Chương 38: Lãnh thổ riêng của mèo, mèo bên ngoài không được vào
Khi Tết đã rất cận kề, bọn trẻ khá rảnh rỗi và cả ngày nghĩ xem nên chơi cái gì. Đối với người lớn, đó là đủ loại bận rộn.
Trường học đã chính thức nghỉ lễ, trong khuôn viên trường không có ai và lập tức vắng vẻ lạnh lẽo. Dịch Tân cũng rời khỏi trường về nhà vào hai ngày trước. Sau khi ba Tiêu và các giáo sư khác tổ chức một cuộc họp tổng kết, về cơ bản thì ông không đến viện nữa, mà cầm bài thi về nhà để phê chữa, đồng thời kéo Tiêu Viễn làm 'cu li' và Tiểu Dữu Tử hỗ trợ ở bên cạnh.
Một môn chuyên nghành, một môn tự chọn, nhưng mấy khoa và mấy lớp gộp lại thì số lượng cần chấm cũng khá nhiều.
Tiêu Viễn hỗ trợ thay đổi câu hỏi trắc nghiệm và bản thân cũng không biết các kiến thức chuyên nghành khác, nhưng cậu vẫn có thể giải quyết được câu hỏi trắc nghiệm ABCD. Sau khi thống kê xong, cậu dùng bút viết điểm số vào ô trống bên cạnh để thuận tiện cho ba Tiêu tính tổng điểm sau khi thay đổi các dạng câu hỏi khác.
Ba Tiêu nhờ Tiểu Dữu Tử ở bên cạnh hỗ trợ trong khi Tiêu Tiễn kiểm tra lại một lượt các bài thi đã sửa. Chớ coi thường Tiểu Dữu Tử chỉ mới học lớp 2, nhưng cô bé đã rất quen thuộc với các phép cộng trừ nhân chia. Ba Tiêu còn đặt một máy tính ở bên cạnh để Tiểu Dữu Tử có thể dùng máy tính kiểm tra. Còn về Tiêu Viễn, người sắp lên sơ trung như cậu ta còn cần dùng máy tinh để tính mấy phép cơ bản cộng trừ nhân chia sao? Bản thân Tiêu Viễn cũng không mặt dày đến thế.
Phiếu điểm của trường trực thuộc xuất hiện, lần này Tiêu Viễn đứng thứ tư trong lớp. Ba Tiêu chưa bao giờ yêu cầu cậu phải đạt thứ hạng bao nhiêu hay thi được bao nhiêu điểm. Đó đều là tiêu chuẩn do bản thân Tiêu Viễn vạch ra, đôi khi sẽ đạt tiêu chuẩn, đôi khi sẽ thất bại. Nhưng lần này cậu hiển nhiên đã đạt được như mong muốn và sự việc phát triển gần đúng như dự đoán của ba Tiêu. Khi mẹ Tiêu dẫn Tiêu Viễn đến trung tâm thương mại và đi ngang qua chỗ bán súng đồ chơi, cậu nhìn chằm chằm vào những khẩu súng đồ chơi kia, mở to mắt nhìn thẳng và cuối cùng vẫn lựa chọn súng mà từ bỏ quyền lựa chọn quần áo.
Về phần hôm nay ngoan ngoãn ngồi ở đây giúp chữa bài thi, Tiêu Viễn chủ yếu muốn kiếm tiền tiêu vặt. Một bài thi có giá 1 tệ, trong này có khoảng 200-300 bài, cậu còn có thể mua một chút "đồ ăn vặt" khi ra ngoài đi chơi.
Trịnh Thán ngồi xổm trên chiếc bàn vuông gấp nhỏ có hình vẽ cờ tướng và nhìn bọn họ sửa bài thi.
Trên mỗi bài thi đều có những vết số màu đỏ trẻ con. Thỉnh thoảng khi gặp những người chán nản vẽ lên mặt sau của bài thi, Tiêu Viễn sẽ thêm vài nét và sau đó cười ngây ngô ở đó một mình.
