Bản sao biết yêu

Chương kế tiếp:

Truyện tương tự

Đường lên đỉnh Streamer của cô nàng Oni!

(Đang ra)

Đường lên đỉnh Streamer của cô nàng Oni!

Hakoiri Hebineko

Futayado Nanaka, một cô gái 21 tuổi, tự nhận bản thân là chiến thần làm bán thời gian. Tuy nhiên, xui rủi sao mà những nơi cô đang làm đều bị phá sản.

38 3472

Tôi có một cuộc gặp mặt với vợ trong game và một cô bé tiểu học xuất hiện. Liệu tôi có phải ra tòa không...?

(Đang ra)

Tôi có một cuộc gặp mặt với vợ trong game và một cô bé tiểu học xuất hiện. Liệu tôi có phải ra tòa không...?

深山鈴

Khi đến địa điểm đã hẹn với kỳ vọng đó, cậu ấy biết được cô gái đó thực ra lại là một học sinh tiểu học. Cô ấy là vợ trong game của Naoto và có một cảm xúc lãng mạn dành cho Naoto ngoài đời thực.

36 1286

Mắc kẹt nơi thiên đường

(Đang ra)

Mắc kẹt nơi thiên đường

悲殇的秋千

Thế giới hentai là một nơi nguy hiểm, nhất là khi thằng bạn thân là nhân vật chính còn Ning Chu lại đang dần biến thành con gái.

5 302

Tập 01 - Mùa hè năm 16 tuổi, thanh xuân của một bản sao như tôi đã bắt đầu - Chương 01: Bản sao, không mơ - (2)

◇◇◇

Tiết học kết thúc, báo hiệu giờ tan trường đã đến.

Những bạn học sinh khác đã bắt đầu nhốn nháo, ôm theo chiếc túi thể thao cồng kềnh của mình, rời khỏi lớp học trong lúc tôi vẫn còn đang giãn gân cốt giữa bầu không khí căng thẳng lúc tan trường. 

Mà thực ra tôi cũng đang định đi đến câu lạc bộ giống như họ vậy.

Ngôi trường này có một quy định, bắt buộc học sinh phải tham gia câu lạc bộ nếu như chẳng đưa ra được lý do thích đáng nào. 

Sunao bất lực, đành ngậm ngùi chọn bừa câu lạc bộ văn nghệ tẻ nhạt này với ý định trở thành một hồn ma đơn độc.

Dầu cho những tháng ngày trải qua cùng câu lạc bộ văn nghệ này chỉ là tình cờ, song tôi vẫn lấy làm hạnh phúc. 

Không như Sunao, tôi rất thích đọc sách. Cũng bởi vì vậy, mà tôi luôn muốn mình là người tham gia hoạt động câu lạc bộ thay cho Sunao. 

Ngay cả khi tôi biết rằng người xin vào câu lạc bộ này chẳng phải là mình đi nữa.

Tôi nhét hết đóng tập sách vào cặp, toan rời khỏi lớp bằng cửa sau thì đập vào mắt tôi là dòng chữ nhạt nhòa được ghi phía dưới góc bảng. 

Cái tên xuất hiện trên bảng còn thân thuộc hơn cả chính tôi.

“A”

Tôi đã không để ý Sunao có một ca trực nhật vào ngày hôm nay.

Công việc trực nhật về cơ bản được chia ra thành bốn loại; Lau bảng sau mỗi tiết học, kiểm tra cửa khi ra khỏi lớp, ghi chú sổ đầu bài, khóa chốt cửa phòng học lúc ra về. Giờ thì tôi hiểu tại sao cô ấy lại gọi mình đi học rồi. 

Nỗi đau bỗng chốc như được nhân đôi khi tôi biết ngày kinh nguyệt và ca trực nhật diễn ra cùng một thời điểm.

Bạn học sinh nam cùng tôi lau bảng sau giờ học bỗng chốc mất tích, đã đến 5 giờ chiều mà chẳng thấy nói một lời nào. 

Đoạn hội thoại tiếng Anh được nắn nót trên bảng vẫn còn đó. 

Cảm giác như vạt áo đồng phục đang bị níu lại làm tôi không khỏi bồn chồn, thôi thì làm nốt phần việc của mình trước đã. 

Trước tiên, tôi nhúng bông lau bảng phủ đầy phấn vào nước tẩy, làn khói trắng phà ra trong nước. 

