Ngày Phán Xét ~ Khúc ca cho Phù thủy ~

Chương kế tiếp:

Truyện tương tự

Level Eater

(Đang ra)

Level Eater

亜掛千夜

Đây là câu chuyện về hai thiếu niên bình thường.

3 34

Ore no Iinazuke ni natta Jimiko, Ie de wa Kawaii Shika nai

(Đang ra)

Ore no Iinazuke ni natta Jimiko, Ie de wa Kawaii Shika nai

Hidaka Yuu

"Onii-san, chúc mừng anh đã lấy được vợ. Người này sẽ trở thành vợ anh.

5 55

Throne of Magical Arcana

(Đang ra)

Throne of Magical Arcana

Ái Tiềm Thủy Đích Ô Tặc (Mực Thích Lặn Nước)

Đây là web novel đầu tay của lão Mực, đầu tay chứ không có nghĩa là non tay. Lão Mực đã vẽ nên thế giới nơi mà tri thức, khoa học thực sự biến thành sức mạnh theo đúng nghĩa đen và chứa đựng một khối

274 6931

I became the Necromancer of Academy

(Đang ra)

I became the Necromancer of Academy

_172

Sau đó, ta sẽ giải thoát cho các ngươi

13 116

Trở về từ cõi chết, tôi bắt đầu cuộc sống học đường tại học viện ma pháp cùng người yêu cũ (Tuy nhiên độ hào cảm lại bằng 0)

(Đang ra)

Trở về từ cõi chết, tôi bắt đầu cuộc sống học đường tại học viện ma pháp cùng người yêu cũ (Tuy nhiên độ hào cảm lại bằng 0)

六つ花えいこ

Câu chuyện tình yêu bi hài và cảm lạnh giữa hai hồi quy giả, bất chấp cái vòng lặp lẳng nhẳng tưởng chừng như vô tận ấy, và sự thật ẩn sau cái chết của hai người họ là gì?

4 10

Toàn tập - Mở đầu: Cái Kết Đắng Của Johnny

F3bqEqU.jpgTân binh thường sẽ coi nhẹ tình thế. Thế nên, họ chỉ đơn giản là tiêu diệt kẻ địch như thể chúng vốn đã cầm chắc cái chết trong tay.

Nhưng với những người lính đã có kinh nghiệm, họ lại cảnh giác. Bởi, khi bị dồn vào đường cùng, chẳng ai biết được kẻ địch của mình có thể làm ra chuyện đáng sợ gì.

Luôn luôn là vậy, giữa người hiểu và không hiểu chiến tranh là gì, lúc nào cũng tồn tại một khoảng cách không hề nhỏ. Điều đó cũng tương tự như giữa những người lính từng trải với đám tân binh chẳng có một chút kinh nghiệm nào kia. Nhưng dù vậy, ngay vào lúc này cả hai đều nhận ra một điều, rằng:

Quân địch đã hoàn toàn bị nhấn chìm vào tuyệt vọng.

Sự bất cẩn của đám tân binh, và sự cảnh giác của những người lính từng trải đều xuất phát từ suy nghĩ rằng chiến thắng trước mắt đã được định sẵn. Và đó là một sai lầm chết người.

Đón chờ họ không phải là những người lính đạo mạo của Đệ Tam Đế chế, cũng chẳng phải là tiếng khóc mừng chiến thắng của quân Đồng minh, và niềm hân hoan của người dân khi họ được giải phóng thì lại càng không. Hàng trăm nghìn con người ấy sẽ sớm nhận ra rằng họ chẳng phải lính cũng chẳng phải người, mà chỉ là tế phẩm.

❆❆❆

Sainte-Mère-Église, một thị trấn thuộc bán đảo Normandy, Pháp. Đó là nơi mà John Steele đang bị treo lủng lẳng trên ngọn tháp cao chót vót của nhà thờ. Anh thuộc tiểu đoàn 82, nhảy dù xuống thị trấn này để giải phóng nó khỏi sự cai trị của Đức Quốc xã. Tuy nhiên, John bị gió cuốn đi và hạ cánh thất bại. May mắn thay, chiếc dù của anh đã bị mắc kẹt lại trên ngọn tháp của nhà thờ này.

