôi lần đầu nghe họ hát, tôi đã cảm động tới mức sắp khóc.

“Eh ! – Anh đã nghe họ hát sao ? Anh có... chúng rồi á ?”

Tôi trông thấy Nitadori đang có phản ứng mạnh.

“Ah, nó có lẽ là một bí mật... nhưng tôi đã có bản thu âm rồi... đừng nói với ai là tôi đã có nó rồi nhá.”

Tôi nói và co người lại.

“OK... thiệt là bá cháy mà...”

“Well... đây là một quyền lợi của tác giả thôi.”

“Tuyệt làm sao...”

Nitadori nhìn tôi với một ánh mắt ganh tị, và tôi nhìn lại cô ấy rồi nói,

“Các bài hát nằm trong laptop tôi...”

Tôi đã lỡ miệng mất rồi.

“Oho !”

Đôi mắt nâu tròn sau cặp kính của Nitadori sáng lên. Đúng vậy, đôi mắt đang sáng lên như trẻ con thấy kẹo.

“Ah, không... xạo thôi. Không có gì... trong đó cả.”

Và rồi Nitadori,

“...”

Cô nàng gườm tôi. Tôi liền quay mặt đi và nhìn ra khung cửa sổ đã được rửa sạch bởi cơn mưa.

“Hey... sensei... em có một câu hỏi nhỏ...”

Tôi chưa từng nghĩ Nitadori lại gằn giọng đáng sợ như vậy. Tôi đoán, điều đó cũng dễ hiểu đối với một seiyuu thôi. Nhưng tôi vẫn rất sợ, người tôi đang run nhẹ lên.

“N-nó là cái gì... ?”

Nitadori sau đó đổi lại tông giọng bình thường, rồi mỉm cười toe toét khi nói,

“Có nghìn tỷ Yên trong bồn rửa mặt kìa anh.”

“Nó gấp mười lần hả một trăm tỷ hả !?”

“Nếu anh muốn nó, bây giờ là lúc đó ạ.”

“Thôi, không cần đâu... tôi vẫn sống ổn với những đồng bạc tự thân kiếm ra...”

“Thiệt là... ấn tượng quá đó ạ...”

“Thì nó là như vậy mà.”

“Em sẽ xài laptop của anh cẩn thận mà, sensei.”

“Máy tính của tôi... có cài mật khẩu, tôi không thể đưa nó cho cô nghịch được đâu.”

“Em sẽ sử dụng laptop của anh thiệt thiệt thiệt cẩn thận mà, sensei.”

“Well, không là không.”

“Em sẽ nâng niu laptop của anh bằng cả tấm lòng mà, sensei.”

“...”

Nitadori là một seiyuu. Có vẻ ổn khi nghĩ rằng cô nàng là ai đó liên quan tới anime. Hay tôi nên nói, từ khi cô nàng tham gia lồng tiếng, cô nàng đã biết bí mật của tôi mà vốn dĩ chỉ vài người biết. Tôi cảm giác cô nàng bây giờ đang rất quyết tâm, và cô ấy cứ tiếp tục chất vấn tôi thôi, vì thế cuối cùng tôi buông xuôi. Hôm nay dù sao cũng là một ngày mưa, không có hành khách trên tàu, và laptop tôi cũng còn pin. Có lẽ cũng tốt nếu để cô nàng nghe bản thu OP và ED để giúp cô ấy thể hiện tốt hơn nhân vật Mitsuka nhỉ ?

Khi Nitadori gắn tai nghe vào laptop tôi và bắt đầu nghe nhạc, trong đầu tôi bắt đầu hiện ra nhiều lời biện hộ cho việc này.

“Quá đỉnh... em sướng run người luôn rồi nè.”

Khi cô nàng nghe ca khúc chủ đề phần ending, Nitadori đã gỡ tai nghe ra, và nói câu cảm thán trên.

Có phải là tôi tưởng tượng không nhỉ ? Có một giọt lệ khẽ rơi trên khuôn mặt cô nàng kìa.

Tôi đoán tôi cũng đã bộc lộ cảm xúc như thế lúc trước.

__

Tôi cất laptop lại vào trong ba lô, và nhìn đồng hồ.

Còn mười phút nữa là tới ga.

Cơn mưa vẫn nặng hạt, và con tàu vẫn băng băng trong mưa, như thể muốn nói rằng ta sẽ không chịu khuất phục trước điều này đâu. Dựa trên điều này, tôi đoán con tàu nên tới ga đúng giờ.

Tôi đã để ba lô ở dưới chân, không còn đặt trên giá nữa.

“Eh, sensei.”

Tôi nghe tiếng gọi, và quay sang phải, thấy Nitdori đang mỉm cười.

“Đây có lẽ là câu hỏi cuối trong ngày – diễn biến tiếp theo trong mạch truyện gốc của ‘Vice Versa’ sẽ như thế nào trong tương lai ạ ?”

Đây chắc chắn là câu hỏi khác với những câu hỏi về nghề nhà văn mà tôi nghe trước đó. Hay tôi nên nói, cơ bản thì cô nàng đang xin tôi tiết lộ cốt truyện trước.