Tiếp đó, tôi luồn tay mình vào cái quai cầm mềm mại của bông bảng, đứng trên bục giảng rồi cố nhón chân để lau tấm bảng theo chiều từ trên xuống. 

Dẫu vậy, những con chữ chi chít trên tấm bảng vừa rộng lại vừa dài kia chẳng dễ dàng bôi xoá tí nào. Nếu tính thêm cả tấm bảng đen đằng sau thì trong lớp có tổng cộng đến ba cái bông bảng. Chộp lấy hai cái rồi đeo trên tay, tôi bắt đầu làm như thể mình đang đánh trận dù cho nó chỉ khiến tiến độ chậm hơn.

“Bên phải một nửa, cậu lau đi.”

Định bụng làm vậy, thì đằng sau vang lên một giọng nói. 

Tất nhiên, giọng nói ấy chẳng phải của tôi rồi. Không giấu nổi sự tò mò, tôi thử quay đầu lại. 

Khi biết người nói là Sanada Shuuya, tôi bất ngờ đến mức nín thở.

Hàng lông mày đen toát lên vẻ uy nghiêm, đôi mắt một mí sắc lẹm, chiếc cổ to, bờ vai rộng, khuôn mặt góc cạnh nam tính xem tuồng có vẻ đáng sợ.

Tôi và cậu ấy chưa nói chuyện với nhau lần nào, chắc Sunao cũng như thế.

Dẫu cho chẳng biết rõ tin đồn lắm. 

Nhưng ngay từ lúc nhập học, cậu ấy đã thể hiện tố chất hơn người của mình rồi. Cậu ta là người giúp đội bóng ghi những điểm then chốt trong trận tranh chức vô địch các trường. 

Câu lạc bộ bóng rổ khi sở hữu cậu ấy đã có màn bức phá ấn tượng kể từ lúc trường được thành lập cho đến bây giờ. Lần đầu tiên, họ đã giành lấy tấm vé tham dự giải toàn quốc.

Tôi được nghe kể rằng cậu ấy thậm chí còn có thể trở thành một cầu thủ tỏa sáng ngay cả khi đứng tại giải toàn quốc, mọi người đều kỳ vọng vào cậu ấy. Tuy nhiên…

“Trông cậu có vẻ vất vả.”

Tôi lúng túng đáp lại sau một hồi suy nghĩ.

Sanada thậm chí chẳng cần luồn tay mình vào quai cầm mà cứ thế nắm chặt lấy cái bông bảng rồi lau.

Cách làm nhìn thì có vẻ thô bạo, thế nhưng lúc cậu ấy chuyển động thì lại trông như đang thả lỏng người bơi giữa mặt biển lặng vậy.

Miệng tôi không ngừng cảm thán trước động tác điệu nghệ dó.

Sanada và Sunao không phải trong mối quan hệ có thể giúp đỡ lẫn nhau lúc gặp hoạn nạn.

“Tớ tưởng cậu đang bận chứ?”

“Tớ nghỉ câu lạc bộ rồi.”

Lỡ lời mất rồi, tự dưng muốn tua ngược thời gian quá đi.

“Tiếp tục đi. Cậu làm đúng rồi đó.”

“À, ừm.”

Tôi bắt đầu cử động bàn tay ở lì một chỗ từ nãy đến giờ. Lên rồi xuống, xuống rồi lên. 

Ở lần thứ hai, tôi đã giảm sự cảnh giác xuống và bắt kịp cậu ta. 

Sau đó, tôi liếc nhìn Sanada. 

Tuy trông có vẻ điềm đạm chẳng hề hiện rõ sự đau đớn nào khi nói chuyện với tôi, thế nhưng toàn thân cậu ta lúc nào cũng nghiêng về bên trái.

Tuy có hơi lo lắng nhưng mọi chuyện đã trở nên suôn sẻ, không còn gì để chê, chiếc bảng phẳng lỳ đã quay trở lại vẻ đẹp vốn có. Thế nhưng, đó mới chỉ là phần bên trái của chiếc bảng đen. Còn phần bên phải được tôi làm một cách hời hợt đang phải đưa mắt nhìn sang một cách ghen tị về phía bên cạnh.

Cuối cùng, tên của Aitsuka Sunao và cậu nam sinh bên góc trái bảng đã bị xóa, thay vào đó là tên của hai người trực nhật ở ngày tiếp theo.