Không thể trông chờ vào bất cứ ai, cũng chẳng thể phòng bị với hàng lớp quân địch vây quanh. Tất cả những gì anh nên làm vào lúc này đó là giả chết, nhưng ngược lại, John đang mở căng mắt mình hết cỡ.

Cái cảnh tượng không tưởng đang diễn ra trước mắt không cho phép John chơi trò giả chết xa xỉ ấy. Từng người một, đồng đội của John lần lượt ngã xuống, nhưng không phải do việc tính toán sai tọa độ nhảy dù, không hề. Liên tục và liên tục, trước khi những người lính ấy có thể chạm đất, ruột họ đã rơi vãi ra ngoài, đầu thì vỡ nát và chân tay bị xé toạc. Mô tả một cách ngắn gọn về thứ đã giết chết những người lính thì có lẽ là gió trắng. Nó lao dọc theo thị trấn và tàn sát họ ngay trên không. Nó băng qua các mái nhà và sử dụng những gò đất như điểm tựa để lao vọt lên không trung. Cơn gió ấy là không thể ngăn cản. Hơn mười nghìn người đã nhảy dù xuống Sainte-Mère-Église, nhưng có khả năng là không một ai trong số đó có thể đặt chân lên mặt đất.

Ngôi làng phía dưới John đã hoàn toàn bị nhuộm đỏ. Không chỉ bởi máu thịt của tiểu đoàn 82 mà còn cả người dân ở thị trấn này. Và rồi, cơn gió ấy phát hiện ra John. Ngay khi anh nhận ra được điều này, cơn gió tiến thẳng đến ngọn tháp, nơi anh đang bị mắc kẹt trên đó. Không cần phải suy nghĩ thêm nữa, John nhắm chặt mắt mình lại. Nhưng không phải để cố gắng giả chết mà là vì anh không muốn chứng kiến phút kinh hoàng cuối cùng của đời mình.

Cơn gió ập đến, cơ thể John va đập vào ngọn tháp dữ dội, mỗi lần như vậy nó lại khiến anh đau điếng. Nhưng dù vậy, John vẫn sống. Chẳng rõ vì sao nhưng cơn gió sát nhân chỉ đơn giản là lướt qua anh, và không làm gì cả. Sóng xung kích mà cơn gió ấy gây ra gần như đã giết chết anh, nhưng sự thật là John vẫn còn sống.

“Ngươi làm ta ngạc nhiên đó! Có vẻ như hôm nay ngươi sẽ không chết đâu.”

John có thể nghe thấy một giọng nói ở phía trên, nó sảng khoái đến mức khiến người ta dường như quên mất mình đang ở giữa chiến trường.

“Ta đã nghĩ sợi dây sẽ đứt, nhưng có vẻ như không. Sau đó ta lại nghĩ, có lẽ sợi dây sẽ quấn lấy cổ ngươi, nhưng chuyện đó lại không xảy ra. Hay thật! Với vận may như vậy trong hoàn cảnh này, người ta nên tạc tượng để vinh danh ngươi. Thậm chí là xây luôn một khu nghỉ dưỡng để thu hút khách du lịch lại càng tốt.”

John dụi mắt, nhưng anh không thể nhìn thấy được người đang nói. Trực giác mách bảo anh rằng giả chết sẽ là một hành động ngu ngốc.

“Không cần phải sợ! Dù sao thì ta cũng được dặn là phải để lại một người còn sống. Vậy nên, ngươi là một tên số đỏ chết tiệt đó. Vì vậy…”

Nhẹ nhàng, cơn gió hạ mình xuống từ đỉnh tháp, và sự dịu dàng đó đã đánh lừa John một cách vô thức. Đôi tay anh hoàn toàn bất lực.

“Hãy cố mà giữ cho mắt ngươi luôn mở.”

