Nhân vật chính-sama Ryuuzaki đã từng nói.
『Đã đến lúc tao dừng việc tự mãn với mối quan hệ bạn thuở nhỏ này rồi』
Ở một hướng khác, nữ phụ Azusa đã nói.
『Để không thua Shimotsuki-san, em sẽ thổ lộ tình cảm của mình với Ryouma onii-chan』
Và rồi nữ chính Shimotsuki cũng đã nói.
『Mong là có thể có được nhiều kỷ niệm đẹp với Nakayama-kun』
Những suy nghĩ đó của họ đan xen vào nhau.
Với cấu trúc bốn phần Khởi Thừa Chuyển Kết thì đây sẽ là 『Chuyển』, còn với cấu trúc ba hồi Tự Phá Cấp thì đây sẽ là 『Phá』, nghĩa là mọi thứ đã quá trễ.
Tôi tự hỏi kết cục của câu chuyện sẽ ra sao đây.
Theo khuôn mẫu thì... lúc này Ryuuzaki sẽ tiến một bước trong mối quan hệ với Shimotsuki.
Vào buổi dã ngoại, người bạn thời thơ ấu lầm lì và khép mình kia sẽ nhận ra được tình cảm của nhân vật chính-sama, và bao nhiêu cảm xúc được giấu kín trong trái tim từ thời còn thơ bé đến giờ sẽ được tiết lộ.
『Tớ đã luôn yêu cậu, từ lâu lắm rồi, Ryuuzaki-kun』
Lời thổ lộ đáng yêu của nữ chính sẽ gắn kết hai người lại với nhau.
Và lời 『tỏ tình』 của Azusa sẽ là ngòi nổ.
Nhân vật chính-sama đần độn rồi sẽ nhận ra được rằng những nữ phụ thích mình thông qua lời tỏ tình của Azusa. Nhưng vì bản thân đã có người thương, cậu sẽ trả lời rằng không thể hẹn hò với họ rồi từ chối lời tỏ tình kia của Azusa.
Từ đây, nhân vật chính-sama trước giờ vẫn luôn đần độn và thiếu quyết đoán sẽ thức tỉnh.
Ryuuzaki đã từng nói là không còn thoả mãn chỉ với thân phận một người bạn thuở nhỏ bình thường nữa... Nhưng tôi không nghĩ là cậu ta sẽ đi tỏ tình đâu.
Dù gì thì nhân vật chính harem là một tồn tại luôn hội tụ đủ ba yếu tố 『đần độn』, 『thiếu quyết đoán』 và 『ăn hại』khi dính tới mấy chuyện tình cảm mà. Cậu ta sẽ chẳng thể truyền đạt được tình cảm của mình chứ đừng nói là tỏ tình.
Vậy nhưng lời tỏ tình của Azusa sẽ khiến cậu ta nhận ra rằng 『không thể cứ mãi ăn hại thế này được』, rồi tự khích lệ bản thân. Sau đó cậu ta sẽ nghĩ ra mấy thứ đại loại như 『Vì mình đã từ chối lời tỏ tình của Azusa, nếu giờ không đi thổ lộ tình cảm của mình cho Shiho thì đúng là có lỗi với Azusa quá』.
Dù vậy, cô gái bị từ chối Azusa sẽ nói ra mấy câu kiên cường như 『Em mới chỉ bị từ chối một lần thôi, và em chưa từ bỏ đâu. Em vẫn sẽ cố gắng, rồi một ngày nào đó em sẽ khiến Ryouma onii-chan yêu mình cho coi』 ra dấu cho sự thay đổi trong mối quan hệ của họ từ đó về sau.
Và thế là câu chuyện của Ryuuzaki Ryouma kết thúc.
Kết cục là một Happy Ending, khi cậu ta lấy được thanh mai trúc mã Shimotsuki của mình.
Nhưng, đó chỉ là kết thúc của 『tập 1』 mà thôi.
Tôi đoán rằng câu chuyện romcom của Ryuuzaki Ryouma kiểu gì cũng có phần sau.
Tại vì rất nhiều khúc mắc vẫn chưa được giải quyết.
Chưa kể, dàn harem của cậu ta vẫn còn đó.
Vậy nên nhân vật chính-sama với cái tình yêu thuần khiết của mình ở tập 1, sẽ bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của những nữ phụ được xuất hiện nhiều hơn kể từ tập 2. Nữ chính với địa vị 『vợ cả』 đã hoàn thành vai trò của bản thân ở tập 1, từ tập 2 trở đi sẽ trở thành một người vợ dễ dãi của nhân vật chính-sama, chấp nhận những cô gái khác.
Câu chuyện của Ryuuzaki Ryouma hoàn thành tại đây.
Nó kết thúc với vô vàn tràng vỗ tay như sấm, để lại những hưng phấn của một harem end.
――Tôi đã tưởng tượng ra một câu chuyện kinh tởm.
Mà nếu cứ theo khuôn mẫu thì kiểu gì chẳng thành ra thế, không lạ lắm.
Nhưng mà câu chuyện của Ryuuzaki Ryouma... vẫn còn một yếu tố chưa thể xác định.
Đó chính là nữ chính Shimotsuki.
Cô đang ở vị trí nữ chính, nhưng lại chẳng hề hứng thú gì với nhân vật chính-sama.
Vì thế câu chuyện giờ đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Nó đã chệch đi khỏi khuôn mẫu mà bắt đầu tiến triển theo một chiều hướng lạ thường.
Và trên bàn cờ lúc này, ngoài những nhân vật chính và nhân vật phụ, vẫn còn một quân cờ khác hiện diện.
Đó chính là―― tôi, một nhân vật nền.
Liệu một tên nhân vật nền có thể tồn tại mãi tại vị trí đó?
Chuyện đó thì, đến cả người dẫn chuyện là tôi cũng không biết nữa――
序 (Tự) - sự bắt đầu một cách từ từ破 (Phá) - sự tăng tốc, bứt phá, đưa mọi thứ lên cao trào
急 (Cấp) - kết thúc nhanh chóng
Những lĩnh vực sử dụng khái niệm này trải dài từ thơ ca cho đến kịch nghệ, cả cách bài trí các vở kịch lẫn hành động của diễn viên cũng có thể áp dụng. Ngoài ra trong trà đạo, kiếm đạo hay các môn võ cũng sử dụng được khái niệm này. Yes-man - một kiểu người lúc nào cũng vâng vâng dạ dạ răm rắp làm theo lời người khác để họ hài lòng.