"Ồ, con biết giáo viên này, ba, đây không phải là giáo viên luôn thích mang loa di động sao? Bức tranh này nhìn giống thật đấy!"
Trịnh Thán vươn cổ ra nhìn, mặt sau của bài thi dùng bút bi vẽ một bức chân dung đơn giản của giám thị. Tiêu Viễn dùng bút vẽ thêm vài nét trên đó và Tiểu Diễu Tử muốn xem, nhưng Tiêu Viễn đã che nó lại và úp bài thi xuống. Sau khi những thay đổi cuối cùng hoàn thành và lấy nó ra đưa cho ba Tiêu, nhưng cậu không để cô ấy nhìn thấy. Bởi vì cậu đã vẽ thêm nét JJ nhỏ dưới háng giáo viên kia, còn để tránh bị nghi ngờ mà dùng bút bi cùng màu để vẽ thay vì bút đỏ dùng để phê chữa.
Dù sao, bài thi cuối kỳ cũng sẽ không được trả lại. Trừ khi sinh viên có thắc mắc về điểm số, họ sẽ nộp đơn để kiểm tra lại/phúc khảo. Trong trường hợp bình thường, những bức tranh này sẽ không bị ai nhìn thấy. Vì vậy, ba Tiêu cũng không nói gì về hành động của Tiêu Viễn.
Trịnh Thán kéo tai, đứa nhỏ này thú vị thật.
Không lâu sau, Trịnh Thán lại nghe thấy Tiêu Viễn kêu "Ồ".
"Ba, người này nói mình chưa từng học tiếng Anh, hãy để con giơ cao đánh khẽ đi." Tiêu Viễn chỉ vào câu hỏi giải thích thuật ngữ toàn tiếng Anh trên bài thi và nói với ba Tiêu.
Trịnh Thán nhìn thấy một tờ giấy ghi chú bằng bút bi ở chỗ trống phía sau lời giải thích thuật ngữ toàn tiếng Anh cho câu hỏi quan trọng đầu tiên trong bài thi. "Thưa thầy Tiêu kính mến, em là người dân tộc XX, trước đây chưa từng học tiếng Anh, thi cao khảo là ngôn ngữ R, em không trả lời được. Xin thầy giơ cao đánh khẽ..."
Dựa theo yêu cầu của đại học Sở Hoa, những người thi trượt sẽ học lại luôn, nhưng trước đây họ sẽ được thi lại. Sau đó, nhà trường nhận thấy một số người mang tâm lý may mắn và thi bình thường không qua nhưng thi bù lại qua. Dù sao, thi lại chủ yếu sẽ cho qua hết, vì vậy họ càng ngày càng coi như không. Rốt cuộc, năm nay nhà trường đã ban hành một chính sách mới, yêu cầu những ai thị trượt sẽ học lại luôn.
Lúc đầu, có nhiều người phản đối. Khi ra ngoài chạy bộ vào buổi sáng, Trịnh Thán nhìn thấy một số tờ giấy dán trên thân cây, trên bức tường, đó là những tờ đơn phản đối của những người ẩn danh. Bởi vì các trường học khác của thành phố Sở Hoa đều không độc ác như vậy, cho nên đám sinh viên đều lên án trường học này quá vô nhân đạo, nhưng cuối cùng bọn họ vẫn chịu khuất phục. Một số người cảm thấy quá xấu hổ khi đến lớp học chung với những sinh viên kém họ một năm học sau khi bản thân thi trượt môn học. Nhưng một số người lại khá lạc quan, bởi vì họ có thể gặp được nhiều nữ sinh rất xinh đẹp.
Khi nghe được lời này cua Tiêu Viễn, ba Tiêu nhìn vào tên trên bài thi và nói: "Ba biết hoàn cảnh của người này, các giáo viên khác cũng biết. Đến lúc đó, bọn họ chắc chắn sẽ nới lỏng tiêu chuẩn cho cậu ta."