Ánh mắt John bắt gặp chủ nhân của giọng nói ấy, trong một khoảnh khắc, khi cả hai lướt qua nhau. Cánh tay anh buông lơi, tầm nhìn của anh lại trắng xóa. John cố gắng kháng cự giữ cho ý chí mình không sụp đổ và để có thể tiếp tục sống. Cuộc gặp gỡ tình cờ ấy diễn ra chỉ vài giây nhưng dường như đã đánh gục tất cả sức mạnh trong anh. Một lần nữa, những chiếc dù lại tan tác trên không. Tất cả là bởi cơn gió đó, không, người đó mới đúng. Hình dạng thực sự của nó là một con người bằng xương bằng thịt. Người nào đó với tốc độ như gió thổi bạt ngang qua thị trấn. Cho dù có thêm bao nhiêu người lính đi chăng nữa, tất cả rồi cũng sẽ bị tiêu diệt. Thật lố bịch làm sao. Nhưng cái điều vô lý ấy lại chính là hiện thực. Và, những đồng đội từng vào sinh ra tử cùng anh, từng người một đều ra đi trước John một bước.

Mười nghìn đấu với một.

Khoác lên mình bộ quân phục đen của sĩ quan Lực lượng Cận vệ Đức Quốc xã, cùng với miếng che mắt… một cậu bé? Có lẽ là một cô bé thì đúng hơn. Dù có là gì đi chăng nữa thì cũng thật đẹp, và vẻ đẹp thoáng qua ấy lại tiếp tục trò chơi tàn sát của mình. Nếu một người lính nhảy dù có thể đặt chân lên mặt đất, trò chơi kết thúc. Dường như đấy là cách mà trò chơi của người đó vận hành. Vậy, John đơn giản chỉ là một nhân vật làm nền? John bắt đầu căm ghét cái dù đã cứu sống mình. Giá mà nó có thể rơi xuống và mọi chuyện sẽ kết thúc. Anh chẳng muốn nhìn cảnh này thêm một chút nào nữa, chứ đừng nói là sống để rồi kể lại.

❆❆❆

Tháng 6 năm 1944 đánh dấu sự khởi đầu của Cuộc tiến công Normandy của lực lượng quân Đồng minh. Lực lượng quân sự này được tạo thành từ binh sĩ các nước Hoa Kỳ, Anh, Canada và Úc. Chiến lược được vạch ra: Tổng tấn công đồng loạt bằng bộ binh, hải quân và không quân. Để nghiền nát kẻ thù duy nhất còn lại là Đức Quốc xã, ý tưởng sử dụng một lực lượng hoàn toàn áp đảo chắc chắn là không sai.

Nếu phải chỉ ra một sơ sót trong kế hoạch này thì đó chính là việc hầu hết các tướng lĩnh đều không tin vào những thông tin tình báo thu thập từ các phóng viên và binh sĩ ở tiền tuyến. Bên cạnh đó, một thông tin khác bị rò rỉ từ phía Liên Bang Xô Viết có nội dung như sau:

Thánh Thương Hội được thành lập bởi Heirnrich Himmler, ban đầu là hội dành cho một lũ hiệp sĩ tự phong. Nhưng hội này dưới sự dẫn dắt của Hoàng Kim Thú, Reinhard Heydrich, về sau đã trở thành một tập hợp những kẻ siêu nhân loại và ác quỷ đích thực. Mỗi thành viên đều sở hữu những sức mạnh kinh hồn, đủ sức một chọi nghìn binh. Đừng nói tới Himmler, đến cả Quốc trưởng còn chẳng kiểm soát nổi những kẻ này.

Những tướng lĩnh của quân Đồng minh chỉ biết phì cười khi đọc mấy bản báo cáo này. Bộ có một tay chuyên viết truyện giả tưởng đi lạc ngoài tiền tuyến hay sao thế? Nếu để tâm tới mấy câu chuyện nhảm nhí này thì đúng thật là ngớ ngẩn. Khác với Liên Bang Xô Viết, quốc gia vừa tự biến mình thành kẻ thù của Đức Quốc Xã, hầu hết những tướng lĩnh ở đây còn chưa từng phải giáp mặt với tên lính Đức Quốc Xã nào. Vì thế, tầm nhìn của họ đối với vấn đề này là vô cùng ngây thơ và hạn hẹp. Thế nên, tấm màn che đậy tấn bi kịch sắp tới đã bắt đầu được hé lộ.