Nhiệm vụ đã kết thúc, Sanada bước xuống bục. Tôi vừa nắt nót tên của hai bạn cùng lớp bằng đầu phấn, vừa cất tiếng với chàng trai có bờ vai rộng kia.

“C-Cảm ơn cậu.”

Tôi ngập ngừng nói. Sanada rời khỏi lớp, bỏ lại tôi trơ trọi một giữa lớp học.

Không biết cậu ấy có nghe thấy hay những lời tôi nói không nữa.

Ngoài cửa sổ trời hãy còn sáng, tiếng hò reo của những câu lạc bộ thể thao đang tập luyện vang vọng tới đây. Tại nơi vừa gần nhưng cũng lại vừa xa, một âm thanh dễ chịu, nhẹ vang. Có vẻ đó là tiếng gậy bóng chày đã chạm bóng. 

Tôi mang theo sổ đầu bài, ngồi vào chỗ và lôi chiếc bút chì kim từ hộp bút ra.

Tiếng lạch cạch vang lên ba lần, ruột bút chì thò ra như thể đã nhớ ra bổn phận của nó. Tôi bắt đầu ghi thời gian biểu, ngày tháng, thời tiết của hôm nay vào cuốn sổ đã sờn cũ, 

Theo quy tắc của cột dọc khi ghi chú, tôi phải báo cáo tình hình của ngày hôm đó cho giáo viên và cả lớp. Nhìn vào cuốn sổ tôi có thể thấy được những cuộc trao đổi đến tận ngày hôm nay, có học sinh thì chọn cách nối chữ với giáo viên, có người thì lại chọn cách dán ảnh. Tóm lại, là ghi bằng cách nào cũng được.

Còn chưa kịp nghĩ thông, tôi đã bắt đầu ghi con chữ đầu tiên vào sổ.

Sanada đã chủ động giúp tôi lau bảng, sau khi trông thấy tôi có vẻ mệt mỏi với công việc trực nhật.

Dựa vào ký ức của Sunao thì Sanada mới quay lại trường có hai ngày.

Cậu ấy lau bảng rất sạch, cũng nhờ vậy mà chiếc bảng mới trở nên bóng loáng như thế này.

Tôi không nghĩ mình đáng để cậu ấy đối xử tốt như vậy.

Lúc mà cậu ấy nhập viện, tôi còn chẳng có ý định đến thăm.

Nghĩ một hồi, tôi bôi tất cả những gì mình vừa viết nãy giờ.

◇◇◇

Tôi mang theo cuốn sổ đầu bài sần sùi bởi những vết gôm, sau đó khóa cửa phòng học lại, đi xuống cầu thang và đến phòng giáo viên rồi trả lại chìa khóa và cuốn sổ về chỗ cũ. Và nếu ta đi bộ từ đây đến cuối hành lang sẽ thấy một căn phòng. Đó là một căn phòng chật hẹp của câu lạc bộ nghệ thuật. 

Trước đây căn phòng được sử dụng như kho đựng đồ. Nhưng nhờ các anh chị mà tôi chẳng biết là ai ở khóa trước, đã thương lượng với nhà trường nên căn phòng này mới được thay thế thành chỗ sinh hoạt câu lạc bộ.

Dĩ nhiên là bọn họ chẳng hề biết gì về tôi. Còn tôi thì lại biết tên và các tác phẩm của họ. Do những tập san mà câu lạc bộ văn nghệ đã phát hành tại lễ hội văn hóa đều được lưu trữ từ các ấn phẩm đầu tiên.

Họ đã viết những tập truyện ngắn, thơ, cảm nhận cá nhân và trình bày tại lễ hội văn hóa. Nếu có bộ phim hoạt hình được làm từ những tấm ảnh minh họa thì tại đó cũng có tranh hoa cảnh và thực vật được vẽ bằng màu nước. Tiếc rằng bức tranh hoa túc cầu và quả quýt mà tôi mải mê ngắm nghiếc chỉ toàn là trắng đen.

“A, tiền bối. Chị vất vả rồi.”

“Chào buổi chiều. Ricchan.”

Hinaka Ritsuko, đàn em dưới tôi một lớp. Tóc cài một chiếc kẹp tóc hình tròn, phần mái thì được vén lên bằng một chiếc ghim màu đen trông cực kỳ nghiêm túc. Cái trán láng bóng, không một hạt mụn, trông như quả trứng luộc được bóc vỏ một cách hoàn hảo vậy.

