Sau khi lễ trao giải kết thúc.
Hai người vừa bị đuổi cổ ra ngoài vì định solo với nhau được gọi vào lại. Chẳng qua là mọi người tò mò muốn biết tại sao hai ông lọt vào chung kết, những người đã giành được Giải thưởng Xuất sắc, đột nhiên lại đánh nhau.
"Tại sao hai anh lại đánh nhau ngay tại lễ trao giải vậy?"
“Ôi, thưa ngài Herodotus! Nghe tôi này! Anh ta không chịu chấp nhận một kết quả đã quá rõ ràng như thế!”
"Không phải chính anh mới là kẻ ngang ngược sao?!"
"Đã là đàn ông thì phải chấp nhận mọi thứ như một người đàn ông đi chứ hả!"
"Đồ trí thức thì phải cư xử cho nó có trí thức vào!"
"Hứ! Cái kiểu không chấp nhận sự thật, cứ lì ra đấy thì gọi là trí thức hả?"
"Thế còn hơn cái loại cố tình bẻ cong sự thật cho vừa ý mình!"
"Thằng nhóc con! Muốn solo không?"
"Ai sợ ai hả? Solo thì solo!"
Cái gì thế này?
Trong lúc to tiếng cãi vã, hai người đàn ông lại tiếp tục đòi đấu tay đôi.
Rốt cuộc, tôi và các đồng nghiệp ở nhà xuất bản phải ra mặt can ngăn.
Sau khi cả hai nguôi giận, chúng tôi quyết định mời riêng từng người để nghe họ kể, tránh cho một trận cãi vã khác xảy ra.
"Bình tĩnh đã nào. Vậy rốt cuộc vấn đề là gì mà khiến hai anh hành xử như kẻ thù không đội trời chung vậy?"
"Chúng tôi đã có một cuộc thi."
"Một cuộc thi sao?"
"Vâng! Đó là một cuộc thi xem ai sẽ đạt điểm cao hơn trong cuộc thi này. Và thế là cả hai chúng tôi đều nhận được Giải thưởng Xuất sắc."
"Vậy chẳng phải là hòa sao?"
"Sao lại có thể hòa trong một trận đấu thiêng liêng cơ chứ? ‘Vì Chúa biết những ai thuộc về Ngài’— kết quả đấu tay đôi là do Chúa định đoạt và việc tên tôi được xướng lên đầu tiên tại buổi lễ trao giải là bằng chứng không thể chối cãi rằng Chúa đã chọn tôi."
“Hở?”
Ủa, anh ta đang nói cái gì vậy...? Có lẽ đây là cách nghĩ phổ biến ở thế giới này, nhưng mà...
Khó mà hiểu nổi những khái niệm ở một nơi mà Chúa thật sự tồn tại như này.
"Vậy, ờ... anh tên gì ấy nhỉ?"
"Hans."
“Ồ Hans này, ý của anh là vì tên mình được gọi trước trong buổi lễ trao giải, nên anh là người chiến thắng trong cuộc thi đó?"
"Chính xác."
"Nhưng theo những người đánh giá và tổ chức cuộc thi thì thứ tự xướng tên chẳng liên quan gì đến điểm số của bài dự thi cả. Đặc biệt là với những người cùng đạt giải, tức là Giải Xuất sắc. Vậy chẳng phải điều đó hơi vô lý sao...?"
"Trong đấu tay đôi không có hòa."
"Hmm...."
"Trước đây tôi và hắn đã đấu với nhau không ít lần và chưa bao giờ có chuyện kết thúc hòa cả."
"Gì cơ?"
Hans giữ vững quan điểm của mình.
Nghe anh ta nói thì có vẻ như đây không phải lần đầu họ có những trận đấu hoặc cuộc thi kiểu này. Lần nào họ cũng tìm ra người thắng cuộc, nên chưa bao giờ có chuyện hòa.
"Hmm... Trong trường hợp đó, hay là kéo dài cuộc thi thêm một chút thì sao?"
"Một cuộc thi nữa?"