Biểu cảm của cô nàng cũng khác thường lệ, có lẽ bởi vì cô nàng đã hiểu rõ nó. Khuôn mặt cô nàng hơi cứng nhắc, và môi cắn lại.

Tôi hiểu cảm giác mong muốn được biết phần sau câu truyện. Đồng thời, tôi cũng cảm thấy mệt mỏi mỗi khi tôi đọc xong tập cuối của loạt truyện mà tôi theo dõi.

Dựa trên trí tưởng tượng bay xa, tôi đoán cô nàng muốn biết những gì sẽ xảy ra với nhân vật Mitsuka.

“Nó như thế nào ạ ?”

Cô nàng hỏi lại lần nữa.

Lúc này, tâm trí tôi chỉ chú ý 2 thứ.

Thứ nhất, đó là khuôn mặt kiều diễm của Nitadori đang rất gần tôi, gần tới nỗi tôi mém nữa không thể giữ mình.

Thứ hai, đó là tôi đang dựa lưng vào tường, vì vậy nếu tôi muốn chạy, tôi chỉ còn cách đập vỡ kính cửa sổ tàu, nhưng tôi không đủ khỏe để làm thế.

Thứ ba, tôi đã nói cho Nitadori nhiều điều tới giờ, thậm chí bật cả opening ending cho cô nàng nghe. Trong trường hợp như vậy, tôi đoán là sẽ ổn nếu nói với cô nàng, đúng chứ ?

Bình tĩnh lại nào. Đó phải là ba thứ tôi đang chú ý chứ ? Well, hai cái đầu gộp lại cũng được.

Tim tôi dường như lỡ nhịp,

“Câu hỏi đó...”

Tôi lập tức trấn tĩnh bản thân.

Thậm chí nếu là Nitadori, tôi không thể trả lời câu hỏi này được. Tôi đáp,

“Tôi không thể trả lời ngay bây giờ. Tôi hy vọng cô sẽ phải tìm đọc tập tiếp theo rồi.”

Kể từ giờ, chúng tôi đang nói về diễn biến cốt truyện trong tương lai, chúng tôi có thể sẽ không đề cập tới nhân vật Mitsuka được.

Nitadori nom có vẻ sốc, dường như cô nàng thất vọng lắm.

Tất nhiên, với vai trò là một tác giả, truyện tôi viết phải có tình tiết gây sốc thu hút được sự chú ý của độc giả chứ. Tôi hy vọng rằng độc giả sẽ thật sự sốc theo đúng những gì cốt truyện mà tôi phát triển ra, tôi đoán họ sẽ phải thương tiếc cho Mitsuka rồi.

Tuy nhiên, tôi vẫn giữ niềm tin là sau khi đọc câu chuyện, các độc giả sẽ cảm thấy sốc như thế.

Đúng thế, tôi không nên tiết lộ trước cốt truyện bây giờ.

“Em hiểu rồi ạ...”

Nitadori cất giọng, có lẽ vì cô nàng đã phần nào chuẩn bị trước tinh thần cho chuyện này.

“Em nghĩ hỏi một câu như thể yêu cầu vậy là vô lý... thật không nên. Em xin lỗi ạ.”

Đôi môi mím chặt khẽ hé mở.

Nụ cười đau khổ đó gợi ra những kí ức về lần đầu Mitsuka gặp Shin trong tôi.

Trong một khoảnh khắc, tôi cảm thấy ý thức của tôi bị kéo xuống chỉ vì giữ cái thứ gọi là Danh tiếng đó.

__

Con tàu vẫn lướt đi trong thành phố.

Chúng tôi sẽ tới ga sớm thôi ! Bên ngoài, mưa vẫn rơi cả bầu trời.

Tôi quyết định sẽ đi vệ sinh trước khi tới ga. Vẫn còn thời gian. Nhà vệ sinh tại ga thường đông lắm, và nhà vệ sinh trên tàu thường thoải mái hơn.

Tôi kêu Nitadori đứng dậy để tôi rời ghế và ra lối đi. Tôi sẽ quay lại chỗ ngồi trước khi tàu về ga, vì vậy tôi đã không xách theo ba lô của mình làm gì.

Và rồi, tôi bước qua cánh cửa tự động ở cuối toa tàu.

Tôi rửa tay ở cái bồn nằm kế nhà vệ sinh, lau khô tay rồi và khăn tay vào lại trong túi, rồi nhanh chóng trở lại khoang tàu.

Lúc này, tôi đụng vào ai đó.

Thường thì do không có ai quanh đây, nên tôi ít chú ý lắm. Tôi định thần nhìn lại bóng người xuất hiện ở trước mặt tôi, và nhanh chóng né sang—

Tôi chỉ biết liếc theo người đó.

Tôi không biết người đó “khẩn cấp” cỡ nào mà phải chạy như thế ! Nhưng tôi không tránh kịp và bị va một cú rất mạnh.

Tôi mất thăng bằng, ngã xuống hành lang toa tàu. Eo tôi đập xuống sàn, và lưng tôi va vào tường, khiến tôi ngã mà không kịp chống tay, đau đấy. May thay, tôi không bị đập đầu và lập tức ngẩng đầu lên.