01ad7660a8c07b9e22d1.jpg

Ricchan ngồi đối diện tôi, thở phào một hơi rồi nở nụ cười kỳ lạ.

“Có chuyện này làm em băn khoăn mãi. Chào buổi chiều, nghe giống dân văn phòng đang xã giao kiểu gì ấy.”

“Còn xin chào thì máy móc quá nhỉ? Chào buổi tối vào giờ này thì lại sớm quá.”

“Đúng vậy.”

Quả nhiên cách nói chào buổi chiều là mềm mỏng nhất. Giống như bánh xốp phủ đầy trứng vậy. Còn xin chào lại hơi cứng cỏi giống với món món trứng ốp la hơn, lòng trắng thì bị cháy xém, lòng vàng thì còn xa mới được gọi là lòng đào.

Tôi nhìn trân trối vào cái trán nhẵn bóng của Ricchan trong khi nghĩ ngợi về món trứng.

“Phải rồi tiền bối, xin hãy đọc tác phẩm mới nhất của em, vẫn còn đang viết ạ.”

“Được thôi.”

“Hay quá.”

Chúng tôi ghép hai cái bàn dài được phủ một lớp sơn mỏng lại với nhau, trông như một cái bàn to vậy.

Ricchan nhanh chóng đặt xấp giấy bản thảo lên bàn.

Thật ra Ricchan đang viết tiểu thuyết. Em ấy đã rèn chữ viết từ hồi tiểu học, nên nét chữ mới đẹp như vậy. Chữ viết của em ấy đúng là hàng hiếm gặp đối với thời nay. Tôi lúc nào cũng mong cho sách của em ấy sẽ được xuất bản và cả bảng viết tay nữa.

Hồi nhỏ, Sunao đã gặp Ricchan trong cuộc họp tổ dân phố.

Cuộc họp tổ dân phố là nơi để bọn học sinh tiểu học chung khu phố tụ hợp lại với nhau, cùng dọn bãi biển vào sáng thứ hai, rồi tập thể dục nhịp điệu vào kỳ nghỉ hè. Thu đến thì tổ chức giải chạy bộ trong công viên. Cuối năm thì mở thêm đại hội bowling nữa. Những buổi gặp mặt diễn ra như vậy đó.

Ricchan nhỏ hơn Sunao một tuổi, nhưng lúc học tiểu học thì họ không quan tâm tới tuổi hay giới tính là mấy. Đối với người hàng xóm như Ricchan, Sunao còn phóng khoáng coi em ấy là một người bạn tâm giao nữa.

Tôi biết chứ, những ký ức từ thuở nhỏ như trò bắn sáng nước, đuổi bắt, tắm sông và tiệc BBQ đều thật quý giá đối với cô ấy. Chính những ký ức đó đã nhuốm một màu tươi sáng cho tâm hồn Sunao.

Do Ricchan chuyển nhà nên mối quan hệ của họ đã bị chia cắt ngay khi Sunao trở thành học sinh cấp hai.

Những năm tiếp theo, thì họ vẫn gửi thiệp chúc mừng năm mới, nhưng rồi những cuộc trao đổi đó bỗng chốc cũng dừng lại.

Cuối cùng, họ đã tái ngộ vào tháng bốn năm nay.

Gió cuồn cuộn thổi, cánh hoa anh đào tung tăng trong gió.

Chẳng có sự thay đổi nào khi hai vị tiền bối của tôi đã tốt nghiệp vào tháng ba, bởi lẽ họ rất ít khi có mặt trong phòng câu lạc bộ.

Tôi luôn ở một mình trong căn phòng đó, và rồi Ricchan, người đơn độc giống tôi xuất hiện vào ngày đầu tiên tham gia thử câu lạc bộ.

Ricchan trân mặt ra, miệng lí nhí nói “Ồ” khi vừa mới gặp tôi. Chẳng phải muốn kêu ca vì cái “Ồ” đó hay gì đâu, có lẽ lúc ấy tôi cũng trơ ra bộ mặt bất ngờ tương tự như em ấy còn không biết chừng.

Lúc đầu, tôi chỉ định dán thử tờ áp phích tuyển người xem sao, vã lại tôi còn không tham gia buổi giới thiệu câu lạc bộ tại hội trường nữa. 

Mặt khác, dù cho đó là học sinh năm nhất, hay là người bạn thân thiết đến gõ cửa câu lạc bộ văn nghệ chẳng ma nào thèm ngó, tôi đều không dám tưởng tượng tới.