"Đúng vậy. Vấn đề là cả hai anh đều nhận Giải Xuất sắc, tức là hòa rồi. Vậy thì chẳng phải tốt nhất là tổ chức một cuộc thi khác theo cách mà cả hai anh đều chấp nhận sao?
“Hmm….”
"Theo như cậu Hans đây nói, nếu đó thật sự là chiến thắng của anh thì chẳng phải lần này Chúa cũng sẽ chỉ ra sao?"
"Dù không hẳn thích thú cho lắm, nhưng nếu ngài Herodotus sắp xếp mọi thứ thì tôi sẽ chấp nhận."
Có lẽ đây là một kết quả tốt đẹp.
Vì hình thức thi đấu là văn học', nên việc được tiếp cận với những 'văn học' mới rốt cuộc vẫn có lợi cho tôi. Nếu những tác giả tài năng so tài bằng chính tác phẩm của mình thì từ góc độ độc giả mà nói, đây chỉ là chuyện có lợi.
"Vậy thì gọi người còn lại đến đây luôn thôi."
* * *
“Hans và…”
“Johann.”
“Ồ, cậu Johann, tôi đã nghe Hans kể lại sự việc rồi. Hai người quyết định phân thắng bại bằng kết quả cuộc thi đúng không?"
"Vậy thì anh hẳn cũng đã nghe qua nguyên do của cuộc thi này rồi chứ."
"Nguyên do gì?"
"Vâng. Tôi cho rằng 'Sherlock Holmes' của ngài Herodotus là một tiểu thuyết trinh thám xuất sắc hơn, còn Hans thì khăng khăng 'Cha Brown' của ngài Homer hay hơn Sherlock Holmes. Thế nên, chúng tôi quyết định thi xem ai am hiểu văn học hơn."
"Đồ vô lại! Anh nói thế thì dĩ nhiên ngài Herodotus sẽ chấm anh điểm cao hơn rồi! Thật là hèn!"
“Hừ, bộ tôi nói không đúng à? Chính cái kiểu hành xử của anh đó, cứ buông lời theo cảm tính mà chẳng thèm giải thích đầu đuôi mới là hèn nhát!"
Cả hai người họ lại bắt đầu lớn tiếng và tranh cãi.
Lo sợ họ sẽ lao vào đánh nhau lần nữa, tôi vội vàng chen vào.
"Thôi nào, bình tĩnh đi hai người. Tôi cũng thấy 'Cha Brown' của ngài Homer là một tác phẩm tuyệt vời. Tôi hiểu là Hans không nói điều này với tôi để giữ cho việc đánh giá được công bằng… Nhưng mọi chuyện đã đến nước này rồi, tôi e là khó mà đảm bảo được sự công bằng được rồi..."
Tôi giả bộ nhắm mắt suy nghĩ một chút, rồi gật đầu như thể vừa nghĩ ra điều gì đó hay ho và tiếp tục:
"Hay là chúng ta nhờ ngài Homer giúp đánh giá các tác phẩm luôn?"
“Ngài Homer sao?”
“Đúng rồi, tôi có chút quen biết riêng với ông ấy.”
"Quá tốt! Nếu là ông ấy thì chắc chắn sẽ đánh giá công bằng và khách quan!"
"Hans, ý anh là ngài Herodotus thiên vị hả?"
"Đồ khốn kiếp! Tôi không có ý đó! Ngài Herodotus, xin ngài đừng nghe lời con rắn độc kia!"
"Vâng, vâng. Không sao đâu, xin hãy bình tĩnh..."
Rốt cuộc, cả Homer và Herodotus đều là tôi mà.
Vậy nên, ban đầu hai người đó không có lý do gì để đánh nhau cả. Cả Cha Brown và Sherlock Holmes đều là những kiệt tác.
Dĩ nhiên, tôi không hề có ý định nói cho họ biết chuyện đó.