"Ôi, còn có chuyện tốt này sao. Khi thi Ngữ Văn, con sẽ viết ở cuối bài văn 'Thưa thầy, tay em bị thương, xin hãy giơ cao đánh khẽ nếu bài thi của em viết không hay với chấn thương' . Có lẽ giáo viên sẽ mềm lòng và cho con điểm cao."
Điểm viết văn của Tiêu Viễn là nỗi đau của cậu ta. Viết văn ảnh hưởng đến thành tích Ngữ Văn, bởi vì chữ viết bút máy của Tiêu Viễn không đẹp lắm, cho nên chữ viết luôn làm giảm điểm số. Đôi khi giảm 1-2 điểm, thứ hạng sẽ tụt xuống vài bậc. Nếu tụt lại phía sau trong bảng xếp hạng, gia đình sẽ không thể đáp ứng nguyện vọng của Tiêu Viễn, cho nên cậu có lòng căm ghét rất sâu sắc với viết văn.
Tuy nhiên, mặc dù chữ viết bút máy của Tiêu Viễn không đẹp lắm, nhưng chữ viết bằng bút lông lại hoàn toàn trái ngược.
Khi Tiêu Viễn tham gia cuộc thi thư pháp dành cho học sinh tiểu học, giáo viên chủ nhiệm cũng không dám tin bức thư pháp do cậu ta viết ra. Mỗi một chữ bằng bút máy đều trông như bị loạn sản/phát triển dị dạng, thư pháp có thể viết thành như vậy sao?! Ngay cả một số học sinh trung học cũng chưa chắc có thể so được với thư pháp như vậy. Theo lời của giáo viên chủ nhiệm, thư pháp này đã có "một chút khí phách".
Sau đó, giáo viên chủ nhiệm còn cảm khái. "Tiêu Viễn à, khi nào chữ viết bút máy của em mới có một chút khí phách đây? Đừng mãi không trưởng thành đấy."
Trịnh Thán đã nhìn thấy chữ viết bút máy của Tiêu Viễn. Có một bức bức tranh thư pháp treo trên tường trong phòng Tiêu Viễn. Ngoài ra, trong phòng còn có một số giấy ghi nhớ/Note viết bằng bút máy. Sự tương phản rất mạnh mẽ, nếu không biết rõ chân tướng, Trịnh Thán tuyệt đối sẽ không tin đây là cùng một người viết.
Tiêu Viễn nhìn bài thi kia trong tay, quay bút và bắt đầu suy nghĩ cẩn thận.
Kỳ thi cuối kỳ sẽ chấm chéo bài thi, giáo viên mình sửa bài thi của lớp khác, giáo viên sửa bài thi của mình lại không biết chữ của mình... Tiêu Viễn gật đầu. Ừm, cách này có thể thực hiện được!
"Hãy xóa bỏ chút khôn vặt đó ra khỏi đầu con đi. Nếu con làm như vậy trong kỳ thi từ tiểu học lên sơ trung, nó chắc chắn sẽ phản tác dụng hoàn toàn. Bộ con nghĩ những giáo viên đó là kẻ ngốc sao?" Ba Tiêu thậm chí không nhìn bọn họ. Khi nghe thấy Tiêu Viễn quay bút, ông cũng biết thằng nhóc này lại bắt đầu có suy nghĩ không đúng đắn.
"Haiz." Tiêu Viễn thở dài và tiếp tục sửa bài thi tiếp theo.
'Tút tút tút ——'
Điện thoại trong phòng ngủ reo lên.
Ba Tiêu nhìn vào tên người gọi và biểu cảm trên mặt lãnh đạm hơn rất nhiều.
"A lô..."
Thính giác của Trịnh Thán tốt hơn hai đứa trẻ rất nhiều. Không gian phòng ngủ chỉ rộng như vậy và cách không hẳn quá xa, cho nên cậu có thể nghe thấy được cuộc trò chuyện trong điện thoại.
Đó là một giọng nữ, hầu hết chỉ có người phụ nữ kia nói và thỉnh thoảng lại nói tiếng Anh. Ba Tiêu cầm ống nghe đứng đó, trả lời ngắn gọn, mà không nói nhiều.
