Liên Minh Tuổi 15

Chương kế tiếp:

Truyện tương tự

Đường lên đỉnh Streamer của cô nàng Oni!

(Đang ra)

Đường lên đỉnh Streamer của cô nàng Oni!

Hakoiri Hebineko

Futayado Nanaka, một cô gái 21 tuổi, tự nhận bản thân là chiến thần làm bán thời gian. Tuy nhiên, xui rủi sao mà những nơi cô đang làm đều bị phá sản.

38 3436

Tôi có một cuộc gặp mặt với vợ trong game và một cô bé tiểu học xuất hiện. Liệu tôi có phải ra tòa không...?

(Đang ra)

Tôi có một cuộc gặp mặt với vợ trong game và một cô bé tiểu học xuất hiện. Liệu tôi có phải ra tòa không...?

深山鈴

Khi đến địa điểm đã hẹn với kỳ vọng đó, cậu ấy biết được cô gái đó thực ra lại là một học sinh tiểu học. Cô ấy là vợ trong game của Naoto và có một cảm xúc lãng mạn dành cho Naoto ngoài đời thực.

36 1281

Mắc kẹt nơi thiên đường

(Đang ra)

Mắc kẹt nơi thiên đường

悲殇的秋千

Thế giới hentai là một nơi nguy hiểm, nhất là khi thằng bạn thân là nhân vật chính còn Ning Chu lại đang dần biến thành con gái.

5 296

Liên minh tuổi mười lăm - Phần 2

Sau giờ học ngày thứ sáu, Tetsuya một lần nữa xuất hiện trước cửa phòng âm nhạc.

“Nhờ ông quay cả trận đấu ngày mai nhé, chắc ông cũng biết rồi nhỉ?”

“Biết rồi. Tôi đang sạc pin bây giờ đây.”

Bên cạnh cây đại dương cầm là máy quay phim và cái đế ba chân. Tetsuya tò mò ngắm chúng trong lúc hỏi, “Ê, dùng cái này để ghi hình kiểu gì?”

“Ông nhìn vào kính ngắm rồi bấm nút thôi.”

“Ồ, vậy cũng khá là đơn giản nhỉ?”

Cậu ta cầm lên tay cái máy quay và ngồi xổm xuống.

“Nếu thấy dễ thì sao ông không tự mà quay lấy?”

Nghe tôi nói vậy, Tetsuya cười phá lên. Ngay giây sau, mặt cậu ta đột nhiên đanh lại và nói, “Naomi cứ nói là muốn gặp lại ông đấy.”

Tôi chẳng biết phải đáp ra sao.

“Sao ông không đi? Kể từ hồi tiểu học, nó đã chỉ đi học ở trường nữ sinh tư thục rồi, nên tôi gần như là thằng bạn duy nhất mà nó biết.”

“Ừ thì tôi đi,” tôi đáp.

Song tôi thấy để mà đến phòng bệnh một mình thăm cô ấy thì sẽ cần đến sự can đảm rất lớn. Tôi không biết gì về cô ấy, nên có gặp nhau lần nữa thì cũng biết nói chi bây giờ?

“Ê!” Tetsuya bỗng nói to.

“Trong này có băng không?”

“Có đấy.”

“Ông chỉ cần bấm cái này là nó chạy hả?”

“Ờ.”

Cậu ta lùi lại mấy bước, vẫn giữ tư thế ngồi xổm.

“Được rồi. Chơi gì đi.”

“Chơi gì đi là sao hả? Ông quay để làm gì?”

“Tôi sẽ cho Naomi xem cái này, nên ông khẩn trương nhanh hộ cái.”

“Rồi, rồi.”

Tôi bắt đầu chơi nhạc của Ravel. Lý do bởi đây là bài yêu thích của tôi, và cũng là bài duy nhất mà tôi đã ghi nhớ từ đầu đến cuối và có thể chơi thuộc lòng.

Sau này mới nghĩ ra, hồi đó tôi chỉ cần chơi một giai điệu đơn giản hơn như “Traumerei,” “Fur Elise”, hoặc bài mà vừa trước đó tôi đang tập: “Tình yêu dành cho ba quả cam.”

Dù sao đi nữa, do đã bắt đầu chơi bài này, thành ra tôi cũng không thể dừng lại giữa chừng.

Mới đầu, cái máy quay trong tay Tetsuya khiến tôi bị dè chừng thái quá, nhưng khi đã chìm vào bản nhạc, tâm hồn tôi cuốn vào theo giai điệu.

Khi nốt cuối cùng đã dứt hẳn, Tetsuya đặt máy quay xuống và vỗ tay.

“Này, ông cũng khá đấy chứ. Cá là ông còn có thể lên chuyên nghiệp đấy.”

Tôi không nói gì.

Nét căng thẳng chợt hiện thoáng qua trên gương mặt cậu ta. Cậu ta nắm bắt tình huống tốt hơn tôi tưởng. Cậu ta sau đó nhún vai và nhận định có phần cân nhắc hơn: “Nhưng mà, ờ, tôi cũng đoán để mà thành chuyên nghiệp không dễ đến mức ấy.” Dứt lời, cậu ta chêm tiếp vào bằng một giọng điệu đùa cợt: “Sau trận đấu hôm đấy, ba tuyển trạch viên của mấy trường tư thục có đến gặp tôi. Họ bảo họ sẵn sàng xét tuyển tôi vào dạng học sinh nhận học bổng nên tiền học cũng như tiền ở của tôi coi như xong. Nói cách khác, họ sẽ trả tiền nuôi tôi suốt ba năm. Vì tất cả đều là các trường danh tiếng với truyền thống tham dự Koshien, nên khả năng cao là tôi sẽ tham dự được vòng chung kết. Nếu mọi thứ thuận lợi, tôi thậm chí còn được tuyển lên chuyên nghiệp. Tương lai của tôi cũng màu hồng ra phết. Được đấy chứ hả?”

“Ờ, được lắm.”

Tôi đoán là cách tôi phản ứng khác so với kỳ vọng, bởi ánh mắt của cậu ta bỗng trở nên đăm chiêu. Rồi cậu ta cười khì: “Ông kỳ quặc kinh dị luôn đấy biết không?”

“Ông nghĩ thế à?”

“Ờ.”

Cậu ta nhìn ra chỗ khác và thở dài một hơi.

“Tôi đánh được hai cú homerun trong trận đó, nhưng đội kia là trường công lập thôi, đánh được là đương nhiên. Nếu xét về ném bóng và đánh bóng, chắc phải có cả tá thằng cùng tuổi nội trong cái thành phố này ngang trình. Nếu tính cả đất nước này thì sẽ nhiều không đếm xuể. Từ con số không đếm xuể đó, chỉ có vài ba tay ném và một nhúm tay đập là có thể đi lên chuyên nghiệp đỉnh cao. Tôi không biết liệu có nằm được trong số đó không. Thằng nào chơi bóng chày mà không mơ đến thi đấu chuyên nghiệp thì chỉ có bốc phét. Cứ gọi đó là một giấc mơ điên khùng hiếm khi nào thành hiện thực cũng được.”

Rồi cậu ta lên giọng: “Nhưng mà nhé, giả sử như ông muốn trở thành cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp đi. Đó sẽ chỉ là một giấc mơ hãn hữu thôi. So với nó thì giấc mơ của tôi thực tế hơn rất nhiều, phải không? Đồng ý chứ? Nhưng ngược lại cũng vậy, nếu tôi muốn trở thành nhạc sĩ piano, tôi sẽ chẳng bao giờ đạt đến trình độ của ông. Đơn giản là thế.”

Nói xong, cậu ta bắt đầu cười lớn. Tôi không có tâm trạng cười phụ họa, nên chỉ im lặng.

Tràng cười của cậu ta đột nhiên tắt lịm trong lúc gương mặt cậu ta chuyển sang thái độ nghiêm trang. Tâm trạng của tay này cứ thay đổi liên tục.

“Trận ngày mai thua là điều chắc chắn.”

“Đội kia có mạnh không?”

“Ờ. Mạnh không tưởng.”

“Nhưng chúng nó cũng học cấp hai chứ?”

“Chúng nó là trường tư thục, nên vẫn tập với cả bọn cấp ba rồi. Không chỉ có thế, trang bị của chúng nó cũng khác hẳn. Có máy tập cơ này, rồi thì chúng nó cũng quen đánh mấy quả bóng nhanh hơn hẳn tốc độ ném của tôi nhờ được sử dụng máy ném bóng hàng ngày.”

“À.”

“Mai cũng là ngày tổ bóng chày ngừng sinh hoạt. Tôi thì đã có thư giới thiệu, nhưng mấy thằng còn lại thì phải học để thi vào cấp ba.”

Đúng như những gì Tetsuya nói, ở ngôi trường cấp hai công lập của chúng tôi, tất cả hoạt động của các câu lạc bộ dành cho học sinh lớp chín đều kết thúc trước kỳ nghỉ hè. Hầu hết chúng nó sau đó sẽ bắt đầu đến các trường học thêm.

“Nhưng có phải chắc chắn là sẽ thua đâu hở?”

“Không, chắc như đóng cột.”

Mặt cậu ta tối đăm đăm.

“Kể cả có thua ông vẫn phải quay cho bằng hết để Naomi xem đấy nhé?”

>> ⚾ ⚾ ⚾ <<

Luồng không khí ẩm quét qua sân vận động, tạo ra một đám mây cát nhảy múa trên không trung.

Tay ném của đội đối phương lấy đà ném cú đầu tiên.

Đường bóng nhanh bay vút qua ngực của cầu thủ đập bóng và nằm gọn trong găng tay bắt bóng cùng một tiếng bộp khô khốc.

Một tràng những tiếng “ồ” văng vẳng vang lên từ những khán đài. Mặc dù trọng tài cho rằng bóng đi chệch, tất cả đều bất ngờ với tốc độ của cú ném.

Tay ném đối phương không có vóc dáng to lớn gì cho cam, nhưng có phom ném bóng rất mượt, chứng tỏ được huấn luyện rất kỹ.

Cú ném thứ hai được tính. Cái chày trong tay cầu thủ đập bóng không hề có cơ để nhúc nhích.

Tiếng rì rầm của đám đông càng trở nên rõ rệt hơn.

Tiếng chuông và tiếng trống vang lên từ bên khán đài của đội bạn. Vì trường họ liên kết với một trường cấp ba đã từng tham dự Koshien nên còn có cả một đội cổ vũ chuyên nghiệp.

So với khán đài bên họ, đám đông xuất hiện để cổ vũ cho trường chúng tôi trông thật thưa thớt. Ngay cả đám con gái bình thường vẫn hò hét ầm ĩ hôm nay trông cũng không được hào hứng.

Hai tay đập bị strikeout liên tiếp.

Ngay cả khi đến lượt Higashiyama, tay đập thứ ba, cậu ta cũng phải vất vả mới chạm được vào bóng, và lượt đập của đội nhà kết thúc với một cú bắt bóng trong khu vực lỗi.

Tetsuya bước lên mô ném.

Sau khi khởi động với một vài cú ném tập, mắt cậu ta hướng xuống dưới. Sự căng thẳng mà cậu đang cảm nhận hiện lên rõ ràng từ cái cách cậu dùng chân đạp cho bằng đống đất trên mô. Ở đó cũng có cả một tinh thần chiến đấu âm ỉ. Dù có nói “chắc như đóng cột” là họ sẽ thua, trong đáy lòng, cậu ta có lẽ vẫn sẽ ném nhằm mục tiêu chiến thắng.