Sau khi cảm nhận cú va chạm đó, tôi đã nghĩ.

Thật là sai lầm khi không chú ý xung quanh khi bước vào, nhưng cái người tôi va phải không cảm thấy chút tội lỗi nào sao ? Chả phải thầy giáo thường dạy rằng không được chạy nhảy trên hành lang à ?

Thế thì ai đúng ai sai ?

Dù sao, tôi đoán mình vẫn nên xin lỗi trước.

Vì tôi là người có thân hình lớn hơn.

Hay là tôi nên hỏi người ấy có làm sao không sau khi va trúng tôi nhỉ ?

Thậm chí lúc tôi định thần lại, nhìn kiểu nào thì nhìn nhưng người đó trông không ổn tẹo nào.

Người đó đang đau lắm hả ?

Nếu bị gãy xương hay có vết thương ở đâu, tôi nên đền bù sao đây ?

Sẽ ra sao nếu đó là một bác sĩ nhỉ ?

Sẽ ra sao nếu đó là một phụ nữ mang thai hả trời ?

Trong khi tôi điên cuồng suy nghĩ tới những kịch bản tồi tệ nhất có thể diễn ra thì—

Trần nhà mà mắt tôi đang hướng lên do lúc té ngã bị che phủ bởi một bóng đen, và tôi đã bị bóp nghẹt.

__

Đó là Nitadori.

Musashibo Benkei là một Samurai. Tương truyền rằng các Samurai muốn đi qua cầu Gojo ở Kyoto phải đối đầu với Benkei, nơi ông hạ gục tất cả các kiếm sĩ muốn đi qua và thu được 999 thanh kiếm. Trong một trận chiến với dòng họ kẻ thù, quân đội của Yoshitsune bị bao vây ở lâu đài Koromogawa, Benkei đã ngoan cường chiến đấu trên cây cầu ở trước cổng chính lâu đài để bảo vệ cho Yoshitsune. Cuối cùng, Benkei bị hàng vạn cung tên bắn chết và ra đi trong tư thế đứng. Kotatsu ( 炬 燵 ) là những chiếc bàn thấp thường được làm bằng gỗ, phủ lên trên một tấm futon (chăn đệm kiểu Nhật). Đoạn này mình dịch theo sát tiếng Anh nhưng có thể hiểu sơ là : “Đó không phải là lược bỏ mạch truyện, đó là sáng tạo cốt truyện”, bởi vì “chưng cất” hiểu sơ là tách nhiệt một chất gì để tạo ra một chất gì. Tiếng Anh là “Men will tell the truth from the background”, đoạn này có nghĩa là khi cô đơn, hay mất kiểm soát thì người đàn ông sẽ bộc lộ thật lòng mình. Câu này khá ẩn dụ, nên nếu dịch chưa đúng, mong các bạn góp ý. Người viết kịch bản (Series Composition Writer) là người đảm nhận viết/sáng tác kịch bản. Biên kịch (Scriptwriter) là người thêm thắt tình tiết cho kịch bản thêm sinh động, thú vị. Vì vài lí do nên ở Việt Nam chúng ta thường khó phân biệt hay gộp chung 2 vị trí này thành 1 người là biên kịch. “Linear art” hay “Line art” là những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo sử dụng đường nét làm trung tâm. Một athame hoặc athamé là một lưỡi kiếm nghi lễ, thường có tay cầm màu đen. Nó là công cụ nghi thức chính hoặc công cụ ma thuật trong số một số được sử dụng trong các truyền thống phép thuật nghi lễ, và bởi những người tân cổ, phù thủy khác, cũng như các truyền thống satan. Những toà lâu đài mới này được xây dựng từ gỗ và thạch cao, và nâng đỡ nhờ móng nền đá. Thường thì toà tháp chính. Thuật ngữ Thiết kế đồ họa : Lưới chính là hệ thống các đường kẻ ngang dọc giao nhau để tạo nên những khoảng không gian phân chia trang thành nhiều ô, nó giúp bạn tổ chức lại cấu trúc trong thiết kế của mình. Bảng phân cảnh là một công cụ tổ chức đồ họa dưới dạng minh họa hoặc hình ảnh được hiển thị theo trình tự nhằm mục đích trực quan hóa một hình ảnh chuyển động, hoạt hình, đồ họa chuyển động hoặc chuỗi phương tiện tương tác. (Wikipedia) Trong bản dịch tiếng Anh, ‘anisongs’ có nghĩa là ‘anime songs’, vì dịch ra tiếng Việt mình tìm không ra từ phù hợp nên sẽ giữ nguyên như vậy. Ở đây nhân vật lo lắng người bị thương là bác sĩ vì ở nước ngoài, bác sĩ là một nghề được tôn trọng và có mức lương rất cao. Bởi thế, làm một bác sĩ bị thương khiến anh/cô ta phải nghỉ dưỡng thương thì phải đền bù lại số tiền lương những ngày anh/cô ta không đi làm là rất lớn.