Mặc dù ba Tiêu không nói nhiều, nhưng theo sự hiểu biết của Trịnh Thán, thì bình thường ông cũng sẽ không lạnh lùng đến như thế khi nói chuyện điện thoại.
ĐỐi phương nhắc đến "con bé" nhiều lần, nhưng Trịnh Thán lại không biết "con bé" này đang ám chỉ ai. Điều mà đối phương nói nhiều nhất tiếp đó là sẽ chuyển tiền và hi vọng ba Tiêu có thể chăm sóc "con bé".
Sau khi nói chuyện vài phút, ba Tiêu rốt cuộc không còn đáp 'Ừm' , 'Ồ' ,'Được' nữa, mà hỏi: "Cô có muốn nói chuyện với con bé không?"
Đối phương im lặng một lúc và nói: "Được rồi, tôi còn có việc phải làm ở đây, sợ rằng nói không được vài phút."
Ba Tiêu không nghe thấy tiếng thì thầm của đối phương ở đầu bên kia nữa, mà xoay người nhìn về phía Tiểu Dữu Tử đang bấm máy tính. "Dữu Tử, mẹ con muốn nói chuyện với con này."
Tai Trịnh Thán vểnh lên.
Mẹ của Tiểu Dữu Tử? Đó có phải là người mẹ đã gửi đứa con gái mới 7 tuổi của mình về nước trong khi bản thân ở nước ngoài và không hề muốn quay về chút nào để có thể vui sướng ở bên ngoài sao?
Mới vừa rồi Trịnh Thán nhất thời không nghĩ đến mẹ của Dữu Tử, chủ yếu là bởi vì những lời nói và giọng điệu đó quá xa cách như thể đang cố gắng khước từ và rất sợ những người như ba Tiêu sẽ bám lấy cô ấy.
Thảo nào ba Tiêu lại phản ứng như vậy.
Nếu là Trịnh Thán, cậu sẽ trực tiếp mắng chửi. Đáng tiếc là Trịnh Thán không thể nói chuyện và chỉ có thể kêu 'meo meo'.
Tiêu Viễn cũng không tiếp tục sửa bài thi và nhìn Tiểu Dữu Tử với ánh mắt tràn đầy thông cảm.
Tiểu Dữu Tử nói ít lời hơn ba Tiêu khi cô bé nghe điện thoại. Một 'Ừm' , một 'Ồ' , sau đó không nói gì nữa. Bên kia đã cúp điện thoại.
Trịnh Thán không khỏi duỗi chân trước ra gãi chân sau, mẹ Dữu Tửu nói hai câu, một câu là hỏi Tiểu Dữu Tử 'Con có khỏe không?' , một câu là dặn dò 'Ở nhà aunty phải nghe lời'.
Tiểu Dữu Tử mím môi, cúp điện thoại, đi tới tiếp tục bấm máy tính, kiểm tra các bài thi ban nãy, sau đó đánh dấu vào tờ giấy đã kiểm tra để biểu thị rằng không sai sót. Trên mấy bài thi kia còn có vết cào do móng mèo của Trịnh Thán mới vừa rồi.
"Được rồi, hôm nay dừng tại đây thôi." Ba Tiêu vỗ tay, thu bài thi mà Tiêu Viễn với Tiểu Dữu Tử phân loại và sắp xếp. "Đúng rồi, Dữu Tử, mẹ con đã gửi một ít tiền để mua quà năm mới cho con. Con muốn mua cái gì?"
Tiểu Dữu Tử suy nghĩ một chút và trả lời: "Xe đạp ạ."
"Con cũng muốn!" Tiêu Viễn kích động, tại sao cậu lại quên mất chuyện xe đạp? Cậu sẽ phải đi xe đạp sau khi lên sơ trung. Cậu nên luyện tập sớm hơn một chút và sau đó chạy đua với đám Hùng Hùng! Dù sao, trong trường cũng không có nhiều xe cơ giới, cho nên nó rất thích hợp để đua xe đạp.
Ba Tiêu nhìn Tiêu Viễn với vẻ mặt không thay đổi. "Bác bỏ."