Đường bóng đầu tiên đi thấp. Quả bóng bay cực nhanh tới góc trong, với tốc độ cũng tương đương với pitcher đối thủ. Lần ném thứ hai và thứ ba đều hợp lệ. Tay đập đối phương sửa lại tư thế cầm chày sát vào người và giơ thấp hơn.

Cú ném thứ tư là đánh lỗi. Cú ném thứ năm là một pha đánh sượt trông rất giống như đã hụt, nhưng quả bóng lại trượt ra khỏi găng tay bắt bóng và rơi xuống đất. Cú ném thứ sáu lại cũng là đánh lỗi. Sự khác biệt duy nhất nằm ở việc đó là một cú đập cực mạnh khiến bóng bay về hướng lũy ba.

Tetsuya chăm chú xoay quả bóng mà cậu nhận lại từ trọng tài.

Cậu ta ném ra một đường bóng cong trong lần thứ bảy. Tay đập vung chày vào không khí. Lũ con gái trên khán đài ré lên rất to.

Tetsuya hít một hơi sâu.

Tay đập thứ hai sau khi bị hai strike thì đập bóng lỗi trong quả thứ ba. Quả sau đó bay về sân phải và khiến cho cậu ta bị loại, nhưng cú ném nhanh của Tetsuya đã bị đập gọn.

Tay đập thứ ba là một tên trông vừa cơ bắp vừa lanh lợi. Tên này có đôi mắt sáng quắc, chăm chú quan sát tư thế ném của Tetsuya. Hắn để cho hai quả strike bay qua, nhưng cách đứng của hắn trông tự tin ra trò.

Sau khi mặc kệ quả bóng thứ ba đi không trúng đích, hắn vung hết lực vào quả thứ tư được nhắm vào góc trong. Quả bóng chày bay như một viên đạn qua đầu cầu thủ cánh phải. Nếu là dân chuyên nghiệp, có thể quả bóng sẽ bị tóm lại, nhưng đây là một đội tuyển của trường cấp hai công lập. Cầu thủ đội nhà chỉ có thể giơ tay lên theo một tư thế “banzai” thảm hại và để quả bóng lăn tới hàng rào cuối sân.

Một pha đập ăn ba lũy. Nếu Higashiyama ở vị trí shortstop không can thiệp, cú đánh đó có khi đã biến thành một pha homerun.

Tetsuya gọi Funabashi lại và trao đổi vài lời ngắn gọn. Rồi Funabashi trở về vị trí cũ, nhưng lần này, hắn không ngồi xuống. Sẽ là một pha walk.

Phải rơi vào những trường hợp đặc biệt lắm thì Tetsuya mới nói không với những thử thách, đặc biệt là với tính nết của cậu ta như vậy. Ám ảnh với chiến thắng của cậu có thể được thấy rõ.

Người thứ năm lên đập bóng đánh đập đất và bị loại. Đầu gối Higashiyama chạm đất trong lúc quả bóng bay vào găng kêu đánh bộp, trước khi nó được nhanh chóng ném về phía cầu thủ chốt lũy hai.

Khi Tetsuya lui về băng ghế đội nhà, cậu ta đang thở hồng hộc.

Ở nửa sau của hiệp hai, lượt tấn công sẽ bắt đầu với Tetsuya. Cậu hít thật sâu và quan sát rất kỹ cầu thủ ném bóng đang khởi động.

Tôi chưa bao giờ có mấy hứng thú với bóng chày. Hồi gia đình tôi vẫn còn sống ở một căn hộ, tôi vẫn thường ngồi đọc sách bên cạnh cậu em trai đang mải mê theo dõi một trận bóng chày phát trực tiếp trên ti vi.

Có những lúc ánh mắt tôi bị hút về phía màn hình khi bình luận viên hào hứng hô lên sau một pha bóng. Thi thoảng, em trai tôi sẽ giải thích về diễn biến của trận đấu, nhưng tôi không hiểu nổi có gì mà hấp dẫn đến vậy.

Nhưng khi nhìn Tetsuya bước vào trong ô đập, tôi thấy tim mình đang đập loạn xạ trong lúc dõi theo dáng người của cậu ta qua lăng kính máy quay. Lúc này tôi mới hiểu bóng chày là một môn thể thao ấn tượng biết chừng nào.

Liệu cậu ta có thể đánh được những cú ném rất nhanh ấy không?

Tay ném bóng đã vào vị trí trên mô đất trông khá hồi hộp. Tên đó căng thẳng ra mặt, cú ném đầu bóng đi đập đất. Cú ném thứ hai là bóng cong, lần đầu tiên được thấy tên này ném ra. Có vẻ như Tetsuya cũng không lường trước được, cậu ta có hơi vung chày, nhưng vẫn bỏ cho bóng bay qua. Mặc dù trọng tài cho rằng bóng đi trượt, nhưng vẫn là một cú ném khó đoán.

Tay ném đối phương trông có phần thất vọng và dành một lúc để xoay quả bóng trong tay. Mất một hồi, tên này mới vào thế để ném quả thứ ba. Có thể vì không dồn tâm trí vào cú ném, nên đường bóng cong tiếp theo đi chệch sang bên tới cả mét. Cầu thủ bắt bóng phải đứng dậy để chạy đi nhặt bóng. Dường như chiến thuật của đội bạn ngay từ ban đầu là ném bóng hỏng. Giống như việc Tetsuya đã để cho tay đập thứ tư bên họ được walk. Đối phương cũng muốn thắng hệt như đội cậu. Tetsuya phi như điên về lũy một.

Funabashi bước lên đập bóng. Tay ném và cầu thủ bắt bóng của đội bạn trao đổi mật hiệu với nhau trước khi vào vị trí.

Tích tắc sau, tay ném đội bạn xoay người ném một cú cầm chân về lũy một. Mặc dù chỉ tiến trước một khoảng khá nhỏ, nhưng Tetsuya đang chú tâm đến lũy hai, do đó cậu ta lui về có hơi chút muộn màng; tuy vậy, cử động của cậu vẫn rất mau lẹ khi trượt về lũy một kịp thời không thừa một giây. Một đám bụi bị hất tung lên, và đồng phục của cậu ta lấm lem đất.

Lần này thì Tetsuya cẩn thận hơn, khi pitcher bắt đầu vào thế, cậu ta theo phản xạ lùi một chút về phía lũy một. Tuy nhiên, lần này thì đối phương lại ném bóng về phía tay đập.

Funabashi khum người lại để lấy tư thế gẩy bóng. Hắn phải trổ hết tài nghệ ra mới làm cho cái chày chạm sượt được vào quả bóng, khiến cho nó bay ra hàng rào phía sau.

Hắn vung thử chày hai phát trước khi quay lại ô đập. Lần này hắn thử gảy bóng một lần nữa, nhưng vẫn trượt. Trước cú thứ ba, tay ném đó lại ném một pha cầm chân nhanh như điện về phía lũy một. Tetsuya bị giữ chặt tại chỗ.

Đường bóng thứ ba là một đường bóng cong ra góc ngoài. Funabashi dường như định nhắm về phía sân phải, nhưng căn hụt, và lại đập trượt một cách thảm hại.

Cầu thủ đập bóng tiếp đó cũng thế: cố gắng gảy bóng hai lần, nhưng đều đánh lỗi.

Sau một pha ném hỏng, Tetsuya bắt đầu chạy ngay sau lần ném thứ tư.

Tay đập vung chày vào không khí. Strikeout. Với một cú ném gọn ghẽ của catcher, nỗ lực cướp lũy hai cũng thất bại.

Tetsuya vừa đi đến mô ném bóng vừa thở phì phò trong bộ đồng phục lấm bẩn. Rốt cục cậu ta phải ra ném mà không có cơ hội để nghỉ ngơi, tuy vậy, những cú ném của cậu vẫn rất mạnh và lần lượt từng đối phương chỉ có thể đánh bóng chưa đi quá sân trong. Tetsuya dễ dàng loại ba tay đập và không mất thời gian để đổi lượt tấn công.

Ở hiệp ba, cả hai đội đều loại được hết tay đập của đối thủ.

Đến nửa cuối hiệp thứ tư có hai cầu thủ đã bị loại, Higashiyama đã đánh được một pha bóng lạc hướng đi đập đất về phía lũy một. Giữa pitcher và cầu thủ chốt lũy một có sự không hiểu ý, khiến cho cú đánh này trở thành hợp lệ. Đây là lần đánh hợp lệ đầu tiên của đội nhà.

Tetsuya bước vào ô đập bóng.

Catcher của đội bạn bước lên trước lũy nhà để ra hiệu về phía pitcher và nhận được một cái gật đầu đáp lại. Sẽ là một pha walk.

Funabashi sau đó lại bị strikeout.

Ở nửa sau hiệp đấu, Tetsuya bung hết sức ném và loại được hết các tay đập chủ lực. Trận so tài giữa hai pitcher vẫn bất phân thắng bại, Tetsuya vẫn cứ nhằm vào góc mà ném. Mặc dù có mấy lần bị đến 3 ball, nhưng cậu ta không để đối phương walk quả nào. Về sau đối phương còn có thêm hai lần đánh hợp lệ, cộng với hai lần phòng thủ lỗi giúp đối phương lên được lũy. Song ngoài ra thì chỉ là những cú đánh bổng không đáng chú ý hoặc strikeout, và những lỗi phòng thủ đáng ngại đầu trận đấu cũng đã được hạn chế tới mức thấp nhất.

Đối phương cũng không ngại ngần ném ra những đường bóng khó chịu. Khi đến lần đập thứ ba của Tetsuya, cậu ta lại được chủ động cho walk, còn các tay đập khác hoặc bị strikeout, hoặc bị loại dễ dàng sau khi đánh được bóng.

Cuối cùng thì cũng đến hiệp đấu thứ chín. Lượt đánh bắt đầu từ cầu thủ đầu tiên.

Tay ném của đội bạn vẫn còn đang dồi dào sức lực, strikeout liên tiếp hai batter mà không tốn một giọt mồ hôi nào.

Đến lượt Higashiyama lên đánh. Các cầu thủ phòng ngự sân trong bước về trước một bước để thủ. Cậu ta cầm chày sát người, và đã đánh được quả bóng gọn ghẽ đi qua khe hở của hàng phòng ngự.

Với một cầu thủ trên lũy và hai cầu thủ bị loại, đến lần thứ tư Tetsuya được đập bóng. Catcher đối phương xin hội ý và đi về phía mô ném bóng. Song tên pitcher lắc đầu; còn catcher trông do dự khi nhìn về phía băng ghế đội nhà. Ở hướng đó, một tay ném dự bị đã được gọi ra.

Tên pitcher này một lần nữa kiên quyết lắc đầu. Catcher đành trở lại vị trí, và trận đấu tiếp tục. Cú ném đầu tiên là bóng thẳng về phía góc ngoài. Không giống như lần đánh trước đó, lần này bóng đi gọn vào vùng hợp lệ. Tetsuya đăm chiêu xem xét quỹ đạo bóng một hồi rồi mới quay mặt về phía pitcher.