Bởi nếu sự hiểu lầm và mâu thuẫn này thúc đẩy họ tập trung vào viết truyện thì đó là một điều đáng khích lệ. Vì hai người dường như có vẻ hay thách đấu nhau, có lẽ nếu họ định kỳ cạnh tranh trong văn học thì sẽ đảm bảo có một nguồn cung các tác phẩm với chất lượng ổn định cho tôi.
"Trong 'Sherlock Holmes đấu với Arsène Lupin' cả hai anh đều viết truyện trinh thám rồi... Lần này, tôi nghĩ chúng ta nên thử một thể loại hơi khác một chút, nhưng vẫn có liên quan đến hai tác phẩm đó."
"Được! Dù là loại truyện gì, tôi cũng không chịu thua tên này đâu!"
"Hừ! Anh tưởng anh là ai chứ?! Tôi viết truyện gì cũng hay cả!"
"Tôi rất mừng khi thấy cả hai anh hăng hái như vậy. Chủ đề cho cuộc thi viết truyện lần này của hai anh sẽ là— 'phiêu lưu'."
Arsène Lupin là một tiểu thuyết trinh thám và cũng là một tiểu thuyết ‘phiêu lưu’.
Sherlock Holmes cũng trở nên nổi tiếng với loạt truyện ‘Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes’.
Thực tế thì chủ đề phiêu lưu vốn không hề mới vì nó thường xuất hiện trong ‘văn học hiệp sĩ’, kể về những chuyến hành trình của các anh hùng.
"Hay lắm! Tôi sẽ cho ngài thấy tôi viết hay hơn cái tên Hans này nhiều!"
“Còn tôi sẽ mang đến một tác phẩm hấp dẫn hơn hẳn gã Johann kia!"
"À mà vì những người dự thi lần này còn có cả tôi và nhà văn Homer nữa, nên chúng tôi cũng sẽ viết 'tiểu thuyết phiêu lưu'."
"Hả?"
"Hai anh có thể đánh giá truyện của chúng tôi."
"...Hở?"
Tuy nhiên, thể loại phiêu lưu mà tôi định phổ biến ở thế giới này lại hơi khác một chút.
‘Conan Saga’ có thể được xem là một ‘tiểu thuyết phiêu lưu’ bởi bản chất ‘fantasy anh hùng’ của nó nhưng cốt lõi fantasy anh hùng lại là ‘người anh hùng’, chứ không phải ‘phiêu lưu’.
‘Bá tước Monte Cristo’ là một câu chuyện báo thù hoành tráng lấy bối cảnh thế giới rộng lớn, nên có thể gọi nó là ‘tiểu thuyết phiêu lưu’, nhưng cốt lõi của nó là ‘sự trả thù’, chứ không phải ‘phiêu lưu’.
Văn học hiệp sĩ và tiểu thuyết trinh thám cũng tương tự.
"Tôi định thử xuất bản theo dạng nhiều kỳ. Một loạt tiểu thuyết phiêu lưu của Homer và Herodotus—nghe hấp dẫn đấy chứ nhỉ?"
Mục tiêu của tôi là phổ biến thể loại ‘phiêu lưu’ ở thế giới này.
* * *
Để bàn về lịch sử văn học phiêu lưu, chúng ta cần ngược dòng thời gian về với những thần thoại và văn học hiệp sĩ, tiêu biểu là ‘Hành trình của người anh hùng’. Tuy nhiên, nếu xét phiêu lưu như một thể loại riêng, chúng ta có thể nhắc đến những câu chuyện về sự sống còn như ‘Robinson Crusoe’ và những cuộc phiêu lưu khám phá như ‘Gulliver du ký’.
Đó là những thế giới kỳ lạ, khác xa với cuộc sống thường nhật. Những bí mật và điều bí ẩn ẩn giấu ở nhiều nơi khác nhau. Những câu chuyện phiêu lưu như vậy nở rộ vào cuối thế kỷ mười chín và liên tục được yêu thích qua nhiều thời đại khác nhau.
"Thiếu gia, tôi đã mang đến bản đồ thế giới mà cậu dặn. Tôi cũng đã tìm được rất nhiều hồi ký của các thương gia và lời kể của các thủy thủ, cùng với những tài liệu liên quan."