"Tại sao ạ?"
"Mẹ con nói đợi đến nghỉ hè mới mua. Các bạn Hùng Hùng, Tô An cũng như thế. Họ cũng sẽ không mua xe đạp trước."
Về chuyện mua xe đạp, mấy bà mẹ đã sớm bàn bạc và nhất trí quyết định tạm thời không mua, bởi vì vẫn còn nửa năm nữa. Nếu bây giờ họ mua, mấy đứa trẻ sẽ chơi điên cuồng. Đợi đến nghỉ hè lại đi mua, khi đó mọi người sẽ đi cùng nhau, cửa hàng cũng chọn xong rồi. Đó là cửa hàng một người quen của mẹ Hùng Hùng, khi đó còn được giảm giá, vấn đề có xe đạp sẽ được giải quyết dễ dàng.
Khi nghe được những người bạn khác đều có đãi ngộ giống như vậy, Tiêu Viễn trở nên cân bằng.
Đối với những đứa trẻ ở độ tuổi giống Tiểu Dữu Tử, họ chắc chắn sẽ không mua loại xe đạp giống như của đám Tiêu Viễn, mà sẽ mua loại xe đạp trẻ em. Nơi mua xe là trung tâm bách hóa gần đó, buổi chiều ba người sẽ đi, nhưng Trịnh Thán không đi theo. Sắp hết năm rồi, bên đó có nhiều kẻ gian, Trịnh Thán đi cùng cũng bất tiện, cho nên cậu dứt khoát đợi ở nhà và ngủ. Hoặc là ngồi xổm trong bếp nhìn mẹ Tiêu chuẩn bị một số món ăn Tết, chẳng hạn như thịt viên chiên, củ sen chiên giòn, các món kho...
Khi Trịnh Thán ngồi xổm ở đó, mẹ Tiêu thỉnh thoảng đưa một viên thịt nong nóng vừa mới chiên xong cho cậu. Trịnh Thán nhai viên thịt trong miệng, cảm giác cuộc sống này thực sự quá thoải mái. Đây chính là thứ gọi là cuộc sống 'cơm dâng tận miệng, ăn no thì ngủ, không cần phải lo lắng bất cứ chuyện gì'.
Ba người đi nhanh, về cũng nhanh. Khi trở về, ba Tiêu cầm về một xe đạp trẻ em màu tím đã được lắp ráp sẵn.
Chọn xe đạp trẻ em không phải là việc dễ dàng, đừng tưởng rằng hai bánh sau lắp hai bánh phụ là an toàn, không sao cả. Còn phải xem kích thước tay nắm phanh tay trên xe đạp có phù hợp với đứa trẻ hay không. Nếu kích thước quá lớn, đứa trẻ sẽ không thể giữ chặt phanh tay khi phanh lại và không thể dừng được xe đạp. Còn phải xem lực phanh có quá lớn hay không, hộp xích có được che chắn cẩn thận hay không và các chi tiết khác để giảm nguy cơ gây thương tích cho trẻ.
Đó là lý do tại sao ba Tiêu đã yêu cầu Tiểu Dữu Tử tự mình đi chọn xe và trực tiếp lái thử.
Sau khi lái thử xe, Tiểu Dữu Tử đã yêu cầu một cái giỏ xe lớn hơn một chút, cái giỏ nguyên bản đó quá nhỏ. Mặc dù chiếc giỏ lớn hơn trông không đẹp bằng cái giỏ nguyên bản, nhưng Tiểu Dữu Tử vẫn thích. Ba Tiêu và Tiêu Viễn cũng có thể đoán ra được nguyên nhân lắp giỏ xe lớn như vậy, cho nên họ cũng không phản đối.
"Ôi, xe này đẹp quá!" Mẹ Tiêu đeo tạp dề đi ra từ trong nhà bếp và cười nói sau khi nhìn thấy giỏ xe: "Cái này là đặc biệt chuẩn bị cho Hắc Thán nhỉ?"
"Vâng!" Tiểu Dữu Tử gật đầu và sau đó nhìn về phía Trịnh Thán.