Trong một khoảnh khắc, Tetsuya và tên đó trao đổi ánh mắt.

Pitcher sau khi nhận lại bóng từ catcher, liếc về phía cầu thủ đang đứng ở lũy. Tetsuya bước ra khỏi ô đập và xoa cát lên tay.

Pitcher bắt đầu vào thế cho cú ném thứ hai. Phần trên cơ thể của Tetsuya cử động nhẹ. Vai cậu ta gồng lên, mặc dù bóng đi ngang ngực, cậu ta vẫn vung chày theo phản xạ, kết quả là bóng đi lỗi về phía lũy ba.

Tiếp theo là một quả bóng cong đi ra góc ngoài. Tetsuya mất thăng bằng và vất vả lắm mới chạm được vào bóng, thêm một pha đánh lỗi nữa. Đó là một cú ném hiểm hóc mà nếu bỏ qua thì có khi đã là ball. Cú ném thứ tư là bóng thẳng hướng về góc ngoài. Lại thêm một cú ném mạo hiểm nữa, lần này Tetsuya để nó bay qua mà không thèm nhìn. Quả thứ năm cũng giống hệt, nhưng trông rất có thể là sẽ bay vào vùng hợp lệ. Mặc dù vung chày hơi chậm, nhưng cậu ta vẫn đánh được. Quả bóng bị đập trúng lờ đờ lăn ra đằng sau. Cú ném tiếp theo lại là một quả bóng cong rất hiểm ra góc ngoài. Cây chày có hơi di chuyển, nhưng cậu ta để bóng bay qua. Ball. Dường như tất cả đều là để cậu ta quen với những cú ném ở góc ngoài.

Tetsuya chỉnh lại cây chày trong tay.

Tôi linh cảm rằng sẽ sớm có một cú ném nhắm về phía góc trong, và tôi cũng đoán rằng Tetsuya cũng linh cảm được điều này.

Đến cú ném thứ bảy, một quả bóng thẳng được nhắm về phía trên góc trong. Cây chày đi theo một quỹ đạo mượt mà về phía trước, và một tiếng kình khô khốc vang lên không trung. Quả bóng bay về cánh trái. Cùng lúc đó, một tiếng lao xao tựa hồ như tiếng la ó cất ra từ khán đài. Cầu thủ cánh trái đội bạn, người đã lấy vị trí phòng thủ ở ngay trước hàng rào, lùi lại vài bước. Có một làn gió nhẹ thổi từ phía cánh trái về phía lũy nhà. Quả bóng bay khá từ tốn. Nó bị mất đà trước khi tới được hàng rào, và cầu thủ cánh trái đứng phía dưới đã dùng găng dễ dàng bắt được.

Tôi cho lăng kính tập trung vào cầu thủ cánh trái, nhưng rồi lại lia về phía lũy một; bây giờ tôi đã trở thành một thợ quay phim không biết giao động. Công việc của người thợ quay phim là phải ghi lại được vẻ thất vọng trên gương mặt của cầu thủ đập bóng.

Tuy nhiên, khi bắt được dáng hình của Tetsuya trên lăng kính, tôi rùng mình. Tetsuya đang dùng tay trái ôm chặt quanh khu vực ngón cái của tay phải. Tôi không biết nhiều về bóng chày, nhưng từ những điều học được khi xem qua TV bên cạnh em trai, ngay cả đến tôi cũng biết rằng việc ghè đối thủ bằng một cú ném góc trong có thể khiến cho đối thủ bị trật ngón.

Tetsuya đang đứng trên lũy một với cánh tay trái đỡ tay còn lại và không hề cố gắng di chuyển. Mấy cầu thủ từ băng ghế huấn luyện chạy tới, song cậu xua họ về bằng tay như để nói rằng cậu vẫn ổn.

Thế nhưng những bước chân khi cậu bước lên mô ném bóng thì thật chậm chạp. Tất cả mọi người ngoại trừ Higashiyama đều không tự tin lắm trong khoản phòng thủ, nên pitcher buộc phải cố hết sức để lấy được strikeout; đội bên kia cũng vậy. Điều này dẫn tới những cú đánh lỗi không hồi kết.

Quan sát của các tay đập là tốt và họ không bị những cú ném ball lừa. Ngoại trừ một lần walk vào cuối hiệp một ra thì không còn lần walk nào khác. Cũng phải nói rằng, các lượt đánh phần lớn đều trở thành full-count, nên nếu tính số lượng cú ném thì chắc phải đến gấp đôi trận đấu trước.

Những cú ném khởi động của Tetsuya không cho thấy sự khác biệt đáng kể nào ở tốc độ, ít nhất là từ chỗ ngồi của tôi. Điều làm tôi có phần lo ngại là việc cú ném bóng cong duy nhất của cậu ta nảy đất và đi lạc.

Khởi động xong, Tetsuya không thể giấu đi sự mệt mỏi trên gương mặt trong lúc cậu hít thở sâu.

Đội bạn bắt đầu lượt tấn công với tay đập chủ lực của họ. Cầu thủ đang cầm chày đang tràn đầy sự tự tin. Khi hắn nhận ra cú ném đầu tiên - là bóng cong - đi rất không chính xác, hắn liền vung chày ngay cú ném sau như biết đó là bóng thẳng. Hắn cũng vung chày hết lực vào cú ném tiếp theo, là một cú ném đi thấp vào góc trong.

Mặc dù không đập được gọn, nhưng đó vẫn là một cú đập uy lực hướng tới vị trí cánh trái. Cầu thủ ở đó bắt bóng lập bập và để bóng chạm xuống đất, và tay đập trượt được tới lũy hai.

Funabashi tiền gần tới mô ném bóng.

Rõ ràng là Tetsuya đang chịu đau trong lúc cậu nghiêng người về bên phải. Cậu ta ho húng hắng trước khi lắc đầu. Cầu thủ đối phương sẽ không chịu walk mà sẽ đối đầu với Tetsuya, hắn ta giờ đang đứng chắn ngay trên lũy. Tôi hiểu cảm giác của Tetsuya.

Có cảm giác như chính tôi đang đứng trên mô ném bóng.

Thân hình khổng lồ của Funabashi lắc lư trở về vị trí ban đầu. Người đập bóng là cầu thủ thứ tư của đội bạn. Tetsuya lừ mắt nhìn hắn. Rồi cậu liếc nhanh xuống ngón cái tay phải.

Có khả năng cậu ta đã mất hết cảm giác của lòng bàn tay; cứ với tình trạng này thì cậu ta sẽ không thể nào ném bóng cong. Mà cho dù có ném được, chắc cậu ta vẫn sẽ quyết định dùng bóng thẳng để phân định thắng thua.

Một quả bóng được ném vào góc thấp phía trong. Strike. Tay đập vẫn bình thản.

Tetsuya lau mồ hôi trên mặt bằng cánh tay của chiếc áo lót trong.

Cú ném thứ hai cũng nhằm vào góc thấp phía trong, nhưng đi hơi cao hơn. Batter trông gần như đã bước ra khỏi vị trí khi hắn để quả bóng bay qua mặt. Ball. Có vẻ hắn quyết định sẽ chờ cho bóng được ném vào góc ngoài.

Tetsuya ném một đường bóng thẳng ra góc ngoài trong lần thứ ba. Cây chày di chuyển nhẹ.

Rốt cuộc vẫn là ball. Tay đập kia thản nhiên nghiên cứu cách ném của cậu.

Funabashi đã lại đi tới trước lũy nhà và đang cố đánh giá thể trạng của Tetsuya. Một lần nữa Tetsuya lại kiên quyết lắc đầu.

Cú ném tiếp theo đi nhanh hướng về phía góc trong. Mặc dù vị trí ném là tốt, nhưng độ cao lại là hoàn hảo để đập. Batter đã dự đoán được, và hắn vung một cú đập lẹ làng.

Quả bóng bị đập trúng bay cao lên trời. Những tiếng hoan hô rộ lên như sóng từ khán đài cổ vũ của đối thủ, nhưng không lâu sau những tiếng hoan hô đó biến thành tiếng thở dài tiếc nuối. Bởi khi quyết định đánh bóng góc trong, hắn đã lấy tư thế hơi rộng, nên quả bóng mất đà quá nhanh. Nó bay cũng xa, nhưng xoáy mạnh và đi quá cột bóng lỗi bên cánh trái.

Tetsuya nhận bóng lại từ trọng tài và liếc chừng về phía camera. Sau đó, cậu giơ tay lên đầu và sửa lại chiếc mũ. Cậu hít một hơi sâu trước khi trở lại về vị trí.

Cú ném thứ năm, bóng vẫn đi giống hệt như những cú ném trước đó: đi thấp và thậm chí còn nhanh hơn so với bình thường. Tuy nhiên, đối thủ lần này đã sẵn sàng. Bằng một cú đập sấm sét tốt hơn hẳn những lần đập trước đó, quả bóng chạm vào chày với một tiếng cốp không lẫn vào đâu được.

Đám đông xôn xao trước khi họ bắt đầu ăn mừng.

Tetsuya không thèm nhìn ra đằng sau để xem bóng đi tới đâu.

>> ⚾ ⚾ ⚾ <<

Giống như lần trước, tôi mang cái đầu đọc VCR ra khỏi phòng chứa đồ và kết nối nó với cái ti vi mini.

Thấy tôi cố tua nhanh qua đoạn mở đầu của cuộn băng, Tetsuya kêu lên: “Ê, phát từ đầu đi. Vẫn còn cái phần mà tôi đã quay đấy chứ?”

Bất đắc dĩ, tôi bèn tua lại đoạn băng như cậu ta yêu cầu và bật về những giây đầu tiên. Đó là đoạn Tetsuya đã quay tôi chơi piano.

Cửa sổ của phòng nhạc khá nhỏ, nên căn phòng trông còn tối hơn cả trong thực tế. Có một cậu chàng trông ủ rũ đang cúi mặt xuống chơi piano trong không gian sáng lờ mờ. Tôi không thể nhìn nổi vào màn hình.

“Ôi, hay quá!

Naomi thốt lên. Giọng cô ấy chân thành và nồng nhiệt. Tôi như cảm thấy có một luồng gió ấm len vào trái tim của mình. Thế nhưng khi lắng nghe tôi chơi đàn, tinh thần của tôi lại một lần nữa ỉu xìu. Được thấy chính mình trên màn ảnh nhỏ chẳng đem lại cảm xúc hay ho gì.

Bản nhạc đơn điệu cứ lê thê mãi. Khi chơi, tôi đã quá tập trung nên không ước lượng hết được độ dài của nó, nhưng bây giờ được xem, tôi mới cầu cho nó chóng kết thúc.

Lẽ ra phải chơi nhạc Schuman hoặc Prokofiev…

Và chỉ đến bây giờ tôi mới nhận ra mình đã lựa chọn bài hát hết sức tệ hại. Không ai lại nghe thể loại này trong bệnh viện cả, đặc biệt nếu bệnh nhân là một thiếu nữ.

“Bài này tên là gì?”

Naomi hỏi khi bản nhạc đã kết thúc.

Tôi đã không trả lời.