Thành viên của Thánh Thương Hội được điều động đến các cứ điểm trọng yếu trên bán đảo Normandy. Dù hoạt động đơn lẻ, nhưng điều đó cũng chẳng hề ảnh hưởng đến việc chúng có thể dễ dàng tàn sát quân đoàn đang ồ ạt đổ bộ. Họ bị đâm, chém, băm vằm, nghiền nát và thiêu sống. Dù cho công nghệ hay vũ khí có tiên tiến đến đâu, tất cả cũng đều trở nên vô nghĩa khi đối diện với chúng. Một lực lượng áp đảo cùng lắm chỉ khiến cho công việc tàn sát này thêm phần nhàm chán mà thôi.

Cá nhân mỗi hiệp sĩ của Thánh Thương Hội đều có mục đích riêng để chiến đấu với quân Đồng minh. Có người tuân theo mệnh lệnh mà thực hiện nhiệm vụ một cách nghiêm chỉnh tuyệt đối, nhưng cũng có những kẻ chỉ đơn thuần là muốn được tắm trong máu thịt của kẻ địch. Nhưng hơn ai hết, người hiểu rõ nhiệm vụ này và sống còn vì nó chính là cô ấy.

Rusalka Schwägelin, ghế số VIII trong Bàn Tròn Đen, Thánh Thương Hội. Không phải lính, cũng chẳng phải là một kẻ điên, cô ấy là phù thủy độc nhất của Bàn Tròn Đen. Cứ điểm mà cô được bố trí trong chiến dịch này là đường bờ biển nối liền hai xã Ste-Honorine-des-Pertes Vierville- sur-Mer: Bãi biển Omaha. Nơi sẽ sớm được gọi là Omaha đẫm máu.

“Trời ạ! Đó là lý do vì sao mình ghét biển.”

Rusalka vén tóc mình với một vẻ thờ ơ, gió biển hôm nay như thể sắp bão đến nơi rồi ấy. Mỹ nhân được nhắc đến ở đây có dáng người khá nhỏ nhắn và dường như rất thân thiện. Hầu hết mọi người ai cũng sẽ cảm thấy thư thái khi chứng kiến phản ứng của Rusalka trước một cơn gió vô tội. Cách mà cô ấy vén tóc nhìn cứ như một nàng mèo con đang rửa mặt vậy. Mà mèo con thì lại là loài vật không cần đến dây xích. Nhưng một khi không có dây xích, loài vật ấy sẽ cho ta thấy sự tàn nhẫn của nó đối với những kẻ yếu thế hơn.

Rusalka ngồi trên một chiến hào do quân đội Đức xây dựng, đường bờ biển phía trước cô trông chẳng khác nào địa ngục trần gian. Đó là bởi vì bãi cát và mặt biển đã bị nhuộm đỏ. Thứ nước sơn dùng để nhuộm đỏ cả khu vực này chính là máu của những người lính xấu số đã đặt chân đến đây. Các thành viên của Bàn Tròn Đen đang tham gia chiến dịch phòng thủ này đã nhận được lời nhắn như một mệnh lệnh từ thủ lĩnh của họ, Reinhard Heydrich:

“Thể hiện đi.”

Cách hiểu của mỗi kẻ là khác nhau, cũng vì vậy mà cách chúng thể hiện cũng khác nhau. Những kẻ trung kiên thì dùng chính sức mạnh của bản thân để thể hiện. Những kẻ điên cuồng, tàn ác thì dùng mùi tanh tưởi của máu. Còn với phù thủy, Rusalka, thì đó chính là gieo rắc tuyệt vọng. Khi các tàu vận tải quân sự dừng lại bên bờ biển, quân Đồng minh sốt sắng tiến vào bãi biển mà chẳng có xe tăng bảo vệ. Và họ tới chỉ để chết.

Bị chôn trong cát đến tận cổ, rồi bị những người đồng đội trong cơn hỗn loạn dẫm đạp tới chết. Bất ngờ bị nuốt sống bởi bóng đen dưới chân. Bị siết cổ đến chết bởi những xiềng xích. Hoặc bị nghiền nát bởi những bức tường phủ đầy gai nhọn bỗng chốc xuất hiện từ hư không.

Nhưng đó chỉ là một phần trong kho tàng ma thuật của Rusalka. Hàng trăm năm trước, cô đã đạt được sức mạnh có thể kiểm soát được những ma thú có thể nuốt chửng linh hồn kẻ khác. Chúng là những bóng đen ăn thịt người: Nachtzehrer. Và cô còn nhận thêm một sức mạnh khác từ phó chỉ huy của Thánh Thương Hội, Mercurius. Thứ sức mạnh đó được gọi là Ewigkeit. Nguyên nhân khiến cho bãi biển trở nên đẫm máu như hiện tại chính là hai sức mạnh này.