Trịnh Thán vẫy đuôi bước tới và nhảy lên giỏ xe. Bởi vì đây là xe đạp trẻ em và nó không cao như bằng xe điện của ba Tiêu, cho nên Trịnh Thán cảm thấy nó cách mặt đất khá gần. May mắn thay, giỏ xe có đủ không gian, ngồi xổm ở bên trong cũng không khó chịu, tốt nhất là nên đặt đệm vải nhung hoặc thứ gì đó tương tự ở trong đó...
Khi Trịnh Thán đang suy nghĩ, Tiểu Dữu Tử đã lấy một cái mũ vải nhung ra. "Đặt cái này lên làm đệm sẽ tốt hơn."
Trên bánh xe dính đầy bụi, ba Tiêu với Tiêu Viễn, mỗi người một bên bảo vệ Tiểu Dữu Tử lần đầu tiên đi xe đạp trở về. Có bánh phụ giữ thăng bằng ổn định, chỉ cần đạp vài lần là có thể quen.
Khi nhìn Tiểu Dữu Tử đi xe đạp, Tiêu Viễn hâm mộ hận đến mức muốn kéo một xe đạp đậu xung quanh mình đến để luyện tập một chút, nhưng bất kể nghĩ như thế nào đi chăng nữa thì cậu cũng không muốn đi xe đạp trẻ em của Tiểu Dữu Tử. Đàn ông con trai đi loại xe đạp này sẽ khiến cho người ta cười đến rụng răng.
Sau khi có xe, Tiểu Dữu Tử đều xuống lầu đạp mấy vòng mỗi ngày. Trịnh Thán ngồi xổm trong giỏ xe, có cái mũ vải nhung làm đệm cũng không cảm thấy lạnh. Có lần A Hoàng nhìn thấy Trịnh Thán ngồi xổm bên trong cũng nhảy vào, nhưng nó bị Trịnh Thán tát đuổi xuống. Lãnh thổ riêng của mèo, mèo bên ngoài không được vào.
Đại viện không có nhiều trẻ em có xe đạp riêng, mỗi một đứa đều hâm mộ muốn chết và ồn ào bảo gia đình mua cho một chiếc khi nhìn thấy Tiểu Dữu Tử đi xe đạp. Đứa mà nhà không cho mua thì cứ đến đây đòi mượn xe đạp của Tiểu Dữu Tử, nhưng rốt cuộc chúng đều bị Trịnh Thán dọa chạy mất. Ngay sau đó, trong vòng hai ngày, tất cả trẻ con trong đại viện đều biết rằng trên giỏ xe của Cố Ưu Tử luôn có một con mèo đen hung ác, nghe nói nó sẽ cào trẻ em. Vì vậy, dần dần, cho dù Tiêu Viễn không ra mặt, cũng không có ai dám động vào xe đạp của Tiểu Dữu Tử.
Mới đầu, Tiểu Dữu Tử chỉ đạp xe trong đại viện và sau đó bắt đầu đạp xe ra ngoài đại viện. Cô bé không muốn tiếp tục kéo thêm giá trị thù hận trong đại viện, bởi vì quá nhiều người trông thấy mà thèm.
Ba Tiêu đi theo phía sau cô bé và quan sát. Nhiệt độ đã tăng lên trong hai ngày qua, tuyết cũng tan gần hết, không sợ trên đường đóng băng trơn trượt. Sau nhiều lần liên tiếp, ba Tiêu cũng yên tâm hơn rất nhiều.
Mặc dù tuổi của Tiểu Dữu Tử không lớn lắm, nhưng cô bé rất hiểu chuyện. Trẻ con quá hiểu chuyện sẽ khiến người ta yêu thích hơn, người lớn cũng sẽ dễ dàng bao dung hơn. Mọi người trong nhà đều nhìn ra được tâm trạng gần đây của Tiểu Dữu Tử không tốt lắm. Có lẽ là vì cuộc gọi kia của mẹ cô bé, cho nên mỗi ngày Tiểu Dữu Tử đều ra ngoài đạp xe trong đại viện và cũng không ai nói gì.
