Trong cuộc sống điều quan trọng nhất là biết từ bỏ.
Đây là một kết luận mà tôi, Arimachi Kaname, đã rút ra được trong mười bảy năm cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Đó như là một nguyên tắc quan trọng bởi thế giới này vốn không có sự bình đẳng.
Những người ủng hộ sự bình đẳng luôn là người được hưởng lợi từ sự bất bình đẳng, chẳng hạn như đất nước họ sinh ra, thu nhập của cha mẹ, môi trường gia đình, trình độ học vấn, ngoại hình, khả năng thể thao, hay tật nguyền bẩm sinh, những sự cố,tai nạn vô lý, bệnh tật, v.v... ——Nó vô cùng bất bình đẳng, và chỉ có một vài phần trăm mọi thứ trong cuộc sống của họ là có thể được thay đổi bằng chính nỗ lực của bản thân mình.
Và, mọi người thường hay ám ảnh bởi những gì mà họ không được thỏa mãn trong thời thơ ấu.
Giống như là một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình nghèo luôn hùng hồn cho rằng tiền bạc là thứ quan trọng nhất.
Hay là một đứa trẻ bị hạn chế được ăn các loại bánh hay đồ ngọt thì sẽ trở nên háu ăn.
Hoặc như một đứa trẻ bị quản lý một cách chặt chẽ về mặt tình bạn thì sẽ trở nên không kiềm chế được về mặt tình dục.
Tôi tìm kiếm sự kết nối với thế giới.
Tôi muốn được sự đồng cảm.
Hay thậm chí có thể nói là tôi bị ám ảnh bởi nó.
Tôi muốn cảm thấy rằng mình đang sống trong cùng một thế giới như tất cả những con người được sinh ra trong thế giới này.
À, tôi đã từ bỏ rồi.
Tôi đã chấp nhận nó.
Nhưng dù vậy, lý do tại sao tôi lại sống như thế này, mặc dù ngày nào tôi cũng cảm thấy ốm, cảm thấy hơi buồn nôn và cảm thấy uể oải, có thể khá là do ở một mức độ nào đó, tuy tôi thực sự không ý thức được điều đó, nhưng có lẽ là do góc nào đó sâu thẳm trong tâm trí tôi, có một chút cảm giác mong đợi.
Không, tôi phải thừa nhận.
Có vẻ khá nhiều chút đấy.
Chính vì không thể kết thúc được nó, nên tôi mới phải suy nghĩ rất lung tung nhiều như thế này đấy.
Đó là lí do tại sao, tôi lại cầm ngược chiếc bút chì bấm bằng tay kia, rồi cắm nó xuống mu bàn tay trái của mình.
Cảm giác tay phải bị cứng đờ lại.
Không biết có phải vì da thịt ở đây mỏng, hay là do lực của tôi không đủ mạnh hay không nên đầu bút ở đây chưa vào sâu hết, chỉ để lại một lỗ thủng nhỏ.
Máu nhỏ ra, tạo thành một quả bóng nhỏ màu đỏ có kích cỡ bằng viên đạn BB.
“... Đau.”
Dối trá.
Thực sự là dối trá.
Tôi không cảm thấy gì cả. Tôi không cảm thấy đau. Hình như chả có cách nào để cảm nhận. Tôi nhìn vào thứ màu đỏ trên mu bàn tay mình bằng ánh mắt lạnh lùng như thể đó là vấn đề của người khác. Nó giống như là một sự kiện xảy ra ở một thế giới khác, tách biệt hoàn toàn so với thế giới của tôi. Và tôi cũng chẳng có sự hưng phấn nào.
Bất chợt nhìn sang bên cạnh, tôi thấy Yamashita-kun (tên tạm thời) ở ghế cạnh tôi đang nhìn tôi với khuôn mặt sợ hãi.
Dĩ nhiên là thế rồi. Nếu có ai đó trong giờ học bắt đầu tự đâm bút chì bấm vào mu bàn tay mình, thì không ai lại không phản ứng như thế kia cả. Tôi đoán mình bị nghĩ là một gã kỳ quặc. Hoặc có lẽ tôi đã bị nghi ngờ mắc hội chứng Chuunibyou.
Trong giờ học. Có vẻ, tôi đang làm tốt việc hoàn thành nghĩa vụ của mình với tư cách là một học sinh cấp ba.
Trường trung học phổ thông Nokoka Gakuen. Năm thứ hai lớp C.
Đấy là về chút thân phận của tôi, và bây giờ đang là tiết thứ bốn, tiết văn học hiện đại.