Mọi áp lực đều tiêu biến, một khi chúng tôi cùng nhau hàn huyên để ôn lại những kỷ niệm cũ, nói về những cuốn sách mình yêu thích.

Chúng tôi đã không còn trong độ tuổi chạy long nhong ngoài đường nữa, gu đọc sách cũng thay đổi khi học cấp ba. Đã lâu không gặp, nhưng cuộc trò chuyện của chúng tôi sôi nổi đến mức ngay cả cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp cũng chẳng thể nào tập trung mà bắt bóng được.

Mà, cũng không phải chúng tôi có cùng gu đọc đâu. Ngược lại, gu đọc của tôi và Ricchan thích đọc manga và light novel trái ngược nhau là đằng khác. 

Mặc kệ những sự khác biệt đó, ngày hôm qua chúng tôi đã cùng nhau tám chuyện vui vẻ.

Tôi còn chẳng có kẹo hay trà để bày tỏ thành ý với Ricchan, thế nhưng em ấy vẫn đinh ninh nộp đơn xin vào câu lạc bộ này.

Vừa ngồi nghe đàn em hứng khởi giải thích, tôi vừa đọc tiếp xấp giấy bản thảo.

Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa cô gái mồ côi sống tại nhà thờ và chàng trai được mệnh danh là thần chết bị mọi người khiếp hãi. Nhan đề vẫn chưa được quyết định.

Hai nhân vật chính trong câu chuyện đều là mỹ nam mỹ nữ, ngay cả nhân vật làm nền cũng được tạo hình một cách bắt mắt đến mức khiến người chung quanh chẳng thốt nên lời. 

Đối với tôi thì nó có một chút ngộ nghĩnh, nhưng rốt cuộc người thích anime như Ricchan, thì việc xuất hiện các nhân vật xinh đẹp là lẽ thường tình.

Quay trở lại với nội dung bản thảo. Hai nhân vật chính là chàng trai trẻ và thiếu nữ mồ côi trông như một cặp song sinh thất lạc.

Tận dụng ngoại hình giống nhau y đúc của cả hai, họ đã sinh tồn qua những cuộc chiến khốc liệt. Và được thế giới ngầm đặt cho biệt danh là sát thủ “Double”.

“À, tiền bối Nao.”

“Hử?”

Tôi bím chặt đôi môi, giấu đi nỗi ngượng ngùng. Hồi nhỏ, Ricchan chỉ toàn gọi tôi là Nao-chan, sau khi tái ngộ thì em ấy cứ gọi tôi là tiền bối, mỗi lần gọi là tiền bối là tôi lại cảm thấy tiếc nuối trong lòng.

“Chị nghĩ sao? Có nhiều quốc gia nên tên hơi ngộ nhỉ?”

“Double, nghĩa là có hai người giống nhau nhỉ.”

“Đúng vậy đó. Dù họ có là song trùng đi nữa, nhưng không phải nhìn vào là chết đâu nha.” 

Double - Song Trùng.

Có hai người, hay nói đúng ra là hai bản thể giống nhau như đúc.

“Sao thế ạ?”

Ricchan nhìn bằng ánh mắt mong đợi, sau khi tôi đọc xong hết xấp giấy khoảng chừng sáu mươi trang.

“Chị nói thật nhé.”

“Nếu là ý kiến của Aikawa Sunao đại nhân thì tại hạ xin được phép lắng nghe.”

Ricchan hơi cum lưng, chỉnh lại tư thế rồi ngồi thẳng tắp. 

“Có vẻ như độc giả sẽ bị bỏ lại phía sau đấy.”

“Ây da…”

Ricchan lưng dựa vào ghế xếp, mặt không còn một hột máu. Em ấy hành động thái quá rồi.

“Cái cảnh mà hai nhân chính gặp lại nhau dưới trận tuyết rơi trong phần mở đầu ấy. Chị nghĩ em nên làm sáng tỏ khúc đó. Chẳng phải nó quan trọng lắm sao? Với lại chị muốn biết cảm xúc của nhân vật hơn là màn xuất hiện kịch tính.”

Tôi lật từ trang ba đến trang năm, và nói “Chàng trai đó cảm thấy như thế nào khi gặp được người con gái có khuôn mặt giống hệt mình. Cả cô gái kia nữa. Chị nghĩ em nên làm rõ vấn đề này.”