Khi cầu thủ đối phương dẫm lên lũy nhà, chiếc máy quay lướt từ cảnh đội bạn đang tụ tập lại để ăn mừng chiến thắng và tập trung về phía Tetsuya đang đứng trên mô đất ném. Không có cảnh cậu ta chùng vai hay gục đầu, mà chỉ im lặng nhìn đăm đăm về lũy nhà.

Higashiyama, cầu thủ chốt ngắn, chạy lại và vỗ lên vai cậu. Một nụ cười nở ra trên khuôn mặt của Tetsuya. Máy quay xoay lại 180 độ để chiếu về phía khán giả trên các khán đài. Đằng sau họ là mặt trời đang lặn. Ánh nắng chói mắt từ từ mờ đi thành một màn hình trắng…

“Uây! Đoạn kết ‘đỉnh’ nhở.” Tetsuya cười cợt.

“Ờ. Hết phim rồi.” tôi đáp.

Cậu ta vỗ khá mạnh lên vai tôi.

“Ê, ông thành đạo diễn được đấy!”

“Tôi không muốn.”

“Ông có khiếu mà.”

“Ông chỉ đang nói cho vui thôi phải không?”

“Ờ, mà có khi là vậy.”

Cậu ta đồng ý luôn, sự hớn hở cũng theo đó mà xìu xuống.

Đây cũng là lúc cuộc đối thoại rơi vào ngõ cụt.

Sau một quãng im lặng ngắn ngủi, Naomi cất lời: “Chà, kết quả sít sao quá nhỉ.”

Cô ấy bình thản nói, nhưng trong một thoáng căn phòng lại bị sự im lặng ngự trị.

“Bóng chày mà. Có kẻ thắng thì phải có người thua.” Mặt Tetsuya nghiêm trang.

Naomi, trông như người tuyết đang quấn chăn ngồi trên giường, hỏi ngây thơ: “Sao ông không cho batter của họ walk đi?”

Cậu ta trả lời sau một thoáng suy nghĩ: “Thường thì bọn tôi sẽ không làm vậy.”

“Vì sao?”

“Vì đội bạn chưa ai bị loại, họ sẽ ghi điểm sau hai pha gẩy bóng. Đó là điều chắc chắn luôn bởi vì bọn tôi hầu như chẳng bao giờ luyện tập để đối phó với những quả như thế. Phải thử cầu may với thằng đập thứ tư, bởi thằng đấy kiểu gì cũng chọn đập bóng. Hoàn hảo nhất là lấy được strikeout, hoặc khiến cho hắn đập nảy đất hoặc bay về mé trái cũng được, để cho thằng trên lũy không thể tiến lên. Muốn giữ được điểm số thì chỉ còn cách đặt cược vào đó.”

Nhưng nói vậy thôi, khả năng cao là cậu ta muốn được đối đầu với tay đập thứ tư; tất nhiên, tôi không nói ra điều đó.

“Thà thua do chúng nó đập được bóng của tôi còn hơn là thua vì một quả gẩy bóng.”

Có vẻ như Naomi đã hài lòng với lời giải thích của cậu ta.

“Ông vẫn như xưa Tet nhỉ.”

“Vẫn như nào? Vẫn bị chúng nó đập được bóng á?”

“Không. Ông vẫn không hề tìm cách trốn tránh.”

“Tôi có để chúng nó walk ở hiệp một đấy.”

“Thế sao. Vậy lúc đó vì sao ông lại làm thế?”

“Bởi vì lúc đó vẫn là hiệp một. Đội bọn tôi chẳng đánh được quả nào ra hồn, bị ghi điểm là trận đấu ngã ngũ luôn. Ít nhất tôi cũng muốn trận đấu thú vị một chút.”

“Hóa ra là ông còn tận hưởng được sao? Trong trận trông ông căng thẳng ra trò cơ mà.”

Naomi liếc về phía Tetsuya. Tùy theo cảm nhận, lời nói của cô ấy có thể sẽ khá gay gắt và có phần châm chích. Tetsuya cười trừ, lắc đầu quầy quậy.

“Ối trời… bà không hiểu chứ gì? Bóng chày là phải vượt qua khó khăn để giành chiến thắng. Thế mới là bóng chày thực sự.”

“Nhưng cuối cùng thì ông vẫn thua.”

Cậu ta lại mạnh mẽ lắc đầu.

“Sai ở chỗ đấy đấy. Điều quan trọng ở đây không phải là có thắng được trận đấu hay không.”

“Thế thì là cái gì?”

Naomi vẫn nhất quyết. Nếu không thân thiết với nhau đến như vậy thì cô ấy đã chẳng hỏi được như thế. Nhưng tôi không khỏi nghĩ rằng đây là một câu hỏi hóc búa để cậu ta trả lời. Còn Tetsuya thì trông như bị xúc phạm: “Tôi đang nói về việc chiến thắng chính bản thân.”

“Chiến thắng chính bản thân cơ à? Ồ…”

Naomi mím môi lại, trông bất mãn. Đôi mắt cô hơi đanh lại khi hỏi: “Chiến thắng chính bản thân thì sẽ được cái gì?”

“Đó không phải là thứ mà bà có thể cầm nắm. Bà sẽ chỉ được thấy thỏa lòng thôi.”

Naomi bật cười ha hả, một tiếng cười cao ngất. Cuộc nói chuyện giữa họ nghe như một cuộc đấu khẩu vui vui giữa hai người bạn thân với nhau, nhưng trong điệu cười của cô còn có chút góc cạnh.

“Này, đừng có cười. Tôi rất nghiêm túc đấy nhé.”

Tetsuya trông có vẻ thật sự bị phật ý bởi phản ứng của Naomi.

Cô ngừng cười. Thay vào đó, cô quay mặt đi chỗ khác và không nói gì nữa.

Căn phòng bị bao trùm bởi một bầu không khí khó xử.

Cô ấy quay sang phía tôi.

“Này, Kitazawa.”

Tôi im lặng nhìn cô ấy.

“Có lúc nào cậu thấy khó chơi piano không?”

Một câu hỏi mà tôi không ngờ đến. Sau một thoáng, tôi thành thật trả lời: “Nếu mình chơi bình thường thì chỉ thấy thoải mái. Nhưng đến lúc muốn chơi hay hơn thì mới thấy khó.”

Cô ngắm tôi như thể đang dò xét.

“Ý cậu muốn nói là ngoài kia có những người giỏi hơn cậu chứ gì?”

“Ừ, còn cả việc đó nữa, nhưng có một vấn đề căn bản hơn. Nếu trước mặt mình có một phổ nhạc, mình có thể hình dung ra âm thanh. Nhưng dù có hình dung được mà ngón tay mình lại không tái hiện được đúng như trong đầu thì lại là cảm giác bực mình nhất thế giới.”

“Vậy có nghĩa là dù không dễ dàng gì, cậu vẫn phải tập luyện?”

“Chắc là thế.”

“Chắc là cái gì? Hoặc là có hoặc là không chứ!”

Cô đột nhiên lên giọng. Cô ấy gần như đã lên cơn kích động, còn tôi không hiểu tại sao cô ấy lại chú tâm vào cách dùng từ của tôi tới vậy.

Điều cô ấy hỏi tôi khó mà trả lời được. Sẽ mất thời gian để giải thích sao cho cặn kẽ.

Hay nói cách khác, về cơ bản nó là thế này: với cái thứ gọi là cuộc đời này, tôi có ba nghi vấn. Một là, mặc dù thích chơi piano, cơ hội để tôi có thể trở thành nhạc công chuyên nghiệp với trình độ hiện tại là rất mong manh. Hai là kể cả khi có thể dùng nó để kiếm sống, tôi vẫn e sợ rằng mình sẽ đánh mất niềm vui chơi đàn vì đã biến nó thành công việc. Ba là, dù có vượt qua muôn vàn khó khăn để trở thành một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng, tất cả rồi cũng sẽ chấm dứt một khi tôi qua đời.

-

Mọi người

Rồi cũng sẽ chết cả mà thôi!

-

Lời nhắn của cậu bé đã tự sát lại vang lên trong đầu. Cậu bé mới chỉ mười một tuổi mà đã nhìn thấu qua bức màn để thấy thế giới thực sự trông như thế nào. Chẳng có gì tốt đẹp có thể được tìm thấy trong cuộc sống. Ai trên đời này có thể phê phán cậu bé đã hét lên “đồ ngu” tới toàn thể thế giới chứ?

Nhưng nói với Naomi điều này cũng chẳng để làm gì.

Tôi đánh mắt ra hướng khác và tiếp tục không nói gì.

Cô xua tan đi bầu không khí im lặng bằng cách nói: “Hai cậu may mắn quá đi…”

“Hai cậu đều có hy vọng cả.”

Cô nói nhỏ. Lời nói của cô như đâm vào tim tôi.

Mắt cô đã đẫm lệ.

Giống như là lời nói của tôi đã khiến cô ấy tổn thương, nhưng tôi không biết phải nói sao hoặc làm gì.

“Mình…”

Ngay khi tôi định mở miệng nói câu gì đó dù vẫn chưa hoàn toàn hiểu đầu đuôi ra sao, Tetsuya đã xen vào: “Naomi, tính tình của bà méo mó lắm đấy có biết không?”

“Thế sao?” Cô lừ mắt với cậu ta.

“Ờ. Đúng là méo mó còn gì.”

Naomi đột nhiên lặng thinh, trước khi gật đầu đồng ý.

“Ông nói phải; chắc là thế đấy. Kitazawa, cậu đừng để tâm nhé.”

Cô xin lỗi trong lúc mỉm cười về phía tôi. Dòng lệ đọng lại nơi khóe mắt cô ấy đã kết lại thành từng giọt chảy xuống đôi gò má. Đôi môi cô vẫn mang nụ cười, song nước mắt cứ rơi. Cặp mắt ấy dán chặt vào tôi, long lanh nước mắt, khiến tim tôi đập nhanh hơn. Mặc dù mỉm cười với tôi trong lúc xin lỗi, nhưng đôi mắt cho thấy cô ấy đang thận trọng thế nào, rồi còn có cả sự thách thức nữa. Và trong ánh mắt đó, tôi không thể không cảm nhận được một thoáng ác ý.

“Kitazawa, cậu nghĩ mình đểu cáng lắm đúng không?”

Cô nhìn tôi đăm đăm và hỏi. Tôi bị sốc bởi lời nói của cô ấy đến mức không thể nghĩ ra một câu đáp ngay lúc đó. Trong đôi mắt kia có một ánh sáng bí hiểm, xét nét tôi.

“Nhưng mong là cậu sẽ không chấp nhặt với một người như mình. Mình đã từ bỏ hy vọng cho mai sau rồi, thế nên mỗi khi trông thấy ai có một tương lai tràn đầy hứa hẹn, mình lại không khỏi ghen tỵ. Bởi vì… cậu thấy không?”

Naomi kéo lên tấm chăn đang đắp trên cơ thể cô ấy.

Dưới bộ pyjama màu hồng, tôi có thể thấy một cẳng chân xanh xao. Nhưng ngay lập tức tôi nhận ra, chỉ có một cẳng chân duy nhất. Ở nơi đáng ra phải có một cẳng chân khác hoàn toàn trống trơn từ vùng dưới bắp đùi, chỉ là ống quần pyjama phẳng lỳ.

Rồi cô lại kéo chăn về để che đi.