Giữa mùa hạ. Tháng Minazuki (tháng sáu hay tháng mưa ngâu). Vào lúc đầu tháng sáu. Nó không phải là cảm giác dễ chịu đủ để gọi đấy là mùa xuân, cái nóng của nó chỉ vùa đủ để được gọi là mùa hè, và những ngày tháng với nhiệt độ không ổn định thì vẫn cứ tiếp diễn.
Từ lúc vào năm hai cho đến bây giờ, chưa hề có sự kiện đổi chỗ ngồi nào xảy ra cả, thay vào đó thì ghế ngồi vẫn sắp xếp theo thứ tự năm mươi chữ cái bảng Gojuuon. Chỗ ngồi của tôi đây Arimachi là ghế thứ tư tính từ phía sau Seyanagi (tên tạm thời), Akaike (tên tạm thời) và Asahi. Mà tôi cũng khá thích vị trí chỗ ngồi này vì nó gần với cửa sổ và cách xa với bàn giáo viên.
Bỗng ánh mắt Yamashita (tên tạm thời) chạm mắt với tôi.
Khoan, từ đã nào.
Nếu chỗ ngồi được xếp theo thứ tự năm mươi bảng chữ cái thì bên cạnh tôi không thể nào là Yamashita được. Có lẽ, chỗ đó phải là Endo hay gì đó tương tự.
Một lần nữa, ánh mắt Endo (tên tạm thời) và tôi bỗng chạm nhau.
Lập tức, khuôn mặt cậu ta cứng đờ lại, cố tình quay mặt đi, chỉ nhìn chằm chằm vào cuốn sách giáo khoa, cầm cây bút chì bấm di ngang dọc cuốn sổ ghi chú như thể muốn nói rằng cậu ta không nhìn thấy gì cả.
Trông cậu ta có vẻ ngạc nhiên, y như thể vừa phải bắt gặp với một con gấu. Cậu ta còn tỏ ra sợ hãi, y như là nếu còn tiếp tục chạm mắt với tôi thì sẽ bị tôi giết chết ế. Nhân tiện, nếu mà gặp phải một con gấu, câu trả lời chính xác cho việc chạy đó là cần từ từ lùi lại và không rời mắt khỏi con gấu. Nói cách khác, vừa từ từ di ngang dọc chiếc bút chì bấm lên cuốn sổ ghi chú, vừa nhìn chằm chằm vào mắt tôi là giải pháp tối ưu nhất cho cậu ta hiện giờ. Thật đáng tiếc, Endo. Cậu sẽ bị giết.
Đúng vậy, đó là một trò đùa không thể buồn cười nổi nếu tôi nói ra.
Trong khi tôi còn đang chìm đắm vào trong những suy nghĩ vô nghĩa như thế đó, một tiếng chuông vang lên báo hiệu buổi học đã hết.
Tiết học thứ tư kết thúc. Đồng nghĩa với điều này là đã đến giờ nghỉ trưa.
Tôi đóng cuốn sách giáo khoa có trang mở ra hoàn toàn không liên quan gì đến lớp học, và cất nó vào bàn để cùng với cuốn sổ viết của mình. Rồi tôi đứng dậy, tay cầm một chiếc túi của cửa hàng tiện lợi chứa đầy bánh ngọt.
“Ê, Arimachi. Mày qua phòng giáo viên sau đi.”
Tôi nghe thấy giọng nói gọi tên của một học sinh có cùng họ với tôi.
Sau khi kiểm tra ví của mình để chắc chắn nó đang ở trong túi, tôi lang thang xung quanh giữa một chốn ồn ào náo nhiệt, tiến về phía trước giữa sự quay cuồng của hối hả và huyên náo, vì có quá nhiều thứ như thế nên tôi không biết phải làm sao để có thể nghỉ ngơi trong giây lát.
Tôi mở cánh cửa phía sau lớp học ra, và trước mắt tôi đang là một nữ giáo viên với hình dáng như là của một con quỷ.
Cô ấy đang cầm một cuốn sách giáo khoa văn học hiện đại và một tập tài liệu, trong đó thứ bắt mắt nhất là chiếc bút bi đang được cô ấy nắm chặt. Ngòi bút đang thò ra ngoài. Tôi có nên nhớ rằng cây bút không phải là cái đinh để chọc người không nhỉ. Hay chọc trước khi bị chọc. Mà những lời tôi nói thì có được sức thuyết phục không? Mà chắc là không rồi.
“Cậu phải có gan lắm khi dám xem thường giáo viên, Arimachi Kaname.”
Mizuki Kamakura. Có lẽ độ tuổi cô khoảng nửa cuối đầu hai.
Cô ấy là giáo viên văn học hiện đại tại trường trung học phổ thông Nokoka Gakuen và là giáo viên chủ nhiệm năm thứ hai lớp C của tôi.
(Năm mới mình dịch nốt up lên nhé)