Có thể nói Mercurius chính là huynh đệ duy nhất của Reinhard Heydrich. Tất cả thành viên của Thánh Thương Hội có được sức mạnh ma thuật như ngày hôm nay là nhờ thông qua Ewigkeit mà Mercurius trao cho. Những yếu tố mấu chốt tạo nên sức mạnh này chính là đức tin cùng lòng thù hận, và dùng một thánh tích đã thấm nhuần các khái niệm nội tại vĩ đại làm vật chứa cho chúng. Những thánh tích này được gọi là Ahnenerbe, thông qua một kết nối tâm linh với chúng, người ta có thể có được sức mạnh của ma thuật.

Ahnenerbe của Rusalka là cuốn nhật ký của nữ bá tước khát máu: Die Blutgräfin. Nữ bá tước tàn ác Elisabeth Báthory đã tra tấn vô số cô gái trẻ hòng đạt được sắc đẹp vĩnh hằng bằng cách tắm trong máu của họ. Nhờ vào việc kết nối với cuốn nhật ký này, Rusalka có thể thoải mái tạo ra vô số dụng cụ tra tấn của nữ bá tước khát máu, biến bãi biển Omaha thành một căn phòng tra tấn khổng lồ.

Rusalka có thể nghe thấy tiếng than khóc của những người lính hòa cùng với gió biển. Tiếng thét của những người lính già dặn, bị xé toạc khi cố che chắn cho đám tân binh. Tiếng la hét của những kẻ cố gắng chạy trốn nhưng chẳng thể thoát khỏi vòng tay tử thần. Những thanh âm bi thảm này thật là nhói buốt tim gan.

Hai người lính cố che chở cho nhau rồi bị một con rối kim loại rỗng tuếch mang hình hài thánh nữ ôm trọn vào lòng. Bên trong nó đầy gai nhọn, khiến cho kẻ bất hạnh phải chảy máu đến chết. Chuyên dùng để rút cạn máu và gây ra nỗi đau đớn tột cùng, dụng cụ này có thể được coi như là biểu tượng của chính bản thân Elisabeth Báthory: Trinh nữ sắt. Máu tràn ra ngoài sau khi nó nuốt chửng hai người kia, và bãi biển ngày lại một đỏ hơn.

"Hẳn trong đó phải ấm lắm lun! Có cách để chết nào hợp với một người lính hơn là được cùng bạn thân mình nằm gọn trong vòng tay của một người phụ nữ không? Không có đâu nha!"

Rusalka thực sự tin vào điều này. Thay vì phẫn uất vì bị giết, cô cảm thấy bọn họ nên cảm ơn mình vì đã được trao cho một cái chết tốt đẹp đến vậy. Cứ quên đi mấy cô vợ ở nhà, gục ngã trên chiến trường cùng đồng đội chắc chắn là một cái chết đầy danh dự. Nếu không, mấy cô vợ ấy sẽ chẳng được đền bù gì cho cái chết của chồng mình…

“Đúng, chắc chắn rồi! Giờ ai cũng có một cái kết đẹp, mình đúng là một người hảo tâm mà… Dĩ nhiên, cái kết đẹp nhất ở đây phải dành cho người đã cố gắng hết sức mình. Là-mình-chứ-ai~”

Rusalka xoay người tạo dáng cùng với một nụ cười trên môi. Hãy tạm bỏ qua những ý nghĩ suy đồi ấy, và nói đến việc Rusalka có được cái kết viên mãn nhất ở đây chắc chắn là không sai. Linh hồn của những người lính xấu số vừa tóe máu và vương vãi nội tạng khắp bãi biển đang bồi dưỡng cơ thể cô ấy. Mà đây chẳng phải là cách nói ẩn dụ cho cái cảm giác hài lòng hoặc thành công gì đó đâu, bởi cô ấy thực sự đang hấp thụ linh hồn của họ đấy.