“Bà làm thế để làm gì? Cho cậu ta xem thì giúp gì được cho bà hả?” Tetsuya vội vàng nói.

Naomi cười khúc khích một cách ranh mãnh trong lúc ngước về phía tôi.

Còn tôi thì không giấu nổi nét bàng hoàng trên khuôn mặt.

Tôi đã định bỏ về sớm giống như hôm trước sau khi trả lại cái đầu đọc VCR về phòng chứa đồ, nhưng Naomi không cho tôi đi. Kết quả là tôi ở lại đó đến tận tối.

Tôi chỉ ngồi gần đó lắng nghe Naomi và Tetsuya trò chuyện. Tôi vẫn không biết gì hơn về cô ấy. Cả về Tetsuya nữa, vì đến gần đây tôi mới bắt đầu giao thiệp với cậu ta. Vì thế nên tôi cũng chẳng biết nói gì.

Nhưng dù tôi có im lặng, bầu không khí trong phòng chưa bao giờ trở nên ngượng ngùng. Tetsuya vẫn cứ cao hứng thao thao bất tuyệt, đủ chuyện từ trường lớp đến thể thao, nói suốt chừng đó mà vẫn chưa hết thứ để nói. Cậu ta là một người có khiếu ăn nói, thẳng thắn và vô tư lự. Cậu ta chẳng ngại ngần trong việc kể về những hành động ngu ngốc của bạn bè và đồng đội, thế nên có mấy lần Naomi bật cười khanh khách.

Khi mặt trời đã bắt đầu lặn, mẹ Naomi đến. Bác ấy là một phụ nữ có đôi mắt đẹp, giống Naomi y như đúc. Nhìn bề ngoài của bác cứ như luôn có một chút thấp thỏm. Nếu có con gái đi học cấp hai, chắc hẳn bác ít nhất cũng phải trong độ ba chục tuổi, nhưng trông lại không như vậy. Bác ấy có cái vẻ của một đứa trẻ yếu đuối và nhút nhát. Nếu buộc phải nói thật, tôi cho rằng người mẹ còn đẹp hơn cả người con.

Sau khi được Tetsuya giới thiệu, tôi cũng chào hỏi qua với bác ấy. Mẹ Naomi chỉ gật nhẹ về phía tôi. Dường như bác không thật sự giỏi giao tiếp, hoặc cũng có thể là không quen nói chuyện với người lạ, vì bác vẫn nói chuyện bình thường với Tetsuya. Cả sau khi bác đã bước vào phòng, Tetsuya vẫn cứ nói năng rôm rả. Mẹ Naomi khi đến tâm trạng có phần không được tốt, nhưng trước những câu chuyện cười vô nghĩa của Tetsuya thậm chí đã nhoẻn miệng.

Sau một khoảng, Tetsuya và tôi mới rời căn phòng bệnh.

Cái lúc đóng lại cánh cửa sau lưng, cậu ta xoay 180 độ và trở nên hoàn toàn lặng lẽ. Naomi và mẹ cô ấy có hơi khác so với những người ta thường gặp. Nhưng nghĩ lại, Tetsuya cũng là một người mang chút gì đó bí ẩn.

Chúng tôi đi dọc dãy hành lang dài trong im lặng. Cả hai bước qua phòng khám bệnh ngoại trú, không nói một lời nào cho tới khi đã ra tới lối vào của tòa nhà.

Khu vườn trước cổng đang được tắm trong ánh hoàng hôn vàng ấm. Hoa xô thơm đỏ tươi nở khắp nơi.

Ra đến khoảng sân nhỏ, cậu ta dừng lại và quay sang phía tôi.

“Kitazawa,”

“Ông nghĩ gì về Naomi?”

Tôi hỏi, “Là sao cơ?”

“Cũng xinh đấy chứ?”

Tôi không trả lời, cậu ta cũng chẳng ép tôi phải nói.

“Gần đây nó cứ gắt gỏng liên miên, nhưng cũng phải thôi. Bị cưa mất một chân rồi mà. Không chỉ có thế, nó sắc sảo lắm, nên biết đây có thể chưa phải là tất cả.”

“Ông nói gì?”

“Cái chân đó có một khối u; tôi không biết nó có ác tính hay không. Tôi khá chắc rằng họ chưa nói gì với Naomi cả, nhưng khi phải làm xét nghiệm liên miên thì chắc nó cũng đoán ra được rằng tình trạng của nó không được tốt cho lắm.”

“Vậy có nghĩa là cậu ấy phải trải qua một ca phẫu thuật nữa?”

“Miễn là vẫn còn hy vọng.”

“Hy vọng ư?”

Vẻ mặt cậu ta hằm hằm khi nhẹ gật đầu.

“Naomi hình như hơi bị mến ông đấy. Đến thăm nó thêm đi nhé?”

Sau câu đó, chúng tôi lặng lẽ cất bước về hướng trạm xe buýt.

Tôi luôn thấy nản chí mỗi khi có giờ thể dục.

Nếu là tập trên xà hay trên thảm, tôi vẫn có thể sánh kịp với những người khác, nhưng vì cơn hen suyễn, nên tôi cực kỳ tệ môn chạy đường dài. Ở trường cấp hai chúng tôi, tiết thể dục chỉ đơn giản là cho học sinh chạy quanh sân trường. Dường như các giáo viên cho rằng họ sẽ ngăn chặn bọn học sinh quậy phá nếu làm chúng mệt lử tới độ không nghĩ đến mấy thứ đó được nữa.

Vài năm trước, một vụ bạo lực đã xảy ra trong trường; nó thậm chí đã xuất hiện trên báo đài. Kết quả, nội quy trường vốn đã nghiêm nay còn ngặt nghèo hơn nữa, và một cái ban gọi là “ban ngăn ngừa bạo lực vị thành niên” đã được hội giáo viên và phụ huynh lập ra. Việc chạy trong giờ thể dục là một trong những phương án của họ.

Sân trường tương đối rộng theo chuẩn của một trường công lập. Tất cả chạy thành một hàng chỉnh tề theo tốc độ bằng nhau trong một vài vòng đầu. Nhưng khi giáo viên thổi còi, đó cũng là lúc mà mọi người đều có thể chạy theo sở trường.

Vị trí dẫn đầu luôn luôn là Higashiyama. Cậu ta đạt được nó chẳng tốn giọt mồ hôi nào; bước chạy của cậu ta như được gió đẩy, nhanh hơn trông thấy với cả đám còn lại trong lớp.

Sau cậu ta là cái nhóm tranh đua vị trí thứ hai. Đứng thứ hai chẳng được phản ánh vào điểm số, cũng chẳng có lấy người nào đang ngắm bọn nó chạy, nhưng cái nhóm này gồm toàn những thành phần nhất quyết phải đứng tốp đầu trong mọi chuyện. Chúng nó chạy nhanh đến mức đứt cả hơi.

Tôi thắc mắc liệu chúng nó có đánh đồng nhanh với ngầu không. Theo ý tôi thì, chỉ có thằng Higashiyama là trông ngầu thôi.

Tôi chạy chậm rãi vừa với sức của mình. Tôi sợ bệnh hen sẽ giở chứng nên cho dù có muốn, tôi cũng không thể chạy với tốc độ tối đa.

Thế nên tôi luôn luôn đứng chót.

Mặc dù chẳng mấy quan tâm ai về nhất, nhưng ngay cả tôi cũng phải thừa nhận rằng việc đứng chót là cực kỳ thảm hại. Nếu tập trung vào việc chạy, ít nhất thì tôi có thể vượt qua được Funabashi. Funabashi có tập luyện để chơi bóng chày, và hắn khá nhanh nhẹn so với tạng người của hắn. Hắn chạy quãng ngắn khá tốt, nhưng cứ chạy đường dài là lại thở phì phò. Tuy vậy mỗi khi cố vượt mặt hắn, hắn sẽ luôn nắm lấy khuỷu tay áo đồng phục của tôi.

“Đừng có chạy trước tao.”

Bởi vì hắn dù sao cũng là thủ lĩnh của băng nhóm cá biệt, nên tôi cũng không thể chống lại ý hắn.

Thế nên ngày hôm nay, hai thằng cùng chạy song song ở vị trí cuối cùng.

“Ê.”

Tôi liếc về phía có giọng nói và thấy Tetsuya đứng sau bờ rào. Cậu ta đang nhìn về hướng này, trông xuề xòa với ba khuy áo đầu tiên mở bung ra.

Cậu ta nói giọng bông phèng: “Kitazawa! Đừng có thua Funabashi chứ!”

“Câm mồm,” Funabashi gào lên.

Tetsuya bật cười, “Mày cũng ráng mà chạy đi Funabashi. Nếu mày mà xếp cuối thì tổ bóng chày còn mặt mũi nào nữa!”

Thầy giáo dạy thể dục chạy tới chỗ chúng tôi.

“Trò kia đang trong tiết học mà làm gì thế?”

Tetsuya làm điệu đứng nghiêm chào cờ trông đến lố bịch.

“À, thầy Ooyama dạy tiếng Anh bảo em phải chạy ba vòng quanh sân trường vì quên làm bài tập.”

“Vậy hả? Thế thì khóa miệng lại và chạy cho xong đi.”

Thế là Tetsuya bắt đầu chạy cùng với chúng tôi trong bộ đồng phục mặc bình thường trên lớp.

Ngay lúc đó thì Higashiyama, người đang dẫn đầu cuộc đua, chạy ngang qua chúng tôi.

“Ồ, hóa ra đây là nhóm đang bỏ xa lũ còn lại sao?”

Tetsuya đuổi theo Higashiyama và bỏ chúng tôi lại phía sau.

“Ơ này Higashiyama. Tao không muốn nói ra đâu, nhưng gần đây mày chạy chậm hơn rồi thì phải?”

Tetsuya vừa chạy vừa nói.

“Trông này, tao nhanh hơn mày rồi!”

Tetsuya chậm lại vài bước trước khi chạy vượt lên Higashiyama. Mặc dù không nói một lời, nhưng Higashiyama bỗng nhiên tăng tốc để qua mặt Tetsuya.

“Ủa? Cuối cùng cũng bung sức rồi à? Chờ tí nào.”

Đến lúc này, Higashiyama đã làm được vài vòng quanh sân trường, trong khi Tetsuya chỉ mới bắt đầu. Ai có lợi thế hơn thì đã rõ, nhưng Higashiyama cũng đang tập trung chạy.

“Họ đang so kè từng phân một! Dẫn đầu đang là vận động viên Higashiyama. Anh ấy có thể giữ được vị trí thứ nhất hay không? Vận động viên Hanegi đang theo sát gót nên vận động viên Higashiyama cứ coi chừng đấy!”

Tetsuya tiếp tục làm bình luận viên trong lúc chạy. Kể cả vậy thì cậu ta vẫn chẳng có vẻ gì là hụt hơi. Hẳn là buồng phổi và khí quản của cậu ta rất khỏe. Cậu ta vẫn cứ nói không ngừng nghỉ trong lúc chạy ba vòng sân trường trước khi gào lên “thế nhé, bái bai!” và phi ngược về phía lớp học.

Nói thật là mỗi khi thấy ai có thể chạy nhanh như gió, tôi lại thấy hơi chút ghen tỵ. Về phần mình, tôi chỉ có thể cạnh tranh vị trí áp chót cùng với Funabashi.