Lời mở đầu thật sự sẽ được chuẩn bị trước tuần lễ vàng, đây chỉ là ý kiến của một kẻ nghiệp dư mà thôi. Dựa vào tính cách của Ricchan, tôi đoán em ấy sẽ nói là ”Tiền bối Nao không biết cảm nghĩ của người khác quan trọng đến cỡ nào đâu,”. Đúng thật là việc nói ra cảm nghĩ khi đọc tiểu thuyết của mình là một rào cảo to lớn đối với tôi.

Mà, đây đã là tác phẩm thứ ba tôi đã đọc của Ricchan. Cứ mỗi tác phẩm là em ấy lại mất đến ba, bốn tháng để hoàn thành. Vì em ấy đã bắt đầu viết tiểu thuyết từ hồi cấp hai, nên chắc vẫn còn những tác phẩm mà tôi chưa được đọc.

Tôi chẳng bao giờ nói toạc ra suy nghĩ của mình, nhưng trước ý kiến của tôi. Ricchan vẫn gật gù, ghi chú cần mẫn lại những lời nói đó, làm cho tôi xấu hổ quá chừng.

“Em sẽ xem lại, những điều chị vừa nói.”

“Ừm.”

Cuộc thảo luận lần này khác với hồi tháng tư. Lúc ấy, Ricchan chỉ banh hai con mắt ra, nhìn ngơ ngác và thều thào đúng một câu “Chị đọc tiếp giúp em được không ạ?”

Chúng tôi đang dần quay lại mối quan hệ bạn bè bất chấp sự ảnh hưởng của thời gian, và tôi cũng dần cảm nhận rõ được mối quan hệ giữa đàn chị và đàn em.

Một năm về trước, tôi đã không ngờ mọi chuyện sẽ diễn ra như vậy.

Thi thoảng tôi mới đọc sách trong phòng. Nhưng tôi chẳng hề ghét những ngày bình yên, ngồi một mình, chỉ có tiếng lật từng trang sách vang vọng khắp căn phòng trống tí nào.

Cơ mà, tôi của bây giờ cũng đang rất tận hưởng khoảng thời gian sinh hoạt câu lạc bộ cùng với Ricchan.

Tôi hướng mắt về chỗ Ricchan đang rên rỉ cùng xấp giấy bản thảo, rồi tiếp tục đọc cuốn sách khổ bunko của mình

Cuốn sách tôi đang đọc có tên là Cô đào miền Izu của Kawabata Hayasunari. Câu chuyện được lấy bối cảnh tại vùng Izu nằm ở cực đông Shizouka.

Tôi lúc nào cũng muốn đi đâu đó. Chẳng cần phải là Izu. Atami, Nemazu, Mishima, Phú Sĩ và Fujinomoya, nơi nào cũng được hết.

Hầu như tôi chẳng biết nơi nào bên trong những tỉnh ấy, nên hiển nhiên là chẳng cần đi đến nội thành rồi. Trước mắt là thì cứ đi thám hiểm những chỗ gần trước đã. Có điều, đó chỉ là giấc mơ không thể thành hiện thực.

Từ bên ngoài cửa sổ, tôi có thể nghe được tiếng jumpet đang luyện tập giữa ban nhạc kèn đồng. Giai điệu cao vút. Đó là phiên bản cũ của “Đảo châu báu”.

Vừa đọc hết nửa cuốn sách, tôi phát hiện ra mặt bàn đã nhuốm sắc đỏ của ánh chiều tà.

Giờ mới để ý, bên ngoài trời đã nhập nhoạng tối. Năm giờ năm năm mươi lăm phút chiều. Thời gian sinh hoạt câu lạc bộ sắp kết thúc.

Tôi dùng kẹp sách đánh dấu vào cuốn sách khổ bunko . Đồ kẹp sách trang trí bằng những bông hoa baby trắng được làm thủ công. Nó đã nằm lăn lóc trong căn phòng được một khoảng thời gian kể từ khi tôi mượn tới giờ.

Bởi vì tôi chỉ có thể dùng thời gian của mình trong câu lạc bộ để đọc sách, nên tôi đọc rất chậm. Chính vì thế mà tôi mất rất nhiều thời gian mới đọc xong một cuốn sách.

Những cuốn sách mà tôi mượn, phải được dõi theo trong tầm mắt, căn phòng câu lạc bộ có thể nói là một nơi dành cho tôi để cất giữ chúng. Thế nên, lúc nào tôi cũng giấu sách vào góc của giá sách hết. 