Ewigkeit hấp thụ linh hồn. Bằng cách giết chóc, linh hồn kẻ khác sẽ trở thành của riêng mình. Giết một trăm người thì kiếm được một trăm linh hồn. Giết một ngàn người thì kiếm được một ngàn linh hồn. Ở cấp độ cơ bản, linh hồn chính là nhiên liệu để sử dụng Ewigkeit. Ngoài ra, một người hấp thụ càng nhều linh hồn từ kẻ khác thì cơ thể, giác quan và sinh mệnh sẽ càng được tăng cường. Nhưng việc thu thập linh hồn còn phục vụ cho mục đích vĩ đại hơn vạn lần so với những thứ tầm thường như nâng cấp cơ thể, đó là chìa khóa mở ra phép màu tối thượng…

Dù cho tất cả những người lính đang có mặt tại bãi biển Omaha cùng xả đạn vào Rusalka thì cũng gần như không thể tổn hại cô ấy. Nếu ai đó muốn đánh bại một thành viên của Thánh Thương Hội, thì cần phải dùng đến ma thuật, hoặc đó nên là thứ sức mạnh bị nguyền rủa của một Thánh khí. Nói cách khác, tại thời điểm này, trên bãi biển Omaha, Rusalka là một kẻ gian lận với khả năng bất khả chiến bại. Không một người lính nào tại đây có thể đáp ứng được điều kiện tối thiểu để đánh bại cô ấy.

"Giờ thì mình lại rảnh hử... Giá mà trời ấm hơn một tí thì mình có thể bơi rồi, với một bộ đồ bơi thật hở hang và gợi cảm —— Cơ mà mình chẳng mang theo đồ bơi... Với lại làm gì còn ai ở đây để mà ngắm cơ chứ..."

Rusalka đang cảm thấy khá thoải mái vì cô đã có được chiến thắng của mình, nhưng rồi người đủ khả năng đánh bại cô bỗng dưng xuất hiện ngay trước mắt, và thổi bay chiến hào cùng với bức tường mà quân Đức dựng nên.

“Ê, Anna…”

Hầu hết các thành viên trong quân đoàn đều gọi Rusalka bằng bí danh Malleus Maleficarum. Chỉ duy nhất một người gọi cô là Anna…

Schreiber!?

Rusalka gọi tên của kẻ vừa đến. Ngay cả "Rusalka" cũng là một bí danh khác của cô, cậu ta là người duy nhất gọi cô bằng tên thật.

Wolfgang Schreiber, ghế số XII trong Bàn Tròn Đen, thuộc Thánh Thương Hội, Khôi sắc Hiệp sĩ, một trong ba tiểu đoàn trưởng.

Cậu ta ghé sát vào mặt Rusalka mà nhìn chằm chằm một cách khó chịu. Da và tóc thì trắng như ánh ban mai, cùng với một khuôn mặt thiên thần tuyệt mỹ, cậu ta đẹp thật. Nhưng đó là một vẻ đẹp bất khả xâm phạm. Một mối nguy hiểm luôn ẩn tàng đằng sau cái vẻ ngoài ấy, như một họng súng sẵn sàng nhả đạn bất kỳ lúc nào.

“Khu vực phụ trách của cậu ở sâu hơn mà, là Sainte-Mère-Église, đúng không? Giờ ra đây liệu có ổn không đó?”

Rusalka chất vấn Schreiber về việc cậu ta tự ý rời khỏi khu vực đang phụ trách với một chút căng thẳng trên khuôn mặt, biểu cảm này dường như bỗng trở nên phù hợp hơn với một người đang ở giữa chiến trường.

“Ờm, biết mà. Nhưng ở đó có còn ai đâu.”

“Chẳng còn ai nữa?”

“Cái đám từ trên trời rơi xuống ấy, từng đứa một lần lượt bị tui biến thành thịt vụn hết, nhưng rồi chúng nó phát hiện ra và bữa tiệc bị ngưng mất rồi… Cô đơn quá nên tui mò ra đây luôn.”

Cũng chả phải chuyện gì bất ngờ lắm. Bởi chẳng có ai lại dám tiếp tục cho quân nhảy dù xuống khi biết chuyện gì đã xảy ra ở bên dưới đó cả. Chiến dịch hẳn đã dừng lại sau khi tổn thất vài ba tiểu đoàn. Mà Schreiber thì làm gì có khái niệm kiềm chế khi gặp mấy chuyện này. Cậu ta là một thằng điên.