Mừng là Naomi không thể trông thấy tôi như này…

Ý nghĩ ấy chạy vụt qua đầu tôi trong một thoáng.

“Ê, Kitazawa. Làm gì thế?” Funabashi hỏi.

Tiết thứ sáu đã biến thành giờ tự học. Nếu đang học lớp bảy thì sẽ chẳng có ai thèm học, nhưng bởi đang là lớp chín và kỳ thi cấp ba chỉ còn cách vài bước chân, hầu hết chúng nó đã lôi ra cả một bộ sưu tập đề mà trường luyện thi của từng đứa đã giao cho làm.

Funabashi không thấy trò này vui lắm. Hắn đi loanh quanh làm phiền mấy thằng cùng băng hoặc trong tổ bóng chày đang chăm chỉ giải đống đề thi.

Hầu hết mọi người sẽ đi học thêm khi vào lớp chín. Trường tôi thậm chí còn phát sách hướng dẫn chọn trường học thêm. Funabashi dù vậy không đi học trường nào, hình như hắn thậm chí còn chẳng định học đến cấp ba.

Tôi cũng không học thêm. Tôi đã bảo với mẹ rằng đến hè mới đi. Mẹ tôi không cằn nhằn gì về chuyện ấy; tôi đoán những nghi ngại của bà đã được xoa dịu bằng việc Kousuke vào được một trường cấp hai danh giá mà không cần học thêm. Hoặc là thế, hoặc là bà kết luận rằng với điểm số hiện tại của tôi thì không đời nào mà thi được nổi vào trường cấp ba nào tử tế, và đã bỏ cuộc ngay.

Không đi học thêm, nhưng tôi vẫn có sách để luyện thi. Có điều tôi không có tâm trạng để mở chúng ra, nên chỉ lôi một cuốn tiểu thuyết ra đọc. Funabashi trông thấy vậy và bắt đầu sán lại:

“Ê, đọc gì đấy? Tao làm gì thấy quyển này trong chương trình?”

Hắn nhòm xuống chỗ tôi.

Tôi không đáp.

“Mày có định thi vào cấp ba không đấy?”

Vì hắn cứ hỏi mãi, tôi đành phải trả lời. “Tao có.”

“Nhưng mày lại không đi học thêm ấy hả?”

“Tao không phải đi.”

“Thế hả. Mày tự học được à?”

“À thì, đằng nào tao cũng không thi vào được mấy trường điểm.”

“Ồ, thế là mày sẽ thử thi vào trường công lập à? Em trai mày hình như đi học một trường dự bị đại học tư thục nhỉ? Mày không thấy cáu tiết à?”

Tôi không trả lời. Hắn biết về em trai của tôi bởi vì chúng tôi đã từng học cùng tiểu học.

Funabashi tiếp tục với một giọng cay đắng, “Tất thảy cái lũ tri thức ấy đều đã đi học trường tư từ cấp hai. Đi học trường công thì toàn là lũ thất bại. Mày cũng từng thử thi vào một trường cấp hai tư thục chứ gì?”

“Không.”

“Thật thế á?”

“Tao không muốn đi học trường nào mà chỉ chú tâm vào ôn tập để thi cấp ba.”

“Không cần phải cay cú gì đâu. Học ở trường công cũng có nghĩa là mày phải thi đầu vào cấp ba, đến kỳ một năm cuối là cũng nghỉ hết câu lạc bộ. Mấy thằng học trường tư thì không, không phải thi thố gì nên chẳng cần nghỉ tập. Sang đến mùa thu thậm chí còn có cả giải đấu dành riêng cho chúng nó.”

Hắn nói cũng có lý. Tôi đã bất ngờ khi xếp hạng điểm số của mình bỗng nhiên tăng vọt sau khi vào học ở đây. Giờ nghĩ lại, hầu như những đứa có điểm số cao hơn tôi hồi tiểu học đã vào các trường tư cả rồi.

Tất nhiên, cũng phải nói rằng, vẫn có những học sinh ở đây không thể thi vào các trường tư thục do hoàn cảnh gia đình, và cũng vẫn có những bậc phụ huynh đặt niềm tin vào truyền thống dạy học của các trường công lập danh tiếng. Còn cả những đứa đặt trọn niềm tin thi vào một trường mà không có phương án dự phòng nữa. Thế nên không phải tất cả học sinh ở đây đều là loại “thất bại” như hắn bảo.

Song nếu không phải vì hoàn cảnh đặc biệt, hầu hết những đứa tự tin vào điểm số của mình thường sẽ cố thi vào trường tư. Đó là lý do hơn nửa học sinh phải vào trường công học đều là những thành phần hồi tiểu học chẳng học thêm học nếm ở đâu và cũng chẳng mấy khi động vào sách vở. Chúng là kiểu học sinh am hiểu tường tận về những thứ như trò chơi điện tử hay tên tuổi của các ca sĩ, người nổi tiếng hay cầu thủ bóng chày nhưng hoàn toàn mù tịt khi động đến bài kiểm tra. Nhưng đến năm lớp chín, ngay cả chúng nó cũng ngồi yên vị trên ghế, đăng ký vào các trường ôn thi và bắt tay vào giải đề. Điều này khiến cho ai nấy mặt đều đăm đăm, không khí ngập tràn sự căng thẳng.

Nhưng Funabashi thì lại khác, hắn khá là điềm nhiên trước mọi chuyện, trông như chẳng có gì khiến hắn phải sợ.

“Hanegi thì sướng rồi. Rất nhiều trường đã tới xem nó chơi. Tao thi đấu cùng với nó mà cứ như ngày và đêm ấy. Tao chẳng đi đâu được cả.”

Hắn nói ra điều này rất khẽ. Mặc dù mỗi khi đi cùng với băng đảng của mình thì hắn luôn oang oang cái mồm để cho thấy vị trí đầu sỏ, nhưng dường như hắn coi tôi là trường hợp đặc biệt và xem tôi như một người ngang hàng. Mà cũng có thể là hắn thấy mắc nợ tôi vì lúc nào tôi cũng cho hắn mượn vở tiếng Anh với toán để chép bài.

Mỗi năm học đều có sự thay đổi lớp nhưng lạ thay, chúng tôi ba năm nay vẫn ở chung một lớp.

Tôi không chơi điện tử, cũng chẳng xem ti vi nên không có nhiều sở thích chung với mấy đứa cùng lớp. Có rất nhiều lần tôi chỉ ngồi riêng một mình. Song Funabashi vẫn chẳng do dự tiến đến và nói chuyện với tôi. Dù rằng nói thật thì, tôi không thể nói là mình thích thú gì chuyện hắn cứ mày tao chi tớ với tôi bởi dù sao hắn vẫn là đầu sỏ của bọn cá biệt trong trường.

“Lên cấp ba mày vẫn chơi bóng chày chứ hả?”

Khi tôi hỏi vậy, hắn nhíu mày và bảo, “Ha! Còn khướt ấy. Tao còn đang không định học lên cấp ba đây này.”

“Thế mày định làm gì?”

“Ai mà biết. Tao chưa nghĩ tới.”

“Mày có định đi tìm việc làm không.”

“Bằng cấp hai chẳng kiếm được công việc nào ra hồn đâu.”

Tôi thắc mắc liệu hắn có định gia nhập vào một băng nhóm tội phạm nào đó không, nhưng không nói ra. Đã có những cựu học sinh của trường này bỏ học cấp ba để theo chân yakuza. Nhưng những người như thế thường là những kẻ yếu hơn thay vì những tên đầu sỏ. Funabashi có thể không có điểm số cao, nhưng hắn cũng không nhu nhược. Hắn không phải là loại dễ bị dụ dỗ.

Hồi lớp bảy, hắn mới chỉ là đầu têu của một nhóm mấy thằng thích đi kiếm chuyện. Khi lên đến lớp tám, hắn cho thấy khả năng lãnh đạo nhiều hơn. Nhờ có lợi thế về thể hình nên chưa từng có lần nào hắn đánh nhau thua. Mấy thằng xung quanh đâm ra nịnh bợ hắn, khiến hắn tưởng thế là hay. Vì không thể xuất sắc trong việc học tập tại trường, có lẽ việc làm đầu sỏ là một lối thoát cho hắn.

Rốt cục cũng phải có ngày hắn phải chọi nhau với một gã học lớp chín lúc đó đương là “đầu lĩnh” của băng đảng ở trường.

Một ngày nọ, Funabashi xuất hiện trước cửa lớp với một vết bầm tím trên mặt. Hồi đó tôi không biết, nhưng sau mới nghe được từ đám buôn dưa lê về chuyện đã xảy ra. Có vẻ như đầu lĩnh lớp chín đã phải nhập viện với mấy cái xương sườn gãy. Kể từ hôm đó, Funabashi đã trở thành đầu lĩnh mới.

Dù nói là băng đảng nhưng không có gì quá to tát. Chúng chỉ là kiểu học sinh thả cạp quần hơi trễ hơn chút xíu và đi dọc hành lang với vẻ khệnh khạng. Đầu tóc chúng không theo quy định, nhưng cũng chẳng thằng nào nhuộm tóc, thậm chí còn không vuốt keo. Ít nhiều thì vẫn là theo quy định đồng phục của trường.

Sau giờ học, bọn chúng sẽ ra công viên hút thuốc, rồi đi tới phố mua sắm để tụ tập trong mấy hàng game thùng.

Gần đây không có vụ việc gì lớn xảy ra trong trường. Về phần Funabashi, hắn chưa dính vào một trận đánh nhau nào kể từ khi có suất chơi chính trong tổ bóng chày. Kể cả thế đi nữa, hắn vẫn duy trì thể trạng luôn ở mức tốt nhất, và vẫn trông chừng được đám đàn em, nên mấy thằng còn lại trong băng không dám ho he chống lại. Tính hắn thẳng thắn nhưng cũng có một chút gì đó tức cười. Thế nên những thằng theo hắn đều ngưỡng mộ hắn. Tôi thấy bằng một cách nhìn nhận riêng, không có một “đầu lĩnh băng đảng” nào tốt như hắn.

Nhưng học bạ của hắn thì chắc không thể nào tệ hơn được nữa. Hắn thường xuyên đi muộn, những vụ đánh nhau trong quá khứ chắc chắn đã được lưu lại trong hồ sơ của trường. Các trường công lập đều chú trọng vào học bạ. Ngay cả những trường tư cũng sẽ kiểm tra xem lý do vì sao mà một học sinh lại có quá nhiều lần vắng mặt, và thực tế là trường tư nào có danh tiếng càng thấp, họ sẽ càng quan tâm hơn đến thư giới thiệu của trường mà học sinh đó đang học để xét tuyển.

Hắn có chí khí và cũng được yêu mến, không phải là dạng bỏ đi. Một người như hắn không có nơi nào để đi chỉ bởi vì một cái học bạ và không giỏi làm bài kiểm tra viết cho thấy hệ thống giáo dục hiện tại đang thiếu sót như thế nào.

Tôi không thể không thấy tội khi thấy một người luôn phô ra cái vẻ mạnh mẽ như hắn tỏ ra rầu rĩ đến vậy.

Mưa cứ rơi suốt mấy ngày tiếp theo.