Vào ngày này, Tiểu Dữu Tử vẫn ra ngoài đạp xe trong đại viện sau bữa trưa. Xe đạp trẻ em của cô bé được khóa ở bên cạnh xe điện nhỏ của ba Tiêu, tránh cho mỗi ngày dắt lên dắt xuống không bị mệt mỏi. Hơn nữa, không gian trong nhà vốn dĩ không rộng lắm, cho nên để trong nhà cũng bất tiện.
Ba Tiêu không đi xe điện, đi ở phía sau quan sát. Tiểu Dữu Tử đạp xe đi không nhanh, cho nên ba Tiêu đi bộ nhanh vài bước là có thể đuổi kịp.
Không lâu sau, điện thoại di động của ba Tiêu reo lên. Viên Tử tìm ông có việc và bảo ông đến công ty. Ba Tiêu dặn dò Tiểu Dữu Tử vài câu, bảo cô bé đừng đạp xe quá xa và một lát nữa hãy đạp về nhà. Sau khi nhận được lời cam đoan, ba Tiêu mới rời đi.
Không có ba Tiêu đi ở phía sau, Tiểu Dữu Tử đạp nhanh hơn một chút. Tiến về phía trước dọc theo đại lộ.
Trịnh Thán nhìn xuống, nhận thấy con đường này là con đường mà cậu thường ngày chạy bộ. Nếu đi thẳng về phía trước, họ sẽ đến khu rừng ở rìa khuôn viên trường.
Mục tiêu của Tiểu Dữu Tử là khu rừng kia, cô bé đã đi theo đám Tiêu Viễn đến đó một lần, cho nên cô bé vẫn nhớ nơi đó.
Khu rừng không hề yên tĩnh, bạn vẫn có thể nghe thấy đủ loại âm thanh truyền đến từ công trường cách đó không xa. Gần đây, các công nhân đang đẩy nhanh tiến độ cả ngày lẫn đêm để vội vàng về nhà ăn Tết và nhanh chóng hoàn thành công việc dự kiến.
Tiểu Dữu Tử đạp về phía khu rừng kia một lúc, cũng không có ý định đi vào sâu hơn. Khu vực này không quá an toàn, người lớn đã nói điều này rất nhiều lần. Mặc dù bây giờ là ban ngày, nhưng Tiểu Dữu Tử vẫn không có ý định đi vào xem, cho nên cô bé chuẩn bị quay đầu xe về nhà.
Khi cô chuẩn bị chuyển hướng, có tiếng kêu của trẻ em và tiếng chó sủa vang lên từ trong khu rừng.
Trịnh Thán có thể nghe ra được con chó đó là ai, con chó ở chỗ người gác cổng là một con chó lưng đen được dắt về cách đây không lâu. Nó bốn tháng tuổi, thường hay vào rừng vui chơi và đánh nhau với Trịnh Thán, nhưng sau khi hiểu rõ thì nó không còn quá ồn ào khi nhìn thấy Trịnh Thán. Đôi khi nó sẽ đi theo Trịnh Thán khắp khu rừng và chỉ cần nghe thấy chủ nhân huýt sáo là nó sẽ nhanh chóng chạy về.
Tuy nhiên, lúc này đã xảy ra chuyện gì vậy? Hù dọa trẻ con sao?
Sau khi Tiểu Dữu Tử do dự một lúc, cô bé đỗ xe ở bên cạnh rồi khóa lại và lấy ra một cái chày cán bột từ trong ba lô nhỏ. Đây là cái mà Tiêu Viễn đã bỏ đi sau khi cậu ta nhận được cây súng đồ chơi. Khi Tiểu Dữu Tử muốn ra ngoài đạp xe, Tiêu Viễn đã nhét cái này vào trong ba lô của cô bé.
Khi nhìn thấy Tiểu Dữu Tử cầm chày cán bột đi vào khu rừng, Trịnh Thán cũng nhanh chóng chạy tới và dò đường trước mặt cô bé cách đó không xa.