“Nhưng mà bà không biết đâu, tui đã chừa lại một tên đó. Hắn bị treo lủng lẳng trên ngọn tháp nhìn vui lắm ý. Tui sẽ cho bà gặp hắn sau.”

Đó là lần duy nhất trong hôm nay Schreiber biết kiềm chế bản thân. Xiềng xích duy nhất trói buộc được Schreiber chính là lời nói của Reinhard. Một khi Hoàng Kim Thú đã ra lệnh thì đến cả Schreiber điên cuồng cỡ nào cũng phải hiểu.

Thế rồi, con sói bất kham ấy chợt đưa ra một yêu cầu hết sức vô lý với Rusalka.

"Vậy, Anna nà, hai đứa mình đổi chỗ đi."

Thế thì chẳng phải quá tiện cho tên này rồi sao? Rusalka đã chuẩn bị vô số dụng cụ tra tấn trên bãi biển Omaha rồi, có thể nói chỗ này giờ đã trở thành bãi săn tạm thời của cô ấy vậy. Còn Schreiber thì lại cày nát cái bãi săn của mình mà chẳng thèm suy nghĩ gì, rồi để lạc mất con mồi của bản thân luôn nữa chứ. Và giờ lại còn dám dày mặt lên tiếng đòi đổi bãi săn với Rusalka? Yêu cầu vô lý của tên này làm sao mà có thể chấp nhận được cơ chứ.

“... Thôi được rồi…”

Nhưng Rusalka vẫn chấp nhận từ bỏ mọi công sức của mình mà chẳng có lấy một chút phản kháng. Việc đó giống như đàn kiến chăm chỉ, cần mẫn suốt mùa đông để rồi cho con châu chấu nào đó đến ăn sạch kho lương của mình vậy.

“A, cảm ơn Anna nha!”

Schreiber mỉm cười khi nắm lấy tay Rusalka. Còn Rusalka chỉ biết đáp lại cũng bằng một nụ cười gượng gạo trên môi.

“Bà biết không, bà đúng là rất…”

Rất gì cơ? Schreiber còn chẳng thèm nói hết câu, chứ đừng bảo là cho Suralka thời gian để trả lời. Cậu ta ngay lập tức lao vút đi trên bờ biển Omaha, đám binh lính và bẫy của Rusalka vỡ tan thành từng mảnh bởi tốc độ kinh hồn đó. Từ trong trinh nữ sắt vừa bị phá hủy, một cái xác lăn ra ngoài, toàn thân đầy lỗ.

Là tiểu đội trưởng, Schreiber trên Rusalka cả về chức vụ lẫn thực lực. Rusalka hiện đang giữ ghế số tám của Thánh Thương Hội, còn Schreiber là mười hai, nhưng những con số này lại không hề phản ánh sức mạnh của cả hai. Tương tự, người hiện tại đang giữ ghế số một là Reinhard, nhưng phó chỉ huy Mercurius thì lại là mười ba.

Lý do Rusalka chấp nhận từ bỏ bãi săn của mình không phải vì sự cách biệt về cấp bậc. Schreiber là một kẻ bất ổn và khiếm khuyết về những điều cốt lõi nhất, đạo đức và thường thức của cậu ta không hề giống với bất kỳ ai. Đến mức, những kẻ điên khác cũng sẽ cười nhạo sự ngu ngốc của Schreiber.

Nếu Rusalka mà phản kháng, chắc chắn cô ấy sẽ trở thành bữa trưa cho Schreiber. Vì sao lại như vậy hử? Bởi không có bất kỳ điều gì khiến con thú Schreiber quan tâm tới ngoài cơn đói của chính nó. Nếu có một ngày rơi vào cảnh thập tử nhất sinh thì người cuối cùng mà cô muốn đến để cứu mình chính là Schreiber. Nhưng cô hoàn toàn không muốn dựa dẫm vào kẻ đó, hoàn toàn không. Mà sao cũng được, chuyện như thế chắc chẳng bao giờ xảy ra với cô ấy đâu…

Rusalka xóa bỏ toàn bộ các dụng cụ tra tấn mà mình đã tạo ra. Lúc này, cô chẳng muốn giao chiến với quân lính trên bãi biển Omaha hay là Schreiber nữa.