Cũng bởi vì thế, ngay cả phòng nhạc cũng bị lớp hơi ẩm phủ lên. Nốt nhạc nghe vẫn trong, nhưng vỏ gỗ của cây đàn luôn phát ra tiếng rì rầm.

Tôi chơi nhạc của Hanon. Hợp âm nghe thật dày. Cho dù có chơi của Bach chắc kết quả cũng vẫn vậy. Mà không phải chỉ vì mỗi độ ẩm. Các ngón tay không chịu nghe theo lời tôi bảo, với lại tôi cũng không có tâm trạng.

Tôi ngừng tay và liếc ra cửa sổ. Sương đã tụ lại trên mặt kính, bầu trời màu tro trông còn tẻ ngắt hơn cả cái vẻ vốn có của nó.

Tôi với về phía quyển sách đặt trên nắp đàn. “Luyện khúc tuổi hai mươi” của Haraguchi Tozo. Tôi đã đọc nó hết lần này đến lần khác, cảm giác khi cầm trên tay thật quen thuộc. Đây là một tuyển tập các tác phẩm của một người sinh viên đã tự tử khi mới chỉ 19 tuổi 10 tháng, được xuất bản vào năm 1946 sau khi tác giả đã qua đời. Ông là một người ham đọc sách và còn viết cả thơ. Khi lựa chọn kết liễu đời mình, ông đã để lại một bức thư tuyệt mệnh ngắn cùng với ba quyển sổ cho người bạn của ông.

-

Bày tỏ ra những suy nghĩ của mình cũng đồng nghĩa như một dấu hiệu của sự yếu đuối.

-

Mặc dù lời mở đầu cho lá thư gửi đến người bạn là như vậy, nhưng ông vẫn không thể ngăn được chính mình khỏi việc chép đầy vào ba cuốn sổ để lại những suy nghĩ và cảm xúc của ông. Từ ngay trang đầu tiên tới những dòng cuối cùng được ghi trên trang giấy, việc tự tử đã luôn quanh quẩn trong đầu ông.

-

Tôi muốn nói rõ một điều.

Cho đến thời khắc cuối cùng, tôi vẫn sẽ luôn là một người nghệ sĩ. Sau khi đã vứt bỏ hết các tác phẩm của mình, tôi chỉ còn một công việc, đó là biến chính cuộc đời tôi thành nghệ thuật.

-

Cái đoạn “hơi thở cuối cùng” chắc hẳn là đang đề cập tới khoảnh khắc ông ấy tự tử.

Haraguchi Tozo đã có dự định trở thành một người nghệ sĩ. Nhưng ông không chú trọng để biến nó thành nghề nghiệp. Ông là một nghệ sĩ dành hết tâm trí cho tay nghề của mình và không quan tâm tới việc nó có đem lại cho ông một đồng nào hay không.

Nhưng lớn lên ở một thời đại ngay sau khi cuộc chiến kết thúc và đầy những xung đột, vào cái thời chỉ kiếm được cái ăn đã là khó.

-

Không có vết thương thì sẽ không có đau đớn. Đối với tôi, cảm nhận là khoét vào da thịt, là rỉ máu. Và giờ khi thử thách của lòng chân thành đã mang hình dáng con tim này, liệu tôi lại do dự ư?

-

Cha mẹ tôi được sinh ra không lâu sau năm 1946, nhưng những câu chuyện về quãng thời gian ấy tôi chủ yếu được nghe từ ông bà. Khi mẹ tôi mới chào đời, ông ngoại tôi đã đi ra chợ đen để mua một chiếc khăn bông duy nhất. Nó đã tốn của ông hai tháng lương.

Đối với một người có tri giác nhạy cảm như Haraguchi Tozo, sống trong thời kỳ đó hẳn phải rất khắc nghiệt, so với ngày nay, khi mọi thứ đều dễ dàng ở trong tầm với. Không có thời nào như quãng thời gian ngay sau chiến tranh kết thúc. Song không phải vì chúng ta có phúc được ăn sung mặc sướng mà con tim chúng ta không thể thấy được đau khổ. Đối với cậu bé mười một tuổi đã nhảy từ căn hộ của mình, một nỗi đau nhỏ đã là giọt nước cuối cùng.

Tôi có hai cuốn sách khác cùng với cuốn này trong phòng của mình ở nhà.

Một cuốn có tựa đề “Gửi các bạn, chỉ vì tôi đã chết…” được viết bởi Nagasawa Nobuko.

Đó là cuốn sách được xuất bản năm 1949 có nội dung từ một quyển sổ tay của một nữ sinh mười bảy tuổi đã tự tử. Bà đã nghiền ngẫm cuốn “Luyện khúc tuổi hai mươi”, vào lúc đó vừa mới được xuất bản.

Nếu như tự tử là một căn bệnh, nó sẽ là một căn bệnh rất dễ lây. Song không có con virút hay vi khuẩn nào cả, mà là ngôn từ sẽ lây vào người chúng ta.

Tôi tìm thấy cuốn sách này tại một hiệu sách cũ.

Có một cuốn sách khác tôi phát hiện ra trong tủ chứa đồ ở nhà. Bộ sưu tập sách của cha tôi đã đầy kín những giá sách, những cuốn sách thừa đã bị đóng thùng các tông và chất thành núi trong các tủ chứa đồ. Có rất nhiều cuốn có tựa đề bằng Hán tự cực kỳ khó đọc, nhưng cũng có kha khá những tuyển tập văn học và tiểu thuyết nên đôi khi, tôi thường lôi một thùng ra và lấy những thứ mình cần.

Một trong những chiếc thùng đó có cuốn “Bia mộ tuổi trẻ” của Oku Kouhei.

Oku Kouhei đã tự tử ở tuổi hai mốt, qua đời năm 1965. Ông đã từ hoạt động trong một tổ chức sinh viên có tên gọi là “Tân Cánh Tả”. Vào thời đó, có rất nhiều đảng phái liên quan đến phong trào sinh viên, và họ thường đấu đá với nhau. Người yêu của ông từ hồi cấp ba đã là thành viên của một trong những tổ chức đối lập ấy.

Không có một lý do rõ ràng nào cho cái chết của ông. Mặc dù một trong những tác nhân được đưa ra là mâu thuẫn ngầm giữa các tổ chức đối lập đã dẫn tới việc người yêu của ông trở nên xa cách, nhưng có lẽ không chỉ có thế.

Nếu trí nhớ của tôi là đúng, ông ấy già hơn cha tôi năm tuổi. Chắc cha tôi đã mua cuốn sách này khi ông vẫn còn học cấp ba. Tôi nghe nói cha tôi đã yêu thích văn học kể từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, và đến khi vào đại học, thậm chí ông đã từng tham gia một vài phong trào sinh viên. Tôi tự hỏi cha đã nghĩ gì khi đọc cuốn sách này.

-

Danh dự - cái thứ nguyên tắc mãnh liệt, vị kỷ này...

-

Từ những trang của “Luyện khúc tuổi hai mươi”, những chữ cái bay thẳng tới người đọc với tốc độ của súng liên thanh.

Vị kỷ…

Tôi không phải là kiểu người quá chú tâm vào bản thân mình. Tôi không có lý tưởng nào về “danh dự” hay “nghệ thuật”. Chỉ là khi đứng trên đầu cầu thang của căn hộ chung cư mười bốn tầng ấy, tôi đã cảm thấy một cơn run rẩy khắp người. Liệu đó có phải thứ gọi là “vị kỷ” này không?

Chắc chắn là cậu bé mười một tuổi ấy cũng đã có một thứ gì đó khiến cho toàn thân cậu run rẩy. Theo một bài báo, những người nội trợ sống trong khu chung cư đó đã chứng kiến cậu bé đi tới đi lui trong hành lang. Chắc chắn khi loanh quanh gần khu cầu thang đó, cậu đang đấu tranh với những xáo động trong lòng.

Có thể một ngày kia, tôi cũng sẽ bị đẩy vào một cuộc chiến tương tự; không nhất thiết phải là trên tầng thứ mười ba.

Còn rất nhiều nơi mà người ta không thể đếm nổi.

Khi đứng dậy để ra về sau buổi học piano, cô giáo gọi tôi lại: “Chờ đã, cô có chuyện này muốn nói với em.” Tính cách cô giáo tôi lúc nào cũng rạng rỡ như mặt trời vậy, thậm chí hơi quá chói, còn đầu óc thì dường như luôn để trên mây, nhưng hôm nay, cô trông có phần nghiêm túc.

Nhà cô nằm trong một khu dân cư yên bình ở ngoại ô. Từ khung cửa sổ lớn có thể nhìn ra khu vườn rộng thênh thang của bên hàng xóm. Tôi ngồi trên ghế sô pha bên cạnh cây đại dương cầm, hơi thấp thỏm trong lúc chờ cô nói tiếp.

Cô giáo tôi có mái tóc dài và luôn mặc quần bò trong nhà. Tôi có nghe nói cô không muốn trở thành giáo viên, và thậm chí trong quá khứ đã từng tập cả jazz piano. Cô lấy một người doanh nhân thường thường bậc trung, và giờ dạy học ở nhà. Thấy bảo cô đã từng học đại học với mẹ tôi, nhưng phương pháp dạy của họ khác nhau hoàn toàn. Cô cho phép tôi tương đối tự do. Trong việc cảm thụ bản nhạc, cô đặt trọng tâm vào cảm xúc lên trên tất cả.

Những lúc duy nhất cô bảo tôi ngừng chơi là để cảnh báo mỗi khi tôi đặt quá nhiều cảm xúc vào trong phần thể hiện khiến cho nhịp độ bắt đầu đi lệch sang hướng khác. Cô không phải mẫu người hay thuyết giảng. Một người như thế có chuyện cần nói với tôi, ắt hẳn đây là một việc quan trọng.

Cô ngồi xuống chiếc sô pha bên cạnh, châm một điếu thuốc lá ít hắc ín bằng cây bật lửa để trên bàn. Cô tránh ánh mắt tôi và nhìn chăm chú vào đống khói thuốc vừa nhả ra, đoạn hỏi: “Sao thế? Em không được tập trung lắm.”

“Em xin lỗi.” Tôi chẳng thể nói gì khác được vì còn không vượt qua nổi số điểm yêu cầu trong cả bài của Bach lẫn Czerny và sẽ phải chơi lại vào tuần tới.

“Có phải là vì việc học ở trường không? Nhiều quá à?”

“Không phải thế ạ…”

Tôi chẳng học hành mấy lúc ở trường. Lá thư giới thiệu mà tôi cần để nộp cho trường cấp ba công lập của thành phố sẽ dựa trên điểm số học kỳ hai của tôi. Tôi biết là mình sẽ phải ngồi vào bàn và bắt đầu chăm chỉ hơn một chút khi vào kỳ học mới, nhưng vào thời điểm này, tôi còn chưa thèm mở ra bất kỳ một quyển sách tham khảo nào mà mình đã mua.

“Sắp đến kỳ nghỉ hè rồi, nên cũng đã đến lúc em phải quyết định mình sẽ làm gì tiếp theo.”

Cô quay sang nói vậy, tôi chỉ biết nhìn xuống dưới.

“Em đã bàn với mẹ chưa?”

“Chưa ạ.”

“Mẹ em sẽ không đồng ý đâu; em biết chứ.”

“Vâng, em cũng đoán khả năng là thế.”