"Ồ, cảm ơn ngươi."
Có một nhà văn đại diện cho dòng văn học phiêu lưu này. Đó chính là Jules Verne, tác giả của 'Hai vạn dặm dưới biển' và 'Vòng quanh thế giới trong tám mươi ngày '. Tôi định ‘mượn’ các tác phẩm của ông ấy.
"Việc xem và dịch những thứ này chắc sẽ mất kha khá thời gian đây..."
Thực tế thì tôi đã dịch xong các bản gốc rồi. Từ 'Hai năm trên hoang đảo', 'Vòng quanh thế giới trong tám mươi ngày', ‘Hai vạn dặm dưới biển’, ‘Hành trình vào tâm Trái Đất’, đến ‘Từ Trái Đất lên Mặt Trăng’… Tôi đã dịch tất cả.
Vấn đề là đối với truyện phiêu lưu, thì không thể bỏ qua tính chính xác về mặt lịch sử. ‘Hai năm trên hoang đảo’ là truyện về sinh tồn thì còn dễ xử lý, nhưng để chuyển ‘Vòng quanh thế giới trong 80 ngày’ sao cho phù hợp với văn hóa và địa lý của thế giới này thì tốn quá nhiều công sức.
"...Mà hơn nữa, ở thế giới này chẳng phải có 'dịch chuyển tức thời' sao?"
Thôi thì cứ gác lại 'Vòng quanh thế giới trong 80 ngày' đã. Vậy còn gì nữa nhỉ?
"Được rồi. Câu chuyện về thám hiểm sẽ là 'Hai vạn dặm dưới đáy biển'.”
'Hai vạn dặm dưới đáy biển.'
Tôi chọn nó.
Robinson Crusoe là tác phẩm xuất sắc nhất trong hơn hai trăm năm mươi tác phẩm truyện dài và truyện ngắn của Daniel Defoe, xuất bản lần đầu tiên năm 1719 khi tác giả đã gần sáu mươi tuổi. Trong một số cuốn tiểu thuyết của ông, Rô-bin-xơn Cru-xô (1719) là nổi tiếng hơn cả Sự thành công của nó thúc đẩy Defoe viết thêm nhiều "hậu truyện" cho cuốn này và rất nhiều truyện phiêu lưu kỳ thú khác của các tên cướp biển, các lãng tử và các cô gái giang hồ. Một đoạn phần "hậu truyện" của tác phẩm đã được đem vào dạy học tại Việt Nam bậc Trung Học Cơ Sở Gulliver du ký là một tiểu thuyết của Jonathan Swift, một tác phẩm trào phúng nhằm phê phán bản tính của con người và tiểu thể loại văn học "phiêu lưu ký". Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của Swift, và một tác phẩm kinh điển của văn học Anh. Cách đây khoảng một thể kỷ, ở nước Pháp có một nhà văn chuyên viết truyện khoa học viễn tưởng được mọi người, nhất là bạn đọc trẻ, hết sức yêu thích. Ở nước ngoài, người ta vội vã dịch các tác phẩm của ông để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của người đọc. Nhà văn đó chính là Jules Verne (1828 – 1905). Ở Jules Verne, nhà văn và nhà bác học chỉ là một. Ông có kiến thức sâu rộng, có óc tưởng tượng vô cùng phong phú, có nhiều tư tưởng tiến bộ và là một tấm gương lao động sáng ngời. Ông đã để lại một di sản văn học – khoa học lớn cả về số lượng và chất lượng. Nhiều dự kiến thiên tài của ông đến giờ vẫn mang tính thời sự, nhiều ước mơ đã trở thành hiện thực, nhiều tác phẩm của ông được in lại và dịch nhiều lần với số lượng hàng triệu bản. Jules Verne được xem là bậc thầy của các nhà văn viết về đề tài khoa học. Về phần cách tác phẩm được đề cập các bạn có thể đọc ở đây vì note nhiều quá