Tôi nghĩ rằng mọi chuyện sẽ ổn vì phòng câu lạc bộ thường bị khóa, nhưng cảm giác tội lỗi khi vi phạm nội quy lại khiến tim tôi trở nên loạn nhịp.

Hạn trả sách là hai tuần. Và cho đến khi thời hạn còn lại đúng một tuần, mà Sunao không gọi tôi đi học là tôi cảm thấy sốt ruột vô cùng, vì chẳng thể đọc được cuốn sách còn đang dang dở.

Khóa cửa phòng lại, tôi bước đi cùng với Ricchan trên hành lang không một bóng người.

“Bất đầu từ tuần sau, chúng ta sẽ được nghỉ hoạt động trong câu lạc bộ đấy.”

“Phải rồi nhỉ”

Do trước ngày kiểm tra cuối kì mười ngày nên các câu lạc bộ thể thao lẫn văn hóa đều bị giới hạn hoạt động.

“Em sẽ đến phòng câu lạc bộ chứ?”

“Dĩ nhiên rồi” Ricchan nhẹ nhàng gật đầu, “Đó là nơi học tập phù hợp nhất mà.”

Phòng câu lạc bộ có ít thứ làm tôi mất tập trung, học tập ở đó sẽ hiệu quả hơn so với phòng riêng.

“H-Hừm, còn tên nhân vật chính phải làm sao đây?”

Ricchan trong khi đang bận lên ý tưởng cho tác phẩm tâm huyết của mình, vẫn tiếp tục câu chuyện cách đây một vài giây.

“Làm sao bây giờ.”

Tôi gật đầu đáp lại, vì biết đấy chỉ là lời em ấy buộc miệng nói ra chứ không phải câu hỏi hay gì hết.

Việc nói ra suy nghĩ của mình sẽ giúp Ricchan sắp xếp lại mớ thông tin và nảy ra các ý tưởng khác. Những lúc em ấy vừa lẩm bẩm thì bỗng nhiên hét toáng lên một tiếng “A” rồi sau đó vội vàng rút mảnh giấy nhớ để ghi chép lại là chuyện hết sức bình thường.

Ngày hôm nay Ricchan vẫn còn đang suy ngẫm, có vẻ mất khá nhiều thời gian để bóng đèn ý tưởng lóe sáng trong đầu em ấy. 

Tôi chỉ còn cách gửi những lời động viên âm thầm tới đàn em của mình bằng cả tấm lòng này.

“Tiền bối Nao không viết tiểu thuyết hử?”

“Ừm, chị không. Vã lại chị không nghĩ mình có thể viết được.”

Đối với tôi điều đó là không thể. Cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, ngay đến một chữ tôi cũng không thể viết.

Nếu là Sunao thì sao nhỉ?

Dù không có cơ hội được nghe ý kiến của cô ấy, nhưng tôi vẫn muốn biết.

Tôi vào phòng giáo viên một mình, đặt chiếc khóa lại chỗ cũ. Những câu lạc bộ thể thao và ban nhạc kèn đồng vẫn hăng say tập luyện cho đến khi trời mịt tối.

Sau khi trả chìa khóa, tôi tiến đến tủ đựng giày. Thay đôi giày vải thành đôi giày lười, gặp lại chiếc xe đạp đang háo hức đợi chờ tôi trở về.

Tôi chào tạm biệt Ricchan ở phía trước cổng sau. Nhà em ấy gần trường cấp ba. Có lẽ em ấy chọn ngôi trường này cũng là do gần nhà, chứ chẳng phải vì bộ đồng phục này dễ thương đâu nhỉ.

Tiếng bánh xe rào rào vang lên, tôi bắt đầu đạp pê đan theo chuyển động tròn.

Phần gót của đôi giày lười như muốn cuộn lại, áp lực mà nó đang gánh chịu làm tôi nhớ lại yếu điểm của mình. 

Mà, tôi đã quên đi hình dáng trước đây của nó mất rồi.

◇◇◇

Đây là một bài hát thiếu nhi nổi tiếng của Nhật Bản, được sáng tác bởi nhà soạn nhạc Taku Iwasaki. Khổ Bunko là khổ 10.5 x 14.8 cm, thiết kế nhỏ gọn để có thể bỏ túi Cấp hai bên Nhật chỉ có 3 năm, nên năm đầu cấp hai sẽ bằng với lớp 7 bên mình