“Phải rồi, chắc mình nên đi xem thử cái gã trên ngọn tháp xem sao.”

Rusalka quay lưng về phía bãi biển. Nếu Schreiber rời đi như vậy thì có khi chiến dịch đổ bộ đã bắt đầu lại rồi cũng nên. Mà chắc không đâu, nhưng cô cần tìm cho mình một lý do để biến khỏi chỗ này.

Số người chết dưới tay Wolfgang Schreiber đã lên đến con số 185,731 khi chiến dịch Berlin kết thúc. Con số này không những là cao nhất trong Thánh Thương Hội, đó còn là số mạng người cao nhất mà một cá nhân từng giết được trong lịch sử. Ngay cả hàng nghìn quân lính mà Rusalka đã tích cực gom góp được trên bãi biển Omaha này cũng là quá nhỏ nhặt trong mắt kẻ đó.

❆❆❆

Do đó, chiến thắng của cuộc tiến công và chiến dịch đổ bộ Normandy của quân đồng minh là một cái kết đắng.

Thành viên của Thánh Thương Hội đã hoàn toàn rút lui trong vài ngày, nhưng các lực lượng quân Đồng minh lại phải mất tận một tháng chỉ để rời khỏi Châu Âu. Phải mất một thời gian để họ có thể vượt qua được cơn khủng hoảng gây ra bởi Thánh Thương Hội. Sự trì trệ này đã dẫn đến một số hậu quả riêng của nó, như việc quân Liên Xô tiến vào Berlin đầu tiên chẳng hạn. Ở đó, họ sẽ được tận mắt chúng kiến sức mạnh của Thánh Thương Hội và cảnh tượng tự sát đồng loạt của người dân Berlin.

Nhưng Thánh Thương Hội đã biến mất cùng với Đức Quốc xã. Không phải chúng bị đánh bại, mà chỉ đơn thuần là biến mất như thể chưa từng tồn tại. Cùng với đó, các cường quốc trên thế giới đã trở thành những kẻ chiến thắng đầy ô nhục. Thánh Thương Hội được xem như chưa từng tồn tại, và cái tên đó không hề xuất hiện trong bất kỳ ghi chép lịch sử nào. Chỉ có tên của các thành viên là được ghi chép lại, và chúng bị xem là những tội phạm chiến tranh.

Lý do ẩn sau việc này một phần là để che đậy nỗi ô nhục kia, nhưng hơn tất thảy là bởi sự sợ hãi đã bám rễ vào sâu trong cốt lõi các quốc gia trên thế giới. Lỡ như chúng tái xuất sau khi đã biến mất thì sao? Kết quả là, tên tuổi của những kẻ đó chẳng bao giờ được nhắc tới nữa.

Nhưng khi năm tháng trôi qua, mọi chuyện đã trở nên dễ dàng hơn, nỗi nhục nhã ấy cũng thế mà phai nhoà dần, và thế giới rồi sẽ quên đi nỗi sợ hãi đó. Khoảng vài chục năm sau, hai cường lực của thế giới, Mĩ và Liên Xô tự coi mình là những người chiến thắng đầy vinh quang mà chẳng có một chút nghi ngờ. Những quốc gia khác hẳn cũng cảm thấy như vậy. Kể cả Đức, cũng đã gần như quên đi sự tồn tại của Thánh Thương Hội.

Nhưng chỉ với lời khai của một người, huyền thoại về những chiến binh bất bại ngự trên chiến trường, đã thổi tan sự tự phụ đầy dối trá ấy thành cát bụi.

Thánh Thương Hội thực sự tồn tại.

Những ký ức về chiến tranh được khắc hoạ rõ nét hơn bao giờ hết trong tâm trí, nó như một lời báo hiệu cuộc xung đột mới đang tiến tới ngày một gần hơn. Hiện tại đang là thập niên sáu mươi. Thế giới sẽ lại một lần nữa được biết đến cái tên Thánh Thương Hội.

Báthory Nữ bá tước Máu Ma cà rồng, ác quỷ ăn thịt người trong văn hóa Đức Bất diệt