“Con gái cô vẫn còn trẻ, nhưng cô biết là cô sẽ không muốn cho nó đi học nhạc viện đâu. Dù sao thì em cũng là con trai nữa. Mẹ em hiểu thế giới âm nhạc tàn nhẫn như thế nào, nên lại càng có lý do để phản đối kế hoạch của em.”

Tôi im lặng.

Giọng cô nhấn mạnh hơn một chút, “Nhưng bất chấp tất cả, em vẫn muốn thử thi vào ngôi trường đó hả?”

“À vâng, chắc là như vậy ạ…”

“Này, có hay không? Là đàn ông thì dứt khoát coi.”

Cô hít một hơi thuốc dài. Nếu là một ngày như bao ngày khác, cô sẽ không hút thuốc trước mặt học sinh. Cô cũng biết tôi có triệu chứng hen. Cô mà hút thuốc thế này thì không còn giống tính cách thường ngày của cô nữa. Tôi đoán là cô không thể nhịn được việc vớ lấy một điếu thuốc vào những lúc căng thẳng thế này, khi mà cô phải nói ra những điều không muốn nói.

“Em dự định sẽ thi vào nhạc viện thành phố, học phí của trường tư thì cao quá…”

“Em không nên lo lắng về một thứ như tiền bạc, nhất là với khả năng kiếm tiền của mẹ em.”

“Em không muốn trở thành gánh nặng cho cha mẹ…”

“Cô hiểu cảm nhận của em, nhưng kỳ thi đầu vào của thành phố sẽ không dễ đâu.”

“Em không nên đi thi à?”

“À, kỳ thì vẫn còn sáu tháng nữa mới tới, nên tất cả sẽ tùy thuộc vào việc em dành bao nhiêu nỗ lực của mình vào đó. Nhưng từ những gì mà cô chứng kiến từ trước đến nay, cô không khỏi nghĩ rằng em đang có thái độ nửa vời về chuyện này. Em có thực lòng nghiêm túc về việc chơi piano không? Hay em chỉ đang muốn thoát khỏi việc chuẩn bị thi vào cấp ba thông thường đấy thôi?”

Khó mà tin được những lời nghiêm khắc đến thế có thể được thốt ra bởi một người vẫn thường hiền lành như cô. Nhưng cô nói có ý đúng. Ở trường cấp hai, hàng tháng sẽ có thi thử một lần, và mỗi lần chúng tôi sẽ được xếp hạng phân loại học lực. Cùng lúc đó, mỗi người sẽ được các thầy cô chấm điểm đưa cho một bảng phân loại. Trên bảng đó sẽ có một danh sách dài các trường cấp ba, trông như thực đơn của một nhà hàng. Nhưng thay vì giá tiền cho mỗi món, trên danh sách đó sẽ là giá trị phân loại ứng với từng trường một. Tương tự cách mà một người phải xem trong ví mình có bao nhiêu tiền trước khi gọi món, chúng tôi phải chọn những trường để thi vào bằng cách so sánh điểm số phân loại của mình với điểm của từng trường.

Dù bỗng dưng điểm số phân loại hiện giờ của tôi có được tăng thêm chục điểm thì vẫn không đủ. Đối với những trường tư hoạt động theo hệ thống bậc thang, lên cấp ba sẽ chỉ có đủ chỗ trống cho một lớp học dành cho các học sinh mới. Rõ ràng ngay từ đầu đây đã là khe cửa hẹp, nhưng nó vẫn không thể ngăn cho người ta khỏi cảm thấy chán nản.

Vì các trường đại học tư đã trở nên hấp dẫn hơn trong những năm gần đây, điểm số phân loại cho các trường cấp ba liên kết cũng theo đó mà tăng lên cao hơn rất nhiều so với trước. Ngay đối với những trường cấp ba dự bị đại học hạng hai, những người chú tâm vào học hành cũng chỉ có một vài lựa chọn. Điều này khiến cho cơ hội còn mong manh hơn nữa. Kể cả trường trung học mà em tôi đã nộp đơn làm phương án sơ cua lúc nó đang học để vào cấp hai cũng nằm rất xa so với tầm với của tôi hiện tại. Dưới những trường đó là trường cấp ba công lập của thành phố cùng với mấy trường tư hạng xoàng. Và cũng chẳng lạ gì cái việc mỗi một tuyến trường đều có cách phân loại rất chặt chẽ. Nội chuyện nhìn cái bảng phân loại đã là đủ để khiến cho người ta muốn quỳ gối đầu hàng. Việc trông thấy thứ hạng của mình ở đâu chỉ khiến cho bạn cảm thấy sự tồn tại của mình nhỏ bé đến đâu.

“Chỉ là… cô chưa bao giờ nghĩ em sẽ thử thi vào một nhạc viện…” cô giáo thở dài.

“Nếu em định nộp đơn thi vào nhạc viện, em sẽ phải chơi Bach và Czerny bài bản hơn. Trước giờ cô vẫn bỏ qua cho mấy điều nhỏ nhặt bởi vì cô muốn tôn trọng cách cảm nhạc của em, nhưng đối với các giám khảo trong kỳ thi đầu vào, trước hết em vẫn cứ phải chơi một cách hoàn hảo đã, nếu không thì em sẽ không thể bước chân qua cửa đâu.”

Tôi có thể cảm nhận được những khổ não của cô. Cứ cho là điểm số xếp hạng của tôi lách qua được khe cửa hẹp, các nhạc viện vẫn còn xem xét thêm một thứ hạng nữa. Sẽ có bài kiểm tra piano và cảm âm, và kiểu gì họ cũng sẽ phân mỗi học sinh vào một con số để đánh giá. Tôi không thể chịu nổi cái ý nghĩ rằng sẽ có một người chấm điểm cho phần chơi của mình.

Khá chắc là một cô gái tập luyện chăm chỉ để đánh đàn đúng cách sẽ có được điểm số cao. Phần chơi như thế sẽ không phải là âm nhạc, cũng chẳng phải là nghệ thuật. Đối với tôi, kể cả trong lúc tập, tôi sẽ cố cảm nhận tông và đổ dồn cảm xúc của mình vào việc chơi nhạc. Nếu không đặt được cảm xúc của mình vào, tôi sẽ không thể tập trung; nhưng nếu làm thế, tôi lại có thói quen đi lạc nhịp. Kể cả cô giáo tôi hay “bỏ qua mấy điều nhỏ nhặt”, thi thoảng lại phải cảnh báo tôi về cái thói quen đó. Nếu có một cô giáo cứng nhắc và cầu toàn như mẹ tôi, chắc chắn mẹ sẽ nổi cơn tam bành.

Mẹ tôi đã phản đối tôi học piano từ đầu. Hồi mẫu giáo, tôi cứ nài nỉ mẹ cho học mãi, đến cuối cùng mẹ cũng phải chiều theo. Nhưng thay vì tự mình dạy dỗ, mẹ lại mang tôi đến người cựu bạn học cùng lớp, cô giáo hiện tại của tôi. Khi tôi học lớp bốn, mẹ đã gợi ý tôi nên nghĩ về chuyện thôi học piano, bởi kỳ thi vào cấp hai đang đến gần. Tôi đã bảo với mẹ rằng mình sẽ vào học trường cấp hai của thành phố; đổi lại, tôi hứa mình sẽ cố gắng hết sức trong kỳ thi vào cấp ba. Rất có thể mẹ đang trông chờ tôi giữ đúng cam kết của mình về chuyện đó.

Cha tôi không nói một lời nào về việc tôi chơi piano. Hồi em trai Kousuke đang ôn luyện để thi vào một trường cấp hai tư thục, cha đã tỏ ra lo lắng với tình hình học hành của cậu em, và có những bận cha tôi ngồi xuống cùng với nó để hoàn thành một quyển đề thi, rồi đến khi điền đơn dự tuyển, cha tôi đã thức cả đêm với em trai tôi để giúp nó điền.

Lúc em trai tôi đang cân nhắc liệu nó có nên bỏ bóng chày khi chuyện học hành trở nên quá sức, cha tôi đã bỏ ra hẳn một ngày để bàn bạc với nó. Cuối cùng, Kousuke quyết định xin ra khỏi đội, nhưng cha tôi lo lắng chuyện nó sẽ trở nên bức bối vì cứ phải học suốt, thi thoảng sẽ thức dậy sớm vào buổi sáng để chơi ném bóng với nó.

Kousuke đã thích bóng chày kể từ khi còn nhỏ, và cha tôi luôn luôn muốn được chơi ném bóng với nó. Khi cậu em gia nhập vào đội bóng chày trong xóm và trở thành cầu thủ chủ lực mặc dù mới chỉ học lớp bốn, cha tôi sẽ thức dậy từ sớm để đi cổ vũ nó. Thậm chí tôi đã từng nghe lỏm được cha khoe khoang với những người khác rằng em trai tôi có tiềm năng trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Đối với cha tôi, người đã đề cao cậu em đến như vậy, chắc hẳn đã rất sốc khi biết Kousuke tự mình xin ra khỏi đội bóng. Rồi cha tôi chuyển qua tập trung cổ vũ Kousuke với kỳ thi đầu vào của nó.

Nếu đó là Kousuke, cha tôi có thể trở thành một vị phụ huynh mẫu mực.

Còn về phần mình, tôi chưa từng thích chơi ném bóng, kể cả là bây giờ, tôi cũng không thể dùng găng chụp gọn quả bóng.

Cha và tôi không có chung sở thích nào. Thế nên ngay cả khi đôi lúc thấy ông ở trong nhà, chúng tôi cũng chẳng mấy khi nói chuyện. Không phải là vì không ưa gì nhau, chỉ là chúng tôi không quan tâm lắm đến người còn lại.

Dù mối quan hệ có là như thế, tôi vẫn chắc chắn rằng cha sẽ bất ngờ nếu tôi bảo với cha rằng tôi sẽ thi vào một nhạc viện.

“Thôi được rồi, dù sao thì em cũng cần tập trung hơn vào việc tập piano từ bây giờ. Cô sẽ không nói gì về chuyện em muốn thi cả nhưng cô phải nói thật – nếu em còn bất cứ nghi ngại vào về chuyện đó, em sẽ không qua nổi bài thi kỹ năng đâu.”

Khi cô nói như thế, tôi không thể đáp lại bằng cách nào. Hầu hết học sinh cố thi vào nhạc viện là con gái. Có rất nhiều người không quan tâm đến việc trở thành nhạc công chuyên nghiệp mà chỉ làm thế để lấy được chồng. Những nữ sinh như thế là kiểu chăm chỉ cần cù dành ra hàng giờ để tập luyện và sẽ chơi bản nhạc y hệt như những gì mà giáo viên dạy họ. Nếu chỉ xét về độ chính xác, còn lâu tôi mới sánh được với họ.

Tôi chỉ bảo với cô giáo rằng mình sẽ cố hết sức và cúi chào với một nụ cười gượng trước khi bỏ ra khỏi phòng tập.

Nhưng đến khi quay đầu ra đến cửa, nụ cười của tôi đóng băng; bởi tôi nghĩ mình vừa mới nghe một giọng nói.

Đồ ngu.

Không…chẳng phải giọng nói gì. Đó là những chữ nguệch ngoạc bằng bút viết bảng đã mờ phóng vụt qua trước mắt tôi.